Ăn Năn Hoán Cải

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 495 Thứ Sáu 5/3/2010

 

 

“ăn năn hoán cải”: lời rao giảng tiên khởi

 

Tất cả Phúc Âm và sứ vụ của Chúa Kitô có thể được tóm trong lời rao giảng tiên khởi của Người, được Thánh Kư Marcô nhắc lại ở đoạn 1 câu 15 như sau: “Thời gian đă viên trọn. Triều đại của Thiên Chúa gần đến. Hăy ăn năn hoán cải và tin vào Phúc Âm”. “Thời gian đă viên trọn” ở đây có nghĩa là ǵ? Nếu hiểu theo chiều hướng của toàn bộ của lời rao giảng tiên khởi này của Chúa Kitô, chính là thời điểm Thiên Chúa muốn cứu chuộc nhân loại nói chung cho khỏi tội lỗi và sự chết đă điểm, thời điểm Ngài thực hiện lời Ngài  tự động hứa với hai nguyên tổ loài người sau nguyên tội.

 

Vậy Ngài thực hiện việc cứu độ này như thế nào? Ngài thực hiện bằng cách sai Con Ngài đến với loài người, Đấng là tất cả mạc khải của Ngài, là tột đỉnh của những ǵ Ngài đă mạc khải trong Cựu Ước, bởi thế, một khi Con Ngài đă nhập thể, nhất là đă công khai xuất hiện đặc biệt kể từ lúc Người loan báo lời rao giảng tiên khởi này, là lúc “Triều Đại của Thiên Chúa gần đến”, và Triều Đại này vĩnh viễn sẽ đến nơi Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô sau đó ba năm. Thế nhưng, về phần con người là thành phần được cứu độ, muốn nghênh đón triều đại “gần đến” này của Thiên Chúa, tức để có thể chấp nhận một Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh là Đấng chẳng những chiến thắng tội lỗi và sự chết cho con người, mà c̣n là Đấng thông ban cho con người sự sống thần linh viên măn hơn, họ cần phải hội đủ hai điều kiện bất khả thiếu và bất khả phân ly, đó là “ăn năn hoán cải và tin vào Phúc Âm”.

 

“Phúc Âm” đây không phải chỉ là những cuốn sách được các vị Thánh Kư viết ra và được Giáo Hội công nhận, thậm chí cũng không phải chỉ là những ǵ được chất chứa nơi 4 cuốn Sách Phúc Âm liên quan tới lời nói và việc làm của Chúa Kitô, hơn là chính bản thân Chúa Kitô. Bởi thế, “tin vào Phúc Âm” đây nghĩa là “tin vào Chúa Kitô”, là chấp nhận Chúa Kitô, chứ không phải chỉ chấp nhận hay chỉ tuân theo một lời nào đó hay một việc nào đó hoặc một phần nào đó của Người trong Phúc Âm, mà là chấp nhận và tuân theo chính Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, để có thể chấp nhận Chúa Kitô là Phúc Âm của Thiên Chúa, là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, con người cần phải “ăn năn hoán cải”, bằng không, họ chắc chắn không thể nào nhận ra Người, như trường hợp của thành phần Pharisiêu hay hội đồng đầu mục Do Thái bấy giờ, trong khi rất muốn biết Người là ai th́ lại quay ra chết trong tội lỗi của họ là ra tay sát hại Người khi Người tỏ cho họ biết về Người (xem Jn 8:21; Mt 26:63-66), thậm chí con người c̣n có thể biến Người thành một “Kitô giả” nữa là đằng khác, như trường hợp của vị thủ lănh tông đồ đoàn Phêrô, vị đă trở thành “Satan” khi vừa được Thày lần đầu tiên tỏ cho biết về cuộc Vượt Qua của Người (xem Mt 16:23), đă ân cần can ngăn Người theo chiều hướng nhân loại và tâm thức tự nhiên trần tục. Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu việc “ăn năn hoán cải” cần phải có để có thể “tin vào Phúc Âm”, th́ đâu là lư do sâu xa thiết yếu của việc “ăn năn hoán cải” và đâu là cách thức “ăn năn hoán cải” cho có hiệu lực để nhờ đó có thể “tin vào Phúc Âm”? Hy vọng chủ đề “ăn năn hoán cải” của Tin Mừng Sự Sống hôm nay sẽ giải đáp một phần nào vấn nạn thiết yếu liên quan đến phần rỗi này của mỗi người chúng ta!

 

“ăn năn hoán cải”: nguyên nhân sâu xa

 

Để có thể biết được nguyên nhân sâu xa tại sao con người nói chung, thậm chí Kitô hữu chúng ta nói riêng, cần phải “ăn năn hoán cải” để có thể “tin vào Phúc Âm”, chúng ta cần phải trở về nguồn để thấy được ư nghĩa chính yếu của việc “hoán cải”. Nói chung, “hoán cải” nghĩa là cải tà qui chính, bỏ những ǵ xấu xa tội lỗi mà quay về với những ǵ là thiện hảo tốt lành. Theo Kitô giáo, “hoán cải” là trở về cùng Chúa, như đứa con phung phá trở về cùng cha của ḿnh được thuật lại trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 15. Thật vậy, ngay từ ban đầu, con người đă tự động đi hoang sau khi được Thiên Chúa dựng nên theo h́nh ảnh Ngài, hoàn toàn vô tội, “trần truồng không biết xấu hổ” (Gen 2:25). Ở chỗ, họ đă phạm đến những ǵ Thiên Chúa ngăn cấm, đó là ăn trái cây biết lành biết dữ ở giữa vườn, những ǵ Ngài đă cảnh báo cho họ biết rằng “lúc nào ngươi ăn nó ngươi sẽ phải chết” (Gen 2:17).

 

Thế nhưng, cái con người tạo vật phạm đến Thiên Chúa đây không phải chỉ là hành động phạm pháp, hành động sai trái của ḿnh theo ư riêng bất tuân ư Chúa, mà nhất là thái độ phản ảnh nội tâm của họ tỏ ra không tin tưởng vào Chúa là Đấng vô cùng chân thật và thiện hảo cho bằng tin tưởng ma quỉ là tên dối trá điêu ngoa hết sức gian manh xảo quyệt. Ở chỗ họ bất chấp những ǵ Thiên Chúa Hóa Công vô cùng yêu thương và khôn ngoan của họ cảnh báo họ, để rồi ngoan ngoăn nghe theo lời xuí giục đầy ghen hờn chết chóc của rắn quỉ, tức họ đă mặc nhiên coi ma quỉ hơn Thiên Chúa, khiến ma quỉ nghiễâm nhiên trở thành cha của họ (xem Jn 8:44), cho đến khi như Evà họ nhận ra rằng “con rắn đă đánh lừa tôi” (Gen 3:13), th́ đă muộn.

 

Đúng thế, cái then chốt của việc “hoán cải” ở đây là câu tự thú của nữ nguyên tổ Evà: “con rắn đă lừa tôi”. Chính v́ thế, chính v́ con người đă bỏ Chúa mà theo ma quỉ mà để tỏ ḷng “hoán cải”, trong nghi thức rửa tội của Giáo Hội Công Giáo, trước khi được thanh tẩy, một tác động tỏ ra “tin vào Phúc Âm”, người dự ṭng đă phải công khai tuyên xưng từ bỏ ma quỉ và những việc làm của ma quỉ “là cha sự dối trá” (Jn 8:44). Đúng thế, việc lănh nhận phép rửa là tác động cho thấy người dự ṭng trưởng thành, về mặt tiêu cực, họ chẳng những “ăn năn hoán cải”, ở chỗ từ bỏ ma quỉ cùng các việc làm của ma quỉ, về mặt tích cực, họ c̣n “tin vào Phúc Âm”, khi họ, cũng qua nghi thức rửa tội, tuyên xưng, theo ư của Kinh Tin Kính, Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần cùng với tất cả những ǵ Ba Ngôi làm cho họ là tạo dựng họ, cứu chuộc họ và thánh hóa họ.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, không biết có ai sau khi lănh nhận Phép Rửa đă hoàn toàn và tuyệt đối trung thành với lời hứa rửa tội về cả phương diện tiêu cực là liên lỉ “ăn năn hoán cải” trong việc từ bỏ ma quỉ cùng những việc làm của ma quỉ, lẫn tích cực là tin tưởng và kính mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết sức ḿnh này hay chăng? Đó là lư do cuộc sống Kitô hữu là một cuộc hành tŕnh đức tin hướng về Chúa và trở về với Chúa cho tới cùng. Bởi v́, Bí Tích Rửa Tội, theo Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, về phương diện tiêu cực, chỉ có tác dụng tha nguyên tội và tư tội nếu có cùng với các h́nh phạt do tội gây ra mà thôi, tức là nếu chết ngay sau khi rửa tội th́ người tân ṭng được về trời lập tức, không phải qua luyện tội, nhưng Phép Rửa vẫn không giải thoát con người được trở thành con cái Thiên Chúa ấy, được thông phần bản tính thần linh ấy, nhờ đó được sống sự sống thần linh với Thiên Chúa ấy, khỏi các mầm mống của nguyên tội là đam mê nhục dục và các tính mê nết xấu, cũng như khỏi mọi đau khổ và chết chóc là hậu quả của nguyên tội.

 

Đó là lư do Kitô hữu, cho dù đă được thánh hóa nhờ Phép Rửa và được Thiên Chúa ở cùng, cũng vẫn phải chiến đấu cho tới hơi thở sau hết, và nơi Kitô hữu một trận chiến thiêng liêng liên lỉ đầy quyết liệt diễn ra giữa Ơn Thánh Chúa và tà thần sự dữ, đến nỗi, nếu họ không “tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 26:41), chắc chắn họ sẽ bị “sa chước cám dỗ”, sẽ như các tông đồ bỏ chạy khi thấy Thày ḿnh bị bắt trong Vườn Cây Dầu (xem Mk 14:50), hay sẽ như vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô trắng trợn chối Thày khi bị điểm mặt (xem Mk 14:66-72).

 

“ăn năn hoán cải” - có nghĩa là

 

Căn cứ vào cơ cấu của đời sống siêu nhiên nơi Kitô hữu sau khi họ lănh nhận Phép Rửa, một cơ cấu bao gồm chẳng những Thánh Sủng mà c̣n cả ba thần đức Tin, Cậy, Mến là các tài năng siêu nhiên để giúp họ sống sự sống thần linh với tư cách là con cái của Thiên Chúa, th́ việc “ăn năn hoán cải và tin vào Phúc Âm” của họ có nghĩa là, trước hết, họ phải “ăn năn hoán cải”, ở chỗ, làm sao để con người họ nói chung và linh hồn họ nói riêng trở thành một mảnh đất tốt, một mảnh đất cho dù có c̣n mầm mống cỏ dại là đam mê nhục dục và tính mê nết xấu chúng cũng không thể nào nhú lên được, không c̣n tác dụng nào, đến độ chúng có thể làm chết nghẹt được hạt giống thần linh là Thánh Sủng, trái lại, thay vào đó, họ phải “tin vào Phúc Âm”, ở chỗ, chuyên chăm vun trồng đủ mọi loại hoa thơm nhân đức và nhất là những cây ăn trái Tin Cậy Mến, nhờ đó, Thánh Sủng ban đầu như một hạt cải nhỏ bé nhất mới có thể từ từ mọc lên thành một cây thánh đức vĩ đại (xem Mt 13:32), đến độ trở thành tổ nương náu cho chim trời là các linh hồn cần được cứu rỗi, nhờ đời sống nội tâm chứng nhân của họ.

 

Tâm hồn Kitô hữu nào có một đời sống Thánh Sủng dồi dào và mănh liệt đến độ có thể làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6) mà trở về với Người, th́ quả thực họ là một cành nho dính liền với thân nho là Chúa Kitô nhờ đó đă sinh muôn vàn hoa trái bởi nhựa sống thần linh xuất phát từ chính Chúa Kitô là thân nho (xem Jn 15:5), Đấng “đă đến cho chiên được sự sống và là một sự sống dồi dào viên măn” (Jn 10:10). Nơi những tâm hồn Kitô hữu này, Triều Đại Thiên Chúa quả thực đă đến, ở chỗ Chúa Kitô thực sự chẳng những đang sống động trong họ mà c̣n làm chủ họ, biến họ trở thành thừa tác viên t́nh thương của Người, Đấng suy nghĩ bằng trí khôn của họ, yêu thương bằng con tim của họ, phục vụ bằng đôi tay của họ, nói năng bằng môi miệng của họ, và thương cảm bằng ánh mắt của họ. Tiến tŕnh “hoán cải” của Kitô hữu lên đến tột đỉnh khi họ có sức làm cho người khác “hoán cải”, nhận biết và yêu mến Chúa Kitô là Vị Cứu Tinh duy nhất của nhân loại.

 

Lịch sử thế giới hiển nhiên cho thấy Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng chẳng khác nào như một hạt cải nhỏ bé nhất, xét về cả địa dư liên quan tới lănh thổ của Quốc Đô Vatican trên bản đồ thế giới hiện nay, lẫn nguồn gốc sinh sau đẻ muộn của ḿnh, so với các tôn giáo lớn khác có trước đó ít là 500 năm, chẳng hạn Ấn giáo và Phật giáo ở Ấn Độ, hay Khổng giáo và Lăo giáo ở Trung Hoa. Một điều lạ lùng nơi Kitô giáo, so với các đạo giáo lớn trước ḿnh, đó là Kitô giáo trở thành một thứ đạo “công giáo” (universal), một đạo giáo “cho” chung mọi người trên thế giới này, một đạo nhờ đó là “của” mọi người ở khắp nơi, chứ không phải cho riêng hay của riêng một dân tộc hay một vùng nào trên thế giới như các đạo vừa kể, thậm chí như Hồi giáo có sau Kitô giáo, hay Do Thái giáo có trước ḿnh.

 

C̣n lạ lùng hơn nữa đó là sự kiện Kitô giáo trong suốt gịng lịch sử của ḿnh, ở mọi thời và hết mọi nơi, hầu như liên tục bị bắt bớ và sát hại; thậm chí cho tới thời điểm ngày nay, khi mà con người đă đạt tới tột đỉnh văn minh về nhân bản và nhân quyền của ḿnh, qua bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, Kitô giáo vẫn tiếp tục bị bách hại và sát hại tại các vùng có các đạo giáo khác, như Ấn giáo và nhất là Hồi giáo; thế mà, Kitô giáo chẳng những không bị tiêu diệt mà c̣n càng ngày càng phát triển hơn bao giờ hết, nhất là Giáo Hội Công giáo càng có một thế lực quốc tế mạnh mẽ hơn bất cứ một đạo giáo nào, qua vai tṛ Giáo Chủ của ḿnh là Đức Giáo Hoàng Rôma, vị được cả thế giới ngưỡng phục và thường được thành phần lănh đạo các quốc gia và quốc tế đến tham vấn, đến độ giáo huấn Công giáo nói chung và Giáo hoàng nói riêng có thể được coi là lương tâm chung của nhân loại.

 

Phải chăng đó là lư do, chỉ ở trong Giáo Hội Công giáo mới có những từ ngữ “bỏ đạo” và “trở lại đạo”? V́ “đạo” đây chính là Chúa Kitô, Đấng đă phán “Thày là Đường” (Jn 14:6), “là Đạo Lộ” cũng là Đấng sáng lập Kitô giáo và thiết lập Giáo Hội Công giáo. Nên “trở lại đạo” tức là “trở về cùng Chúa Kitô” nơi Giáo Hội Công giáo, và “bỏ đạo” là “bỏ Chúa Kitô”, bỏ Giáo Hội Công giáo. Theo Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), cho dù minh nhiên công nhận nơi loài người nói chung và các đạo giáo nói riêng đều có mầm mống chân lư cứu rỗi, Giáo Hội Công giáo vẫn không phủ nhận chủ trương “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, trái lại, vẫn tiếp tục khẳng định vai tṛ là bí tích và là phương tiện cứu độ bất khả thiếu của ḿnh cho phần rỗi của nhân loại: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” (Mk 16:16).

 

“ăn năn hoán cải” - Bàng Hoàng Trước Sự Thật

 

Nếu đối với Kitô hữu, “hoán cải” là tiến tŕnh tu đức trong việc họ liên lỉ cởi bỏ con người cũ của ḿnh mang đầy mầm mống nguyên tội cho đến khi họ được hoàn toàn và trọn vẹn mặc lấy Con Người Mới là tất cả Chúa Kitô trọn hảo (xem Eph 4:13,15); trong số những trường hợp “hoán cải” đặc biệt của thành phần này phải kể đến trường hợp của Thánh Mai Đệ Liên trong Phúc Âm, Thánh Phaolô thời các Tông Đồ, Thánh Âu Quốc Tinh thời các Giáo Phụ và Thánh Margarita thành Cortona ở Ư Thời Trung Cổ, th́ “hoán cải” nơi thành phần Dân Ngoại hay thuộc các đạo giáo khác ngoài Kitô giáo, hay thành phần thuộc các Giáo Hội hay giáo phái Kitô giáo chưa hoàn toàn hiệp nhất với Giáo Hội Công giáo, đó là tác động “trở về” cùng Chúa Kitô, Đấng đă đến để t́m kiếm từng con chiên lạc (xem Lk 15:4), cho đến khi “chỉ có một đàn chiên theo một chủ chiên” (Jn 10:16).

 

Trong số những trường hợp trở về với Giáo Hội Công giáo này, như bộ ba cuốn “Bàng Hoàng Trước Sự Thật -  Surprised by Truth”, xuất bản năm 1994 (tập 1), năm 2000 (tập 2) và năm 2002 (tập 3), một bộ sách được hiệu đính bởi Patrick Madrid, độc giả thấy được những cuộc hoán cải trở về đầy gay go gai góc lẫn huyết lệ tử đạo: “gay go gai góc” ở chỗ chính bản thân người trở về phải tự động âm thầm đi t́m hiểu chân lư mà họ cảm thấy họ dường như đang bị lầm lạc, và giảng dạy sai lạc, và “huyết lệ tử đạo” ở chỗ, một khi đă t́m thấy chân lư rồi, họ c̣n phải cương quyết trở về với chân lư, phải trung thành với sự thật giải thoát bằng bất cứ giá  nào và cách nào, cho dù có phải hy sinh đến tận cùng, phải từ bỏ tất cả những ǵ là thân yêu nhất của ḿnh, bao gồm những người thân yêu ruột thịt cùng bạn bè thân nghĩa, thậm chí bị những người thân yêu thân nghĩa này ghét bỏ, kể cả nghề nghiệp kèm theo thế giá làm pastor có lợi tức để sinh sống cho gia đ́nh của ḿnh nữa.

 

Sau đây là một câu truyện có thật, đó là trường hợp của một vị linh mục, từ ngoại giáo trở lại Kitô giáo, do chính đương sự thuật lại, dưới nhan đề “Cuộc Hành Tŕnh  của Đời Tôi”. Tác giả của bài viết này là Giáo sư Triết học của Viện Đại Học Sài G̣n, Việt nam. Ngài là hậu duệ của các Vua Triều Minh Mạng, Tự Đức. Dưới những triều đại này, Giáo Hội Công giáo đă bị cấm cách và sát hại gắt gao vào khoảng thế kỷ 19. Ngài là Cha Bửu Dưỡng, một Linh mục Ḍng Đaminh. Ngài là nguyên Phó Giám tỉnh của Ḍng và là Chủ tịch của Tổ chức các Ḍng tu tại Việt nam. Bài này được ngài viết trong chuyến du hành sang Pháp trên tàu André Lebon vào năm 1935, bảy năm sau ngày ngài Rửa tội theo Giáo Hội Công giáo và năm năm trước ngày ngài được phong chức Linh mục. Ngài sang Pháp du học và lănh nhận Thánh chức Linh mục.

 

Có những khoảng thời gian tôi cảm thấy bất an trong đời sống, dường như tôi đang trải qua những cơn khủng hoảng của đời sống, cái tâm trạng này kéo dài trong suốt ba năm liền.

 

Những loại tâm trạng tương tự như thế từ buổi thiếu thời khi c̣n học tại trung học lại trở lại trong trí tôi: Những lần tôi không giải trí chung với các bạn trong giờ giải trí, những đêm dài mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng sau khi nghe vài bản nhạc buồn, sau khi vẽ một vài nét trên tấm vải mới căng cho bức tranh lạ. Tất cả những tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: "Có phải Kitô giáo là một tôn giáo thật và tôi phải theo hay không?".

 

Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Không bao giờ! Dù nó đúng, nó thật, nó hay...nhưng "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Thật ra sự bướng bỉnh đă làm tôi hóa ra ngu đần: Câu tục ngữ trên áp dụng vào vấn đề tôn giáo không đem lại một ư nghĩa nào cả.

 

Trong khi coi Kitô giáo như một tôn giáo của ngoại bang, tôi không để ư đến những vấn đề khác như Đức Phật của Phật giáo là người Ấn Độ, Đức Khổng Tử là người Trung Hoa và nhất là Chúa Giêsu mặc dù không phải là người Âu Châu nhưng Ngài được các quốc gia trong lục địa này tôn thờ. Họ tôn thờ không phải Ngài là người này hay người kia, nhưng chỉ v́ họ tin Ngài là Chúa và họ tôn thờ Thiên Chúa.

 

Thiên Chúa là Chúa của tất cả các quốc gia dân tộc, không dành riêng cho một quốc gia dân tộc riêng rẽ nào. Khi Ngài đến trần gian mặc lấy xác phàm, Ngài đă được sinh ra trong dân tộc Do Thái. Dân tộc Do Thái này v́ thế đă được gọi là dân được tuyển chọn. Họ tôn thờ Thiên Chúa của họ, họ đă không bị chi phối bởi các nguồn đức tin khác từ Ấn Độ, từ Trung Hoa, từ Hy Lạp hay Rôma, mặc dù các quốc gia này đă có những nền văn minh tân tiến hơn so với họ.

 

Dân tộc Do Thái qua thời gian vẫn trung thành với Đấng Sáng tạo, dĩ nhiên cũng có những trường hợp riêng lẻ cá nhân chạy theo niềm tin này khác, nhưng cách chung họ coi việc thờ phượng Thiên Chúa như một điều bắt buộc trong đời sống. Có lẽ đây chính là lư do tại sao Thiên Chúa đă tuyển chọn dân tộc này làm dân riêng của Ngài. C̣n biết bao nhiêu những điều bí ẩn khác tôi chưa hiểu thấu.

 

Chúa Kitô chính là Chúa của tất cả. Mọi người có nhiệm vụ phải tôn thờ Ngài, yêu mến Ngài, phục vụ Ngài, tuân giữ các giới răn của Ngài và vâng lời Ngài.

 

C̣n đối với con người, bất cứ ai ở bất cứ đâu đều có thể đưa ra một triết thuyết nào đó rồi chỉ dạy, hướng dẫn người khác và tin rằng điều đó có ích lợi cho nhân loại. Những người như thế, họ hy vọng sẽ đưa đến hạnh phúc cho con người. Về phía chúng ta, chúng ta nên kính trọng họ, không nên nh́n vào họ trong khía cạnh con người với những lầm lỗi và yếu đuối, chấp nhận những điểm tốt, hữu ích, đừng theo những điểm xấu, sai lầm, tránh những cố chấp và bần tiện. Trí óc con người không phải là ơn mạc khải, cũng không phải là ánh sáng của giáo huấn của Giáo Hội, nó chỉ là một mớ kiến thức được suy đi luận lại, thế mà nó muốn diễn tả những bí nhiệm của vũ trụ, nó muốn giải quyết vấn đề sinh tử. Làm sao tránh được những sai lầm phải có?

 

Chúng ta không đề cập đến những người tự ái, ham danh vọng, cố chấp trong những sai lầm của họ để rồi khư khư nắm giữ những tà thuyết gây thiệt hại cho nhân loại. Chúng ta chỉ nói đến những vĩ nhân, những triết gia, những người khôn ngoan, những người đă sống trong những thời đại và v́ hoàn cảnh chưa bao giờ họ được nghe nói tới một tôn giáo thật, họ không thể thay đổi để tiến đến một niềm tin thật. Đó không phải lỗi của họ. Họ là những anh hùng, đời sống đầy nhân đức có khả năng siêu phàm trong nhiều lănh vực. Họ là những người đáng kính, nhưng chúng ta không thể đưa niềm kính trọng đó trở thành một nghi lễ thờ phượng, coi họ như thần thánh, đồng hóa họ với thần linh và Thiên Chúa đấng sáng tạo vũ trụ.

 

Chúng ta phải ư thức, phải nh́n vào trật tự của vũ trụ và nhân loại, chúng ta phải phân biệt Đấng Toàn năng và con người, Đấng Sáng tạo và loài thụ tạo.

 

Ngay cả những vĩ nhân danh tiếng như Socrates, Plato, Aristotle của Hy Lạp, Khổng Tử của Trung Hoa hay vị ẩn sư đă thành Phật tại Ấn Độ. Tất cả những Vị này đều cho biết rằng họ là con người đang đi t́m hiểu, học hỏi và sống những nhân đức để đạt đến cứu cánh của đời sống con người. Đức Khổng Tử đă nói: "Không phải ta sinh ra đă hiểu biết, nhưng như những người khôn ngoan và thánh thiện khác, ta đă bắt đầu học hỏi, nhận thức không ngừng, đó là tất cả những ǵ ta có thể nói với các con."...

 

Chính Đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Mouni) sau khi đă được kính trọng như Đức Phật, Ngài đă nói: "Tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật". Như thế, tất cả chúng ta đều có thể thành Phật với điều kiện phải sống đời sống từ bỏ một cách thật sự những ước muốn riêng tư và tách ḿnh ra khỏi thế gian tục lụy. Và một ngày nào đó, chúng ta sẽ đạt được trạng thái vô vi thoát tục. Nói một cách khác, sẽ được "giải thoát", có nghĩa là thành Phật. Phật, như thế chính là con người sau khi sống một đời sống nhân đức toàn vẹn đă được giải thoát. Họ không phải là thần linh.

 

Với những người này chúng ta phải tôn kính, sự thờ phượng chỉ dành cho một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, Đấng đă dựng nên và yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta không biết Ngài, không biết giáo huấn của Ngài, chúng ta phải đi t́m, phải học hỏi đế biết Ngài. Nếu chúng ta thờ ơ, chúng ta sẽ giống như những đứa con rơi không biết cha mẹ ḿnh là ai. Một cách sống thờ ơ như thế sẽ đưa đến tội lỗi và là dấu chỉ của sự vô ơn.

 

Những điều này dù sao tôi cũng chỉ mới nghĩ đến trong những năm gần đây. Trước kia, sự thù oán và những tư tưởng vô lư khiến tôi mù ḷa không nh́n thấy, không chấp nhận Kitô giáo. Tệ hại hơn nữa, nó c̣n lấn át đi cả tiếng gọi nội tâm không ngừng kêu mời tôi đến học hỏi, t́m ṭi về chân lư thật sự ấy.

 

Đọc lại những ḍng tư tưởng trên, tôi mỉm cười tự hỏi sao một người đă là tôi lại có thể viết được những điều này...Thật vậy! Lạy Chúa! Ngài yêu con biết bao. Dù con đă ngỗ nghịch, Ngài vẫn âm thầm tiếp tục d́u dắt con trở lại với Ngài. Ước muốn duy nhất của Ngài nơi con đó là Ngài muốn con thoát khỏi án phạt đời đời và trao cho con một hạnh phúc bất diệt.

 

Càng ngày, tôi càng tin tưởng hơn vào chân lư nơi Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không nghĩ đến việc sẽ rửa tội. Mỗi lần ư nghĩ rửa tội xuất hiện là mỗi lần tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nh́n những người Công giáo Việt nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một tôn giáo của ngoại bang, nó xa lạ và khác thường với phong tục tập quán dân tộc, nó có vẻ "Tây" quá. Nh́n vào cách ăn nói, các nghi lễ, h́nh dáng nhà thờ... nó có vẻ Âu tây hơn là một màu sắc quốc tế. Đối với tôi, yêu mến văn hóa Khổng Tử, kính trọng đời sống kham khổ của các tu sĩ Phật giáo là những ngăn trở khiến tôi khó đến với Công giáo. Đời sống tự do của người Công giáo và ngay cả các Linh mục khó cho tôi có thể nghĩ rằng họ là những người tin Chúa và là tôi tớ của Chúa.

 

Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một Tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những Thày tu Ḍng khổ hạnh truyền giáo (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập gần Huế. Đời sống của các Tu sĩ này đă ảnh hưởng tôi thật nhiều. Sự t́m hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến việc quyết định gia nhập Giáo hội Công giáo.

 

Tôi tŕnh bày đời sống và niềm tin của tôi với Linh mục Bề trên nhà Ḍng và chính Ngài đă Rửa tội cho tôi ngày 15 tháng Tám năm 1928./.

 

Ly Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể Vượt Qua.

Cho dù Chúa mang thân phn làm Con ca Cha trên tri

nhưng Chúa đă biết vâng phc nơi nhng ǵ Chúa phi chu trong thân phn làm người,

để khi hoàn tt Chúa đă tr thành căn nguyên cu độ đời đời cho nhng ai tin tưởng Chúa.

Nh li chuyn cu ca M Maria Đồng Công Vô Nhim ca Chúa,

xin Chúa cho Kitô hu chúng con là thành phn môn đệ Chúa

luôn biết tnh thc và cu nguyn để chng nhng chúng con khi sa chước cám d,

chiu theo bn cht yếu nhược ca loài người vướng mc nguyên ti chúng con,

mà c̣n được thông phn cuc Vượt Qua vi Chúa,

Vượt Qua Kh Nn và T Giá đến Phc Sinh vinh hin và Thánh Linh s sng.

Amen.