Sống Thánh… Nên Thánh - Chứng Nhân Thời Đại

 

Mừng Lễ Chư Thánh 1/11/2010 trong Năm Thánh Việt Nam (24/11/2009-6/1/2011)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 529 Thứ Sáu 29/10/2010

 

 

 

Sống Thánh

 

Mở đầu Bài Giảng Trên Núi theo Thánh Kư Mathêu, một bài giảng về các phúc đức trọn lành, Chúa Giêsu đă minh định ngay bản chất của thành phần môn đệ của Người như thế này: “Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13,14). Thế nhưng, muốn sống bản chất muối đất và sáng soi của ḿnh, thành phần môn đệ của Người cần phải sống theo những ǵ Người truyền dạy sau đó về các phúc đức trọn lành, nhất là về đức ái trọn hảo, để có thể “nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5:48). Phải chăng đó là lư do Bài Phúc Âm về Tám Mối Phúc Thật mở đầu Bài Giảng Trên Núi đă được Giáo Hội chọn đọc cho Ngày Lễ Trọng Kính Chư Thánh 1/11 hằng năm!?

 

Quả thực, đă là người ai cũng phải nên trọn lành như Thiên Chúa là Cha trên trời, chứ không riêng ǵ Kitô hữu, thành phần môn đệ của Chúa Kitô, bao gồm cả giáo dân lẫn giáo sĩ và giáo phẩm. Tại sao? Tại v́ mục đích duy nhất và tối hậu Thiên Chúa là Đấng Hóa Công đă dựng nên loài người là để loài người được muôn đời hiệp thông thần linh với Ngài trong cơi vĩnh hằng. Đó là lư do Ngài đă dựng nên con người linh ư vạn vật theo h́nh ảnh thần linh và tương tự như thần linh, nhờ đó con người mới có thể hiệp thông thần linh với Ngài. Như thế, cũng có thể nói, ở một nghĩa nào đó, như Chúa Kitô và trong Người, loài người, tự bản chất, ngay từ đầu, khi c̣n ở trong t́nh trạng công cính nguyên thủy, “là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh” (Col 1:15), là phản ánh vinh quang Thiên Chúa (cf. Heb 1:4).

 

V́ được dựng nên theo h́nh ảnh thần linh và tương tự như thần linh như thế mà ngay từ ban đầu, tận thâm tâm của ḿnh, qua nữ nguyên tổ Evà, con người đă có sẵn ước vọng “nên như Thiên Chúa” (Gen 3:5), một ước vọng tự bản chất của nó chẳng những hoàn toàn vô tội mà c̣n rất hợp với ư muốn của Thiên Chúa trong việc Ngài tạo dựng nên con người để con người “nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”, nhờ đó được hiệp thông thần linh với Ngài. Tuy nhiên, trong việc chiếm đạt ước vọng chính đáng, sâu xa và mănh liệt này của ḿnh, một ước vọng nếu không có nơi ḿnh, đời sống con người sẽ trở thành bất định, vô nghĩa và không hơn ǵ muông thú, con người đă bị thất sách, bị hớ, ở chỗ tỏ ra “dục tốc bất đạt”, muốn đốt giai đoạn, tưởng tự ḿnh có thể làm được, bằng cách, nghe theo cám dỗ của ma quỉ, giơ tay hái trái từ cây biết lành biết dữ, bất chấp lệnh cấm của Chúa.

 

Dầu sao, có thể nói, “nguyên tội” cũng là cái “test” giành cho Thiên Chúa, như “trái cấm” là cái “test” giành cho con người. Không phải hay sao, qua nguyên ti, nói theo kiu loài người, Thiên Chúa đă biết được rng loài được dng nên theo h́nh nh của Ngài và tương t như Ngài qu thc mun nên ging như Ngài, và cái b phn được gi là “ước vng thn linh” do Ngài khôn ngoan cài đặt nơi con người có lư trí suy xét và t do chn la đă hoàn toàn “work”. Thế là Thiên Chúa đă bt tay ngay vào vic đápng ước vng mun nên ging như Ngài này ca con người, bng cách ha ban cho h mt V Cu Tinh, Đấng là Đường qua Mu Nhim Nhp Th để h có th thy Ngài và đến cùng Ngài (cf. Jn 14:6), là S Tht qua Mu Nhim T Giá để h được thánh hóa trong chân lư (cf. Jn 17:19), và là Sự Sng qua Mu Nhim Phc Sinh và Thăng Thiên để h được tràn đầy Thánh Thn mà hip thông thn linh vi Ngài (cf Jn 20:22; Lk 24:49; Acts 1:5, 2:4).

 

Bi thế, v lư tưởng th́ nên thánh là nên trn lành như Cha trên tri là Đấng trn lành, nhưng v linh đạo th́ nên thánh là nên ging “Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hng sng” (Mt 16:16), cho đến độ đạt đến tm vóc thành toàn ca Chúa Kitô là đầu (cf. Eph 4:13,15), tc đến độ “s sng tôi đang sng đây không phi là tôi sng mà là Chúa Kitô sng trong tôi” (Gal 2:20), nh đó, tôi hoàn toàn được Người biến đổi hay được thc s biến đổi trong Người, ch, Chúa Kitô tr thành “cái tôi” ca tôi và tôi tr thành chng nhân trung thc và sng động ca Người, khiến nhng ai sng quanh tôi, gn tôi hay vi tôi đều cm thy được ánh mt nhân hu ca Người nơi cái nh́n thông cm ca tôi, bàn tay d́u dt đỡ nâng ca Người nơi nhng n lc ân cn phc v chăm sóc ca tôi, và cơn khát núi s ca Thánh Tâm Người nơi nhng hy sinh tn tuyt và chu đựng kh đau cht ngt ca tôi.

 

Tht ra, v cơ cu thiêng liêng, th́ ngay khi va lănh nhn Bí Tích Ra Ti, Kitô hu đă là Thánh ri, tc đă được thánh hóa, đă tr nên thành phn con cái tha nhn ca Thiên Chúa trong Chúa Kitô, đă được thông phần vào bản tính thần linh vô cùng trọn hảo của Thiên Chúa, có chính Thánh Thn ca Thiên Chúa Ngôi Cha và Thiên Chúa Ngôi Con ng trong ḿnh như Đền Th ca Thiên Chúa Duy Nht Ba Ngôi. Bi vy, theo nguyên tắc của đời sống siêu nhiên, Kitô hu không “nên” thánh mà là “sng” thánh, tc sng bn cht thánh ca ḿnh là con cái Thiên Chúa. Nói cách khác, Kitô hu “sng thánh” đó là Kitô hu sng trn t́nh con cái đối vi Thiên Chúa, ch, như Chúa Kitô, “vâng li cho đến chết dù chết trên thp t giá” (Phil 2:8), nh đó được Cha trên tri công nhn như Ngài đă tuyên b v Người Sông Jordan và trên Núi Tabor: “Đây là Con yêu du ca Ta, Ta hài ḷng v Người” (Mt 3:17; 17:5). Và chính v́ “sng thánh” (sng nhng ǵ vn là bn cht ca ḿnh), hơn là “nên thánh” (tr nên nhng ǵ ḿnh chưa có) mà “sng thánh” bt kh tách ri vi “chng nhân”, như đặc tính chiếu ta bt kh tách ri vi ánh sáng, để c hai vic liên h mt thiết bt kh phân ly này, “sng thánh” và “chng nhân”, được ghép li làm nên thành ng “sng thánh chng nhân”.

 

Nên Thánh

 

Tuy nhiên, trên thực tế, dù được thánh hóa nhờ Bí Tích Rửa Tội, nhưng con người lănh nhận Phép Rửa, cho dù bấy giờ được tha hết mọi tội lỗi (bao gồm cả nguyên tội lẫn tư tội) cùng với hết mọi h́nh phạt từ đấy mà ra, vẫn c̣n nguyên mầm mống nguyên tội trong ḿnh, tức vẫn c̣n đam mê nhục dục, c̣n đủ các tính mê nết xấu, c̣n tăm tối trong trí khôn, yếu nhược trong ư chí, c̣n phải chịu đau khổ và cuối cùng bị chết đi. Bởi đó, Kitô hữu vẫn phải chiến đấu với con người tự nhiên mang bản tính đă bị băng hoại để có thể bảo tŕ Thánh Sủng là hạt giống thần linh được gieo vào tâm hồn ḿnh từ khi lănh nhận Phép Rửa. Kinh nghiệm sống đạo cho thấy, Kitô hữu không thể nào trung thành cho tới cùng, trung thành một cách liên lỉ, với các tác động thần linh của Thiên Chúa, với lề luật của Chúa, với tinh thần trọn lành của Phúc Âm, ngoại trừ một ḿnh Mẹ Maria đầy ơn phúc.

 

Bởi vậy, một khi Kitô hữu luôn phải “hoán cải” trở về cùng Chúa như thế, th́ thay v́ họ “sống thánh” là họ “nên thánh”, một tiến tŕnh phát triển của một hạt cải nhỏ bé nhất cho đến độ thành một cây vĩ đại có thể làm chỗ cho chim trời là các linh hồn trú ẩn (cf. Mt 13:31-32), một hạt cải đức tin được gieo vào tâm hồn Kitô hữu từ khi họ lănh nhận Phép Rửa cần phải được nẩy mầm và triển nở ở một mảnh đất tốt là cơi ḷng của họ, qua những cảm nghiệm thần linh tích cực nơi họ, khi họ tỏ ra cởi mở và đáp ứng các tác động thần linh của “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24).

 

Thực vậy, theo truyền thống tu đức Kitô Giáo, nhất là từ thế kỷ 16 có thể nói là thời kỳ chính thức mở màn cho khoa tu đức học, thời điểm của các vị thánh Tây Ban Nha chuyên về thần bí, như Thánh Ignatiô sáng lập Ḍng Tên, cùng với hai Vị Thánh cải cách Ḍng Kín Cát Minh là Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá, tu đức được chia làm 3 bậc hay 3 thời kỳ, được gọi là khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.

 

Ba giai đoạn tu đức hay linh đạo tam cấp Kitô Giáo có thể được t́m thấy nền tảng Thánh Kinh của ḿnh nơi Tân Ước, điển h́nh là nơi Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, một văn kiện được Giáo Hội chọn đọc trong và cho Tuần Bát Nhật Phục Sinh liên quan đến đời sống thánh thiện của Kitô hữu, thành phần đă được lănh nhận Phép Rửa tái sinh nhờ hạt giống bất hoại Lời Chúa (x 1Pt 1:23).

 

Có thể nói câu sau 22 ở đoạn 1 bức thư này gồm tóm linh đạo tam cấp này của Kitô Giáo: “Anh em đă thanh tẩy ḿnh (khởi sinh) bằng việc tuân phục chân lư (tiến sinh) để yêu thương anh em ḿnh cách chân thực (hiệp sinh)”.

 

Những câu ở đầu đoạn 2 của bức thư này đă diễn tả rơ ràng hơn về câu trên và về ba giai đoạn tu đức Kitô Giáo như sau:

 

Giai đoạn khởi sinh: Vậy anh em hăy trút bỏ hết mọi sự xấu xa tội lỗi, hết những ǵ là gian dối lừa đảo; khoe khoang tự phụ, ghen tương tị hiềm, cùng với mọi thứ gièm pha chê bai. Anh em hăy háo hức sữa bú như những trẻ sơ sinh – thứ sữa tinh tuyền làm cho anh em lớn lên trong ơn cứu độ…” (2:1-2).

 

Đúng thế, ở giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải thanh tẩy, bỏ ḿnh, nhất là tội lỗi, và họ có thể hăng say làm việc này nhờ ơn an ủi của Chúa như “sữa” ngọt thần linh hợp với tŕnh độ c̣n non dại trên đường thiêng liêng của họ.

 

Giai đoạn tiến sinh: “Anh em hăy đến với Người là tảng đá sống bị con người loại bỏ nhưng lại được Thiên Chúa chấp nhận và quí hóa. Cả anh em nữa cũng là những tảng đá sống, được xây lên như lâu đài thiêng liêng, thành một thiên chức tư tế thánh hảo, dâng hiến các hy tế thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận qua Chúa Giêsu Kitô” (2:4-5).

 

Thật vậy, ở giai đoạn tu đức tiến sinh này, Kitô hữu, nhờ bỏ sữa là ơn an ủi ban đầu, trở nên cứng cát từ từ như những tảng đá, và có thể tỏ ra những tác hành trưởng thành trên đường thánh đức là tính chất thích hợp với và của vai tṛ tư tế.

 

Giai đoạn hiệp sinh: “Anh em là ‘một chủng tộc được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một quốc gia thánh hảo, một dân được Người nhận làm của riêng ḿnh để loan truyền các công cuộc hiển vinh’ của Đấng đă kêu gọi anh em từ chốn tối tăm tiến vào ánh sáng lạ lùng của Người. Trước kia anh em không phải là dân của Người, nhưng nay anh em là dân Người; trước đây anh em không được xót thương, giờ đây anh  em đă được thương xót” (2:9).

 

Phải, chỉ con người tiến lên tới bậc trọn lành mới có thể “loan truyền các công cuộc hiển vinh” của Chúa, và mới thực sự có được cảm nghiệm thần linh về Ḷng Thương Xót Chúa, như Mẹ Maria trong Ca Vịnh Ngợi Khen: “V́ Chúa đă thương đến phận tỳ nữ của Ngài” (Lk 1:48).

 

Tu đức Kitô Giáo quả thực là một tiến tŕnh tiến “từ chốn tối tăm tiến vào ánh sáng lạ lùng của Người”. Tiến tŕnh tu đức ba giai đoạn c̣n được sáng tỏ trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 13-17: trước hết các vị như thành phần tôi tớ được rửa chân (giai đoạn thánh tẩy khởi sinh – đoạn 13), rồi sau đó các vị như thành phần bạn hữu được nghe Người tâm sự (giai đoạn nội tâm tiến sinh – đoạn 14-16), và cuối cùng các vị như thành phần chứng nhân được thánh hiến trong chân lư và hiệp thông thần linh (giai đoạn cảm nghiệm hiệp sinh – đoạn 17).  

 

Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong cuốn “Hồi Niệm Và Căn Tính”, (tác phẩm cuối cùng về luân lư thời đại của ngài, xuất bản hôm 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi, ở chương 6: ‘Redemption: Victory Given As A Task To Man’, trang 28-31), đă tóm lược tiến tŕnh tu đức ba bậc hay ba giai đoạn này rất đầy đủ và mạch lạc, như ngài chia sẻ kinh nghiệm sống tu đức của bản thân ngài, như sau:

 

·         Tiếng gọi ‘Hăy theo Thày!’ là một lời mời gọi hăy bắt đầu theo con đường được quyền lực nội tại của mầu nhiệm Cứu Chuộc dẫn chúng ta đi. Đây là đường lối được phác họa bởi một thứ giáo huấn về 3 bậc liên quan tới việc ‘theo Chúa Kitô’, thứ giáo huấn rất thường được thấy nơi các văn bản về đời sống nội tâm cũng như về cảm nghiệm thần bí. Ba bậc này đôi khi được gọi là ‘giai đoạn’. Chúng ta nói đến giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn sáng tỏ và giai đoạn kết hợp. Thực ra những giai đoạn này không phải là ba giai đoạn chuyên biệt, mà là 3 khía cạnh của cùng một đường lối được Chúa Kitô kêu gọi mọi người theo, như Người có lần đă kêu gọi người thanh niên trong Phúc Âm vậy.    

 

“Khi con người trẻ ấy hỏi: ‘Thưa Thày, tôi phải làm lành ra sao để được hưởng sự sống đời đời?’ Chúa Kitô đă trả lời anh ta: ‘Nếu anh muốn hưởng sự sống th́ hăy tuân giữ các giới răn’ (Mt 19:16-17 và sau đó). Thế rồi khi con người trẻ này tiếp tục hỏi: ‘Giới răn nào?’ Chúa Kitô liền nhắc nhở anh ta về những giới luật chính yếu trong Bản Thập Giới, nhất là những giới luật được gọi là ở ‘bia đá thứ hai’ liên quan tới các mối liên hệ với tha nhân. Dĩ nhiên, theo giáo huấn của Chúa Kitô th́ tất cả mọi giới luật đều được tóm gọn thành giới luật mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh. Người đă minh nhiên nói như thế với một vị tiến sĩ luật để đáp lại câu hỏi của ông (x Mt 23:34-40; Mk 12:28-31). Việc tuân giữ các giới luật, hiểu đúng ra, là những ǵ đồng nghĩa với giai đoạn thanh tẩy: nó nhắm tới chỗ chế ngự tội lỗi, chế ngự sự dữ luân lư dưới các mặt nạ khác nhau của nó. Việc tuân giữ giới luật này từ từ dẫn đến chỗ thanh tẩy nội tâm.

 

“Nó cũng giúp chúng ta có thể khám phá ra những giá trị. Bởi thế chúng ta cho rằng giai đoạn thanh tẩy này, theo thứ tự, dẫn đến giai đoạn sáng tỏ. Các giá trị là các những thứ ánh sáng chiếu soi cuộc sống, và khi chúng ta áp dụng chúng vào đời sống của ḿnh, chúng chiếu tỏa rạng ngời hơn nữa về phía chân trời. Bởi thế, song song với việc tuân giữ các giới luật – việc tuân giữ mang ư nghĩa thanh tẩy thực sự – chúng ta phát triển các nhân đức. Chẳng hạn, trong việc giữ giới luật ‘Chớ giết người!’, chúng ta khám phá ra giá trị của sự sống dưới các khía cạnh khác nhau, và chúng ta tỏ ra biết sâu xa tôn trọng nó hơn bao giờ hết. Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ muốn vợ chồng người!’, chúng ta chiếm được nhân đức trong sạch, nghĩa là chúng ta ư thức hơn bao giờ hết vẻ đẹp nhưng không của thân thể con người, của nam tính và nữ tính. Cái vẻ đẹp trời ban này trở thành ánh sáng cho các tác động của chúng ta. Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ làm chứng dối!’, chúng ta tỏ ra nhân đức chân thực. Nhân đức này chẳng những loại trừ đi tất cả những ǵ là dối trá điêu ngoa và giả h́nh giả tạo khỏi đời sống chúng ta, mà c̣n phát triển trong chúng ta một thứ ‘trực giác về sự thật’ để hướng dẫn tất cả mọi hành động của chúng ta nữa. Và khi sống trong sự thật như thế, chúng ta chiếm được cho nhân tính của ḿnh một t́nh trạng chân thực bẩm sinh.

 

“Vậy bậc sáng tỏ trong đời sống nội tâm dần dần hiện lên từ bậc thanh tẩy. Qua thời gian, nếu chúng ta kiên tŕ theo Chúa Kitô là Thày của chúng ta, chúng ta cảm thấy càng ngày càng ít nặng nề với cuộc chiến đấu chống trả tội lỗi, và chúng ta càng ngày càng hoan hưởng thứ ánh sáng thần linh thấm nhập tất cả mọi tạo sinh. Điều này hết sức hệ trọng v́ nó giúp chúng ta có thể thoát khỏi t́nh trạng nội tâm liên lỉ hướng chiều về dịp tội – cho dù khi c̣n sống trên thế gian này cái dịp tội ấy bao giờ cũng có ở một mức độ nào đó – nhờ đó chúng ta tác hành một cách tự do thoải mái hơn trong tất cả thế giới tạo sinh. T́nh trạng tự do ấy và tính cách thanh thản ấy cũng là đặc tính của mối liên hệ của chúng ta với các con người khác, bao gồm cả những người khác phái tính. Ánh sáng nội tâm chiếu soi các hành động của chúng ta và cho chúng ta thấy tất cả những ǵ là thiện hảo nơi thế giới tạo sinh đều xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa. Như thế, giai đoạn thanh tẩy rồi sau đó là giai đoạn sáng tỏ trở thành một đường lối dẫn tới chỗ được gọi là giai đoạn kết hợp. Đây là bậc cuối cùng của cuộc hành tŕnh nội tâm, lúc mà linh hồn cảm nghiệm được mối hiệp nhất đặc biệt với Thiên Chúa. Mối hiệp nhất này được hiện thực nơi việc chiêm niệm Hữu Thể thần linh cũng như nơi cảm nghiệm yêu thương xuất phát từ nó mỗi ngày một mănh liệt. Nhờ thế, một cách nào đó, chúng ta tiên hưởng những ǵ được giành cho chúng ta trong cơi vĩnh hằng, vượt trên cái chết và nấm mộ. Chúa Kitô, Bậc Thày đệ nhất của đời sống thiêng liêng, cùng với tất cả những ai được đào luyện nơi học đường của Người, dạy rằng, ngay cả ở trên đời này, chúng ta cũng có thể tiến tới con đường hiệp nhất với Thiên Chúa.

 

“Hiến chế tín lư ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ đă viết: ‘Chúa Kitô đă vâng lời cho đến chết, và v́ thế được Cha tôn vinh’ (x Phil 2:8-9), đă tiến vào vinh quang của vương quốc Người. Tất cả mọi sự đều phải lụy thuộc vào Người cho đến khi Người qui phục bản thân ḿnh cùng với tất cả mọi tạo sinh cho Cha, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:27-28)’. Hiển nhiên là Công Đồng nói tới một tầm vóc rất rộng lớn, khi làm sáng tỏ ư nghĩa về việc tham dự vào sứ vụ vương giả của Chúa Kitô. Tuy nhiên, những lời ấy đồng thời cũng giúp cho chúng ta hiểu làm thể nào để đạt được mối hiệp nhất với Thiên Chúa trên trần gian này. Nếu con đường vương giả, được Chúa Kitô phác định, cuối cùng dẫn tới t́nh trạng ‘Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự’, th́ việc hiệp nhất với Thiên Chúa là những ǵ có thể cảm nghiệm được trên trái đất này cũng cùng một cách thức như thế. Chúng ta có thể thấy Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, chúng ta có thể thông đạt với Ngài trong và qua tất cả mọi sự. Các tạo vật không c̣n là những ǵ nguy hiểm đối với chúng ta như chúng đă từng là như thế, đặc biệt khi chúng ta c̣n ở bậc thanh tẩy của cuộc chúng ta hành tŕnh. Tạo vật, và đặc biệt là những người khác, chẳng những phục hồi được ánh sáng thực sự của ḿnh là những ǵ được Thiên Chúa Hóa Công ban cho, mà c̣n, có thể nói, dẫn chúng ta đến với chính Thiên Chúa, như cách Ngài muốn tỏ ḿnh Ngài ra cho chúng ta, như một Người Cha, một Đấng Cứu Thế và một Người Bạn T́nh”.

 

Chứng Nhân Thời Đại

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong chuyến tông du Hiệp Vương Quốc (16-19/9/2010) ở đoạn kết của bài diễn từ tối ngày Thứ Bảy 18/9/2010 của ḿnh ở Hyde Park – London về các khía cạnh chính yếu của Đức Hồng Y Newman, đă nêu lên một nhận định như sau:

 

·         “Chúng ta biết rằng ở vào những lúc khủng hoảng và biến động Thiên Chúa đă từng gửi đến những vị đại thánh và tiên tri để canh tân Giáo Hội và xă hội Kitô giáo; chúng ta tin tưởng vào sự quan pḥng của Ngài và chúng ta xin Ngài tiếp tục hướng dẫn…”

 

Phi chăng đó là lư do chúng ta thấy h́nh ảnh của những vị thánh nhân ở vào những thời điểm có  thể nói là Thời Điểm Maria, cũng là thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, như Chị Thánh Faustina được Chúa Giêsu cho biết là để dọn đường cho lần đến cuối cùng của Người: 

 

·         Con phải nói cho thế giới về t́nh thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa mà là một Thẩm Phán công minh” (Nhật Kư, đoạn 635 và xem cả 848),

 

Thời điểm “không biết khi Con Người đến có c̣n thấy đức tin trên thế gian này nữa hay chăng” (Lk 18:8), thời điểm mà “v́ sự dữ gia tăng mà ḷng mến nơi hầu hết đă trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12), như chúng ta hiển nhiên thấy đang diễn ra trong một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn ngày nay, nhất là từ đầu thế kỷ 20, với hai trận thế chiến và 2 chủ nghĩa độc đoán vô cùng bạo tàn dă  man (là Cộng sản và Nazi) chưa từng thấy trong lịch sử loài người, h́nh ảnh những vị thánh v́ thế, như được Đấng Quan Pḥng thần linh báo trước càng giống Mẹ Maria trong vai tṛ đồng công cứu chuộc của Mẹ, những tiên báo có thể được thấy qua tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), qua Bí Mật La Salette và qua Bí Mật Fatima.

 

H́nh ảnh những vị thánh trong Thời Điểm Maria nơi tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (năm 1716) của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort):

 

·         “Quyền năng của Mẹ trên các thần dữ đặc biệt sẽ tỏ ra vào những thời buổi sau này, khi mà Satan sẽ ŕnh cắn gót chân Mẹ, tức là cắn thành phần tôi tớ khiên hạ của Mẹ và con cái bần cùng của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ làm dậy lên để chống lại hắn. Trước mắt của thế gian th́ họ chỉ là những ǵ nhỏ mọn và bần cùng, và giống như gót chân, thấp hèn trước mắt thế của tất cả mọi người, bị giầy xéo và chà đạp như gót chân đối với các phần thể khác trong thân thể vậy. Thế nhưng, bù lại, chính v́ thế mà họ sẽ được trở nên phong phú trong ân sủng của Thiên Chúa là những ǵ Mẹ Maria sẽ dồi dào tuôn đổ xuống trên họ. Họ sẽ nên cao cả và được tôn vinh trong thánh đức trước nhan Thiên Chúa. Họ sẽ trổi vượt trên tất cả mọi tạo vật bởi ḷng nhiệt thành cao cả của họ, và họ sẽ được ơn trợ giúp thần linh nâng đỡ đến nỗi, liên kết với Mẹ Maria, họ sẽ đạp nát đầu Satan bằng gót chân của họ, tức là bằng ḷng khiêm hạ của họ, để mang chiến thắng về cho Chúa Giêsu Kitô”. (đoạn 54)

 

Sau hết, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, noi gương bắt chước đức khó nghèo của Người, ḷng khiêm hạ của Người, việc khinh chê thế gian của Người và ḷng yêu thương của Người. Họ sẽ vạch ra cho thấy con đường hẹp dẫn đến tới Thiên Chúa, theo một sự thật tinh tuyền hợp với Phúc Âm thánh, chứ không theo những thứ châm ngôn của thế gian. Tâm hồn của họ sẽ không bị xao xuyến, hay tỏ ra thiên vị ai; họ sẽ không cần đến, không lắng nghe hay không tỏ ra hăi sợ bất cứ một ai, dù có quyền lực đến đâu đi nữa. Miệng họ sẽ ngậm thanh gươm hai lưỡi lời Chúa, và vai họ vác cây Thập Tự Giá đẫm máu. Tay phải họ cầm tượng chuộc tội, tay trái cầm chuỗi hạt mân côi, ḷng họ khắc danh thánh Giêsu Maria. Hành vi cử chỉ của họ phản ảnh tính chất đơn sơ và tự hiến của Chúa Giêsu. Những con người cao cả này là thành phần phải đến. Theo ư muốn của Thiên Chúa, Mẹ Maria là vị trang bị cho họ để bao trùm vương quốc của Ngài trên thành phần vô đạo, thành phần tôn thờ ngẫu tượng. Thế nhưng điều này sẽ xẩy ra khi nào và cách nào đây? Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết mà thôi. Về phần ḿnh, chúng ta cần phải âm thầm và nguyện cầu mong đợi và chờ đợi nó xẩy ra: ‘Tôi đă mong mỏi đợi chờ’”. (đoạn 59) 

 

H́nh ảnh những vị thánh trong Thời Điểm Maria nơi Bí Mật La Salette (năm 1846):

 

·         “Mẹ khẩn thiết kêu gọi trái đất. Mẹ kêu gọi những môn đệ đích thực của Thiên Chúa hằng sống là Đấng ngự trên Trời; Mẹ kêu gọi những môn đồ của Chúa Kitô làm người, Vị Cứu Tinh chân thật duy nhất của con người; Mẹ kêu gọi con cái của Mẹ, những tín hữu đích thực, những người đă hiến ḿnh cho Mẹ để Mẹ dẫn dắt họ đến cùng Con Thần Linh của Mẹ, những người mà Mẹ bồng trên tay, nói cách khác, những người sống theo tinh thần của Mẹ. Sau hết, Mẹ kêu gọi Những Tông Đồ Cuối Thời, những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô, những người sống trong sự khinh chê thế gian và chính ḿnh, trong nghèo khó và khiêm hạ, trong lănh đạm và thầm lặng, trong nguyện cầu và khổ chế, trong tinh tuyền và thần hiệp, trong khổ đau và ẩn khuất trước mắt thế gian. Đây là lúc họ xuất thân làm cho thế gian tràn đầy ánh sáng. Hăy đi mà tỏ ḿnh ra là các con cái dễ thương nhất của Mẹ. Mẹ ở bên các con và ở trong các con, nếu Đức Tin của các con là ánh sáng soi cho các con trong những ngày bất hạnh này. Chớ ǵ ḷng nhiệt thành của các con làm cho các con đói khát vinh quang và vinh dự của Chúa Giêsu Kitô. Hăy chiến đấu, hỡi các con cái của ánh sáng, các con là thành phần ít ỏi. V́ đây là thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận”.

 

H́nh ảnh những vị thánh trong Thời Điểm Maria nơi Bí Mật Fatima (năm 1917):

 

·         “Sau hai phần con đă diễn tả, th́ ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đă bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của ḿnh mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đă kêu lớn tiếng rằng: ‘Hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội!’. Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy ḿnh đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển c̣n vỏ; trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đă băng qua một thành phố lớn, một nửa đă bị tàn rụi, c̣n một nửa kia th́ đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quăng đường đi; tiến tới đỉnh núi rồi th́ khi đang qú ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đă bị ám sát bởi một nhóm lính bắn tới bằng các viên đạn và mũi tên, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai tṛ khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay ḿnh một b́nh nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang t́m đường đến cùng Thiên Chúa”. 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh,

Là phản ánh vinh quang Cha và là hiện thân đích thực của bản thể Cha,

đến độ “ai thấy Thày là thấy Cha”.

Chúa đă kêu gọi chúng con “hăy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”,

Hăy “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” như Chúa.

Xin hăy thánh hóa chúng con trong chân lư

Và xin hăy hoàn toàn và vĩnh viễn chiếm đoạt Kitô hữu chúng con là môn đệ Chúa,

để chúng con có thể trở thành chứng nhân trung thực và sống động cho Chúa,

như Mẹ Maria đầy ơn phúc, một Người Mẹ đă nên một với Con và giống Con hơn hết,

đến độ, Mẹ như mặc mặt trời và rực rỡ như vầng dương.

Amen.