Tan Nát Khiêm Cung

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 494 Thứ Sáu 26/2/2010

  

Phụng niên của Giáo Hội được mở màn với Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, một thời điểm tưởng niệm Mầu Nhiệm Nhập Thể bằng niềm trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Thế xuất hiện. Thế nhưng, mục đích Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến để làm ǵ chỉ được sáng tỏ nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người mà thôi. Đó là lư do trong Kinh Tin Kính Kitô hữu Công Giáo chúng ta vẫn tuyên xưng rằng: “V́ loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đă từ trời xuống thế”.  

Phải, “để cứu rỗi” loài người tội lỗi chúng ta mà Thiên Chúa đă giáng sinh làm người. Chưa hết, ngay trong cả việc Thiên Chúa cứu rỗi loài người tội lỗi chúng ta cũng không phải v́ Ngài cho bằng “v́ loài người chúng tôi”, tức Ngài cứu rỗi loài người chúng ta chỉ v́ Ngài tự động muốn tỏ t́nh với loài người, muốn tỏ ra thương yêu loài người chúng ta, một tạo vật tự ḿnh chẳng biết Ngài là ai nếu Ngài không tỏ ḿnh ra cho chúng ta, và tự nguồn gốc hư vô và bản chất bất toàn vô cùng thấp hèn lại đầy khốn nạn của ḿnh, chúng ta thật sự hoàn toàn bất xứng với t́nh yêu vô cùng cao cả và trọn hảo của Ngài, chẳng những không đáng được Ngài yêu mà c̣n muôn đời đáng bị Ngài trừng phạt nữa.  

Bởi thế, chỉ có khi nào loài người tạo vật chúng ta nói chung và Kitô hữu Công giáo chúng ta nói riêng cảm nhận được t́nh của một Vị Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và Cứu Độ của chúng ta yêu thương chúng ta, chúng ta mới có thể nhận ra chân lư, mới có thể nhờ đó thực ḷng thống hối ăn năn mà dứt khoát hoán cải quay về với t́nh yêu của Ngài bằng tất cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung” mà thôi. Đó là lư do, trong việc lănh nhận Bí Tích Giải Tội, việc ăn năn tội cách trọn, một việc ăn năn v́ Chúa hơn là v́ ḿnh, v́ Chúa yêu ḿnh hơn là v́ ḿnh sợ hỏa ngục như thái độ ăn năn tội cách không trọn, là những ǵ tối cần để chẳng những được tha tội mà c̣n để chừa tội và giữ ḿnh sạch tội nữa.

 

Đó là lư do, Cha Thánh Gioan Vianney, vị được Giáo Hội tuyên phong làm quan thày của các vị linh mục thế giới trong Năm Cho Linh Mục 2009-2010, đă khuyên các tội nhân và hối nhân như sau:

 

Khi phạm tội th́ chúng ta đóng đinh Chúa Giêsu vào Thánh Giá. Vậy Chúa Giêsu đă làm ǵ mà chúng ta ghét và giết Chúa như thế? Chúa là Cha chỉ biết thương yêu, làm ơn cho chúng ta luôn, sao chúng ta lại ghét, lại giết Người? Con ơi! Chúng ta bất nhân tệ bạc là dường nào! Chúa Giêsu chỉ làm ơn cho chúng ta, làm cho chúng ta được bằng an thanh nhàn mà chúng ta lại quay mặt trở ḷng với Chúa để theo ma quỷ, là người thù ghét và cố t́nh làm hại chúng ta. Con ơi! Chúng ta phạm tội phản nghịch Thiên Chúa là Cha đă dựng nên chúng ta, Đấng hằng chăm sóc, giữ ǵn chúng ta để theo ma quỷ là đứa xấu xa, độc ác, quyết làm hại và lôi kéo chúng ta xuống hỏa ngục, th́ chúng ta dại dột và càn quấy chừng nào!

 

Những yếu tố liên quan tới tấm ḷng “tan nát khiêm cung”: tội lỗi con người và t́nh yêu Thiên Chúa

 

Để có được một tấm ḷng “tan nát khiêm cung” trong việc ăn năn thống hối, kinh nghiệm tu đức cho thấy, Kitô hữu Công giáo chúng ta cần phải nhận thức được tính cách trầm trọng và ghê tởm của những hành vi tội lỗi ḿnh gây ra cho chính Đấng “không biết đến tội lỗi nhưng đă trở thành tội lỗi v́ chúng ta”, như Thánh Phaolô cảm nhận trong Thư Côrintô hai đoạn 5 câu 21. Đúng thế, tự bản chất, tội lỗi là tất cả những ǵ làm mất ḷng Chúa. Câu định nghĩa rất đơn giản và ngắn gọn về tội lỗi này bao gồm tất cả và có một ư nghĩa rất sâu xa. Ở chỗ, tất cả những ǵ phạm đến Chúa đều là tội lỗi và mới là tội lỗi. Nếu không căn cứ vào nguyên tắc nồng cốt về tội lỗi này, con người sẽ tự động biến dữ thành lành và biến lành thành dữ, theo như ư nghĩ, ư thích, ư riêng của ḿnh, như hiện tượng của chủ nghĩa tương đối hóa luân lư đang xẩy ra trong thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn ngày nay, càng văn minh con người càng phá sản đạo lư và mất đức tin hiện nay.

 

Sự kiện con người văn minh hầu như tuyệt đỉnh về nhân bản và nhân quyền ngày nay đă tự động cho phép phá thai hay đang hợp thức hóa vấn đề đồng tính hôn nhân như là một thứ quyền lợi của con người, không ai được đụng tới, không phải là những ǵ điển h́nh nhất cho thấy con người đang muốn lên bằng Thiên Chúa, muốn định đoạt tội phúc lấy hay sao, cho thấy họ không c̣n căn cứ vào lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa, không c̣n căn cứ vào luật tự nhiên và luân lư phổ quát là những ǵ được Thiên Chúa in ấn trong tâm can của từng người khi họ được sinh vào trần gian này hay sao? Đối với họ, thành phần tự quyết định tội phúc, th́ tội lỗi chẳng những không phải là tất cả những ǵ làm mất ḷng Thiên Chúa, mà thậm chí không có ǵ là tội lỗi nữa, không có chữ tội lỗi trong cuốn tự điển lương tâm của họ, v́ đối với họ cái ǵ cũng được phép làm và được quyền làm theo quyền tự do làm người muốn làm ǵ th́ làm của họ.

 

Hậu quả của t́nh trạng mất ư thức tội lỗi này nơi con người càng ngày càng tiến tới tuyệt đỉnh của nền văn minh vật chất về khoa học và kỹ thuật đó là họ sống như không có Thiên Chúa, không có hỏa ngục, Thiên Chúa đă chết, hỏa ngục chỉ là những ǵ ảo tưởng, không thật, là những thứ cản mũi kỳ đà tự do cần phải loại trừ…! Thế nhưng, chính v́ “Chúa đă dựng nên trái tim con cho Chúa mà ḷng con khắc khoải cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa”, đúng như cảm nhận của một chàng thanh niên hoang đàng hơn 30 năm về cả tâm trí lẫn xác thịt là Thánh Âu Quốc Tinh ở ngay đầu cuốn Tự Thú của ḿnh, mà con người càng xa Chúa, càng bỏ Chúa, càng trở thành nô lệ, càng trở nên cùng khốn, như t́nh trạng vô cùng đáng thương của đứa con phung phá, cho đến khi nó nhận biết ḿnh mà trở về cùng cha nó với tất cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung”.

 

Đúng thế, chỉ khi nào con người nhận ra thân phận của ḿnh, không phải một thân phận cùng khốn là hậu quả tất yếu của tội lỗi họ gây ra, mà là một thân phận cao quí họ đă bị mất đi v́ tội lỗi của họ, một thân phận liên quan tới phẩm vị cao cả khi c̣n ở nhà với cha, một thân phận được cha yêu thương, th́ tận đáy ḷng họ mới có thể cảm thấy vô cùng hối hận về những ǵ họ gây ra cho chính bản thân họ cũng như cho cha của họ, một hối hận có tính cách tích cực hơn là bi quan chán nản, một hối hận tin tưởng vào t́nh yêu vô cùng nhân hậu của cha ḿnh. Đó là lư do, họ đă có đủ can đảm dứt khoát với tội lỗi, cương quyết đứng lên trở về nguồn, về với cha của họ, và đó cũng là lư do, như người con phung phá, họ cần phải thưa với cha của họ rằng: “con đă xúc phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa” (Lk 15:18,21).

 

Trong lời xin lỗi ngắn gọn này, tâm hồn ăn năn thống hối với tất cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung” đă, trước hết, ư thức được rằng họ chẳng những xúc phạm đến “trời” là đến lương tâm của họ, đến lề luật luân lư phổ quát, đến thập giới của Chúa, mà nhất là c̣n đến “cha”, tức là xúc phạm đến chính t́nh yêu của Ngài nữa. Và chính v́ thế, chính v́ tội lỗi là những ǵ phản bội lại t́nh yêu của Chúa, bằng việc đi hoang ngoại t́nh với tạo vật được họ tôn sùng như một thần tượng hơn Chúa là Đấng yêu thương họ vô cùng chân thật và trọn hảo, mà tâm hồn “tan nát khiêm cung”, sau khi ư thức được bản chất tội lỗi của ḿnh, c̣n cảm nhận được tác dụng của tội lỗi của ḿnh là “con không đáng được gọi là con cha nữa”. Đó là lư do, dụ ngôn người con hoang đàng c̣n được gọi và phải được gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu mới đúng, mới chính xác. 

 

Dấu chứng của tấm ḷng “tan nát khiêm cung”: ghét tội, tránh tội và đền tội

 

Như thế, căn cứ vào cảm nhận bất xứng ấy của tâm hồn “tan nát khiêm cung”, th́ chính t́nh yêu Thiên Chúa đă tác động việc hoán cải của con người và làm cho con người cảm thấy “tan nát khiêm cung”, chứ không phải là cảnh cùng khốn của tội nhân, không phải v́ họ không c̣n lối thoát - no way out, mà cần phải hay đành phải trở về với Ngài cho đỡ khổ và khỏi khổ, một t́nh trạng cùng khổ không do Chúa gây ra cho họ nhưng v́ yêu thương Ngài lại khôn ngoan sử dụng chính tất cả những bất hạnh do chính con người gây ra để cứu vớt họ, để làm cho họ giác ngộ, để biến sự dữ thành sự lành cho họ. Nhờ đó, tấm ḷng “tan nát khiêm cung” của họ mới hoàn toàn vượt qua sự chết là tội lỗi của họ mà vào sự sống là t́nh yêu thương của Thiên Chúa, để rồi, nhờ cảm nghiệm được sâu xa thấm thía t́nh yêu thương của Thiên Chúa đối với ḿnh là tội nhân xúc phạm đến Ngài mà đă từng có những tâm hồn “tan nát khiêm cung” từ thân phận là thành phần đại tội nhân đă trở thành những vị tông đồ của Ḷng Thương Xót Chúa và cho Ḷng Thương Xót Chúa. Chẳng hạn điển h́nh nhất là trường hợp của Chị Thánh Mai Đệ Liên, một người đàn bà tội lỗi trong thành (xem Lk 7:37), nhưng đă được Chúa Giêsu trừ cho bảy quỉ (xem Lk 8:2), người phụ nữ đă xức dầu thơm cho Chúa (xem Jn 11:2; Lk 7:37-38), đă yêu nhiều nên được tha nhiều (xem Lk 7:47), và cuối cùng đă trở thành tông đồ cho các tông đồ khi được Chúa Kitô phục sinh sai đến báo tin cho các tông đồ về việc Người sống lại từ trong cơi chết (xem Jn 20:17-18).

 

Để biết tâm hồn nào thật sự “tan nát khiêm cung” v́ tội lỗi của ḿnh hay chăng, tức có cảm nhận được t́nh yêu Thiên Chúa hay chăng, hoặc cảm nhận được tới mức độ nào, có thể căn cứ ít là vào ba dấu hiệu: ghét tội, tránh tội và đền tội.

 

Trước hết là ghét tội, một tâm trạng bất khả thiếu nơi tâm hồn thực sự “tan nát khiêm cung”, bởi v́, tội là tất cả những ǵ làm mất ḷng Chúa là Đấng đă yêu thương họ và đáng kính đáng mến trên hết mọi sự, đến nỗi, thà họ mất hết tất cả c̣n hơn mất Chúa, c̣n hơn làm mất ḷng Chúa, dù chỉ một chút xíu, dù trong điều rất nhỏ mọn không phải là tội, mà chỉ là những ǵ trọn lành hơn, đẹp ḷng Chúa hơn nhưng bị họ chối từ không chịu làm một cách nào đó, hay không chịu làm ngay, đáp ứng ngay v.v.

 

Tâm trạng ghét tội này của tâm hồn “tan nát khiêm cung”, sau nữa, được tỏ ra bằng việc họ cương quyết dốc ḷng chừa và dứt khoát tránh lánh bất cứ dịp tội nào, ở nơi bất cứ người nào, bất cứ vật nào hay bất cứ việc nào, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào, khiến họ đă làm mất ḷng Chúa, dù những con người ấy, công việc ấy và sự vật ấy tốt lành mấy đi nữa, có lợi ích tới đâu chăng nữa. Họ chỉ muốn những điều Chúa muốn, và ghét bỏ những ǵ không hợp với ư muốn của Ngài, những ǵ làm mất ḷng Ngài. Họ ư thức được rằng cầu nguyện mà thôi chưa đủ c̣n phải và cần phải, trước hết và trên hết, tránh dịp tội nữa. Bao nhiêu linh mục tu sĩ hay kể cả giám mục là những vị sống đời cầu nguyện hơn ai hết, giao tiếp với Mầu Nhiệm Thánh hằng ngày, thế mà vẫn sa ngă như ai, sa ngă những tội gây ra gương mù gương xấu cả thế, huống chi những người chỉ biết chiều theo bản tính tự nhiên của ḿnh! Hai nguyên tổ khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, trần truồng không biết xấu hổ, mà vẫn sa ngă phạm tội th́ con cháu vướng mắc nguyên tội với đầy những mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục trong ḿnh, luôn xu hướng về tội làm sao có thể không dễ dàng sa ngă nếu không tránh dịp tội!

 

Đó là lư do Chúa Giêsu đă khuyên các tông đồ trong Vườn Cây Dầu trong đêm Người bị nộp: “Các con hăy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 26:41) – “tỉnh thức” trước, “cầu nguyện” sau, “v́”, như Người khẳng định ngay sau đó: “tinh thần th́ linh hoạt nhưng bản chất th́ yếu nhược”. Tác động “tỉnh thức” ở đây bao gồm cả việc tránh dịp tội, v́ “tỉnh thức” ở đây để khôn ngoan biết được các mưu chước thâm độc của ma quỉ và chế ngự những đ̣i hỏi của đam mê nhục dục muốn làm mờ ám lương tâm trong việc chiều theo ma quỉ. Chúa Giêsu là Đấng vô tội mà c̣n chay tịnh 40 đêm ngày trước khi chiến thắng các chước cám dỗ của Satan th́ những con người tội lỗi đầy mù quáng và yếu nhược mà không sống chay tịnh, hăm ḿnh khổ chế bản tính tự nhiên vốn lăng loàn đi hoang của ḿnh th́ làm sao có thể không động một tí là sa ngă phạm tội chứ?

 

Ai nói rằng ḿnh đă ăn năn dốc ḷng chừa trước khi xưng tội, một điều kiện bất khả thiếu để được tha tội, mà sau đó, sau khi xưng tội, vẫn không chịu hay không t́m hết cách để tránh xa dịp tội, trái lại, cứ tiếp tục trở lại gần gũi với cùng dịp tội, gần gũi với con người ấy, với sự vật ấy hay với việc làm ấy, cũng vào thời điểm ấy và vào địa điểm ấy, tức với tất cả những ǵ vẫn gây dịp tội cho ḿnh như trước, th́ không thể nào nói rằng ḿnh đă thật t́nh thống hối ăn năn, bằng cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung”, trái lại, về h́nh thức, thái độ tiếp tục gắn bó với dịp tội dường như cho thấy họ đến ṭa giải tội là để tạm thời trao trút gánh nặng tội lỗi của họ lên đầu lên cổ vị linh mục đại diện Chúa Kitô mà thôi, nhờ đó họ cảm thấy đỡ bị áy náy nếu c̣n sống và có ḿnh nào cũng không đến nỗi phải sa hỏa ngục khi bị chết bất đắc kỳ tử. Phải chăng v́ họ chưa hoàn toàn và thực t́nh thống hối ăn năn dốc ḷng chừa cách trọn, với tất cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung”, mà họ lại tiếp tục sa ngă cùng một tội ấy và sa đi ngă lại đến khó ḷng nếu không muốn nói không thể tự ḿnh chỗi dậy được nữa, cho dù có xưng đi xưng lại tội này? Đó là lư do, qua tiên tri Joel (2:12-13), Giáo Hội đă nhắc nhở con cái ḿnh ngay đầu Mùa Chay ở đầu bài đọc thứ nhất của Lễ Tro rằng: “Hăy hết ḷng trở về với Ta, bằng chay tịnh, khóc lóc và than van. Hăy xé ḷng chứ đừng xé áo mà trở về với Chúa là Thiên Chúa của các người”. Nếu hối nhân chúng ta “hết ḷng (chứ không phải nửa vời hay lừng khừng) trở về với Chúa” bằng việc “xé ḷng (bề trong) chứ không xé áo (bề ngoài)” chắc chắn “Chúa là Thiên Chúa” của chúng ta mới hài ḷng v́ chúng ta thật t́nh “tan nát khiêm cung” trước nhan của Ngài.

 

Theo truyện kể th́ “Thánh Gioan Vianney được Chúa ban cho ơn đặc biệt, thấy được mọi sự kín đáo trong linh hồn người ta. Ai lo lắng bối rối, mắc tội lỗi ǵ, có tính hư nết xấu nào th́ cha biết hết. Nhiều người vừa đến cùng cha, chưa kịp nói điều ǵ, chưa kịp kể tội của ḿnh, cha đă nói ngay việc họ làm, tội họ phạm và dạy họ cách xa lánh tội để được bằng an, khỏi lo lắng bối rối. Thấy vậy họ ngạc nhiên sợ hăi, v́ Chúa đă tỏ mọi sự trong linh hồn họ cho cha biết, nên họ vâng lời cha dạy không dám sai sót. Ma quỷ hay cám dỗ người đi xưng tội, khi thấy ai chống trả sự cám dỗ quyết tâm đi xưng tội th́ nó xui người ta giấu tội. Cha Gioan biết những người giấu tội, khi họ xưng xong, cha bảo:


- Con xưng chưa hết, con c̣n giấu tội nọ, tội kia, phạm lúc nào, mấy lần.  Cha thương những người khiêm nhường, thật ḷng ăn năn trở lại, cha sẵn sàng giúp đỡ họ gỡ ḿnh ra khỏi tội, cha khuyên bảo, yên ủi cho họ được yên ḷng yên trí không ngại mất giờ.  C̣n người kiêu ngạo, làm ra vẻ khiêm nhường bên ngoài, không thật ḷng trở lại th́ cha xử rất nghiêm. Có một thanh niên giả vờ khiêm nhường xưng ḿnh là người có tội, nhưng nó có ư đánh lừa, thử xem cha có biết tội đó không, nên hắn đến xin cha giải tội cho. Cha Gioan bảo nó: - Cha không có giờ giải tội cho con, con hăy đi xưng tội với cha khác, không thiếu linh mục giải tội đâu. Nó đi kể lại cho người ta. Có người bảo cho nó biết: - Cha Gioan biết điều kín đáo trong ḷng mọi người. Anh có ư gian nên cha không giải tội cho anh! Người thanh niên nghe vậy th́ lo sợ, thực sự ăn năn trở lại, dọn ḿnh kỹ càng rồi đến xưng tội. Lần ấy, cha Gioan tỏ ḷng thương mà giải tội cho anh”.

 

Sau hết, dấu hiệu thứ ba cho thấy hối nhân quả thực có tấm ḷng “tan nát khiêm cung” khi họ biết đền tội lỗi của ḿnh một cách xứng đáng, không phải chỉ bằng mấy kinh đọc hay những ǵ nhẹ nhàng được cha giải tội nêu lên một cách tượng trưng, mà là những ǵ chính họ cảm thấy cần phải làm để đền bù tội lỗi của họ cho cân xứng bao nhiêu có thể, đền lại những ǵ họ đă làm mất ḷng Đấng yêu thương họ, chẳng hạn bằng những việc hăm ḿnh khổ chế ngũ quan và bản năng tự nhiên, những việc hăm ḿnh khổ chế phản lại với tính chất tội phạm của họ, hay bằng việc chấp nhận mọi khổ đau trong ngoài xẩy ra cho họ, những khổ đau gây ra bởi hậu quả tội lỗi của họ hay bởi họ cần phải được thanh tẩy thiêng liêng. Thí dụ, để đền tội tham ăn, họ có thể ăn chay đền tội vào các ngày Thứ Sáu trong tuần cho tới lần xưng tội tới, hay họ cũng có thể kiêng ăn món thích nhất trong suốt cả một tuần lễ. Hay chẳng hạn v́ quá nghiện ngập và hút sách đến bị loét bao tử hay ung thư phổi, họ đă vui ḷng chấp nhận tuân theo Thánh Ư Chúa, không kêu ca phiền trách.

 

Chứng từ của tấm ḷng “tan nát khiêm cung”

 

Tuy nhiên, ngoài ba dấu hiệu cho thấy hối nhân quả thực có một tấm ḷng “tan nát khiêm cung”, đó là ghét tội, tránh tội và đền tội, c̣n một dấu hiệu nữa tỏ tường và sâu xa cho thấy hối nhân “tan nát khiêm cung” khôn cùng về tội lỗi do họ đă gây ra, đó là cuộc sống sau khi họ ăn năn hoán cải, ở chỗ họ có tỏ ra thông cảm với các tội nhân hơn hay chăng, và nhất là có hết ḿnh hy sinh cho phần rỗi của các tội nhân đáng thương hay chăng!? Các tông đồ là thành phần được Chúa thương yêu tuyển chọn nhưng đă trắng trợn bỏ Chúa mà thoát thân khi Người bị bắt, thậm chí công khai phản nộp Người và trắng trợn chối bỏ Người, thế nhưng, sau khi phục sinh, Chúa Kitô đă ủy thác cho các vị thừa tác vụ t́nh thương mà rằng: “Các con hăy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai th́ tội người ấy được thứ tha, các con cầm tội ai th́ tội người ấy bị cầm lại” (Jn 20:22-23), v́ Người đă biến đổi các vị trở nên thành phần Tông Đồ Chúa T́nh Thương, khi phán: “Các con là nhân chứng của những sự ấy” (Lk 24:48). Đó là lư do Lễ Kính Chúa T́nh Thương đă được Chúa Giêsu cho chị Thánh Faustina biết rằng cần phải được Giáo Hội thiết lập vào Chúa Nhật sau Chúa Nhật Phục Sinh, chứ không phải vào Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày tưởng niệm việc tử giá của Chúa.

 

Việc con người ăn năn thống hối và hoán cải thật sự và sâu xa, với tấm ḷng “tan nát khiêm cung”, đến nỗi đă được chứng tỏ qua đời sống tông đồ chứng nhân t́nh thương của ḿnh, là những ǵ được xuất phát từ t́nh yêu Thiên Chúa, hay từ tâm trạng con người cảm nhận được t́nh Chúa yêu thương ḿnh, một t́nh yêu thương cho đến cùng, một t́nh yêu thương vô biên khôn tả hằng t́m mọi cách kỳ diệu nhất để cứu độ họ, dù Ngài có trở nên đáng thương trên thập giá hơn cả họ là thành phần tội nhân đáng thương của Ngài, Đấng đáng kính đáng mến mà họ lại mù quáng xúc phạm đến Ngài thay v́ hết ḷng kính mến Ngài, ở chỗ, họ đă coi thường và giầy đạp Ngài dưới những đam mê nhục dục đê hèn của họ, họ đă tôn thờ ngẫu tượng là những tạo vật vô cùng hèn hạ hơn Ngài, Đấng Tạo Dựng và Cứu Chuộc của họ. Phúc Âm c̣n cho chúng ta thấy một trường hợp hy hữu hết sức cảm động được Chúa biến đổi từ thân phận tội nhân thành tông đồ của Ngài, đó là trường hợp người đàn bà Samaritanô ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 4, một người đàn bà sống với 6 người đàn ông không phải là chồng ḿnh, một người đàn bà ngoại lai.

 

Đúng thế, ở đoạn mạc khải Phúc Âm Thánh Gioan này, Chúa Giêsu quả thực đă tự động đến gặp người đàn bà ngoại lai ấy với chủ đích tỏ ḿnh ra cho chị. Người biết được hằng ngày vào giờ nào chị vốn ra kín nước, và giờ kín nước của chị ấy lại là giờ vắng vẻ không có ai - chắc có thể v́ chị bị mặc cảm bởi đời sống bê tha tội lỗi của ḿnh nên muốn tránh mặt mọi người trong làng hay chăng, những người thường ra kín nước vào buổi sáng cho mát. Và chị phụ nữ ngoại lai tội lỗi diễm phúc ấy, dù có ư trốn lánh mọi người ấy, vẫn không thoát được ánh mắt của “Thiên Chúa là thần linh” (Jn 4:24), do đó, chị đă không biết được Vị Thần Linh này vẫn đang theo dơi chị từng giây từng phút cuộc đời chị, cho đến lúc Ngài thực sự tỏ ḿnh ra cho chị, vào chính ngày giờ (là buổi trưa), địa điểm (là bờ giếng), hoàn cảnh (là kín nước) và cách thức (là xin nước), chị không thể nào ngờ được. 

 

Giây phút quan trọng nhất, quyết liệt nhất, của đoạn mạc khải t́nh thương trong Phúc Âm này là lúc Chúa Giêsu, sau khi đă khơi động được ḷng khao khát chân thiện mỹ vốn nằm sâu ở tận đáy cuộc đời tội lỗi của chị, như chị lên tiếng xin Người ban nước của Người cho chị, thứ nước theo tự nhiên chị không cần phải vất vả hằng ngày đi kín nữa, một thứ nước chỉ cần uống một lần chị sẽ không bao giờ phải khát nữa, Người bảo chị “hăy về gọi chồng chị”. Phải, ở đây, ngay tại chỗ này, tuy chưa là tuyệt đỉnh của mạc khải thần linh, nhưng cần phải xuất hiện trước yếu tố nhân sinh là “cải thiện đời sống” nơi con người, như trường hợp chị phụ nữ Samaritanô này đă tỏ ra, ở chỗ, chị đă thú thật là “tôi không có chồng”. 

 

Chính nhờ yếu tố nhân sinh vừa khao khát chân thiện mỹ, dù chưa biết rơ thực tại này ra sao, nơi thứ nước Chúa Giêsu ban ám chỉ về Chúa Thánh Thần, vừa thành thật không giấu diếm như thế, chị phụ nữ này đă thấy được sự thật về ḿnh, khi nghe Người nói trúng tim đen cuộc đời quá khứ của chị. Nhờ đó, sau cùng chị đă lờ mờ thấy được sự thật về Người “Tôi biết có Đấng Thiên Sai sẽ đến. Khi Người đến Người sẽ nói cho chúng tôi biết hết mọi sự”. Thế rồi sau khi Người tỏ ḿnh ra cho chị: “Chính Tôi là Đấng đang nói với chị đây”, nghĩa là sau khi mạc khải đă lên đến tuyệt đỉnh, chị đă chẳng những hoàn toàn nhận biết Người mà c̣n loan báo về Người nữa: “Hăy ra mà xem có người đă nói cho tôi biết mọi sự tôi đă làm! Người này không phải là Đấng Thiên Sai hay sao?” 

 

Gương mẫu cho tấm ḷng “tan nát khiêm cung”

 

Một trong những vị thánh nữ ở thế kỷ 13 được mệnh danh “đệ nhị Mai Đệ Liên” là Thánh Magarita thành Cortona Ư quốc, sau cuộc đời chín năm phóng đăng dâm ô theo nhan sắc và t́nh cảm tự nhiên của ḿnh với một chàng thanh niên giầu sang phú quí trong vùng và có một đứa con trai với anh ta, nhưng không bao giờ trở thành vợ của anh ta như anh ta hứa hẹn. Tuy nhiên, sau khi nhờ con chó thân thương và tinh khôn dẫn đường thấy được thi thể của người t́nh này bất ngờ bị sát hại trong rừng vắng, nàng đă bắt đầu ăn năn hoán cải và chịu đựng tất cả những hậu quả hết sức đắng cay gây ra bởi gương mù tội lỗi của ḿnh ở địa phương quê quán của nàng, nhất là thái độ hất hủi của người cha ruột và bà mẹ ghẻ của nàng.

 

Sau đó, nàng đă sống một cuộc đời thống hối ăn năn, đă gia nhập Ḍng Ba Phanxicô, con trai nàng đă trở thành linh mục tử đạo của Ḍng Phanxicô, và nàng đă lập Hiệp Hội Đức Mẹ T́nh Thương để phục vụ thành phần bệnh nhân và nghèo khổ. Người thiếu phụ hoang đường tội lỗi này đă sống một cuộc đời hối nhân đầy nguyện cầu và khổ chế, nằm đất, ăn uống khem khổ, ngủ ít, mặc áo nhặm, đánh tội, và trải qua những giây phút ngất ngây chiêm niệm. Thậm chí nàng c̣n bị một số người trong dân chúng hiểu lầm về chính những nỗ lực thật t́nh thống hối ăn năn của nàng và t́m cách gây trở ngại cho việc chị được dẫn dắt trong đàng thiêng liêng bởi vị linh hướng Ḍng Phanxicô. Thêm vào đó, chính các tu sĩ Ḍng Phanxicô cũng hiểu lầm chị trước khi chị qua đời ít lâu.

 

Về cuối đời, Chúa Giêsu đă cho chị biết về mục đích và ư nghĩa của việc Chúa hoán cải chị có liên quan tới các người khác nữa chứ không phải chỉ v́ cá nhân chị và cho riêng chị. Chúa nói với chị như sau: “Giờ đây con hăy chứng tỏ là con đă hoán cải; con hăy kêu gọi những người khác thống hối nữa… Các ân sủng Cha đă ban cho con không phải chỉ giành riêng cho một ḿnh con”. Thế rồi, nhờ nỗ lực đáp ứng của chị trước lời Chúa kêu gọi, chị đă làm cho các tội nhân chẳng những ở Ư mà c̣n ở Pháp và Tây Ban Nha bỏ đàng tội lỗi mà quay về với Ḷng Thương Xót Chúa như chị. Thậm chí thành phần dân chúng ở thành Cortona của chị không c̣n ngờ vực chị nữa, nhưng đă chạy đến với chị trong những lúc khó khăn khốn khó. Chị đă qua đời vào ngày 22/2/1297, hưởng dương 50 tuổi, sau 23 năm ăn năn thống hối. Ngay ngày chị qua đời chị đă được dân chúng địa phương tuyên xưng là một vị thánh và cùng năm ấy dân thành Cortona cũng đă xây một thánh đường kính chị.

 

Chị quả thực đă trở thành một vị thánh lớn của chung hội ḍng Phanxicô Khó Khăn, đến nỗi, như Chúa Giêsu cho chị biết khi chị c̣n sống rằng: “Con là ánh sáng thứ ba được ban cho hội ḍng của Phanxicô yêu dấu của Cha. Phanxicô là thứ nhất trong số những người Anh Em Ḍng Hèn Mọn; Clara là thứ hai trong số các nữ tu, con sẽ là thứ ba của Hội Ḍng Ba Thống Hối”. Hiện nay thi hài của chị, một thân thể dù đă trải qua một thời gian chín năm dài dâm ô lăng loàn đàng điếm vẫn được ơn c̣n nguyên vẹn sau khi chết, v́ chị quả thực đă có ḷng thống hối ăn năn, hăm ḿnh phạt xác và làm việc bác ái của chị, những việc yêu nhiều th́ được tha nhiều, nhờ đó chị có thể đền bù tội lỗi của chị với tất cả tấm ḷng “tan nát khiêm cung” trước Thánh Nhan của Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, và linh hồn chị đă được về trời ngay sau khi chết, không qua luyện tội.

 

Ly Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă hư trầm,

Đến nỗi, Chúa vốn là Đấng vô tội đă trở thành tội lỗi v́ loài người khốn nạn chúng con,

Chúa đă trở nên đáng thương hơn cả thành phần tội nhân đáng thương chúng con.

Xin M Maria giúp chúng con chng nhng cm nghim được t́nh yêu vô cùng nhân hu ca Chúa

mà c̣n đáp ng phn nào t́nh thương vô biên ca Chúa

bng tm ḷng tan nát khiêm cung tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa ca chúng con.

Amen.