LTS. Mỗi khi cần phải nhắc đến Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận, người ta thường tránh né việc Ngài bị tù tội suốt 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam, thậm chí người ta sẽ cố t́nh quên Ngài là Phó tổng giám mục Saigon từ 1975 đến 1994, và ngay cả thời gian trước đó, khi Ngài là giám mục Nha Trang, cũng đă kiêm nhiệm các chúc vụ quan trọng của HĐGMVN như: Chủ tịch Ủy Ban truyền thông xă hội (1967-1975), Chủ tịch Ủy Ban phát triển (1967-1975), Cố vấn Ủy Ban giáo hoàng về giáo dân (1971-1978). Theo http://hdgmvietnam.org/“chung-nhan-cua-hy-vong”/2230.57.7.aspx , chúng con cũng chỉ thấy nhắc đến: "Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận đă giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Ṭa Thánh về Công lư và Ḥa b́nh vào năm 1994, sau đó, chủ tịch của Hội đồng này từ 1998 đến khi ngài qua đời vào năm 2002", đọc bản tin trên của WHĐ, chúng con cảm thấy h́nh như Ngài là "người ngoại quốc"?

Vào ngày 22-10 tới đây, tức ba năm sau vụ án phong chân phước được công bố, cuộc điều tra cấp giáo phận về cuộc đời, nhân đức và về sự thánh thiện của người Tôi tớ Chúa là Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (1928-2002), sẽ được khai mạc một cách trọng thể với nhiều hoạt động được tổ chức. Nhân sự kiện vô cùng đặc biệt này, chúng con hân hạnh phổ biến bài viết dưới đây được lấy lại từ http://www.chungnhanduckito.net/kitohuu/hythuan/thanhthetrongcuocdoiDHYThuan.htm, mà tác giả chính người em ruột của ĐHY Phanxicô Xaviê. Qua đó, chúng ta thấy cuộc đời Ngài chính là một chứng tá sống động cho t́nh thương của Chúa.

 

Bài Thuyết Tŕnh tại Đại Hội Thánh Thể Thế giới, MEXICO 2004

Thánh Thể trong cuộc đời của Đức cố HY Fx. Nguyễn Văn Thuận

NHẬP ĐỀ

Kính thưa chư vị Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sỹ Nam Nữ và các Bạn,

Con xin được mạo muội tự giới thiệu: con tên Elizabeth Nguyễn, là em gái út của Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Con hiện đang sống cùng với chồng và ba người con tại Gia-nă-đại, ở Ontario, nơi mà từ 21 năm nay, con làm thành viên của Ủy ban Giáo dục Công giáo.

Nguyên đầu tháng Bảy năm nay, chị Anne của con phải nhập viện để giải phẫu cắt bỏ đi một khối u ác tính nằm trong năo bộ. Hiện nay chị đang được chữa xạ trị tại Sydney, Úc-đại-lợi. Đó là lư do khiến Chị bất đắc dĩ không thể đích thân sang đây để hầu chuyện với quư vị về ḷng sùng kính của người Anh quá cố chúng con đối với Bí tích Thánh Thể.

Ít lâu sau, qua tháng Tám, khi con sang Sydney thăm nhà, Nữ tu Mary Kathleen Ronan sau khi liên lạc với chị em con, đă có nhă ư mời con qua đây thuyết tŕnh thay cho Chị Anne.

Được Sơ Mary ưu ái nâng đỡ và cầu nguyện cho, con cảm thấy bội phần hân hạnh và vô cùng phấn khởi.

Nhận lời mời tham dự hội thảo, con ư thức rằng ḿnh sẽ phải lên tiếng trước một cử tọa đức trưởng thượng, phải ngơ lời về một đề tài có tầm quan trọng vô song.

Đồng thời, con cũng nhớ lại những lời lẽ khiêm cung thong tuệ mà b́nh sinh đi đâu Đức Cố Hồng Y cũng dùng để răn ḿnh:

“Con không là ǵ cả, con chẳng biết ǵ cả, con không xứng đáng chút nào, nếu không có t́nh yêu của Thiên Chúa”.

V́ vậy, nguyện xin Đức Chúa Thánh Thần soi sáng cho con đang khi con cật lực san sẻ với chư vị quư bạn về tầm mức quan trọng của Phép Thánh thể đối với Cố Hồng y Phanxicô Xaviê suốt trong cuộc sống của ngài.

 *****

 Để lượng giá cho đúng mức đức tin kính và ḷng sùng mộ sâu xa của ngài đối với Bí tích Thánh Thể, thiết tưởng cần phải điểm lại những chặng chính trong đường đời của ĐHY:

 Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, 39 tuổi, được tấn phong Giám mục.

 Chín năm sau, ngay trước ngày chế độ cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó với quyền kế vị của tổng giáo phận Sài G̣n – Sài G̣n sau đó đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh.

 Nhậm chức mới được mấy tháng, ngài đă bị chính quyền cộng sản câu lưu và tống ngục 13 năm ṛng ră, trong đó 9 năm biệt giam.

 Nhờ có đức tin mạnh mẽ, nhờ biết liên lỷ kết hợp với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, ngài đă biến những chuỗi ngày ngục tù thành những năm tháng hoằng tín tích cực và truyền giáo bội thu nhất.

 Ngài đă mang sứ điệp hy vọng đến cho các bạn bị giam cùng trại, đă dẫn dắt cả những kẻ quản giáo coi tù đến với Đạo Chúa.

 Ra tù, tuổi đă 61, ngài được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch rồi về sau trở thành Chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Ḥa b́nh. Ngài đă loan truyền sứ điệp hy vọng của Giáo Hội khắp năm châu bốn biển. Ngài chịu đựng và chấp nhận lâu ngày dài tháng chứng bệnh mà thầy thuốc đành bó tay, trong sự kết hợp với Chúa Giêsu chịu nạn trên cây thập tự v́ sự hiệp nhất của Giáo hội, v́ tất cả mọi người trên thế gian.

 

Toàn văn bài thuyết tŕnh tại Hội thảo Thánh Thể

 Đọc lại những trước tác, nhớ lại những kinh nghiệm mà Cố bào huynh khi c̣n sống đă chia sẻ cho con qua thư từ gởi về trong thời gian tù đày, đặc biệt trong những ngày tháng liệt giường cuối đời, con có thể phân biệt được bốn tiêu điểm, tựa như bốn nguồn sáng chiếu tỏa ra từ ḷng sùng mộ của ngài đối với Bí tích Cực trọng.

 Tiêu điểm thứ nhất: Đức Cố Hồng Y xác tín mạnh mẽ rằng Thánh Thể là Sức Mạnh và Sức Sống dưỡng nuôi nhân loại, v́ nhờ Thánh Thể mà người ta được kết hiệp thường xuyên với Thiên Chúa và v́ thế kết hiệp với T́nh Yêu của Ngài.

 Thiên ân đặc biệt này ngay từ thiếu thời ĐHY đă lănh nhận được. Thân mẫu chúng con hay nhắc lại chuyện hồi xưa chị cả của Mẹ mắc phải bệnh lao mà qua đời tại Huế, Việt Nam. Thời ấy lao bị coi là môt chứng nan y bất trị, hay lây lan và vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy thật khó mà t́m ra một chú giúp lễ chịu theo cha xứ đi trao Ḿnh thánh cho D́ chúng con. Thế mà chú Thuận lại tự nguyện cứ mỗi ngày tan trường về là hăm hở đi theo Cha Sở c̣m cơi già nua lội bộ tới tận nhà D́ Cả. Chú giúp D́ dọn ḿnh rước Lễ, xong xuôi ở lại cùng D́ cầu nguyện, mở Sách Lễ đọc cho D́ nghe mọi bài trong Thánh lễ.

Chú Thuận tiếp tục giúp đỡ chăm nom cho đến ngày D́ lâm chung mệnh một. Cha Mẹ chúng con đă thấp thỏm lo sợ mà vẫn không qua được: y như rằng mấy năm sau đến lượt cậu con trai nhiễm lao phải vào nằm bệnh viện chạy chữa một thời gian dài.

Lần nào cũng vậy, hễ mà con xin Anh giải thích sự hy sinh phi thường đến thế th́ ĐHY cứ trích dẫn Phúc âm Thánh Gio-an: “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người, không uống máu Con Người, các ngươi không thể có Sự Sống trong các ngươi”.

Cũng chính Sự Sống ấy đă nuôi nấng bồi bổ linh hồn D́ Cả chúng con cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.

 Vừa mới chịu chức linh mục, đi làm phó cho Cố Richard, một thừa sai người Pháp, Cha Thuận đă t́nh nguyện làm tuyên úy cho nhà tù, nhà thương, trại cùi. Oái ăm thay, hồi đó ngài đâu dè có ngày chính ḿnh lại phải sa vào chốn lao lung.

 Những lời lẽ sau đây trong các đoạn #346 - 373 diễn tả một cách tường minh đơn nghĩa ḷng tin của ĐHY vào phép Ḿnh thánh :

 “ Muốn tin, phải nuôi ḿnh bằng Thánh Thể, v́ Thánh Thể chứa đựng ‘Mầu nhiệm Đức tin’ và ban sức mạnh đức tin cho con ”. (Đường Hy Vọng #373)

 “ Biết giá trị Thánh lễ, dù xa dù khó con cũng cố gắng tham dự. Càng hy sinh con càng thấy mến Chúa hơn”. (Đường Hy Vọng #346)

 “ Con muốn hỏi: ‘Cách ǵ đẹp ḷng Chúa hơn cả?’. Hăy tham dự Thánh lễ, v́ không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ chúa Giê-su trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349)

 “ Dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hăy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giê-su đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập ḷng con”. (Đường Hy Vọng #364)

Trong cuốn Chứng nhân Hy vọng ĐHY viết :

“ Nơi nào chúng ta chịu khốn khó, nơi đó trở thành chỗ cho chúng ta cử hành Thánh Thể. Anh mục Tử đạo thế kỷ 20 đầy dẫy những chuyện thống thiết kể về những  thánh lễ làm chui trong các trại tập trung, v́ không có Thánh Thể chúng ta không thể sống chính sự sống của Thiên Chúa. Làm sao tôi diễn tả được niềm vui lớn lao của tôi: Mỗi ngày với 3 giọt rượu và một giọt nước trong ḷng bàn tay, tôi cử hành Thánh lễ. Đấy là bàn thờ của tôi, là nhà thờ chính ṭa của tôi! Thánh lễ là phương dược chữa xác cứu hồn, là thang thuốc trường sinh bất tử ”. 

Rồi nơi trang 154 :

Trong trại cải tạo, chúng tôi được chia thành từng nhóm 50 người. Chúng tôi ngủ chung trên một cái giường thật dài, mỗi người đưọc 50 centimét. Mỗi đêm, chúng tôi thu xếp làm sao để có 5 người Công giáo nằm cạnh tôi. Vào lúc 9 giờ rưỡi tối, tất cả chúng tôi phải tắt đèn đi ngủ. Lúc ấy tôi cúi ḿnh trên giường để làm lễ thuộc ḷng, và phân phát Ḿnh thánh Chúa bằng cách luồn tay dưới mùng muỗi. Chúng tôi chế cả những túi giấy nhỏ bằng bao thưốc lá, để giữ Ḿnh thánh và mang cho người khác. Tôi luôn mang Ḿnh Thánh Chúa trong túi áo sơ-mi.” (Chứng nhân Hy vọng,tr.154-155)

Điểm thứ nhất này dẫn thẳng tới khía cạnh thứ hai nơi ḷng tôn sùng Thánh Thể của ĐHY.

Điểm thứ hai: Phép Thánh Thể là tâm điểm và linh hồn của hoạt động truyền giáo. Thật vậy, suốt những tháng năm âm thầm lặng lẽ, ṿ vơ đơn côi, cách biệt với mọi việc mục vụ ngoài đời, Bào huynh thấu hiểu được với trọn thân tâm rằng chỉ chính Thiên Chúa mà thôi, chứ chẳng phải những việc ḿnh làm cho Chúa mới là trung tâm của đời sống chúng ta.

Nơi trang 155 sách Chứng Nhân Hy Vọng, ĐHY chia sẻ với chúng ta:

Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau thờ lạy Ḿnh thánh. Với sự hiện diện lặng lẽ, Chúa Giêsu Thánh Thể đă làm nên những việc kỳ diệu. Nhiều người Công giáo  đă bắt đầu trở lại một cách nhiệt t́nh. Và xác chứng của họ về sự yêu thương và phục vụ đă có một ảnh hưởng ngày càng lớn trên các tù nhân khác. Ngay cả những anh em Phật tử và bên lương cũng t́m được đức tin. Sức mạnh t́nh yêu của Chúa Giêsu thật mạnh mẽ không thể cưỡng lại. Và thế là đêm tối của nhà tù đă trở thành ánh sáng Phục sinh, và hạt giống đă được gieo vào ḷng đất trong băo tố. Nhà tù trở thành trường dạy giáo lư. Các tín hữu rửa tội cho các bạn đồng tù và trở thành những người đỡ đầu cho họ.”

ĐHY không ngớt mở miệng ngợi ca ư Chúa Quan Pḥng đă khấng để cho ba bốn trăm linh mục bị bắt ở tù tại nhiều trại giam rải rác khắp Bắc, Trung, Nam từ 1975 đến cuối thập niên 1990. Sự có mặt của các cha đă mở ra một giai đoạn mới cho cuộc đối thoại giáo tế liên tôn thực sự đầy ư nghĩa, cũng như cho t́nh bằng hữu thâm giao giữa hàng vạn tù nhân vốn là tín đồ các đạo khác nhau.

Tiện đây con xin được kể hầu quư vị một kinh nghiệm bi tráng của ĐHY hồi mới đi tù. Số là sau khi bị đày ra Bắc, Đức Cha Thuận ở chung với hàng ngàn tù cải tạo, chia ra từng nhóm, mỗi nhóm mỗi tổ lănh công việc khác nhau. Đức Cha th́ phải lo chùi rửa nhà cầu, buồng tắm, chiếu chăn, theo ư đồ cách ly hẳn ngài khỏi các bạn tù đi lao động ngoài đồng. Một hôm, một nhóm tù nhân từ ngoài ruộng hớt ha hớt hăi chạy về trại cầu cứu với ngài: một tù nhân trong cơn quẫn trí đă lấy giây điện toan quấn cổ tự vẫn. Hay tin ngài liền quỳ sụp xuống đất thờ lạy Ḿnh Thánh Chúa đang ngự trong túi áo của ngài, xin người tù ấy quay về với Bánh Sự Sống, với Chúa hay thứ tha, với B́nh an và Yêu thưong. Cảm động trước đức tin mănh liệt như thế, các bạn tù khác đă cùng ngài cầu khẩn. Rốt cuộc, kẻ quẫn trí đă thúc thủ, khóc ̣a, gục đầu phủ phục trước t́nh yêu trao tặng cho anh.

Mấy năm sau, hễ có dịp gặp lại nhau ở California, hai kẻ cựu tù - Đức Cha và anh ta - buổi hàn huyên đều khơi lại kỷ niệm diễm phúc hôm xưa khi Chúa Giêsu hiện diện đă cứu chữa được một người thoát khỏi cơn bỉ cực.

Năm sáu năm kể từ 1975, chúng con lâm cơn gia biến: cũng như ngàn vạn đồng bào, chúng con bị mất cửa mất nhà, mất cả ruột rà thân thích, mất công ăn  việc làm, mất cội nguồn gốc rễ, nhiều người phải dài cổ ṃn mỏi đợi chờ trong các trại tỵ nạn trước khi được chấp nhận đi định cư ở các nước thứ ba.

Thế mà nhờ những bức thư của một người tù biệt giam gởi chui ra ngoài được các thành viên Hồng Thập Tự và Ân Xá Quốc Tế làm ơn chuyển giúp, chúng con mới có thể tự nhắc cho chính ḿnh nhớ rằng: trong lúc dường như chúng con trắng tay mất sạch th́ hăy c̣n một kho báu bậc nhất cho không chúng con mà chẳng đ̣i một điều kiện nào cả, kho tàng đó chính là Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.

Người tù bị cấm cố ấy vẫn tiếp tục đem B́nh An của Thiên Chúa đến cho kẻ khác, bởi v́ từ chốn ngục trung, nhất hô nhất hấp, ngài đều thở hơi Sự Sống đích thực.

Tác vụ mà ĐHY đảm đương ngay tại Giáo triều La-mă là Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lư và Ḥa b́nh càng tăng cường ư thức cao độ của ngài về mối liên hệ mật thiết giữa bí tích Thánh Thể và hoạt động hoằng tín thừa sai.

Như lời ngài nói trong Chương 14 sách Chứng Nhân Hy Vọng:

“ Sứ vụ của tôi tại Giáo triều Rôma nhằm phục vụ cho công lư và ḥa b́nh giúp tôi đặc biệt nhạy cảm với vấn đề đó. Cần làm chứng rằng thân ḿnh Chúa Kitô thực là ‘của ăn để cho thế gian được sống’”. (Chứng nhân Hy vọng,tr.157)

Ngài nói tiếp:

Hiện nay, người ta đang t́m cách toàn cầu hóa mọi lănh vực, nhưng điều này có nguy cơ làn cho các vấn đề thêm trầm trọng thay v́ giải quyết tốt đẹp…Thế giới cũng thiếu một nguyên tắc hiệp thông và huynh đệ đại đồng: chính Chúa Ki-tô là Bánh Thánh thể làm cho chúng ta nên một trong Ngài và dạy chúng ta sống theo kiểu mẫu hiệp thông trong phép Thánh thể”. (Chứng nhân Hy vọng,tr.157)

Khía cạnh này của hoạt động truyền giáo liên kết chặt chẽ với khía cạnh thứ ba của ḷng sùng kính Thánh Thể mà theo thiển ư lại là sứ điệp khẩn cấp gởi đến tất cả chúng ta đang lâm cảnh mất hài ḥa trong thế giới nồi da xáo thịt .

Điểm thứ ba: Phép Thánh Thể là phương thế thực hiện sự hiệp nhất của Giáo hội và nhân loại.

Chúng ta là Một Thân thể, Một Máu huyết. Nơi trang 134 Chứng nhân Hy vọng, ĐHY qui tập chúng về với đức tin:

Chúa Giêsu làm cho chúng ta trở thành Hội thánh của Ngài. Chúng ta là một; sự hiệp nhất này được thể hiện trong việc tham dự Thánh Thể. Phép Thánh Thể tạo nên hiệp nhất, t́nh huynh đệ giúp ta sống hiệp nhất. Trong sự hiệp nhất ấy, Chúa Ky-tô nắm giữ vận mạng loài người và đưa họ đến cứu cánh chân thật: Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em ”.

Nơi trang 158-159, ngài tiếp tục khuyến khích chúng ta trung thành với đức tin của ḿnh:

Chúa Giêsu, Bánh Sự Sống, thúc đẩy chúng ta mang lại thực phẩm mà nhiều người vẫn cần đến: bánh Công lư và Ḥa b́nh, ở những nơi chiến tranh đang đè nặng và không có sự tôn trọng các quyền của con người, của gia đ́nh, của các dân tộc; bánh Tự do đích thực, tại những nơi không có tự do tôn giáo đích thực để tuyên xưng công khai tín ngưỡng của ḿnh; bánh Huynh đệ tại những nơi không nh́n nhận và thực thi ư thức hiệp thông đại đồng trong ḥa b́nh và ḥa hợp; bánh hiệp nhất giữa các Kitô hữu, vẫn c̣n chia rẽ nhau, trên đường cùng chia sẻ một tấm bánh và một chén rượu”. (Chứng nhân Hy vọng,tr.158-159)

Con c̣n nhớ rơ mồn một, như thể chuyện mới xảy ra  hôm qua thôi, những thánh lễ mà chúng con được tham dự cử hành trong các bệnh viện ngài nằm. Chúng con mỗi người từ mỗi phương trời mà đến, tới nơi vào những thời khắc khác nhau, trọ lại Rôma không cùng một địa điểm, thế mà ĐHY  lần nào cũng chu đáo sắp xếp giờ giấc thuận tiện sao cho hầu hết mọi người tề tựu tham dự Thánh lễ, thậm chí dù đă về khuya là lúc mà ngài mệt mỏi nhất.

 Con c̣n nhớ măi một tối tháng Sáu, chúng con quây quần bên ĐHY trong căn pḥng nhỏ của ngài ở bệnh viện Gemelli, Rôma. Sợ rằng đông người chen chúc, không khí ngột ngạt ẩm thấp sẽ làm cho ĐHY ngộp thở, Chị Anne bèn nẩy ư là mọi người nên ra ngoài hành lang và lan can quay mặt vào trong pḥng mà dự lễ, thế nhưng ĐHY lạI mỉm cười, năn nỉ mọi người cứ việc tập trung trong pḥng chung quanh giường của ngài. Ngài c̣n giảng cho chúng con nghe một bài về sự hiệp nhất được thực hiện bởi phép Thánh Thể. Đức tin kiên cường bất khuất của ngài làm cho con xúc động đến nỗi đêm ấy sau lễ con lật sách Chứng nhân Hy vọng mà đọc lại Chương 14.

Mấy câu sau đây vẫn canh cánh bên ḷng con:

Tôi mơ ước Ṭa Thánh, cùng với tất cả các cơ quan của ḿnh, như một bánh thánh lớn, một chiếc bánh duy nhất được dâng hiến trong hy tế thiêng liêng, giữa ḷng Giáo hội như một nhà Tiệc ly rộng lớn, cùng với Đức Maria, Mẹ của Thân ḿnh Chúa Ky-tô, và cùng với Phêrô người thi hành sứ vụ hiệp nhất phục vụ tất cả. Và tất cả chúng ta cùng với họ, như những hạt lúa,chấp nhận bị nghiền nát bởi những đ̣i hỏi của tính hiệp thông, để họp thành một thân ḿnh duy nhất, hoàn toàn liên đới và hoàn toàn trao tặng, như bánh sự sống cho thế giới, như một dấu chỉ hy vọng cho nhân loại.”    (Chứng nhân Hy vọng,tr.159)

 Lúc ấy con chợt vỡ lẽ hiểu ra rằng trước đây ngài chấp nhận những tháng năm lao tù thế nào th́ nay cũng vậy ngài đón nhận cảnh bệnh hoạn tử vong như là thành phần tạo nên sự Hiệp nhất Thánh Thể. Sự có mặt của chết chóc và khổ đau trong thế giới mang nhiều ư nghĩa hơn đối với con: sự hiện diện ấy đem lại cho tất cả chúng ta biết bao là ân sủng và ủi an.

Tại bệnh viện Casa di Curia, nơi ngài trút hơi thở cuối cùng, chúng con mới thấm ư ĐHY khi ngài viết :

“ Mỗi lần dâng Thánh lễ là mỗi lần tôi được dịp giang tay đóng đanh chính ḿnh vào Thập giá với Chúa Giêsu, cùng cạn chén đắng với Ngài “.

 Gia đ́nh con và bản thân con sẽ không bao giờ quên được cái cách ngài ôm lấy chúng con khi chúng con trao cho nhau dấu hiệu chúc b́nh an.

 

HỘP KẸO

Hộp kẹo này con mang theo tới đây là để chia sẻ với quư vị về khía cạnh cuối cùng của ḷng sùng mộ của ĐHY với phép Thánh Thể: đối với gia đ́nh con, hộp kẹo này măi măi là di vật làm chứng vững chắc cho niềm tin của ĐHY vào Phép lạ Chúa thương ban cho từng người chúng ta mỗi lần chúng ta cử hành hy tế của Chúa Giêsu.

Khi Chị Anne ra Phi trường Quốc tế Vọng Các đón Đức Cha bay từ Việt Nam qua sau khi ngài được tháo cũi sổ lồng, cũng là lúc bắt đầu cuộc sống lưu vong, ngài nói với chị :

“ Anh không có vật ǵ đáng giá về mặt thế gian để làm quà cho Cha Mẹ và các em cả. Anh vỏn vẹn chỉ có một tấm vé một chiều đi Úc, không tiền không bạc, chỉ mỗi một bộ quần áo trên người, mà lại là đồ người ta biếu, nhưng anh có một vật của Trời cho xin tặng cả nhà.”

Chị Anne không thốt nên lời, lẳng lặng nghe ngài giải thích.

Th́ ra hộp kẹo này chính là vật mà trong tù ngài đă dùng để đựng đồ lễ: khăn lau, chiếc th́a để múc những giọt rượu quư báu và cái túi đựng Ḿnh thánh Chúa. Hộp kẹo ấy đă chứng kiến Đất với Trời se chữ đồng.

Cố Bào huynh thường ví sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể với khung cửa sổ pha lê huy hoàng qua đó Đức Chúa Cha vươn xuống tới tận loài người. Nơi Chương # 363, Ngài quả quyết lần nữa:

 Dù thiếu tất cả, dù mất tất cả, nhưng c̣n Thánh thể là c̣n tất cả v́ con có Chúa Thiên đàng dưới đất.” (Đường Hy Vọng #363)

Để kết thúc dăm mối suy tư này, con xin trích dẫn những ư nghĩ đơn sơ thơ dại được ngài ghi lại vào dịp lễ Rất Thánh Mân Côi, tháng Mười năm 1976, khi mới bị biệt giam trong trại tù tỉnh Phú Khánh.

 “ Con thấy hạnh phúc trong buồng giam này, nơi nấm trắng mọc đầy lên manh chiếu con nằm, v́ có Chúa ở cùng con nơi đây, v́ Chúa muốn con sống chỗ này với Chúa. Đời con lâu nay nói nhiều, giờ đây con không c̣n nói nữa. Đến lượt Chúa nói với con, lạy Chúa Giêsu, con đang lắng nghe tiếng Chúa."

 Mỗi lần đọc đến câu này, con cứ h́nh dung ra cảnh anh con ngồi một ḿnh một bóng đối diện với trùng trùng hư không trong buồng giam tối tăm mù mịt, mà môi cứ khẽ mỉm cười như xưa nay vẫn thế, ngay cả vào những ngày cuối đời, c̣n tay ngài th́ cứ nắm chặt bâu áo tù nơi có Chúa cả Trời đất náu nương.

 Ước chi Đức Cố Hồng Y – là người trước đây một thời thân tại ngục mà tâm lại cảm nghiệm được ḥa điệu của lồng lộng Trời cao trong quạnh quẽ cô liêu của buồng giam tù túng - tiếp tục dẫn đường chỉ lối cho chúng ta, để chúng ta có thể lắng nghe chăm chú hơn tiếng Chúa Giêsu, để chúng ta biết sử dụng toàn tâm toàn trí, dốc toàn lực cho Triều đại Thánh Thể vinh thắng khải hoàn.

 Con xin hết ḷng cám ơn quư vị quư bạn đă cho con được cùng đi trên cuộc lữ hành Đức Tin này. Đa tạ,

 ELIZABETH  NGUYEN, Hiền muội của Đức HY Phanxico