Trận Chiến Thiêng Liêng

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 496 Thứ Sáu 12/3/2010

  

Đời sống Kitô hữu vốn được gọi là một cuộc Hành Tŕnh Đức Tin, và v́ là một cuộc hành tŕnh đức tin mà đời sống Kitô hữu, muốn kiên trung “bến đỗ đến cùng mới được cứu độ” (xem Mt 24:13), mới liên lỉ diễn ra hằng giây hằng phút một Trận Chiến Thiêng Liêng. Trận Chiến Thiêng Liêng hằng xẩy ra bất khả tránh và hết sức gay go quyết liệt như một trận tử chiến trong đời sống Kitô hữu, không phải chỉ liên quan tới ba thù là thế gian, ma qủi và xác thịt, mà c̣n tới t́nh trạng tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, và thậm chí tới cả đêm tăm tối về đức tin nữa, nhờ đó linh hồn càng ngày càng siêu thoát, càng trở nên như men trong bột (xem Mt 13:33-34), như hạt lúa miến mục nát đi để trổ sinh muôn vàn hoa trái (xem Jn 12:24).

 

Trận Chiến Thiêng Liêng liên quan tới ba chiều kích này trong đời sống đức tin của người Kitô hữu, trước hết, liên quan tới Ba Thù là thế gian, ma quỉ và xác thịt, sau nữa, liên quan tới việc Tỉnh Thức và Cầu Nguyện, và thứ ba liên quan tới Đêm Tăm Tối Đức Tin, chúng ta thấy, theo Linh Đạo Kitô giáo hay theo tu đức học, Trận Chiến Thiêng Liêng này chính là Trận Chiến Nên Thánh, một Tiến Tŕnh Nên Thánh từ cấp thứ nhất là khởi sinh, ở chỗ từ bỏ ma quỉ và những ǵ thuộc về ma quỉ, tiến lên cấp thứ hai là tiến sinh, ở chỗ tỉnh thức và cầu nguyện, cho đến khi đạt tới cấp thứ ba là hiệp sinh, ở chỗ sống bằng đức tin tinh tuyền thuần túy, sống “trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:24), được hiệp nhất nên một với “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24). Chúng ta hăy cùng nhau tiến vào Trận Chiến Thiêng Liêng cũng là Trận Chiến Nên Thánh từ cả ba mặt trận: Mặt Trận Ba Thù, Mặt Trận Tỉnh Thức và Cầu Nguyện, và Mặt Trận Đêm Tăm Tối Đức Tin.

 

Trận Chiến Thiêng Liêng: Mặt Trận Ba Thù

 

Trận Chiến Thiêng Liêng cũng là Trận Chiến Nên Thánh được bắt đầu từ Mặt Trận Ba Thù với ba đối tượng cần Kitô hữu phải chiến đấu, đó là thế gian, ma quỉ và xác thịt. Trước khi điểm mặt từng kẻ thù này, có ba vấn đề được đặt ra ở đây: trước hết, đâu là mối liên hệ giữa ba kẻ thù này? Sau nữa, tại sao chúng lại trở thành cặp Ba Thù của chung con người và riêng Kitô hữu?? Và sau hết, trong bộ Ba Thù này chính yếu nhất và đáng sợ nhất là kẻ thù nào?

 

Bộ Ba Thù có liên hệ mật thiết với nhau ở chỗ: thế gian là phương tiện thuận lợi để ma quỉ đầy điêu ngoa dối trá lợi dụng cám dỗ con người xu hướng về xác thịt bởi mang đầy mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng tính hư nết xấu gây ra bởi nguyên tội. Chính v́ cả thế gian, ma quỉ và xác thịt đều là những ǵ ngăn trở cho việc con người nhận biết Thiên Chúa và trở thành nguy cơ mất linh hồn của người Kitô hữu mà bộ Ba Thù này quả thực đă trở thành thù địch không đội trời chung của loài người, nhất là của Kitô hữu! Tuy nhiên, trong bộ Ba Thù này, kẻ thù nguy hiểm nhất không phải là những ǵ ở ngoài con người là thế gian và ma quỉ mà là những ǵ ở ngay nơi bản thân của con người, trở thành như chính sự sống của con người, đến nỗi con người không phải là người phàm nếu không có nó, đó là xác thịt của con người.   

 

Trước hết, thế gian đây không phải là thế giới thiên nhiên tạo vật khi mới được Thiên Chúa sau sáu ngày tạo dựng, hoàn toàn tốt lành trước con mắt của Thiên Chúa Hóa Công, như Sách Khởi Nguyên thuật lại ở đoạn 1 câu 31: “Thiên Chúa nh́n hết mọi sự Ngài đă tạo dựng và Ngài thấy nó rất tốt lành”, mà là một thế gian đă bị “ma quỉ là tên dối tra và là cha sự dối trá” (Jn 8:44) phóng uế, trở thành vương quốc của ma quỉ sau nguyên tội, đúng như Satan đă tự nhận qua lời nó hứa với Chúa Giêsu trong hoang địa ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 4 câu 6-7: “Ta sẽ ban cho ngươi tất cả quyền năng ấy và vinh quang của các vương quốc ấy; quyền năng đă được ban cho ta và ta muốn ban cho ai tùy ư. Hăy phục ḿnh xuống tôn kính ta, ta sẽ ban cho ngươi tất cả”.

 

Đó là lư do Thánh Gioan Tông Đồ, trong Thư Thứ Nhất của ḿnh, ở đoạn 2, từ câu 15-17, đă khuyên dạy Kitô hữu như sau: “Anh em đừng yêu mến thế gian và những ǵ có trong thế gian. Nếu ai yêu mến thế gian th́ ḷng mến của Cha không có trong kẻ ấy. V́ tất cả mọi sự có trong thế gian là đam mê xác thịt, con mắt dục vọng, và khoe khoang tự đắc đều không do từ Cha, mà từ thế gian. Và thế gian đang qua đi cùng với những lôi cuốn của nó; c̣n kẻ làm theo ư Thiên Chúa th́ lưu tồn vạn đại”.

 

Ma quỉ đây là nhóm thần dữ theo đệ nhất thần trời là Luxiphe phản nghịch cùng Thiên Chúa ngay từ ban đầu nên đă bị mất chỗ đứng của ḿnh trên trời, như được Sách Khải Huyền cho thấy ở đoạn 12 câu 4, 7-8. Cũng trong cùng đoạn 12 của Sách Khải Huyền này, ở câu 9 ngay sau đó, Thánh Tông Đồ Phượng Hoàng Gioan c̣n cho biết Luxiphe ấy được biểu hiện qua h́nh ảnh “con khủng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian”.

 

Đúng thế, Satan chính là tên cám dỗ cả thế gian, và ngay từ ban đầu, qua h́nh ảnh con cựu xà, hắn đă hết sức tinh khôn, trong việc cám dỗ nữ nguyên tổ của loài người, chứ không phải nam nguyên tổ, v́ hắn biết rằng nữ giới bản chất vốn nhẹ dạ, sống t́nh cảm và dễ xiêu ḷng, và chỉ cần hạ được nữ nguyên tổ th́ chắc chắn sẽ bắt được cả nam nguyên tổ, v́ nam nguyên tổ yêu thương nữ nguyên tổ không thể nào không chiều theo ư của nữ nguyên tổ. Chiến lược của hắn quả thực đă thành công trong việc đánh gục loài người là loài thấp kém hơn hắn rất nhiều nhưng đă được Thiên Chúa tỏ ra cho hắn ngay từ ban đầu rằng Ngài sẽ hóa thành nhục thể nhờ một người nữ (xem Rev 12:4-5). Hai nguyên tổ loài người đă trúng kế kẻ thù và đă mặc nhiên tự thú như thế. Nữ nguyên tổ thú nhận với Thiên Chúa Hóa Công khi bị Ngài hạch hỏi rằng: “Con rắn đă đánh lừa tôi nên tôi đă ăn” (Gen 3:13), và chính nam nguyên tổ cũng thành thực thưa cùng Ngài trước đó rằng: “Người đàn bà Chúa cho ở với tôi đă đưa cho tôi trái cây ấy nên tôi đă ăn” (Gen 3:12).


Thế nhưng, khi chiến đấu với Chúa Kitô, Con Trẻ được người nữ sinh ra, mà hắn không thể nào ngờ được, nên hắn mới dám mon men đến cám dỗ thử xem “nếu ngươi là Con Thiên Chúa” (Mt 4:3,6), để rồi, cho dù hết sức tinh khôn quỉ quyệt cũng đă bị vô cùng thảm bại bởi Người. Ở đây, theo trí óc kiêu ngạo của ḿnh, Satan không thể nào ngờ được Vị Thiên Chúa Làm Người, mà theo hắn, Người chắc chắn phải là Đấng vô tội và toàn năng, không cần phải chay tịnh 40 đêm ngày, nhưng khi thấy con người này lại có thể chay tịnh 40 đêm ngày, hắn mới hồ nghi và ra tay thử thách, hầu nhờ đó t́m ra tung tích và căn tính của con người ấy. Hắn đă sử dụng chính những ǵ có trong thế gian là “đam mê xác thịt, con mắt dục vọng, và khoe khoang tự đắc” để thứ tự cám dỗ Người. Hắn đă cám dỗ Người về đam mê nhục dục khi xui Người biến đá thành bánh ăn (x Lk 4:3); hắn tiếp theo cám dỗ Người về con mắt dục vọng khi hứa ban cho Người tất cả mọi vương quốc thiên hạ (x Lk 4:6-7); và hắn cuối cùng đă cám dỗ Người về khoe khoang tự đắc, khi xui Người thử thách Thiên Chúa trong việc thử lao ḿnh xuống tứ chóp đỉnh đền thờ (x Lk 4:9-11).

 

Xác thịt là kẻ thù thứ ba trong bộ Ba Thù của Kitô hữu trong Trận Chiến Thiêng Liêng và là một kẻ thù lợi hại nhất, đến độ, nó có thể biến lành thành dữ, có thể hủy hoại tất cả những ǵ là tốt lành tự bản chất của sự vật hay sự việc. Chẳng hạn t́nh dục và việc giao hợp tự bản chất là tốt, được Thiên Chúa ban cho con người để con người được dựng nên có nam có nữ theo h́nh ảnh thần linh có thể cộng tác với Ngài như nguyên nhân đệ nhị trong việc tiếp tục tạo dựng nên con người trên trần gian này cho tới tận thế, nhưng đă bị và hằng bị con người xác thịt biến thành xấu, khi hoan hưởng nó trước hôn nhân, ngoài hôn nhân hay trong trường hợp loạn luân, phá thai, ngừa thai nhân tạo v.v. Đến độ, Ngài đă ra tay trừng phạt cả loài người trong thời Noe với lụt đại hồng thủy (x Gen 6:1-5), hay trừng phạt thành Sôđoma thời Lot là cháu của tổ phụ Abraham cũng v́ tội xác thịt, nhất là tội xác thịt đồng tính (x Gen 19:4-14), hoặc để cho Hội Chứng Liệt Kháng rùng rợn xẩy ra trong thời đại đồng tính luyến ái hiện nay.

 

V́ tất cả những ǵ xấu từ trong là ḷng của con người mà phát xuất ra chứ không phải từ ngoài là thế gian vào (x Mt 15:11), mà dịp tội ở nơi chính bản thân con người chứ không phải nơi thế gian ngoại cảnh, chẳng hạn như nơi người đàn bà đẹp kèm theo cách ăn mặc khêu gợi của họ, đến độ, muốn tránh dịp tội và giữ ḿnh sạch tội để được rỗi, con người phải dứt khoát với xác thịt, với chính bản thân ḿnh, thà móc mắt chặt tay, mất đi một phần thể c̣n hơn toàn thân nguyên vẹn bị ném vào lửa đời đời (x Mt 5:28-30). Đó là lư do Chúa Kitô đă nghiêm khắc phán cùng những ai muốn theo Người là “ai muốn giữ sự sống ḿnh sẽ mất c̣n ai v́ Thày mà mất sự sống ḿnh th́ lại giữ được nó” (Lk 9:24).

 

Trận Chiến Thiêng Liêng: Mặt Trận Tỉnh Thức và Cầu Nguyện

 

Trận Chiến Thiêng Liêng xẩy ra trong cuộc Hành Tŕnh Đức Tin của Kitô hữu không phải chỉ xẩy ra nguyên ở Mặt Trận Ba Thù, mà c̣n ở Mặt Trận Tỉnh Thức và Cầu Nguyện nữa, bởi v́, Mặt Trận thứ hai này rất liên quan và hệ trọng với Mặt Trận thứ nhất. Ở chỗ, sau khi lănh nhận Phép Rửa, cho dù linh hồn đă được giải thoát cho khỏi tội lỗi là nguyên tội và sự chết là án phạt đời đời, và cho dù linh hồn có hứa quyết “từ bỏ ma quỉ cùng các việc làm của ma quỉ”, nhưng một khi c̣n sống ở thế gian đầy cạm bẫy hỏa ngục này, thứ cạm bẫy bao gồm tất cả những thu hút quyến rũ của thế gian, những ǵ lại rất am hợp và ăn khớp với mầm mống nguyên tội là đam mê nhục dục và các tính mê nết xấu vẫn c̣n nguyên nơi “bản chất th́ yếu nhược” (Mt 26:41) của con người là xác thịt. Đó là lư do, nếu Kitô hữu không kiên tŕ với Mặt Trận thứ hai là Tỉnh Thức và Cầu Nguyện, họ khó ḷng thoát khỏi sa chước cám dỗ, như đă từng xẩy ra cho chính ba vị môn đệ thân tín nhất của Chúa Kitô ngay vào thời điểm Người buồn đến chết được (x Mt 26:36-38), và sắp sửa tới giờ khắc khổ nạn và tử giá của Người.

 

Đúng thế, bởi nguyên tội, con người vốn hướng chiều về đam mê nhục dục, vốn ham mê thế gian hơn đàng nhân đức trọn lành, vốn hướng chiều về tự nhiên hơn siêu nhiên, vốn hướng hạ hơn hướng thượng, chẳng hạn, điển h́nh nhất là sự kiện tối đến ngồi xem truyền h́nh th́ không sao, hễ ngồi vào đọc kinh th́ bắt đầu ngủ gật v.v. Tóm lại, đúng như Chúa Giêsu nhận định và nói với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19 rằng: “Con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng”, tới chỗ mù quáng đến độ, như Thánh Tông Đồ Dân Ngoại nhận định trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 7, câu 15 và 19: “Tôi không thể hiểu được các hành động của ḿnh. Tôi không làm những ǵ tôi muốn, mà là những ǵ tôi ghét… Tôi không làm điều thiên tôi muốn mà là làm điều dữ tôi không có ư định”.

 

Đó là lư do, để biết được những ǵ làm mất ḷng Chúa, những ǵ không hợp với ư Chúa, những ǵ thuộc về thế gian, do ma qủi nấp dưới bóng dáng thiên thần sáng láng sử dụng để cám dỗ linh hồn, cho thỏa măn ước muốn của đam mê nhục dục với những lập luận tốt lành đầy hữu t́nh hữu lư liên quan tới lợi ích thiêng liêng hay thể chất, Kitô hữu không thể thiếu đời sống “Tỉnh Thức và Cầu Nguyện”. Bằng không, cả trong những ǵ ngay lành và tốt lành nhất cũng chưa chắc hợp với Thánh Ư của Thiên Chúa, trái lại, c̣n phạm đến Người nữa là đằng khác, chẳng hạn như trường hợp Thánh Phêrô, chỉ v́ yêu Thày và can ngăn Thày cho khỏi chịu đựng khổ đau mà ngài đă bị Thày nghiêm nghị phán cho một câu kinh hoàng: “Đồ Satan, hăy xéo ngay cho khuất mắt Ta. Ngươi đang làm cho Ta vấp phạm. Ngươi không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người thôi” (Mt 16:23). Thế nên, Thánh Phaolô Tông Đồ, trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 12 câu 2, đă khuyên dạy Kitô hữu những ǵ thiết yếu rất chí lư như sau: “Anh em đừng hướng chiều theo thời đại này, nhưng hăy biến đổi bản thân ḿnh bằng việc canh tân đổi mới tâm trí của anh em, nhờ đó anh em mới có thể phán đoán được đâu là những ǵ Thiên Chúa muốn, đâu là những ǵ là tốt lành, đẹp ḷng Chúa và thiện hảo”.

 

“Tỉnh Thức và Cầu Nguyện” phải luôn đi đôi với nhau. Thực tế cho thấy con người không thể nào cầu nguyện nếu không tỉnh thức. Một trong những thí dụ điển h́nh nhất hầu như ai cũng không thể nào tránh được khi cầu nguyện, nhất là lúc đọc kinh. Đó là t́nh trạng bị chia trí, chia trí rất nhiều, chia trí rất lâu, chia trí hơn cơm bữa, chia trí như một cái tật khó chừa, tới độ hễ đọc kinh là chia trí, có thể trở thành trầm trọng đến nỗi chia trí cũng không biết ḿnh chia trí, chẳng hạn lần hạt cũng chẳng biết ḿnh lần tới đâu, phải nh́n xem tay ḿnh đă lần đến chục kinh thứ mấy rồi, và đến độ muốn dễ ngủ hay ru ngủ th́ chỉ cần đọc kinh là ngủ liền, làm như kinh hạt chẳng khác ǵ như là một liều thuốc ngủ, một thứ thuốc an thần vậy. T́nh trạng chia trí của chúng ta thường xuyên và trường kỳ như thế, nếu chúng ta không tận lực t́m hết cách sửa chữa, chúng ta hăy coi chừng lời Chúa Giêsu than trách dân Do Thái xưa cũng áp dụng cho cả chính thành phần Kitô hữu môn đệ của Người nữa, ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 15 câu 8: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” (Is 29:13). Đó là lư do tiếng Việt của chúng ta có một câu nói có vẻ bâng quơ nhưng rất chí lư khi áp dụng vào việc đọc kinh chia trí này, đó là câu thành ngữ “chia ḷng chia trí”.

 

Đúng thế, Kitô hữu chúng ta đọc kinh “chia trí” là v́ chúng ta “chia ḷng”, tức là v́ ḷng chúng ta chưa hoàn toàn gắn bó với Chúa, thuộc về Chúa, trái lại, c̣n yêu thích và quyến luyến đủ mọi thứ hấp dẫn của trần gian hợp với đam mê nhục dục của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, trong khi chúng ta lại không chịu hay không lưu ư tới hy sinh hăm ḿnh khổ chế. Chỉ cần coi đời sống đạo thực tế của chúng ta cũng đủ thấy rằng việc đọc kinh cầu nguyện của chúng ta có bằng cả tấm ḷng hay chăng, hay những ǵ chúng ta nguyện cùng Chúa có thật ḷng và hết ḷng hay chăng, chẳng hạn, khi đọc câu “và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” trong Kinh Lạy Cha, khi bị ai xúc phạm đến ḿnh, chúng ta có sẵn sàng tha cho họ như Chúa tha cho chúng ta hay chăng, hay chấp nhất họ, thậm chí trả đũa họ và cho dù họ có công khai nói lời xin lỗi hoặc tỏ thái độ ḥa giải, chúng ta vẫn nhất định không tha, hay tha nhưng không “chơi” với họ nữa v.v.

 

Bởi thế, Trận Chiến Thiêng Liêng của người Kitô hữu ở Mặt Trận thứ hai là Tỉnh Thức và Cầu Nguyện này trước tiên là ở chỗ làm sao để họ có thể tỉnh thức, tức để giữ cho ḷng ḿnh được thực sự b́nh an và siêu thoát, nhờ đó, họ mới chẳng những không bị tạo vật chi phối, mà c̣n dễ dàng cầu nguyện và kết hợp với Chúa, nên một với Chúa, theo những ǵ được chất chứa vắn gọn nhưng hết sức đầy đủ trong Kinh Lạy Cha.  Sau nữa, trong Mặt Trận Tỉnh Thức và Cầu Nguyện này, linh hồn c̣n phải chiến đấu để làm sao có thể liên lỉ nguyện cầu và nguyện cầu một cách hiệu nghiệm nữa.

 

Đúng vậy, nếu cầu nguyện ở tại chính cơi ḷng của con người, th́ một linh hồn sống nội tâm thân t́nh gắn bó với Chúa, họ chẳng c̣n khao khát ǵ hơn, chẳng c̣n ước nguyện ǵ nữa, ngoài các nguyện ước của Kinh Lạy Cha: thứ nhất, họ ước nguyện cho “Danh Cha  cả sáng”, ở chỗ, họ cố gắng đáp ứng Cha là T́nh Yêu vô cùng Nhân Hậu với “hết ḷng muốn” của họ; thứ hai, họ ước nguyện cho “Nước Cha trị đến”, ở chỗ, họ chấp nhận Mạc Khải Thần Linh của Cha qua Công Cuộc Cứu Độ của Ngài nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô với “hết linh hồn” của họ; và thứ ba, họ ước nguyện cho “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, ở chỗ, họ tuân hợp với Tác Động Thánh Linh của Cha trong tất cả mọi sự xẩy ra trong cuộc đời của họ với “hết sức lực” của ḿnh.

 

Và v́ linh hồn thực sự ước nguyện “kính mến Chúa là Thiên Chúa của ḿnh, là Chúa duy nhất, hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết sức lực” (Deut 6:4-5; Mt 22:37) như thế, những tác động kính mến trọn hảo đối với Vị “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Jn 4:8,16), Cha của họ, mà họ xin Ngài, trước hết, “cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, tức xin Ngài hăy tỏ t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Ngài ra cho họ, v́ chỉ có t́nh yêu vô cùng chân thật và trọn hảo của Ngài mới làm cho họ thỏa măn mà thôi; sau nữa, họ xin Ngài là Cha “tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, tức xin Vị Cha trên trời này của họ hăy áp dụng Ơn Cứu Độ của Con Ngài nơi họ, để nhờ đó, t́nh thương của Ngài được tỏ ra cho cả những người xúc phạm đến họ được họ tha thứ; và sau hết, họ xin với Người Cha này của họ “chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, tức xin Ngài hăy tuôn đổ vào ḷng họ Thánh Linh của Ngài (xem Rm 5:5), Đấng thấu suốt mọi sự nơi Thiên Chúa (xem 1Cor 2:10), để nhờ đó họ khỏi “sa chước cám dỗ” theo ḷng tự kiêu, cứ theo ư riêng của ḿnh, thậm chí tự quyết định lành dữ, một thẩm quyền tuyệt đối của Thiên Chúa, và nhờ đó họ mới có thể thoát “khỏi sự dữ” là thái độ phạm đến Thánh Linh của Ngài, một tội không thể tha thứ (xem Mt 12:31-32).

 

Trận Chiến Thiêng Liêng: Mặt Trận Đêm Tăm Tối Đức Tin

 

Theo linh đạo Kitô giáo, tâm hồn nào càng tinh tuyền mới càng được nên một với “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24). Bởi thế, để có thể trở nên tinh tuyền bao nhiêu có thể, hầu xứng đáng được nên một với Chúa, một t́nh trạng tiên hưởng kiến Chúa ngay trên trần gian này, linh hồn cần phải được thanh tẩy bởi chính Thiên Chúa, Đấng muốn ở cùng họ và nên một với họ. Trận Chiến Thiêng Liêng trong cuộc Hành Tŕnh Đức Tin của Kitô hữu phải nói là đau đớn nhất ở Mặt Trận thứ nhất đối với Ba Thù, v́ họ phải dứt bỏ hết mọi lưu luyến những ǵ họ thích nhất, khó khăn nhất ở Mặt Trận thứ hai đối với bản thân họ, trong việc họ phải liên lỉ Tỉnh Thức và Cầu Nguyện, và khủng khiếp nhất ở Mặt Trận thứ ba đối với chính Thiên Chúa, trong việc họ cần phải trung thành với Đấng có những lúc trở thành Thần Dữ hay Hung Thần thậm chí Vô Thần đối với linh hồn khao khát Ngài là lẽ sống duy nhất của ḷng họ.

 

Linh hồn cần phải thắng cả Mặt Trận Ba Thù lẫn Mặt Trận Tỉnh Thức và Cầu Nguyện mới có khả năng cầm cự ở Mặt Trận thứ ba là Mặt Trận Đêm Tăm Tối Đức Tin, v́ Mặt Trận thứ ba này do chính Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng trực tiếp nhúng tay vào, để đưa một thiểu số thành phần được Ngài tuyển chọn đi theo Con Ngài vào Vườn Cây Dầu và lên Canvê, để “Thày ở đâu các con cũng ở đó” (Jn 14:3), và họ, như đệ nhất tạo vật về ân sủng của Ngài là Trinh Nữ Vô Nhiễm Đồng Công Maria, Vị đă đứng kề bên thập giá Chúa Kitô Con Mẹ (x Jn 19:5), cũng trở thành “tinh tuyền và theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới”, một h́nh ảnh được Sách Khải Huyền diễn tả ở đoạn 14 câu 4. Trong số các thánh nhân, Mặt Trận Đêm Tăm Tối Đức Tin này đă xẩy ra và được tự thuật rơ ràng nhất là trường hợp của Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, cũng như của Thánh Nữ Faustina. Ở đây, chúng ta chỉ cần đề cập tới trường hợp của Thánh Nữ Faustina, như được chính Thánh Nữ tường thuật trong cuốn Hồi Kư của chị, ở những đoạn 23-27 như sau:

 

“Vào cuối năm đầu tập sinh của tôi, tối tăm phủ kín tâm hồn tôi. Tôi chẳng c̣n cảm thấy an ủi ǵ nơi việc cầu nguyện nữa; tôi đă phải cố gắng lắm để thực hiện việc suy ngắm; cơn sợ hăi bắt đầu xâm chiếm tôi. Vào sâu con người ḿnh tôi chẳng thấy ǵ khác ngoài t́nh trạng hết sức tồi bại. Tôi vẫn c̣n có thể thấy được rơ ràng sự thánh thiện cao cả của Thiên Chúa. Tôi không dám ngước mắt lên nh́n Ngài, ngoài việc biến ḿnh thành cát bụi dưới chân Ngài và van xin Ngài xót thương. Linh hồn tôi ở trong t́nh trạng như thế gần 6 tháng trời.…

 

“Tôi không hiểu được những điều tôi đọc; tôi đă không thể nào suy ngắm nổi; tôi cảm thấy rằng lời cầu nguyện của tôi không làm Chúa hài ḷng. Tôi cảm thấy rằng việc tôi lên Rước Lễ là những ǵ làm tôi thậm chí càng xúc phạm đến Chúa hơn...

 

“Tôi không hiểu được bất cứ điều ǵ vị giải tội nói với tôi. Những chân lư đơn giản của đức tin trở thành bất khả thấu triệt đối với tôi. Linh hồn tôi quằn quại, không thể t́m thấy ủi an dễ chịu ở bất cứ nơi nào... Có lúc tôi cảm thấy rất mănh liệt là tôi đă bị Thiên Chúa loại trừ. Tư tưởng kinh hoàng này đă rạch nát hồn tôi; linh hồn tôi cảm thấy quằn quại của một cuộc tử nạn giữa cơn đau khổ ấy. Tôi muốn chết đi nhưng không được. Tôi đă nghĩ rằng cố gắng thực hành nhân đức nào có ích chi; tại sao lại phải hăm ḿnh phạt xác khi tất cả những điều này không làm hài ḷng Thiên Chúa chứ?...

 

“Tư tưởng kinh sợ bị Thiên Chúa loại trừ thực sự là những ǵ hành hạ thành phần bị hư đi. Tôi chạy đến cùng các Thương Tích của Chúa Giêsu và lập lại những lời than thở tin tưởng cậy trông, song những lời ấy lại làm tôi càng cảm thấy nhức nhối hơn. Tôi đến trước Thánh Thể và bắt đầu nói chuyện với Chúa Giêsu…

 

“Tôi vẫn chẳng t́m được một chút nhẹ nhơm nào hết…” (Nhật Kư 23)

 

“Một hôm, vừa tỉnh giấc, tôi đặt ḿnh ở trước nhan Chúa, đột nhiên tôi cảm thấy ngập đầy những tuyệt vọng. Linh hồn tôi hoàn toàn tăm tối. Tôi đă chiến đấu hết sức ḿnh cho tới trưa. Chiều đến, tôi thực sự cảm thấy sợ hăi một cách khủng khiếp; ră rời cả xác thân. Tôi đi nhanh về pḥng, qú phục xuống trước Tượng Chuộc Tội và bắt đầu than van xin được xót thương. Tôi cảm thấy xác thân hết hơi cùng sức. Tôi lăn đùng xuống đất, tâm hồn chới với tuyệt vọng. Tôi đă chịu đựng những cuộc dằn vặt kinh hoàng này chẳng khác ǵ cuộc dằn vặt trong hỏa ngục.Tôi trải qua t́nh trạng này hết 45 phút đồng hồ. Tôi muốn đi gặp Mẹ Giáo Tập nhưng lại quá đuối nhược. Tôi muốn la lên song chẳng c̣n hơi. May thay có một tập sinh khác vào pḥng tôi. Thấy tôi bị như thế liền nói với Mẹ Giám Tập. Mẹ đến ngay tức th́. Vừa khi bước vào pḥng tôi, mẹ nói rằng: ‘nhân danh đức vâng lời con hăy đứng lên’. Lập tức có một lực ǵ đó làm tôi nâng tôi dậy và tôi đứng thẳng lên…

 

“Tôi trở lại với các nhiệm vụ của tôi như thể tôi vừa mới ra khỏi ngôi mộ, các giác quan của tôi được thấm đẫm những ǵ linh hồn tôi cảm thấy. Vào giờ phụng vụ ban tối, linh hồn tôi lại cảm thấy quằn quại trong một cơn tối tăm khủng khiếp. Tôi cảm thấy rằng tôi ở trong quyền lực của một Vị Thiên Chúa Công Minh Chính Trực, và tôi là đối tượng căm phẫn của Ngài…” (Nhật Kư 24)

 

“Đêm hôm ấy, Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi, ẵm Hài Nhi Giêsu trong tay Mẹ. Linh hồn tôi tràn ngập niềm vui, nên tôi thưa với Mẹ rằng: ‘Mẹ Maria ơi, Mẹ có biết con khổ đau khốn khó kinh hoàng là chứng nào hay chăng?’ Mẹ Thiên Chúa đă trả lời tôi rằng: ‘Mẹ biết con chịu khổ biết là chừng nào, nhưng đừng sợ con nhé. Mẹ chia sẻ với những nỗi khổ đau của con, và Mẹ sẽ luôn làm như thế’. Lập tức linh hồn tôi lại cảm thấy mạnh mẽ và đầy can đảm; thế nhưng chỉ kéo dài được có một ngày. Dường như hỏa ngục âm mưu tấn công tôi. Một nỗi thù ghét khủng khiếp bắt đầu bừng lên trong tâm hồn của tôi, một nỗi thù ghét đối với tất cả những ǵ là thánh hảo và thần linh. Đối với tôi cơn dằn vặt thiêng liêng này như số phận kéo dài suốt cả cuộc đời của tôi. Tôi đến với Thánh Thể mà nói cùng Chúa Giêsu rằng…” (Nhật Kư 25)

 

 “Thời kỳ tập sinh chấm dứt. Nỗi khổ đau vẫn không giảm thiểu. T́nh trạng suy yếu về thân xác đă châm chước cho tôi khỏi tất cả mọi cuộc tĩnh tâm chung; tức là được thay thế bằng những kinh nguyện bừng lên ngắn tắt. Thứ Sáu Tuần Thánh (16/4/1928) – Chúa Giêsu vồ lấy trái tim tôi cho vào chính ngọn lửa của t́nh yêu Người. Điều này xẩy ra vào giờ chầu ban tối. Đột nhiên tôi được Sự Hiện Diện Thần Linh xâm chiếm làm tôi quên đi tất cả mọi sự. Chúa Giêsu đă làm cho tôi hiểu được Người đă phải chịu khổ đau là chừng nào v́ tôi. T́nh trạng này kéo dài một thời gian rất ngắn ngủi. Một ước vọng thiết tha – một ước vọng mến yêu Thiên Chúa” (Nhật Kư 26).

 

“Khấn tạm lần đầu (30/4/1928). Một ước vọng nồng nàn muốn hoàn toàn hủy ḿnh đi cho Chúa bằng một t́nh yêu chủ động, thế nhưng lại là một t́nh yêu không thể nào nhận thấy được, cho dù là những chị em gần gũi với tôi nhất. Tuy nhiên, ngay cả sau khi khấn ḍng, t́nh trạng tối tăm vẫn tiếp tục làm chủ linh hồn tôi đến gần nửa năm trời. Một lần kia, khi tôi đang cầu nguyện th́ Chúa Giêsu xâm chiếm tất cả hồn tôi, tăm tối liền tan biến, và tôi đă nghe thấy trong tôi những lời này: ‘Con là niềm vui của Cha; con là nỗi hoan lạc của Trái Tim Cha’. Từ bấy giờ tôi cảm thấy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh trong tâm hồn; tức là trong chính bản thân tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi được tràn ngập ánh sáng Thần Linh. Từ đó, linh hồn tôi được thân mật hiệp thông với Thiên Chúa, như một con trẻ với Người Cha yêu dấu của ḿnh” (Nhật Kư 27).

 

Ly Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể Vượt Qua.

Chúa đă cu nguyn cho thành phn môn đệ ca Chúa cui Ba Tic Ly

Để h có th sng thế gian mà không thuc v thế gian.

V́ thế gian và nhng ǵ thuc vđă b ma qu làm ch

bi vy luôn xu hướng v xác tht, phn li thn linh ca Chúa.

Xin M Maria trinh nguyên không biết đến nam nhân và luôn khiêm nhượng xin vâng

giúp chúng con luôn biết b ḿnh đi, vác thp giá ḿnh hng ngày mà theo Chúa,

cho đến khi như M đứng dưới chân thp giá Chúa.

Amen.