Vượt Thoát Cứu Độ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 498 Thứ Sáu 26/3/2010

 

 

Vấn Đề Cứu Độ với Nhân Sinh 

 

Dù vô thần hay hữu thần, cứu độ là vấn đề then chốt nhất của cuộc sống con người. Đúng thế, không phải chủ trương vô thần mà có thể phủ nhận được t́nh trạng xung khắc nội tâm nơi mỗi một người. Không cần t́m hiểu lư do tại sao có cuộc xung khắc nội tâm nơi mỗi người này, chỉ cần đặt vấn đề tại sao con người phải đương đầu với cuộc chiến nội tâm ấy là đủ rơ. Thực tế cho thấy cuộc chiến nội tâm nơi mỗi người đều giống nhau ở chỗ họ phải chọn lành bỏ dữ, phải đối diện với sự thật làm người, một sự thật mà nếu họ không sống theo họ sẽ bị bất an và bất hạnh là những ǵ họ không bao giờ muốn và t́m hết cách tránh né nếu chưa xẩy ra và chữa trị nếu đang mắc phải. Thế nhưng, tội nghiệp thay, kinh nghiệm phũ phàng cho thấy, chính lúc con người đi t́m hạnh phúc theo ḷng mong ước, họ lại chuốc lấy khổ đau vào ḿnh. Điển h́nh nhất là việc một số người đi t́m hạnh phúc nơi nghiện hút, nhưng cuối cùng họ chỉ gặp được một bản thân bị quằn quại trong cảnh nô lệ ngục tù không thể vượt thoát. Chưa hết, hiện tượng ly dị ngày nay không cho thấy chính lúc con người được tự do luyến ái, chứ không bị ép buộc theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, song họ vẫn không t́m được hạnh phúc như họ tưởng và chọn hay sao?! Bởi đó mới có câu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, “tránh hùm phải hạm”, “cầu cho bạo Chúa sống lâu” v.v.

 

Như thế, theo chủ quan, sở dĩ con người cần phải đương đầu với cuộc chiến nội tâm là v́ họ muốn sống hạnh phúc, cho đến khi họ thực sự được hoàn toàn thỏa nguyện. Tuy nhiên, theo khách quan, trong khi đi t́m hạnh phúc, con người phải trả bằng một giá rất đắt, thậm chí bằng cả mạng sống của ḿnh, bằng trinh tiết của ḿnh, như t́nh trạng vượt biên của dân Việt sau biến cố Tháng Tư Đen. Thậm chí trong cuộc t́m kiếm hạnh phúc hết sức khổ sở này, con người hầu như gặp nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc như ḷng mong ước, và dù có đạt được những ǵ ước mong, song lại rất mong manh và lắm khi cái hạnh phúc ấy lại trở thành đại họa cho họ nữa. Chẳng hạn như trường hợp thiên đường Mỹ Quốc, một thiên đường dân Việt đă phải trả bằng mọi giá để được hưởng, đă trở thành một địa ngục trần gian, đến nỗi đă tiêu diệt hạnh phúc nhiều gia đ́nh và đă đẩy một số người về lại nơi họ đă bất chấp mọi sự bỏ đi, một thiên đường mà nhiều người tỏ ra hết sức căm hận Mỹ song cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó, đành vuốt mặt hoan hưởng trong day dứt v.v.

 

Đó là lư do cuộc sống của con người trên trần gian này thực sự là một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống. Sự sống con người muốn chiếm hưởng đây không phải là sự sống thể lư cho bằng sự sống tinh thần, sự sống viên măn. Bởi thế mới xẩy ra trường hợp liều chết vượt biên, biết hút thuốc hại sức khỏe mà vẫn không bỏ được, biết lái xe ẩu nguy hiểm đến tính mạng mà vẫn cứ lái v.v. Và sự chết con người muốn vượt qua đây là ǵ, nếu không phải là sự dữ họ gặp trên đời hay ở ngay chính bản thân họ, như bệnh hoạn tật nguyền, tính mê nết xấu, ngu đần dốt nát, nghèo nàn túng thiếu, vụng về kém cỏi, xấu xí khó coi, xung khắc đụng chạm v.v. Như thế, con người vượt qua sự chết mà vào sự sống đây, một cuộc vượt qua mà họ phải đương đầu với một cuộc chiến nội tâm trường kỳ, tức là con người thực sự muốn được sống và sống viên măn hơn, một sự sống trọn hảo không c̣n khổ đau, không c̣n sự dữ, tức một sự sống trường sinh bất tử, trường sinh vinh phúc. Thế nhưng, tự ḿnh, vốn bất toàn và bất lực, con người không thể nào chiếm được sự sống toàn hảo và viên măn này. Cứu độ chính là ở chỗ đó.

 

Nói đến cứu độ là nói đến tôn giáo, nói đến đạo. V́, đối với con người nói chung, nhất là con người thiện tâm, con người hữu thần, đạo chính là đường lối giải thoát cho con người. Tuy nhiên, ư niệm và ư nghĩa cứu độ lại được các tôn giáo hiểu khác nhau, đúng hơn, được con người giải thích khác nhau. Trong các đạo giáo, vấn đề cứu độ được rơ ràng nói đến và trở thành một linh đạo của ḿnh chỉ thấy tỏ tường nơi Do Thái Giáo, Phật Giáo và Kitô Giáo.

 

Vấn Đề Cứu Độ với Do Thái Giáo, Phật Giáo và Kitô Giáo

 

Trước hết, đối với Do Thái Giáo, theo Lịch Sử Cứu Độ của họ, như được ghi nhận và tŕnh thuật trong bộ Sách Thánh của họ, bộ Sách Thánh được Kitô Giáo chấp nhận như bộ Thánh Kinh Cựu Ước của ḿnh, th́ vấn đề cứu độ là một Dự Án Thần Linh, một dự án được Giavê Thiên Chúa từ từ thể hiện bằng những việc làm của Ngài, nhất là bằng việc Ngài ra tay uy quyền giải cứu dân tộc này khỏi quyền lực ngoại bang. Hai lần Giavê Thiên Chúa của dân Do Thái đă thực hiện việc cứu độ họ quan trọng và đại thể nhất, liên quan trực tiếp đến cả lịch sử thế giới. Thứ nhất là lần Ngài cứu họ khỏi t́nh trạng làm nô lệ ở Ai Cập 450 năm, qua trung gian của Moisen, bằng một cuộc vượt qua biển đỏ, băng qua sa mạc 40 năm trường để đến mảnh đất Ngài đă hứa với tổ phụ Abraham, Isaac và Giacóp của họ là mảnh đất Palestine đang đẫm máu tranh chấp hiện nay. Cuộc vượt qua này xẩy ra 480 năm trước khi Vua Solomon xây thành và đền thờ Giêrusalem, tức vào triều đại 18 ở Ai cập hay 1440 năm trước Công Nguyên. Thứ hai là lần Ngài cứu họ khỏi t́nh trạng lưu đầy bên Babylon, bằng một cuộc hồi hương trở về xây dựng lại Thành Thánh và Đền Thờ Giêrusalem đă bị dân ngoại tục hóa và làm ô uế. Biến cố lưu đầy và hồi hương này của dân Do Thái xẩy ra trong giai đoạn lịch sử thế giới từ năm 587 đến năm 537 trước Công Nguyên, tức từ khi người Babylon phá hủy đền thờ Giêrusalem đến khi họ tái thiết trung tâm đạo giáo của họ.

 

Tiếc thay, cũng chính v́ chiều hướng diễn tiến của gịng Lịch Sử Cứu Độ này, nhất là chính v́ quan niệm Vị Thiên Chúa Toàn Năng của ḿnh phải là một Vị Thiên Chúa Cứu Độ thường trực tiếp liên quan đến t́nh h́nh chính trị, mà dân tộc Do Thái chỉ mong đợi Thiên Chúa khi họ gặp cảnh cùng quẫn, nhất là lúc họ bị áp bức bởi một quyền lực chính trị ngoại bang. Như thế, vấn đề cứu độ theo Do Thái Giáo, đúng hơn, theo dân tộc Do Thái, là vấn đề cứu độ về chính trị hơn là về tinh thần và đạo lư.

 

Nếu vấn đề cứu độ, theo dân Do Thái là vấn đề liên quan đến quyền lực chính trị, th́ theo giáo thuyết của Phật Giáo lại liên quan đến vấn đề đau khổ. Thực vậy, Tứ Diệu Đế hay bốn chân lư huyền diệu và tuyệt diệu của Phật Giáo được bắt đầu bằng Khổ Đế, tức được bắt đầu bằng một cảm nghiệm nhân sinh rất thực tế, rất chân thực: “đời là bể khổ”, với những trạng thái của khổ là “sinh, lăo, bệnh, tử”. Thế nhưng, muốn thoát khổ, con người phải trải qua những giai đoạn Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế, tức phải diệt dục, phải làm sao hết “tham, sân, si” là căn nguyên gây ra khổ ải trần gian, để có thể được cứu độ, được siêu độ, bằng không, con người sẽ phải tiếp tục đầu thai luân hồi cho tới khi nào hoàn toàn giác ngộ, hoàn toàn không c̣n nghiệp báo, họ mới có Phật tính và mới được vào cơi Niết Bàn. Như thế, vấn đề cứu độ của Phật Giáo chẳng những nhắm vào mục tiêu của ḿnh là cứu khổ mà c̣n ở cả phương thế cứu độ là tự cứu ḿnh nữa.

 

Thật vậy, nếu vấn đề cứu độ là cứu khổ, mà chết là tột cùng khổ đau, th́ cho dù có được giác ngộ và đă ra tay cứu nhân độ thế đi nữa, con người rồi cũng sẽ đi đến chỗ tận cùng của cuộc đời ḿnh là sự chết. Trong khi con người lại không muốn chết, lại muốn được trường sinh vinh phúc. Như thế, con người giác ngộ, thậm chí muốn được vào cơi tiêu diêu cực lạc con người cũng cần phải lọt vào tay tử thần trước đă, mà một khi vẫn c̣n đụng đầu với tử thần, vẫn không thể nào thoát khỏi bàn tay ác nghiệt của tử thần, là con người vẫn c̣n khổ, vẫn chưa hoàn toàn được cứu độ. Trái lại, nếu nhờ tử thần con người được siêu độ th́ tự bản chất tử thần không phải là một ác thần, mà chính là đấng cứu thế, và như thế, chết chính là con đường cứu độ cuối cùng của con người, là con đường máu của con người, như thành phần tự tử đă vượt thoát trần gian khổ ải này bằng cách mở con đường máu ấy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, b́nh thường con người lại sợ chết nhất.

 

Vậy, nếu về vật chất là thân xác này, con người c̣n không thể cứu ḿnh khỏi chết, khỏi bàn tay tử thần vô cùng khắc nghiệt, th́ thử hỏi con người làm sao có thể cứu ḿnh khỏi cái chết về tinh thần, một cái chết được hiện thân rơ ràng nơi t́nh trạng chia rẽ nội tâm, xung khắc nội tâm, chiến đấu nội tâm, một t́nh trạng chỉ thực sự triệt tiêu trước cái chết về thể lư mà thôi. Chính v́ con người không thể tự cứu ḿnh cả về phương diện tinh thần là tội lỗi lẫn phương diện thể lư là sự chết, mà con người mới cấn đến Ơn Cứu Độ Đây là cốt lơi của vấn đề cứu độ nơi Kitô Giáo.

 

Vấn đề cứu độ nơi Kitô Giáo là như thế này: Con người linh ư vạn vật đă được Thiên Chúa Hóa Công dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, nhưng họ đă không sống xứng với Danh Phận Thần Linh vô cùng cao trọng này của họ, tức họ đă bị hư đi trong một trạng thái chết chóc về tâm linh, một trạng thái xung khắc được bộc lộ qua cuộc chiến nội tâm trường kỳ hết sức gay go. Thế nhưng, là Đấng Tối Cao, chẳng những Toàn Năng mà c̣n Toàn Thiện, Thiên Chúa Hóa Công đầy từ bi thương xót đă tự hứa cứu độ họ, và Ngài thực sự đă thực hiện Dự Án Thần Linh này nơi Đức Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa Nhập Thể, Tử Giá và Phục Sinh. Bởi đó, để có thể lănh nhận Ơn Cứu Độ vô cùng cao cả và khẩn thiết này, trước hết và trên hết, con người cần phải nh́n nhận và chấp nhận Đức Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa Làm Người (xem Phúc Âm Gioan 1:10-11) là Đấng Cứu Thế duy nhất của loài người, một khi họ thấy được những Chứng Từ Thần Linh nơi Giáo Hội Kitô Giáo, những chứng từ được thể hiện sống động và trung thực nhất qua Đức Ái Trọn Hảo (xem Phúc Âm Gioan 13:35) của thành phần mang danh Kitô Hữu. Và lịch sử thế giới trong hai ngàn năm qua hiển nhiên cho thấy nhiều người đă thực sự nhận biết chân lư và trở về với Đấng tự xưng ḿnh “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (xem Phúc Âm Gioan 14:6), nhờ hoạt động bác ái xă hội của Kitô Giáo khắp nơi trên thế giới, và những tranh đấu nhân quyền theo giáo thuyết nhân bản xă hội của Giáo Hội Công Giáo, như được chứng thực nơi vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, những hoạt động và tranh đấu đă và đang đẫm máu tử đạo.

 

Đó là lư do, vấn đề cứu độ nơi Kitô Giáo, về phần tiêu cực, chẳng những là việc cứu chuộc (redemption) con người khỏi tội lỗi và sự chết, về phần tích cực, c̣n là việc cứu độ (salvation) con người cho họ được hưởng một Sự Sống Thần Linh và là một sự sống viên măn hơn, đến nỗi làm cho họ được quyền năng vô địch có thể lấy lành thắng dữ (xem Phúc Âm Marcô 16:17-18), như ánh sáng xóa tan bóng tối, nhất là làm cho họ có sức thu phục ḷng người, khiến con người nhờ họ và qua họ có thể nhận biết chân lư. Cốt lơi của vấn đề cứu độ của Kitô Giáo là thế, là con người được cứu trước hết khỏi quyền lực tội lỗi, bằng quyền lực ân sủng, khỏi quyền lực tối tăm của gian ác, bằng quyền lực ánh sáng của chân lư, nhờ đó, con người dù sống nghèo khổ và bị áp bức là những ǵ Thần Học Giải Phóng chủ trương cần phải giải cứu, chẳng những vẫn có sức chịu đựng trong một trạng thái bằng an thế gian không thể ban cho họ (xem Phúc Âm Gioan 14:27), thậm chí có thể biến sầu khổ thành niềm vui cho ḿnh (xem Phúc Âm Gioan 16:20), mà c̣n có sức chia sẻ b́nh an nội tâm sâu xa họ có cho anh chị em bất hạnh của họ nữa. Điển h́nh nhất là trường hợp của một Mẹ Têrêsa Calcutta, một vị không hề truyền bá Kitô Giáo bằng giáo thuyết như các vị thừa sai đă làm từ trước đến nay, nhưng cũng đă khiến cho thế giới Ấn Giáo nói riêng và con người văn minh khắp thế giới ở vào cuối thế kỷ 20 đẫm máu hận thù nói chung phải ngưỡng phục như một vị thánh sống, vị đă chết và đă được tiễn đưa theo nghi thức quốc táng Ấn Độ như truyền h́nh quốc tế hiển nhiên cho thấy.

 

Sau đây Linh mục Nguyễn Hữu Thy tŕnh bày các nhận định của ḿnh về những điểm tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo và Kitô giáo cùng với những khó khăn của một người trở lại từ Phật giáo sang Kitô giáo, và căn cứ vào sử liệu, ngài cũng đă kể lại một câu truyện về vấn đề Vượt Thoát Cứu Độ với tựa đề “Sau 20 năm theo Phật giáo, một giáo sư người Anh đă khám phá ra chân lư Kitô giáo” nguyên văn như sau:

 

Sau 20 năm theo Phật giáo, một giáo sư người Anh giáo đă tái khám phá ra chân lư Kitô giáo

 

Khi quan sát khuynh hướng tôn giáo của người Âu Mỹ ngày nay, người ta nhận thấy rằng một số không nhỏ trong họ, mà đa số thuộc thành phần lớp người trẻ, đă tỏ ra lănh đạm thờ ơ đến bỏ quên đức tin Kitô giáo truyền thống của cha ông ḿnh để đi t́m hiểu và gia nhập các tông phái Phật giáo tại các nước Á Châu, nhất là ở Ấn Độ và Tây Tạng.

 

V́ thế, trong những ḍng sau đây, trước hết chúng ta thử t́m hiểu những tương đồng và dị biệt giữa Kitô giáo và Phật giáo.

Những điểm tương đồng giữa Phật giáo và Kitô giáo

Thoạt nh́n qua, người ta nhận thấy rằng xét về phương diện luân lư thực hành, giữa Phật giáo và Kitô giáo có những điểm tương đồng, như:

  • Từ bi – bác ái;
  • Lấy ân báo oán, hỉ xả – Không hận thù, nhưng tha thứ và chúc phúc cho kẻ làm hại ḿnh;
  • Đáp trả lại bạo động bằng sự nhẫn nhục và t́nh yêu thương;
  • Không để ḷng ḿnh dính bén vào các sự vật chóng qua, nay c̣n mai mất;

Những điểm dị biệt giữa Phật giáo và Kitô giáo

Tuy nhiên, nếu t́m hiểu và nghiên cứu một cách khách quan và đầy đủ, người ta sẽ nhận thấy được rằng những giáo lư cơ bản của hai tôn giáo lại hoàn toàn khác biệt nhau; và ngoài phạm vi luân lư thực hành ra, hầu như không có điểm gặp gỡ chung giữa hai tôn giáo.

Điểm dị biệt cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất giữa Kitô giáo và Phật giáo, là:

  • Trong khi Kitô giáo là một tôn giáo hữu thần và độc thần, th́ Phật giáo lại là một tôn giáo không chấp nhận sự hiện hữu của thần linh, hay nói cách khác, là một tôn giáo vô thần; hay c̣n nói đúng hơn nữa, Phật giáo là một nền triết học duy linh, một siêu h́nh học. Bởi vậy :
  • Trong khi Kitô giáo tự khẳng định các tín lư của ḿnh bằng một nền thần học phong phú, th́ Phật giáo lại chỉ khai triển các suy tư tín ngưỡng của ḿnh trong phạm vi triết học.

Đúng vậy! Ở đây chúng ta thử đưa ra một vài điểm khác biệt cơ bản thực tế; chẳng hạn, trong khi:

  • Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đă dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu h́nh và vô h́nh; th́ Phật giáo lại hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chính Đức Dalai Lama, Giáo chủ Phật giáo Tây Tạng, đă tuyên bố là trong Phật giáo không có vấn đề đức tin.
  • Kitô giáo tin rằng mỗi người có linh hồn bất tử, th́ Phật giáo lại chối bỏ sự hiện hữu của bản ngă mỗi người: Mọi sự đều sắc không, nên không được chấp ngă và chấp ngoại.
  • Kitô giáo tin rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm trước ṭa Thiên Chúa về mọi hành động thiện ác trong cuộc sống trần gian của ḿnh với sự thưởng phạt công minh rơ ràng, th́ Phật giáo lại chủ trương t́nh trạng «quả báo» hay «nghiệp chướng» sẽ phải kéo dài trong một chuỗi luân hồi vô tận. Nhưng người ta tự hỏi: Quyền lực tối cao nào đă thiết lập và rồi giám sát luật quả báo hay nghiệp chướng kia? Câu trả lời vẫn bị bỏ ngơ!

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng khi một Kitô hữu muốn trở thành một người Phật tử, th́ người đó phải đảo lộn toàn bộ cuộc sống của ḿnh để xây dựng nó lại trên một nền tảng hoàn toàn xa lạ khác. Và ngược lại, khi một Phật tử từ bỏ Phật giáo để gia nhập Kitô giáo, th́ người đó phải làm một cuộc thay đổi tuyệt căn trong mọi nhận thức và tư duy nội tại của ḿnh. Nghĩa là người đó phải trải qua một cuộc hành tŕnh nội tâm đầy vất vả: Từ chỗ trống rỗng vô thần bước sang ngưỡng cửa hữu thần; từ cơi hư không vô chủ tuyệt đối bước vào trong vũ trụ đầy ắp sự hiện hữu của Thiên Chúa Tạo Hóa; và sau cùng, từ vô ngă bước vào cơi hữu ngă; nói cách khác: Tôi không phải là cái ǵ vô hữu, hiện hữu mà thực ra không hiện hữu, chỉ hợp rồi lại tan; nhưng là một nhân vị hiện hữu thực sự. Chẳng những thế, tôi c̣n được thông phần vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, được gọi Người là Cha. Giữa Thiên Chúa và tôi luôn có một sự tương quan mật thiết.

Kinh nghiệm của một vị giáo sư

Những cảm nghiệm trong những cuộc hành tŕnh nhận thức nội tâm từ Kitô giáo bước sang Phật giáo và từ Phật giáo quay trở về với Kitô giáo như chúng ta vừa tŕnh bày trên, chính là kinh nghiệm bản thân và thực tiễn của Paul Williams.

Vốn được rửa tội và lớn lên trong Anh giáo, nhưng ngay từ khi c̣n trẻ Paul Williams đă say mê và miệt mài nghiên cứu môn học về các tôn giáo Á Châu, và anh đă trở thành giáo sư về môn học đó tại đại học University of Bristol. Ngoài ra, anh c̣n là chủ tịch của Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương Quốc Anh «United Kingdom Association for Buddhist Studies» trong một thời gian dài, nghĩa là Paul Williams là một người rất thâm tín Phật giáo.

Nhưng với bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Từ những hiểu biết về Phật giáo như thế, Paul Williams đă quyết định tin theo Phật giáo. Năm 1978, Paul Williams tŕnh luận án tiến sĩ và cũng chính năm đó anh đă chính thức gia nhập Phật giáo. Tại Anh Quốc anh là người Phật tử nỗi danh, hăng hái truyền bá giáo lư giải thoát của Phật giáo, tức: Tự giác giác tha. Paul Williams quả là một người có lập trường dứt khoát: Vâng, đối mặt với những khuynh hướng tương tự nơi Hans Küng hay Raimundo Panikkar, Paul Williams luôn khẳng định sự bất dung hoà giữa Kitô giáo và Phật giáo.

Khúc quanh bất ngờ

Nhưng sau 20 năm sống như một Phật tử, Paul Williams đă bắt đầu nghi ngờ về cuộc sống tôn giáo của ḿnh. Sự vô lư và thiếu lô-gích của thuyết luân hồi, cũng như lối sống đạo đức được phát sinh từ thuyết luân hồi đă khiến ông phải suy nghĩ nhiều về thái độ nhận thức tín ngưỡng từ trước tới nay của ḿnh.

Cũng như nhiều người Tây phương khác từng say mê Phật giáo, Paul Williams cũng đă chủ trương rằng Kitô giáo bị chi phối bởi những tín điều vô lư; chỉ có Phật giáo mới phù hợp và đi đôi với những tri thức của khoa học tự nhiên tân thời. Vâng, trong khi chân lư của Phật giáo có thể kiểm chứng được qua sự phân tích triết học và qua sự suy niệm thực hành, th́ Kitô giáo lại đề xướng một đức tin bất hợp lư và loại bỏ sự tham gia của lư trí.

Nhưng bây giờ, Williams đă gặp gỡ được thánh Thôma Aquinô, say mê nghiên cứu các sách vỡ của thánh nhân và suy tư t́m hiểu quan điểm triết học của ngài về Kitô giáo. Paul Williams đă nhận ra được rằng đức tin vào Thiên Chúa hoàn toàn không hề phản lại lư trí.

Hơn thế nữa, nay Paul Williams c̣n quả quyết là h́nh ảnh con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực, trái lại h́nh ảnh con người trong Kitô giáo hoàn toàn tích cực. Williams viết: «Nếu giả như Phật giáo là chân thực… th́ cuối cùng đối với hầu như tất cả chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại cũng chỉ là hư không, hoàn toàn vô giá trị… Nhưng nếu đức tin Kitô giáo là chân thực, th́ bấy giờ cuộc sống chúng ta – cuộc sống cá nhân của chúng ta – có một giá trị vô tận và tất cả chúng ta - xét như những nhân vị - sẽ có được khả năng có thể đạt tới được sự hoàn thiện viên măn.»

Trong niềm hy vọng đó, Paul Williams đă quay trở về với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Paul Williams không trở lại với Giáo Hội Anh giáo mà trước kia ông đă được rửa tội, nhưng là gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tất cả sự xác tín. Ông viết: «So sánh với đức tin Công Giáo, tôi nhận thấy rằng tất cả truyền thống Tin Lành, nhiều hay ít, chỉ biểu lộ một sự nghèo nàn sâu xa trong lănh vực tinh thần và tâm lư.»

Trong ngày Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams đă được gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ chính ṭa Bristol.

Trong thời gian quay trở về với Kitô giáo, Paul Williams đă viết một loạt bài suy tư triết học mà ông đặt cho cái tên là «Những suy niệm phân tích.» Trước hết, qua những suy tư đó, Williams chỉ muốn tự trần thuật lại sự sám hối của ḿnh mà thôi. Nhưng khi các bạn hữu Phật tử của ông phê b́nh và chỉ trích sự trở lại Công Giáo của ông, Williams đă cho xuất bản tập tùy bút như «Apologia và Confessio», như sự bào chữa và tuyên xưng đức tin đó thành một cuốn sách, tựa đề là: «The Unexpected Way: On Converting from Buddhism to Catholicism», xuất bản năm 2002 tại T &T Clark, Edinburgh/New York.

Trước hết, trọng tâm nội dung cuốn sách này là sự ghi nhận những cảm xúc mang tính cách cá nhân của tác giả. Nhưng những tư tưởng được tŕnh bày trong đó c̣n mang một ư nghĩa đặc biệt, v́ chúng phân tích và đánh giá niềm tin Kitô giáo trong tương quan với Phật giáo.

Những suy tư và nhận định của tác giả hoàn toàn được khoanh tṛn trong chính sự việc; nói cách khác, sự phê b́nh Phật giáo của tác giả trước hết được nhấn mạnh trong:

  • Vấn đề về một vũ trụ quan vô thần và mang tính cách máy móc của Phật giáo;
  • Một nền đạo đức thiếu hợp lư, v́ một đàng Phật giáo chủ trương thuyết nhân quả hay nghiệp chướng, tức có sự báo oán đền bù; nhưng một đàng khác Phật giáo lại phủ nhận bản ngă của tác nhân

Trong khi đó qua giáo lư của Giáo Hội Công Giáo, đức tin Kitô giáo được tŕnh bày một cách rơ ràng. C̣n đối với những luồng tư tưởng thuần lư của một nền thần học mới, tác giả kết luận rằng:

  • Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là là một thực tại có tính cách lịch sử, chứ không chỉ là mă số cho việc tồn tại của sứ điệp của Người.
  • Sự hiện diện thực tiễn của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể và sự đồng trinh của Đức Maria chỉ có vẻ như nghịch lư.

Thật ra, để làm cho niềm tin Kitô giáo thêm phần khả tín, th́ việc suy tư về những điều lạ thường và những điều huyền nhiệm là một việc cần thiết. Tiếp đến, một câu hỏi được đặt ra là sự diễn tiến nội tại của đời sống tâm linh con người như thế nào, điều mà Phật giáo vẫn chủ trương là hành vi của chủ thể, tức sự tự giác? Paul Williams cảnh cáo rằng đối với người Kitô hữu, mục đích sau cùng của cảm nghiệm tôn giáo là sự tương quan t́nh yêu với Thiên Chúa, điều mà người Phật tử hoàn toàn phủ nhận. Williams viết: «Bởi vậy, người Kitô hữu cần phải cẩn thận, chứ không thể dễ dàng chấp nhận lối tham thiền của Phật giáo một cách vô điều kiện.»

Đây là một cuốn sách được viết một cách dè dặt và hoàn toàn tập trung vào chủ đề, thỉnh thoảng cũng được tác giả thêm thắt vào những câu chuyện vui hài hước thanh nhă, nhưng luôn luôn thân thiện và đầy tính cách đối thoại. Và như đă nói trên, cuốn sách mang đầy những cảm xúc cá nhân của tác giả, nhưng nó cũng chứa đựng những bất đồng triết học quan trọng đối với Phật giáo. Phải chăng đây là một sự trùng hợp thích thú và cần thiết ngay chính trong thời đại «Thần học các tôn giáo» và cho những cuộc đối thoại liên tôn hiện nay?


Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, đă đến trong thế gian.

V́ là Đức Kitô Thiên Sai Cứu Thế, Chúa đă vâng lời cho đến chết dù chết trên thập tự giá,

để như hạt lúa miến mục nát đi sinh muôn vàn hoa trái là phần rỗi của nhân loại chúng con.

Xin Mẹ Maria Vô Nhiễm là hoa trái đầu mùa của Ơn Cứu Độ,

đồng hành với cuộc hành tŕnh đức tin của chúng con

bằng tinh thần FIAT – XIN VÂNG của Mẹ và tâm t́nh NGỢI KHEN - MAGNIFICAT của Mẹ

Amen.