Nước Sâu Thả Lưới – Duc in Altum

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 491 Thứ Sáu 5/2/2010

 

 

Ơn Gọi Tông Đồ: Lời Chúa


Trong thời điểm Giáo Hội đang cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra nơi dân Do Thái, qua các bài Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đặc biệt tỏ ḿnh ra cho các môn đệ của Người. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Năm C, Người đă tỏ ḿnh ra cho các vị qua việc hóa nước lă thành rượu ngon. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ năm tuần này, Người lại đặc biệt tỏ ḿnh ra cho các vị, một việc tỏ ḿnh không phải chỉ liên quan đến niềm tin của các vị như lần ở tiệc cưới Cana, cho bằng liên quan trực tiếp đến sứ vụ chứng nhân tông đồ của các vị.

 

Thật vậy, bài Phúc Âm Chúa Nhật V Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho các môn đệ tiên khởi qua chính nghề nghiệp chuyên môn của các vị. Các vị là những tay đánh cá chuyên nghiệp, biết đánh ở đâu và vào lúc nào th́ bắt được nhiều cá, nhưng lần này đă cố gắng suốt cả đêm mà chẳng bắt được ǵ cả. Thế mà chỉ v́ tin Thày, dù biết Thày không rành nghề đánh cá bằng ḿnh, và ḿnh đă đánh cá ở cả khu vực Thày bảo rồi mà vẫn không được, các ông cứ nhắm mắt làm theo, và quả thực đă bắt được một mẻ cá hết sức lạ lùng, ngoài sức tưởng tượng của các vị, làm các vị càng khâm phục Đấng các vị đă bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Người. Trước tinh thần tin tưởng và thái độ tuân phục của các vị, Chúa Giêsu đă hứa huấn luyện các vị trở thành những tay chài lưới thiêng liêng, những tông đồ cứu vớt linh hồn con người.

 

Đúng thế, Mầu Nhiệm Chúa Kitô về đời sống công khai của Người chúng ta đang cùng với Giáo Hội cử hành trong Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Năm C này là việc Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thuộc thành phần hành nghề đánh cá biết ư định Người muốn tuyển chọn các vị làm những tay chuyên nghiệp chài lưới người. Đó là lư do chủ đề Ơn Gọi Tông Đồ của Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần này chẳng những được thể hiện rơ ràng qua bài Phúc Âm, mà c̣n qua cả hai bài đọc một và hai nữa.

 

Trong bài đọc một, Tiên Tri Isaia đă thuật lại Ơn Gọi Tông Đồ của ḿnh như sau: “Bấy giờ tôi nói: ‘Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, v́ lưỡi tôi dơ bẩn…’ Lúc đó có một trong các Thần Sốt Mến bay đến chỗ tôi, tay cầm cục than cháy đỏ mà ngài đă dùng cặp lửa gắp ở bàn thờ. Ngài đặt than lửa vào miệng tôi mà nói: ‘Hăy nh́n xem, than lửa này đă chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi đă được xóa bỏ, và tội của ngươi được thứ tha’. Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: ‘Ta sẽ sai ai đi đây? Và ai sẽ đi cho chúng ta?’. Tôi liền thưa: ‘Này con đây, xin hăy sai con’”.

 

Trong bài đọc hai, Thánh Phaolô cũng chia sẻ về Ơn Gọi Tông Đồ của ḿnh như sau: “Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em in Mừng mà tôi đă rao giảng cho anh em… Đó là Đức Kitô đă chết v́ tội lỗi chúng ta… được mai táng và sống lại… Người đă hiện ra với Kêpha… Sau cùng Người cũng đă hiện ra với chính tôi như với một đứa con đẻ non. Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng danh được gọi là tông đồ, v́ tôi đă bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa…”.

 

Ơn Gọi Tông Đồ: Ư Nghĩa và Cảm Nhận

 

Ơn Gọi Tông Đồ như ba bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho thấy có 3 ư nghĩa.

 

Ư nghĩa thứ nhất của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là việc thành phần được tuyển chọn đều cảm thấy ḿnh thực sự và hoàn toàn bất xứng: Tiên Tri Isaia kêu lên trong bài đọc một: “Vô phúc cho tôi, lưỡi tôi dơ bẩn”; Thánh Phaolô thú nhận trong bài đọc hai: “Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ và không xứng đáng được gọi là tông đồ”; và Thánh Phêrô trong bài Phúc Âm cảm nhận: “Lạy Chúa, xin Chúa hăy tránh xa con, v́ con là kẻ tội lỗi”.

 

Ư nghĩa thứ hai của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là nếu Chúa thực sự muốn tuyển chọn ai th́ Ngài sẽ làm cho họ nên xứng đáng và có đủ khả năng để thực hiện sứ vụ của họ: Tiên Tri Isaia trong bài đọc một đă được cục than lửa do một thiên thần gắp từ bàn thờ Chúa đặt vào miệng lưỡi của ông; Thánh Phaolô trong bài đọc hai đă cho biết: “Nhưng nay tôi là người thế nào là nhờ ơn của Thiên Chúa”; Thánh Phêrô trong bài Phúc Âm đă được Chúa Kitô trấn an: “Đừng sợ, từ nay con sẽ là kẻ đánh cá người ta”.

Ư nghĩa thứ ba của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là thái độ sẵn sàng đáp ứng một cách trọn vẹn của thành phần được tuyển chọn: Tiên tri Isaia trong bài đọc một đă mau mắn thưa: “Này con đây, xin hăy sai con”; Thánh Phaolô trong bài đọc hai đă khẳng định “và ơn của Người không vô ích nơi tôi”; Thánh Phêrô và đồng nghiệp được Phúc Âm Thánh Luca cho biết: “Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đă từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.

 

Tóm lại, áp dụng vào trường hợp Kitô hữu chúng ta, một khi được Thiên Chúa tuyển chọn để sống hay thực hiện một Ơn Gọi Tông Đồ đặc biệt, như đi tu làm tu sĩ hay giáo sĩ, hay nhận lănh một trách nhiệm hoạt động Tông Đồ Giáo Dân ngoài khả năng và vị thế của ḿnh, chúng ta hăy tỏ thái độ khiêm nhượng tín thác “xin vâng” theo Thánh Ư Chúa như Mẹ Maria. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Kitô hữu chúng ta thường có ba cảm nhận sau đây.

 

Cảm nhận thứ nhất, đó là đôi khi chúng ta từ chối một trọng trách vinh dự nào đó v́ mục đích để tránh né gánh vác và hy sinh nhiều hơn là thực sự sống đức khiêm nhượng. Bởi v́, theo nguyên tắc Phúc Âm hay lời Chúa dạy, nếu cho phép chọn hay được tự do chọn, nghĩa là lúc chúng ta chưa biết rơ ư Chúa định về ḿnh thế nào, th́ ḿnh phải chọn chỗ cuối rốt, tức đừng tự đưa ḿnh lên, song một khi được mời lên chỗ cao hơn ngoài ư muốn của ḿnh, bấy giờ chúng ta phải bỏ ḿnh đi, tức phải bỏ chỗ ḿnh chọn lựa để ngồi vào đúng chỗ được dành cho ḿnh. Chỗ của chúng ta là chỗ Chúa đặt định cho chúng ta chứ không phải là chỗ chúng ta tự chọn lựa lấy cho ḿnh.

 

Cảm nhận thứ hai về vấn đề Ơn Gọi Tông Đồ, liên quan đặc biệt đến thời điểm Tông Đồ Giáo Dân đang tưng bừng náo nhiệt hơn bao giờ hết từ sau Công Đồng Vaticanô II này. Đó là có nhiều người Kitô hữu giáo dân trong chúng ta tỏ ra rất hăng say, không sợ hy sinh, vất vả, mất giờ, tiêu hao tiền bạc, để lo cho cộng đoàn, cho cộng đồng, cho hội đoàn v.v. Thế nhưng, bất cứ lúc nào xẩy ra một cái ǵ đó không được như ư muốn, ư nghĩ, ư thích của ḿnh, liền bỏ cuộc, thậm chí c̣n tỏ ra thái độ chống đối và hành động phá đám nữa là đàng khác, là những thái độ và hành động chứng tỏ chúng ta khi được mời đến dự tiệc đă t́m chỗ cao nhất mà ngồi nên đă bị mời xuống cuối rốt vậy.

 

Cảm nhận thứ ba về Ơn Gọi Tông Đồ là chúng ta đừng bao giờ tự măn, lầm tưởng là ḿnh đầy đủ, theo chủ trương của một số người trong chúng ta cho rằng ‘chúng ta đừng mang đạo vào nhà thờ’, như kiểu ‘đem củi về rừng’, bởi v́, nếu mỗi người và mọi người Kitô hữu chúng ta thực sự “là ánh sáng thế gian” như Mẹ Têrêsa Calcutta, th́ thế gian đă không đi đến t́nh trạng “văn hóa chết chóc” hết sức thảm thương như ngày nay, tức là chúng ta hăy tự truyền bá phúc âm hóa cho chính ḿnh đă, cho nhau đă, nghĩa là chúng ta hăy luôn là muối mặn ướp thế gian đă, rồi hăy lên tiếng trách thế gian tại sao càng ngày càng trở nên nguội lạnh và băng hoại.

 

Ơn Gọi Tông Đồ: Dấn Thân Sâu Xa

 

Bài Phúc Âm hôm nay c̣n cho chúng ta thấy một kinh nghiệm dấn thân sống đạo rất thực tế nữa là Thiên Chúa luôn kêu gọi chúng ta, bằng cách liên lỉ tỏ ḿnh cho chúng ta qua nhiều h́nh thức, và nếu chúng ta nhận biết Người, chúng ta chẳng những biết được chính bản thân ḿnh mà c̣n có thể tiến đến chỗ sống trọn ơn gọi ban đầu của ḿnh.

 

Thật vậy, tay chài lưới mang tên Simon Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay, thực ra, đă đến gặp Chúa Giêsu một lần với người anh em ruột thịt Anrê của ḿnh, và đă được Người đổi tên cho là Phêrô, như Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận (1:42), nhất là đă được Người chính thức kêu gọi theo Người cùng với Anrê và cặp anh em Gioan-Giacôbê khi Người đi dọc theo bờ biển Galilêa, sau khi Người công bố Lời Rao Giảng Tiên Khởi, và trước khi Người đi giảng dạy ở Galilêa, như Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại (4:17-23). Trong trường hợp này, Thánh Mathêu đă ghi rơ cả hai cặp anh em này “đă lập tức bỏ lưới (hay) thuyền bè và thân phụ mà theo Người” (4:20,22). Riêng trường hợp của hai anh em Simon-Anrê, Người đă kêu gọi họ bằng câu: “Hăy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những tay đánh cá người” (4:19). Các vị quả thực sau đó đă theo Người đi rao giảng và Người đă ghé về nhà của nhạc mẫu Simon để chữa lành cho bà, như Phúc Âm Thánh Luca cho thấy (4:38-39). Thế nhưng, măi cho tới sau biến cố mẻ cá lạ được Thánh Kư Luca ghi lại trong bài Phúc Âm hôm nay, “họ đưa thuyền vào bờ, và từ bỏ mọi sự để đi theo Người”.

 

Thật ra, nếu căn cứ vào câu Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm hôm nay: “Đừng sợ. Từ nay trở đi, các anh sẽ là những tay đánh cá người”, th́ bài Phúc Âm của Thánh Luca hôm nay có thể trùng với bài Phúc Âm của Thánh Mathêu được trích dẫn trên đây về trường hợp Chúa Giêsu kêu gọi những môn đệ tiên khởi. Tuy nhiên, căn cứ vào lời của tay chài lưới mang tên Simon Phêrô ở cuối bài Phúc Âm sau khi ông và đồng nghiệp bắt được mẻ cá lạ: “Lạy Chúa, xin tránh xa tôi, v́ tôi là kẻ tội lỗi”, th́ cũng có thể suy luận rằng, trước đây các vị tuy đă “lập tức” bỏ mọi sự mà theo Người rồi, song h́nh như sau đó vẫn c̣n luyến tiếc nghề nghiệp của ḿnh, chưa dứt khoát theo Người, cho đến khi Người làm họ thấy họ hoàn toàn bị thảm bại trong nghề nghiệp chuyên môn của họ, “cả đêm mà không bắt được ǵ”, trái lại, nhờ “có những lời ban sự sống” (Jn 6:68) của Người, họ đă bắt được mẻ cá lạ, nên cảm thấy có lỗi với Người, cảm thấy ḿnh “tội lỗi”, cảm thấy không xứng đáng với Người. Thế nhưng, Chúa Giêsu muốn cho họ biết ḿnh họ để tin vào Người hơn, một điều kiện để Người có thể thực hiện lời Người khẳng định với các vị ngay sau khi các vị biết ḿnh như thế: “Đừng sợ, Từ nay trở đi, các anh sẽ là những tay đánh cá người”. Nghe thấy thế, “họ đă mang thuyến vào bờ, và bỏ mọi sự để trở thành môn đệ của Người”.

 

Cũng thế, sau khi đă lănh nhận phép rửa, Kitô hữu chúng ta nói chung đă không sống xứng đáng với ơn gọi làm môn đệ của Chúa Kitô, qua những hành động phản tinh thần Phúc Âm, phản Kitô giáo. Đặc biệt là trường hợp của thành phần tận hiến tu tŕ, sau khi đă bỏ mọi sự để đáp lại ơn gọi theo Người sống tinh thần Phúc Âm trọn lành hơn, qua lời khấn ḍng hay thiên chức linh mục, sau đó vẫn có những hành động quyến luyến thế gian phản chứng nhân, thậm chí gây gương mù gương xấu. Hay trường hợp của thành phần Kitô hữu lập gia đ́nh với nhau, đáp ứng ơn gọi của Người để phản ảnh mầu nhiệm cao cả là Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (x Eph 5:32), sau đó lại ly dị hay phá thai v.v. Thế nhưng, có những trường hợp, Người đă lợi dụng chính những thất bại của bản tính yếu đuối loại người ấy nơi Kitô hữu môn đệ Người, để làm cho họ biết ḿnh họ hơn, nhờ đó họ ư thức được ơn gọi tông đồ của họ hơn, rồi dấn thân sống xứng đáng với tư cách làm môn đệ của Người và sứ mệnh làm chứng nhân cho Người.

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă lấy 1 câu của bài Phúc Âm Chúa Nhật V tuần này để làm câu tâm niệm sống cho Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba. Thật vậy, trong Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Kỷ ban hành vào chính dịp bế mạc Đại Năm Thánh 2000 ngày Lễ Hiển Linh 6/1/2001, ĐTC đă kêu gọi toàn thể Giáo Hội hăy “duc in altum”, tức hăy “thả lưới ở chỗ nước sâu”: Vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu’ù: ‘Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)”.

 

Tại sao? Tại v́, căn cứ vào nội dung và chiều hướng của bức Tông Thư quan trọng này, để hoàn thành sứ mạng truyền giáo bất khả châm chước của ḿnh trong ngàn năm thứ ba, một công cuộc truyền giáo khẩn trương hơn bao giờ hết trong thời điểm thế giới đang sống trong một nền văn hóa sự chết, Giáo Hội cần phải sống đời cầu nguyện, bằng việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, chẳng những qua phụng vụ, như Ngài đang chia sẻ với Giáo Hội một loạt 131 trong 166 bài Giáo Lư Về Thánh Vịnh từ ngày 23/1/2002, mà c̣n qua việc cầu kinh Mân Côi, cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, như Người kêu gọi qua Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria được Ngài ban hành vào ngày kỷ niệm đúng 24 năm làm giáo hoàng của ḿnh, 16/10/2002, mở màn cho Năm Mân Côi, cho tới ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, 19/10/2003. Việc Năm Mân Côi kết thúc vào Chúa Nhật Truyền Giáo của Giáo Hội cho thấy ư nghĩa và chiều hướng của những ǵ ĐTC đă kêu gọi Giáo Hội của Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo phải duc in altum, tức phải chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô trước rồi mới có thể tỏ dung nhan của Người ra, mới có thể làm chứng nhân cho Người, trong một thời điểm chính Kitô giáo Âu Mỹ đang bị phá sản về đức tin và đang cần phải tái truyền bá phúc âm hóa cho chính ḿnh.

 

 

“Duc in altum” với Mẹ Maria

 

     

“Hăy ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lk 5:5). Đúng thế, “duc in altum” là câu tâm niệm cho Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng khi tiến vào thiên kỷ thứ ba Kitô giáo. Trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ - Novo Mellennio Ineunte, ban hành ngày Lễ Hiển linh, Chúa Nhật 6/1/2001, ngày bế mạc Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă minh định điều ấy như sau: “Vào lúc mở màn cho một tân thiên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Đại Năm Thánh được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu: Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)” (Đoạn 5).

      

Tại sao ĐTC Gioan Phaolô II đă chọn câu nói này của Chúa Giêsu, trong muôn vàn câu nói khác cũng rât chí lư và tuyệt vời của Người, để làm mục tiêu sống cho Giáo Hội Chúa Kitô trong thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này? Ư nghĩa của câu nói này của Chúa Giêsu ra sao với thời điểm ngàn năm thứ ba Kitô giáo đây? Phải chăng v́ câu nói bao gồm ư nghĩa lưỡng diện vừa nội tâm - “hăy ra chỗ nước sâu” vừa truyền giáo – “mà thả lưới bắt cá” này của Chúa Giêsu chất chứa một ư nghĩa rất thích đáng cho Giáo Hội trong mọi thời đại, nhất là thời điểm của ngàn năm thứ ba, một thời điểm cần phải thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa mà theo ngài như vừa mới được bắt đầu (chẳng hạn ở cả một địa lục Á Châu mênh mông đông dân nhất thế giới với chỉ được vỏn vẹn mấy phần trăm Kitô giáo), mà c̣n phải tái truyền bá phúc âm hóa cho cả Tây phương là thế giới Kitô giáo đang bị khủng hoảng đức tin và phá sản văn hóa Kitô giáo, đến độ vẫn từng là nguồn phóng uế khắp nơi trên thế giới hiện nay thứ văn hóa sự chết?

      

Đúng thế, để thực hiện việc truyền giáo này, việc làm chứng cho Chúa Kitô hết sức khẩn trương ấy, một việc tự ḿnh là chính bản chất của Giáo Hội này, Kitô hữu cần phải cảm nghiệm được Người, cần phải thực sự biết Người, một cách sâu xa nhờ đời sống cầu nguyện, đời sống nội tâm, bằng không, họ có thể sẽ loan báo một “Kitô giả”, như hiện tượng đầy những “tiên tri giả” hiện nay, hay chỉ là cây đèn ở dưới đáy thùng hay muối đă ra nhạt nhẽo đáng bị giầy đạp (x Mt 5:15,13). Đó là lư do, vào những năm cuối cùng của giáo triều dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội với 26 năm rưỡi của ḿnh (16/10/1978-2/4/2005), sau Đại Năm Thánh 2000, vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Ḷng thương Xót Chúa này, vị qua đời vào đêm Thứ Bảy Đầu Tháng kính Thánh Mẫu, vọng Chúa Nhật Lễ kính Chúa T́nh Thương, đă mở hai năm đặc biệt nữa, đó là Năm Mân Côi kính Mẹ (2002-2003) và Năm Thánh Thể kính Chúa (2004-2005). Qua hai văn kiện được ngài ban hành cho hai năm đặc biệt này, ngài đă bày tỏ rơ ư định của ngài về câu tâm niệm “duc in altum” cho ngàn năm thứ ba Kitô giáo.

      

Trước hết, trong Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria – Rosarium Virginis Mariae”, đoạn 3, ngài đă định nghĩa “việc lần hạt mân côi chẳng qua là việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”. Trước đó, ở ngay đoạn 1 mở đầu, ngài đă cho thấy tầm quan trọng của “chỗ nước sâu” là việc sống nội tâm nguyện cầu, đặc biệt bằng Kinh Mân Côi như sau: Kinh nguyện này dễ dàng ḥa trộn với cuộc hành tŕnh thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, một cuộc hành tŕnh mà, sau hai ngàn năm, vẫn không mất đi vẻ tươi mới của thuở ban đầu, và cảm thấy được Thần Linh Thiên Chúa lôi kéo đến chỗ ‘thả lưới ở chỗ nước sâu - duc in altum!’ để một lần nữa loan báo, thậm chí la lên, trước thế giới rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế, là ‘đường, là sự thật và là sự sống’ (Jn 14:6), là ‘mục đích của lịch sử loài người và là điểm qui tụ cho những ước muốn của lịch sử và nền văn minh’ (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 45)”.

      

Sau nữa, trong Thông Điệp “Giáo Hội sống bởi Thánh Thể - Ecclesia de Eucharistia”, đoạn 6, ngài c̣n liên kết giữa việc cầu nguyện nội tâm khẩn thiết bất khả thiếu liên quan tới Mẹ Maria đối với việc “thả lưới bắt cá” truyền giáo như sau: Việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, và việc cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Người là ‘chương tŕnh’ Tôi đă đề ra cho Giáo Hội vào lúc rạng đông của đệ tam thiên kỷ, kêu gọi Giáo Hội hăy ra chỗ nước sâu của đại dương lịch sử bằng ḷng nhiệt thành thực hiện cuộc tân truyền bá phúc âm hóa” (người viết kiêm dịch xin được tự ư in đậm để nhấn mạnh vấn đề của bài viết).

      

Trước lời kêu gọi chính đáng hết sức khẩn trương của Vị Chủ Chăn Tối Cao trong Giáo Hội, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô phục vụ Giáo Hội và Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, chúng ta đă làm ǵ trong việc “duc in altum”, ở chỗ, theo ngài, sống nội tâm với Mẹ Maria để làm tông đồ truyền giáo cho Chúa Kitô trong ngàn năm thứ ba Kitô giáo? Sau đây là một số trích đoạn được anh Cao Tấn Tĩnh chuyển dịch về việc truyền giáo, một việc truyn giáo như thả lưới ở chỗ nước sâu bằng đời sống nội tâm và thánh thiện của người Kitô hữu, những trích đoạn từ Thông Điệp Sứ Vụ Đ ấng Cứu Chuộc “Redemptoris Missio” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 7/12/1990.

      

Sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô, “Đấng được sai đi”

 

88-       Một đặc tính thiết yếu của linh đạo truyền giáo là sống hiệp thông thân mật với Chúa Kitô. Chúng ta không thể hiểu biết và thi hành việc truyền giáo được, trừ phi chúng ta đối chiếu nó với Chúa Kitô là Đấng đă được sai đi truyền bá phúc âm hóa. Thánh Phaolô đă diễn tả thái độ của Chúa Kitô như sau: ‘Tác hành của anh em phải giống như của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mặc dù mang danh phận là Thiên Chúa song cũng không cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, trái lại, Người đă hủy ḿnh ra hư không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra giống như con người. Và trong h́nh dạng làm người, Người đă tự hạ và đă vâng lời cho đến chết, cho dù có phải chết trên Thập Giá’ (Phil 2:5-8).

 

“Như thế, Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc được cho thấy như là một việc hoàn toàn tự hư không hóa bản thân ḿnh, nhờ đó Chúa Kitô có thể sống trọn vẹn thân phận con người, trong việc chấp nhận làm theo tất cả dự án của Cha. Cuộc tự hủy bản thân ḿnh ra hư không này là một cuộc tự hủy bản thân ḿnh chan ḥa những yêu thương và nói lên ḷng yêu thương. Việc truyền giáo đi theo cùng một đường lối như vậy, và là việc truyền giáo dẫn đến chân Thập Giá.

 

“Nhà truyền giáo cần phải ““từ bỏ chính ḿnh và mọi sự cho đến bấy giờ họ cho là của ḿnh, để làm cho ḿnh nên mọi sự cho mọi người’ (Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 24). Họ làm điều này bằng một đức khó nghèo khiến họ thanh thoát sống cho Phúc Âm, bằng việc thắng vượt ḷng dính bén với con người cũng như sự vật bao quanh họ, để họ có thể trở nên anh chị em cho những ai họ được sai tới và nhờ đó họ mang Chúa Kitô Cứu Thế đến cho những người đó. Đó là mục tiêu của linh đạo truyền giáo: ‘Đối với người yếu đuối tôi trở nên người yếu đuối...; tôi trở nên mọi sự cho mọi người để bằng mọi cách có thể cứu được một số nào đó. Tôi làm tất cả những điều này là v́ Phúc Âm...’ (1Cor 9:22-23).

 

“Chính v́ được ‘sai’ mà nhà truyền giáo nghiệm thấy sự hiện diện an ủi của Chúa Kitô, Đấng ở với họ mọi giây phút trong cuộc sống – ‘Đừng sợ... v́ Ta ở với con’ (Acts 18:9-10) – và là Đấng chờ đợi họ nơi cơi ḷng của mọi người.

 

Nhà Thừa Sai Đích Thực là Một Vị Thánh

 

90-       Ơn gọi hoạt động truyền giáo, tự bản chất của ḿnh, là một ơn gọi phát xuất từ ơn gọi nên thánh. Một nhà truyền giáo thực sự như vậy chỉ khi nào họ dấn thân sống theo con đường thánh thiện: “Thánh Thiện phải được gọi là một tiên quyết căn bản và là một điều kiện không thể thay thế đối với mọi người trong việc hoàn tất sứ mệnh cứu độ trong Giáo Hội” (Tông Huấn Christifideles Laici, 17: loc. cit., 419).

 

Ơn gọi phổ quát nên thánh gắn liền với ơn gọi phổ quát truyền giáo. Mọi phần tử tín hữu đều được kêu gọi nên thánh và truyền giáo. Đây là điều Công Đồng hết sức tha thiết ước mong, một Công Đồng hy vọng có thể “soi sáng cho tất cả mọi dân nước bằng ánh quang của Chúa Kitô, một ánh quang phát tỏa trên khuôn mặt của Giáo Hội, bằng việc rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật” (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, 1). Linh đạo truyền giáo của Giáo Hội là một cuộc hành tŕnh tiến đến sự thánh thiện.

 

Việc canh tân động lực cho việc truyền giáo ad gentes đ̣i phải có những nhà truyền giáo thánh đức. Việc cập nhật hóa những kỹ thuật mục vụ, tổ chức và điều hành các nguồn lực của giáo hội, hay nghiên cứu sâu xa vào nền tảng thánh kinh và thần học về đức tin, cũng chưa đủ. Điều cần là ḷng phấn khởi cho “việc hăng say nên thánh” mới mẻ nơi các nhà truyền giáo, cũng như nơi khắp các cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt nơi những ai làm việc gần gũi nhất với các nhà truyền giáo (xem Bài Diễn Từ ở Cuộc Họp CELAM, tại Port-au-Prince, ngày 9/3/1983: AAS 75 năm 1983, 771-779; Bài Giảng Khai Mạc cho “Novena of  Years” do CELAM phat động, Santo Domingo, ngày 12/10/1984: Insegnamenti VII/2 năm 1984, 885-897).

 

“Anh Chị Em thân mến: chúng ta hăy nhớ đến ḷng nhiệt thành truyền giáo của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Bất chấp phương tiện di chuyển và truyền thông hạn hẹp vào những thời ấy, việc loan truyền Phúc Âm vẫn nhanh chóng tiến đến tận cùng trái đất. Đó là tôn giáo của một Con Người chết trên thập giá, của “một viên đá vấp phạm cho người Do Thái và ngu xuẩn cho Dân Ngoại” (1Cor 1:23)! Bên dưới cái năng động truyền giáo này chính là đời sống thánh thiện của các Kitô hữu và các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi vậy.

 

92-       Ngày hôm nay, Giáo Hội được một cơ hội, như chưa bao giờ có trước đây,  dùng chứng từ và lời rao giảng của ḿnh để mang Phúc Âm đến cho tất cả mọi dân tộc và mọi quốc gia. Tôi thấy được rạng đông của một thời truyền giáo mới, một rạng đông sẽ trở thành một ngày sống rạng ngời mang lại cả một mùa màng ph́ nhiêu, nếu tất cả mọi Kitô hữu, nhất là các nhà truyền giáo và các Giáo Hội trẻ, quảng đại và thánh thiện đáp ứng những mời gọi và thách đố trong thời đại của chúng ta đây.

 

“Như các vị Tông Đồ sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên, Giáo Hội cũng phải hợp nhau lại trên căn Thượng Lầu “cùng với Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu” (Acts 1:14), để cầu xin Thần Linh, cũng như để lấy sức lực và ḷng can đảm trong việc thực thi mệnh lệnh truyền giáo. Cả chúng ta nữa, như các vị Tông Đồ, chúng ta cần phải được Thần Linh biến đổi và hướng dẫn.

 

“Vào thời điểm sát cận Ngàn Năm thứ ba, toàn thể Giáo Hội được mời gọi sống tha thiết với mầu nhiệm của Chúa Kitô hơn nữa, bằng việc cộng tác với một ḷng tri ân cảm mến vào công cuộc cứu độ. Giáo Hội làm việc này cùng với Mẹ Maria và theo gương Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội và là mô phạm của Giáo Hội: Mẹ Maria là mô phạm của một thứ t́nh yêu mẫu tử làm cho tất cả mọi người hứng khởi cộng tác vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội trong việc tái sinh nhân loại. Thế nên, “được kiên cường bởi việc Chúa Kitô hiện diện, Giáo Hội hành tŕnh qua thời gian, tiến về tột đỉnh của các thời đại, để nghênh đón Chúa đến. Thế nhưng, trong cuộc hành tŕnh này... Giáo Hội tiến bước theo con đường được vạch vẽ dấu chân của Trinh Nữ Maria” (Thông Điệp Redemptoris Mater, ngày 25/3/1987, 2: AAS 79 năm 1987, 362f).

 

“Tôi kư thác Giáo Hội, nhất là những ai đang dấn thân thực hiện mệnh lệnh truyền giáo trong thế giới hôm nay cho “vai tṛ trung gian của Đức Maria là vai tṛ hoàn toàn hướng về Chúa Kitô và hướng đến việc tỏ hiện quyền năng cứu độ của Người” (ibid. 22: loc. cit., 390). Như Chúa Kitô đă sai các Tông Đồ của Người đi nhân danh Cha và Con và Thánh Thần thế nào, để lập lại lệnh truyền này, Tôi cũng ban cho tất cả các con Phép Lành Ṭa Thánh của Tôi, nhân danh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Amen.”

 

 

Lạy Đấng đă đến để cứu vớt những ǵ đă hư trầm,

và đă dùng hết cách để tỏ ḿnh ra cho chúng con là thành phần môn đệ của Chúa,

không phải chỉ để cho chúng con tin vào Chúa mà c̣n để chúng con sống cho Chúa nữa.

Xin Thần Linh Chúa đă ban cho chúng con qua các bí tích

làm chủ con người và điều khiển cuộc đời Kitô hữu chúng con,

để như Mẹ Maria đầy ơn phúc luôn lắng nghe và tuân giữ lời Chúa,

chúng con trở thành những tay đánh cá người chuyên nghiệp, cho Nước Cha muôn đời trị đến. Amen.