Sự Sống Viên Măn

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 501 Thứ Sáu 16/4/2010

 

 

Mầu Nhiệm Cứu Độ, một mầu nhiệm bao gồm cả dự án cứu độ và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, không phải chỉ ở chỗ Thiên Chúa cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết qua Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Con Ngài, mà là để cho loài tạo vật được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa được sự sống và là một sự sống viên măn nữa, nhờ Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai Cứu Thế của Ngài. Đó là lư do, sau lời truyền phép để thánh hiến bánh và rượu trong Thánh Lễ, cộng đồng phụng vụ tham dự bấy giờ cùng nhau đọc một trong bốn câu tuyên xưng “mầu nhiệm đức tin” mẫu, đó là mẫu tuyên xưng thứ hai như thế này: “Chúa đă chết đi để hủy diệt sự chết của chúng con và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con”.

 

Thật vậy, nơi Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu đă cùng chết đi với Chúa Kitô và sống lại với Người (x Rm 6:1-6), đă cùng Người “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Jn 5:24). Tuy nhiên, “sự sống” được Chúa Kitô Phục Sinh phục hồi đây không phải chỉ là sự sống về thể lư thuộc mầu nhiệm cánh chung mà c̣n là và chính là sự sống thiêng liêng trong cuộc hành tŕnh đức tin của Kitô hữu. Và “sự sống” được Chúa Kitô Phục Sinh phục hồi đây cũng không phải là sự sống nơi hai nguyên tổ ngay từ ban đầu khi hai vị c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, “trần truồng mà không xấu hổ” (Gen 2:25), c̣n là “sự sống viên măn”, một “sự sống viên măn” không thể nào có nếu Thiên Chúa không hóa thân làm người, tức chỉ xẩy ra “vào thời gian viên trọn” (Gal 4:4), khi “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gn 1:14), một “sự sống viên măn” chỉ thực sự đă bắt đầu được thông ban cho nhân loại nơi đệ nhất tạo vật về ân sủng là Trinh Nữ “đầy ân phúc” Maria.

 

Trong Mùa Phục Sinh, chúng ta hăy cùng nhau ư thức đức tin về “sự sống viên măn” này nơi thành phần Kitô hữu chúng ta: “Sự sống viên măn” là ǵ? Làm thế nào để chẳng những bảo tồn mà c̣n tăng trưởng “sự sống viên măn” này? Và đâu là dấu hiệu cho thấy “sự sống viên măn” nơi con người?

 

Sự sống viên măn là ǵ?

 

Vấn đề thứ nhất “sự sống viên măn” là ǵ? Để có thể hiểu được phần nào bản chất và ư nghĩa đích thực của “sự sống viên măn” này, chúng ta hăy lắng nghe nhận định và phân tích của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong Bài Giảng Lễ Vọng Phục Sinh 3/4/2010 nguyên văn như sau:

 

“Một câu truyện cổ tích của người Do Thái ở cuốn ngụy kinh ‘Cuộc đời của Adong và Evà’ thuật lại rằng, trong cơn bệnh cuối cùng của ḿnh, Adong sai con ḿnh là Seth cùng với Evà vào vùng của Vườn Địa Đường để mang về thứ dầu t́nh thương, ông lấy đó mà xức hầu được khỏi bệnh. Hai người này đă đi t́m cây sự sống, và sau khi họ nguyện cầu và khóc lóc rất nhiều, th́ Tổng Thần Micae hiện ra với họ mà bảo cho họ biết rằng họ sẽ không lấy được dầu của cây t́nh thương ấy và Adong sẽ phải chết. Sau này, các độc giả Kitô hữu đă thêm vào câu nói của vị Tổng Thần này một lời an ủi liên quan tới tác hiệu mà sau 5.500 năm, Vị Vua yêu thương là Đức Kitô sẽ đến, Người là Con Thiên Chúa Đấng sẽ xức dầu t́nh thương của Người cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người. ‘Dầu t́nh thương từ muôn đời đến muôn kiếp này sẽ được ban cho những ai được tái sinh bởi nước và Thánh Linh. Bấy giờ, Con Thiên Chúa là Đức Kitô, chan chứa yêu thương, sẽ xuống tận thẳm sâu của trái đất này và sẽ dẫn người cha của ngươi vào Thiên Đàng, đến cây t́nh thương ấy’.

 

“Truyền thuyết này phơi bày tất cả nỗi thống khổ của nhân loại trước số mệnh bị bệnh nạn, đớn đau và chết chóc là những ǵ đă được áp đặt trên chúng ta. Việc con người chống cự lại sự chết trở nên tỏ tường: có những nơi người ta luôn nghĩ rằng cần phải có một cái ǵ đó để chữa lành sự chết. Không sớm th́ muộn có thể t́m thấy phương pháp trị liệu chẳng những cho bệnh nạn này kia, mà c̣n cho cả định mệnh tối hậu của chúng ta, cho chính sự chết nữa. Chắc chắn phải có một phương dược bất tử. Cả ngày nay nữa, vẫn tiếp tục xẩy ra việc t́m kiếm một nguồn mạch chữa lành. Khoa y học tân tiến nỗ lực, nếu không muốn nói là loại trừ sự chết, ít là loại trừ được bao nhiêu có thể các nguyên nhân của nó, tŕ hoăn nó càng lâu càng tốt, kéo dài sự sống hơn nữa. Thế nhưng trong giây lát chúng ta hăy suy nghĩ xem những ǵ sẽ thực sự xẩy ra như thế nào nếu chúng ta thành công, có thể sẽ không thể nào hoàn toàn loại trừ hẳn được sự chết, nhưng có thể tŕ hoăn nó đến vô hạn, ở chỗ đạt đến một độ tuổi mấy trăm năm? Phải chăng đó là một điều tốt? Nhân loại sẽ trở thành cũ kỹ quá sức, không c̣n chỗ cho tuổi trẻ nữa. Khả năng canh tân mới mẻ sẽ chết, và sự sống khôn cùng sẽ không c̣n phải là chốn cực lạc nếu có bất cứ một luận phạt nào đó.

 

“Việc chữa lành thực sự đối với sự chết cần phải là những ǵ khác. Nó không thể nào chỉ dẫn tới chỗ kéo dài đến vô tận sự sống hiện tại này. Nó cần phải biến đổi đời sống của chúng ta từ bên trong. Nó cần phải tạo nên một sự sống mới trong chúng ta, thực sự thích hợp với cơi vĩnh hằng: nó cần biến đổi chúng ta một cách không phải bị chấm dứt bằng sự chết mà c̣n từ đó bắt đầu một cách viên trọn. Những ǵ mới mẻ và hào hứng nơi sứ điệp Kitô giáo này, nơi Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, đă là và đang là những ǵ chúng ta đă được nói cho biết rằng: vâng, đúng thế, việc chữa lành sự chết này, phương dược thực sự của sự bất tử này, quả thực là có. Nó đă được t́m thấy. Ở trong tầm tay của chúng ta. Phương dược này đă được ban cho chúng ta nơi Phép Rửa. Một sự sống mới bắt đầu nơi chúng ta, một sự sống chín mùi trong đức tin và không bị tàn lụi trước cái chết của đời sống cũ kỹ, nhưng từ đó nó mới hoàn toàn được tỏ hiện”.

 

Làm thế nào để chẳng những bảo tồn mà c̣n tăng trưởng “sự sống viên măn”

 

Vấn đề thứ hai được đặt ra đó là Kitô hữu chúng ta làm thế nào để chẳng những bảo tồn mà c̣n tăng trưởng “sự sống viên măn” này? Cũng trong cùng bài giảng cho Lễ Vọng Phục Sinh 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă cho thấy “sự sống viên măn” này, hay sự sống mới cũng vậy, liên hệ mật thiết với Phép Rửa và bắt đầu từ Phép Rửa, với những nghi thức về việc thay đổi hay biến h́nh đầy ư nghĩa của Phép Rửa, một ư nghĩa thay đổi và biến đổi được ngài khẳng định là phải trở thành một tiến tŕnh tiếp tục xẩy ra trong suốt cuộc đời Kitô hữu. Sau đây là nguyên văn những lời của ngài:

 

“Về điều này, đối với một số người, có lẽ là nhiều người, sẽ phản ứng rằng …  làm thế nào việc biến đổi đời sống cũ này xẩy ra được, để có thể hạ sinh vào sự sống mới bất tử đây? Một lần nữa, có một bản văn cổ Do Thái có thể giúp chúng ta h́nh thành một tư tưởng về tiến tŕnh huyền nhiệm được bắt đầu nơi chúng ta khi lănh nhận Phép Rửa. Trong đó bản văn này lập lại việc làm thế nào tổ phụ Enóc được mang lên ngai ṭa Thiên Chúa. Thế nhưng ông cảm thấy hết sức sợ hăi trước sự hiện diện của các quyền năng thần trời vinh hiển, và theo nỗi yếu đuối loài người của ḿnh, ông không thể chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa. Theo lời trích từ sách Enóc này th́ ’bấy giờ Thiên Chúa nói cùng thần Micae rằng hăy đến với Enóc mà cởi y phục trần gian của hắn ra. Hăy xức cho hắn dầu ngọt ngào và khoác vào người hắn áo choàng vinh quang!’ Và thần Micae cởi phục sức của tôi ra, xức cho tôi dầu ngọt ngào, và dầu này c̣n hơn là thứ ánh sáng rạng ngời… ánh quang của nó như các tia sáng của mặt trời. Khi tôi nh́n vào bản thân ḿnh, tôi thấy tôi như là một trong những hữu thể hiển vinh’ (Ph. Rech, Inbild des Kosmos, II 524).

 

“Đúng thế, việc được tái mặc lấy y phục mới của Thiên Chúa, đó là những ǵ xẩy ra nơi phép rửa, đức tin Kitô giáo nói với chúng ta như vậy. Thật sự là việc thay đổi phục sức là những ǵ tiếp tục suốt cả cuộc đời. Những ǵ xẩy ra nơi phép rửa là khởi đầu cho một tiến tŕnh bao gồm toàn thể đời sống chúng ta – nó làm cho chúng ta xứng với cơi vĩnh hằng, ở chỗ, được khoác lấy bộ y phục ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể xuất hiện trước nhan Thiên Chúa và sống với Ngài muôn đời.

 

“Trong nghi thức rửa tội có hai yếu tố bày tỏ biến cố này và làm cho nó trở nên hữu h́nh một cách đ̣i chúng ta phải dấn thân cho đến hết cuộc đời c̣n lại của chúng ta. Trước hết là nghi thức từ bỏ cùng với những lời hứa hẹn. Ở thời Giáo Hội sơ khai, người lănh nhận phép rửa hướng về phía tây, biểu hiệu cho bóng tối, cho mặt trời lặn, cho sự chết và v́ thế cho sự thống trị của tội lỗi. Người chịu phép rửa hướng về phía đó mà tuyên bố ba lần rằng ‘không’: không với ma quỉ, không với những thứ phù hoa của hắn và không với tội lỗi. Chữ ‘phù hoa’ lạ này, tức là những thu hút hấp dẫn của ma quỉ, ám chỉ đến những ǵ là rạng ngời của việc tôn sùng xa xưa đối với các thần linh cũng như đến hí trường cổ là nơi lấy làm thích thú khi thấy con người bị các con hoang thú cấu xé tứ chi của họ. Những ǵ bị từ bỏ bởi tiếng ‘không’ này là một loại văn hóa gài bẫy con người nơi việc tôn thờ quyền lực, nơi thế giới tham lam, nơi những dối trá, nơi bạo tàn hung ác. Nó là hành động giải phóng khỏi việc áp đặt một thứ h́nh thức của cuộc sống được hiện lên như là những ǵ khoái lạc nhưng lại mau chóng hủy hoại đi tất cả những ǵ tốt đẹp nhất nơi con người.

 

“Việc từ bỏ này – mặc dù ở dạng thức ít thê thảm – vẫn là một yếu tố thiết yếu của phép rửa ngày nay. Chúng ta cởi bỏ ‘những thứ y phục cũ’ là những ǵ chúng ta không thể mặc ở trước nhan Thiên Chúa. Hay nói đúng hơn, chúng ta bắt đầu loại trừ chúng. Việc từ bỏ này thực sự là lời hứa hẹn chúng ta như đưa bàn tay chúng ta ra cho Chúa Kitô, để Người có thể hướng dẫn chúng ta và tái phục sức hóa cho chúng ta. Những ‘bộ y phục’ này chúng ta cởi ra là ǵ, lời chúng ta hứa đây là chi, cả hai đều trở nên rơ ràng khi chúng ta thấy đoạn 5 Thư gửi giáo đoàn Galata những ǵ được Thánh Phaolô gọi là ‘các công việc của xác thịt’ – một từ ngữ ám chỉ một cách chính xác đến những phục sức cũ kỹ bị chúng ta cởi bỏ. Thánh Phaolô bởi thế điểm mặt chúng là ‘dâm bôn, ô uế, phóng đăng, thờ quấy, ma thuật, hằn thù; ḱnh địch, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè đảng, ganh tị, say sưa, chè chén và các điều khác giống như vậy’ (Gal 5:19ff.). Chúng là những bộ y phục chúng ta cởi bỏ: những bộ y phục của chết chóc.                                                    

 

“Bởi thế, về phần thực hành của Giáo Hội sơ khai, con người lănh nhận phép rửa hướng về phía đông – biểu hiệu cho ánh sáng, biểu hiệu cho mặt trời lịch sử mới lên, biểu hiểu cho Chúa Kitô. Thụ lănh nhân phép rửa quyết định một hướng đi mới  trong cuộc đời của ḿnh, đó là niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng họ phó thác bản thân ḿnh. Bởi thế, chính Thiên Chúa là Đấng mặc cho chúng ta bộ y phục ánh sáng. Thánh Phaolô gọi những ‘phục sức’ mới này là ‘các hoa trái của thần trí’, và ngài diễn tả chúng như sau: ‘mến yêu, vui mừng, b́nh an, rộng răi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ’(Gal 5:22).

 

“Trong thời Giáo Hội sơ khai, ứng sinh phép rửa bấy giờ thực sự cởi bỏ hết quần áo của ḿnh ra. Họ trầm ḿnh vào bề rửa tội và nổi lên ba lần – một biểu hiệu về sự chết được bày tỏ tất cả những ǵ là sâu xa nhất của việc cởi bỏ và thay đổi y phục. Sự sống trước kia bị sự chết làm chủ được ứng sinh phép rửa trao phó cho cái chết với Chúa Kitô, và họ để ḿnh được nâng lên bởi và với Chúa Kitô vào một sự sống mới biến đổi họ cho đến muôn đời. Thế rồi, nổi lên từ nước của phép rửa, thành phần tân ṭng được mặc lấy tấm áo trắng, tấm áo ánh sáng của Thiên Chúa, và họ lănh nhận cây nến sáng như một dấu hiệu của sự sống mới trong ánh sáng được chính Thiên Chúa thắp sáng lên trong họ. Họ biết rằng họ đă lănh nhận phương dược bất tử, những ǵ hoàn toàn được hiện thực ở lúc họ hiệp lễ. Trong bí tích này, chúng ta được lănh nhận thân ḿnh của Chúa phục sinh và chính chúng ta được lôi kéo tới thân ḿnh này, được mạnh mẽ giữ lấy bởi Đấng đă chiến thắng sự chết và là Đấng đưa chúng ta vượt qua sự chết.

 

“Qua các thế kỷ, những biểu hiệu này đă được đơn giản hóa, thế nhưng nội dung thiết yếu của phép rửa vẫn c̣n nguyên như vậy. Nó không phải chỉ là việc tẩy rửa, lại càng không phải là một cái ǵ đó nhập môn phức tạp vào một đoàn thể mới. Nó là cái chết và phục sinh, là việc tái sinh vào đời sống mới. Thật vậy, không có vấn đề chữa lành sự chết. Chúa Kitô là cây sự sống, một lần nữa ở trong tầm tay của chúng ta. Nếu chúng ta sống gần gũi Người th́ chúng ta có sự sống…”

 

Đâu là dấu hiệu “sự sống viên măn” nơi chúng ta?

 

Căn cứ vào những phân tích và nhận định của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trên đây trong bài giảng cho Lễ Vọng Phục Sinh 2010, chúng ta thấy vấn đề đầu tiên về bản chất của “sự sống viên măn” ở đây không phải về thể lư cho bằng về thiêng liêng, và “sự sống viên măn” này cần phải được tăng trưởng trong đời sống tu đức của Kitô hữu từ khi họ lănh nhận Phép Rửa, bằng việc họ làm sao liên tục cởi bỏ con người cũ của ḿnh là những ǵ thuộc về xác thịt và mặc lấy con người mới của thần trí, như Đức Thánh Cha nói, đó là “một sự sống mới bắt đầu nơi chúng ta, một sự sống chín mùi trong đức tin và không bị tàn lụi trước cái chết của đời sống cũ kỹ, nhưng từ đó nó mới hoàn toàn được tỏ hiện”.

 

Phải, chính câu nói này của Đức Thánh Cha c̣n cho chúng ta thấy được giải đáp cho vấn đề thứ ba được đặt ra đó là làm sao biết được chúng ta có “sự sống viên măn” hay đâu là dấu hiệu “sự sống viên măn” nơi chúng ta? Như lời Đức Thánh Cha nói: “Một sự sống chín mùi trong đức tin và không bị tàn lụi trước cái chết của đời sống cũ kỹ nhưng từ đó nó mới hoàn toàn tỏ hiện”, th́ đó là dấu hiệu cho thấy “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu. Nói một cách thực tế hơn, “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu có thể được tỏ ra bằng ít là ba dấu hiệu nồng cốt tiêu biểu sau đây: b́nh an, tự do, và chiếm đoạt.

 

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu đó là tâm trạng b́nh an của họ. “B́nh an cho các con” chính là lời chào chúc của Chúa Kitô Phục Sinh cho các tông đồ của Người, thành phần bấy giờ đang chẳng những tuyệt vọng trước cái chết của Người và không bao giờ nghĩ rằng Người sống lại, hoặc cùng lắm chỉ “t́m người sống nơi kẻ chết” (Lk 24:5), mà c̣n đang sợ hăi trước một tương lai tối tăm mù mịt có thể chính bản thân của các vị bị sát hại bởi thẩm quyền Do Thái, v́ các vị đă trót dại bỏ hết mọi sự mù quáng nhập bọn với nhân vật Giêsu Nazarét, tưởng Người là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), không ngờ Người lại bất lực không thể xuống khỏi thập giá và đă thực sự bị chôn táng trong mồ đă mấy ngày rồi. Nếu biến cố khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô đă làm cho các tông đồ của Người tuyệt vọng thế nào th́ biến cố phục sinh của Chúa Kitô cũng phục hồi niềm tin tưởng nơi Người của các vị, nhờ đó các vị vững tâm vui sống. Đúng hơn, chính Chúa Kitô Phục Sinh là nguồn b́nh an cho các vị và của các vị, một thứ b́nh an là “tặng ân Thày ban cho các con” (Jn 14:27), như Người đă hứa ban cho các vị trong Bữa Tiệc Ly, nhưng lại là một thứ b́nh an không phải “như thế gian ban”. Bởi v́, b́nh an thế gian ban là thứ b́nh an không có chiến tranh, thậm chí c̣n là thứ b́nh an làm dữ khi lương tâm con người được trấn an bằng những lư lẽ giả dối có vẻ hợp t́nh hợp lư. Trong khi đó, b́nh an Chúa Kitô ban cho và để lại cho thành phần môn đệ của ḿnh đó là b́nh an trong khổ đau thử thách, hay nói ngược lại, cho dù trải qua khổ đau thử thách, cho dù tự nhiên cảm thấy lo âu sợ hăi như ai Kitô hữu vẫn tin tưởng phó thác và b́nh an vui sống, vẫn chẳng những không bị ngă quị, trái lại, c̣n nhờ đó thăng tiến trên đường nhân đức hơn nữa.

 

Dấu hiệu thứ hai cho thấy “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu, đó là thái độ và đời sống tự do của họ. Thật vậy, một Kitô hữu có “sự sống viên măn”, họ chẳng những có một tâm hồn và nội tâm bằng an, không bị gian nan thử thách hay cám dỗ làm lay chuyển hoặc đánh gục, trái lại, trong chính những lúc khốn khó của ḿnh, và trong giới hạn tạo vật hèn yếu của ḿnh, họ c̣n làm được những ǵ theo tự nhiên họ không thể làm được nếu không có trời cao trợ giúp, như chính Chúa Kitô đă khẳng định với họ trong Bữa Tiệc Ly: “Người nào tin tưởng nơi Thày chẳng những làm được những việc Thày làm mà c̣n làm được những việc hơn thế nữa” (Jn 14:12). Sở dĩ Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô có thể làm được những việc hơn cả Thày ḿnh làm nữa là v́ họ là cành nho sinh trái, trong khi trái nho không bao giờ lại xuất hiện từ chính Người là thân nho, nhưng cành nho không thể nào sinh trái mà lại tách ĺa khỏi thân nho (x Jn 15:4), do đó cành nho sinh trái nhờ thân nho Chúa Kitô và thân nho sinh trái nơi cành nho Kitô hữu. Hoa trái phát xuất từ cành nho cho thấy “sự sống viên măn” của cành nho được chia sẻ và hiệp thông với Chúa Kitô là thân nho. Không phải là Kitô hữu sau khi lănh nhận Phép Rửa đă được thanh tẩy tất cả mọi mầm mống của nguyên tội là đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, trái lại, chúng vẫn c̣n đó, nhưng không c̣n tác dụng trên họ nữa, không c̣n ngăn trở họ làm điều lành, mà chính thân xác đă từng là khí cụ cho tội lỗi của họ trước đó lại được họ sử dụng như một phương tiện cho công chính (x Rm 6:12-14). Ngoài ra, đối với các quyền lực thế trần, họ cũng tỏ ra hiên ngang không sợ hăi đến độ làm thui chột đi chân lư được họ thâm tín đến không thể nào không nói ra, cho dù có bị bách hại và làm khốn, trái lại, họ c̣n cảm thấy vui mừng bởi được chịu khổ v́ Danh Chúa (x Acts 4:19-20, 5:41).

 

Dấu hiệu thứ ba cho thấy “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu, đó là tác dụng chiếm đoạt từ đời sống chứng nhân và hoạt động tông đồ của họ. Thật vậy, điển h́nh nhất cho thấy “sự sống viên măn” nơi các tông đồ xẩy ra sau biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, đó là những cuộc trở lại đông đảo ban đầu cho Giáo Hội sơ khai, chẳng hạn 3000 người sau những lời rao giảng tiên khởi của Thánh Phêrô hợp cùng Tông Đồ Đoàn (xem Acts ), và 5000 người sau lời chứng cũng của vị Trưởng Tông Đồ này cùng với Gioan sau khi chữa lành cho người què ở Cửa Đẹp (xem Acts 2:41,4:4), những hoa trái dồi dào sung măn các vị tông đồ gặt hái được đă không xẩy ra khi Chúa Kitô c̣n sống và do chính Chúa Kitô làm, mà chỉ xẩy ra sau khi Người về cùng Cha (xem Jn 14:12) và qua các chi thể chứng nhân của Người, thành phần luôn sống gắn bó với Người như cành nho dính liền với Người là thân nho của họ. Việc chiếm đoạt là dấu hiệu cho thấy “sự sống viên măn” nơi Kitô hữu ở đây c̣n ở chỗ họ có thể tha thứ cho kẻ làm khốn ḿnh, cho kẻ thù ḿnh, như được thể hiện nơi vị tử đạo tiên khởi Stephanô (x Acts 7:60). Biến cố tử đạo của Thánh Stephanô cũng có thể đă góp phần sửa soạn cho cuộc trở lại của Vị Tông Đồ Dân Ngoại là anh chàng Saul bấy giờ đồng lơa với thành phần ném đá ngài (x Acts 7:58). Những dấu hiệu tiêu biểu và chính yếu trên đây cho thấy “sự sống viên măn” nơi các vị Tông Đồ trong thời Giáo Hội mới h́nh thành cũng vẫn tiếp tục diễn ra suốt gịng lịch sử nhân loại, nhất là qua mồ hôi của các vị thừa sai và đặc biệt là bằng máu tử đạo của thành phần chứng nhân Kitô hữu khắp nơi trên thế giới. Kitô giáo đă từ một hạt cải nhỏ bé trở thành cây vĩ đại trên thế giới này không phải là dấu chứng cho thấy “sự sống viên măn” nơi Giáo Hội Công Giáo hay sao, bất chấp những yếu hèn vẫn không thiếu nơi không ít cá nhân Kitô hữu.

 

Lịch sử thế giới cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đă chẳng chứng kiến thấy “sự sống viên măn” nơi Giáo Hội Công Giáo là ǵ, qua hai lễ an táng quá ư là trọng thể chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Lễ an táng thứ nhất là lễ an táng của Mẹ Têrêsa Calcutta, một Kitô hữu Công giáo được quốc táng giữa một thế giới Ấn Giáo, v́ công cuộc phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo của Mẹ, một hội ḍng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập và được Giáo Quyền chính thức công nhận từ ngày 7/10/1950 cho tới khi Mẹ qua đời ngày 5/9/1997, tức trong ṿng 50 năm, tổng số Chị Em Thừa Sai Bác Ái là 3.914 ở 594 cộng đồng tại 123 quốc gia trên khắp thế giới, một hội ḍng phát triển nhanh chưa từng thấy trong lịch sử 2000 năm của Giáo Hội. Và lễ an táng thứ hai là lễ an táng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đă đi khắp thế giới với 106 chuyến tông du để mang “vui mừng và hy vọng” đến cho thế giới đang quay cuồng với nền văn ḿnh sự chết, đặc biệt đă là yếu tố chính trong cuộc sụp đổ của cộng sản Đông Âu cuối năm 1989, một biến cố làm thay đổi bộ mặt trái đất từ đó tới nay, và v́ thế đă làm cho cả thế giới ngưỡng mộ ngài.   

 

Thật thế, tham dự Thánh Lễ an táng cho Đức Thánh Cha bao gồm những quốc vương của 10 quốc gia, 57 vị lănh đạo quốc gia, 3 nữ hoàng, 17 vị lănh đạo chính quyền, các vị lănh đạo 3 tổ chức quốc tế, và các vị đại diện thuộc 10 tổ chức khác, 3 phu nhân của các vị lănh đạo quốc gia, 8 vị phó lănh đạo quốc gia, 6 vị phó chủ tịch, 4 vị chủ tịch quốc hội, 12 vị ngoại trưởng, 13 vị bộ trưởng, và các vị lănh sự thuộc 24 quốc gia. Các phái đoàn đại biểu tôn giáo bao gồm 140 vị, kể cả những vị đại diện của Giáo Hội Chính Thống, Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội Tây phương, những tổ chức Kitô giáo quốc tế, Hiệp Hội Quốc Gia Tin Lành, các vị đại diện Do Thái giáo, Hồi giáo và các đại biểu thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Thánh Lễ An Táng có 157 vị hồng y đồng tế; 700 tổng giám mục và giám mục hiện diện, cũng như 3000 linh mục có mặt trong số đó có 300 vị cho rước lễ. Có 169 phái đoàn đại biểu hay đại diện của 23 Giáo Hội Chính Thống, các phái đoàn đại biểu Do Thái giáo và 17 phái đoàn đại biểu thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo cũng như các tổ chức về đối thoại liên tôn. Có trên 3 triệu người hành hương đến Rôma; 21 ngàn người mỗi giờ tiến vào Đền Thờ Thánh Phêrô; thời giờ chờ đợi trung b́nh 13 tiếng đồng hồ và lâu nhất là 24 tiếng; vào ngày lễ an táng, có 500.000 người tại Quảng Trường Thánh Phêrô và tại con đường nối thẳng vào quảng trường này, Via della Conciliazione; 600.000 người ở các vùng có những đại màn ảnh truyền h́nh. 

 

Ly Chúa Giêsu Kitô Vượt Qua là s sng li và là s sng.

Chúa đă đến như mt v mc t nhân lành hiến mng sng ḿnh v́ chiên,

cho chiên ca Chúa được s sng và là s sng viên măn.

Xin Chúa cho Kitô hu chúng con là thành phn

đă chng nhng được s sng nh Bí Tích Ra Ti và Bí Tích Gii Ti,

mà c̣n là mt s sng viên măn bi Bí Tích Thánh Th và Bí Tích Thêm Sc,

biết sng như cành nho luôn dính lin vi Chúa là thân nho,

bng vic lng nghe và tuân gi li Chúa như M Maria,

để nh đó chúng con có th sinh muôn vàn hoa trái thiêng liêng cho Chúa.

Amen.