Phép Rửa Thánh Linh

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 506 Thứ Sáu 21/5/2010

 

 

Nếu Lời Nhập Thể đă bắt đầu tỏ ḿnh ra trên trần gian này qua biến cố Giáng Sinh, th́ Thánh Thần cũng đă tỏ ḿnh ra trong thế giới hữu h́nh của chúng ta qua biến cố Hiện Xuống. Sứ vụ chính yếu của Chúa Thánh Thần sau thời điểm viên trọn của Chúa Kitô, như Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Gioan, đó là làm chứng cho Chúa Kitô qua Giáo Hội và cùng với Giáo Hội (x Jn 15:26), bằng cách hướng dẫn mọi sự cho Giáo Hội và nhắc nhở cho Giáo Hội những ǵ Chúa Kitô đă truyền dạy (x Jn 14:26), tức là dẫn Giáo Hội vào tất cả sự thật (x Jn 16:13), mà sự thật là chính Chúa Kitô (x Jn 14:6), nên Ngài dẫn Giáo Hội vào tất cả sự thật, tức là làm cho Giáo Hội được thấu hiểu Chúa Kitô nhờ đó hoàn toàn nên giống Chúa Kitô, trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô, hay nói cách khác, tức là làm cho Vương Quốc được Chúa Kitô thiết lập trị đến trên thế gian, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:28).

 

Chính v́ Chúa Thánh Thần là nguyên động lực cho tất cả mọi sinh hoạt của Giáo Hội, cả bên trong (phụng vụ và mục vụ) lẫn bên ngoài (tông đồ và truyền giáo) như thế, chẳng khác ǵ như Hồn Sống cho Nhiệm Thể Giáo Hội có Chúa Kitô là Đầu, mà Giáo Hội, qua các tông đồ, đă được Đấng Sáng Lập, trước khi về trời cùng Cha, căn dặn rằng: “Các con hăy ở lại đây trong thành này cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49), ở chỗ: “một vài ngày nữa các con sẽ được lănh nhận phép rửa Thánh Linh” (Acts 1:5).

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là Thánh Thần được Chúa Kitô Phục Sinh thở hơi thông ban cho các tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết (x Jn 20:22) và Thánh Thần được Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai đến trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem có khác nhau hay chăng? Nếu chỉ là một th́ tại sao lại xẩy ra hai lần cho cùng nhóm các tông đồ? Phải chăng vấn đề này chất chứa tất cả ư nghĩa sâu xa của Bí Tích Thêm Sức, và v́ thế bí tích này c̣n có thể được gọi là Phép Rửa Thánh Linh? Ngoài ra, Bí Tích Thêm Sức c̣n liên quan tới một số vấn nạn như sau:

 

  1. Tại sao Bí Tích Thêm Sức (BTTS) đứng thứ 2 trong danh sách 7 Bí Tích?

  2. Tại sao BTTS cần được ban bởi Đức Giám Mục chứ không phải linh mục?

  3. Khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội (BTRT) Kitô hữu đă nhận Thánh Linh chưa?

  4. Tại sao phải khôn lớn mới được lănh BTTS chứ không phải từ nhỏ như BTRT?

  5. Thiên Chúa hay Chúa Kitô sống trong Kitô hữu như thế nào?

  6. Tại sao Chúa Thánh Thần liên quan tới BTTS?

  7. Chúa Thánh Thần là ai?

  8. Tại sao Kitô hữu phải làm chứng cho Chúa Kitô?

  9. Kitô hữu phải làm chứng cho Chúa Kitô như thế nào?

10. Đâu là dấu chứng tuyệt vời nhất để làm cho Chúa Kitô được nhận biết?

11. Tại sao Kitô hữu cần phải lănh nhận BTTS?

12. BTTS là ǵ?

 

Nhân Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau ôn lại giáo lư về Bí Tích Thêm Sức để có thể thấu hiểu hơn nữa bí tích chúng ta đă lănh nhận, nhờ đó sống xứng đáng và toàn hảo hơn đối với vai tṛ của một Kitô hữu đă lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, tức đă được lănh nhận Phép Rửa Thánh Linh, sau khi đă lănh nhận Bí Tích Rửa Tội tái sinh.

 

1)    Thêm Sức: Ư Nghĩa Bí Tích

 

Thêm Sức là Bí Tích giúp cho Kitô hữu Công giáo lănh nhận trọn vẹn Chúa Thánh Thần để nhờ đó họ có thể làm chứng cho Chúa Kitô.

 

Bí Tích: Bí tích là một phương tiện hữu h́nh, bao gồm cả chất thể (matter) lẫn mô thể (form) thích đáng với từng bí tích, Thiên Chúa muốn sử dụng để ban ân sủng thần linh cần thiết, hợp với mỗi bí tích, cho linh hồn hội đủ điều kiện và xứng đáng lănh nhận. Chất thể của Bí Tích Thêm Sức ở đây bao gồm cả dầu thánh (dầu oliu pha với dầu thơm đă được Đức Giám Mục làm phép gọi là Dầu Thánh Hiến – Sacrum Chrisma) lẫn việc đặt tay, theo thứ tự, một biểu hiệu cho Thánh Linh và một biểu hiệu cho việc thông ban Thánh Linh theo truyền thống Kitô giáo, và mô thể của Bí Tích Thêm Sức là công thức “Con hăy lănh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.

 

Kitô hữu Công giáo: Tất cả những ai lănh nhận Phép Rửa thích đáng đều trở thành Kitô hữu, dù bên anh chị em Thệ Phản Tin Lành, tuy nhiên, chỉ những Kitô hữu nào thuộc về các Giáo Hội chấp nhận 7 Bí Tích, như Giáo Hội Công giáo, hay Chính Thống giáo, mới lănh nhận Bí Tích Thêm Sức mà thôi.

 

Trọn vẹn Chúa Thánh Thần: Thật vậy, khi lănh nhận Phép Rửa, Kitô hữu Công giáo đă được lănh nhận Thánh Linh rồi, Đấng được ban cho họ và ở trong họ như Đền Thờ của Ngài và như là những đứa con thừa nhận của Cha trên trời bởi Chúa Kitô. Thế nhưng, Thánh Linh ấy mới là Thánh Linh tái sinh họ trong Chúa Kitô mà thôi, như Thánh Linh được Chúa Kitô Phục Sinh thông ban cho các Tông Đồ vào tối ngày thứ nhất trong tuần sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết. Các Tông Đồ chỉ lănh nhận trọn vẹn Thánh Linh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần khi Chúa Giêsu Thăng Thiên từ Cha sai Ngài đến với các vị tại Nhà Tiệc Ly, nhờ đó các ngài đă được tràn đầy khôn ngoan và mạnh mẻ để có thể làm chứng cho Chúa Kitô thế nào, th́ Kitô hữu Công giáo cũng lănh nhận tràn đầy Thánh Linh qua Bí Tích Thêm Sức như vậy.

 

Làm chứng cho Chúa Kitô: Đúng thế, muốn làm chứng cho ai cần phải biết rất rơ về người đó. Muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Kitô hữu cần phải thật sự biết một cách sâu xa về Người, bằng không sẽ chẳng những không thể làm chứng về Người mà trái lại thậm chí c̣n đi đến chỗ làm chứng dối về Người, làm chứng về một Kitô giả, thay v́ một Chúa Kitô được Cha sai đến. Tuy nhiên, không ai biết Chúa Kitô bằng Thánh Linh, bởi v́, nhờ Thánh Linh, Chúa Kitô là Ngôi Lời đă nhập thể (x Lk 1:35; Mt 1:20), mạc khải (x Lk 4:1,14,18-21;10:21) và phục sinh (x Rm 8:11), và như chính Chúa Kitô khẳng định và xác nhận: “Ngài là Thần Chân Lư, Đấng từ Cha mà đến và là Đấng chính Thày từ Cha sai đến, Ngài sẽ làm chứng về Thày” (Jn 15:26); “Khi Ngài tới, là Thần Chân Lư, Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật… V́ Ngài sẽ lănh nhận từ Thày những ǵ Ngài sẽ thông truyền cho các con” (Jn 16:13-14).

 

2)    Thêm Sức: Vai Tṛ Chứng Nhân

 

Chính v́ sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô này mà chỉ có Đức Giám Mục (hay vị linh mục được ngài đặc biệt ủy thác) mới có quyền ban Bí Tích Thêm Sức. Bởi các Đức Giám Mục là thành phần thừa kế của các vị Tông Đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô và đă lănh nhận trọn vẹn Chúa Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần.

 

Và cũng chính v́ sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô này, một sứ vụ cần phải nhận biết Chúa Kitô, mà Kitô hữu Công giáo trưởng thành, bắt đầu từ tuổi thành niên (adolescent), tuổi bắt đầu biết suy nghĩ và chọn lựa, tuổi bắt đầu biết yêu thương (liên quan đến Chúa Thánh Thần là mối hiệp thông yêu thương giữa Cha và Con, cũng như liên quan đến chứng từ chân thực và sống động nhất về Chúa Kitô là đức ái trọn lành), mới thích hợp để lănh nhận bí tích chứng nhân này, một bí tích kiện toàn người Kitô hữu, thành phần tự bản chất “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), phản ảnh Chúa Kitô “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12), một phản ảnh càng trung thực càng chứng tỏ Kitô hữu đă đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu (x Eph 4:13,15).

 

Sau khi lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, muốn chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô, Kitô hữu Công giáo phải làm sao để giữ cho ḿnh luôn được tràn đầy Thánh Linh. Bằng cách luôn lănh nhận các bí tích, nhất là Bí Tích Ḥa Giải (x Jn 20:22; Lk 28:47-48) và Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu Thánh Thể đến ở trong cả thân xác tro bụi của Kitô hữu không phải chỉ trong mấy phút, tức cho tới khi Bánh Thánh tan hết đi trong cơ thể, mà là ở với họ luôn măi bằng Thánh Thần của Người, một Thánh Thần Người đă thông cho các tông đồ từ Thánh Thể của Người sau khi Người sống lại từ trong cơi chết. Ngoài ra, bằng cả việc đọc Lời Chúa trong Thánh Kinh, để nhờ đó, Thánh Thần “Đấng Cha nhân danh Thày sai đến sẽ hướng dẫn các con trong tất cả mọi sự và sẽ nhắc nhở các con tất cả những ǵ Thày nói với các con” (Jn 14:26).

 

Chứng từ sống động và trung thực nhất về Chúa Kitô, Đấng là dung nhan đích thực và sống động của Cha trên trời, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất là t́nh yêu vô cùng nhân hậu, một chứng từ được chính Người xác nhận rằng căn cứ vào đó mà “mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày, đó là các con hăy yêu thương nhau” (Jn 13:35). Bởi thế, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời nào, sống bất cứ ơn gọi riêng biệt nào, ơn gọi hôn nhân gia đ́nh hay tu tŕ tận hiến, ơn gọi làm cha mẹ vợ chồng hay con cái, ơn gọi làm linh mục hay tu sĩ, ơn gọi truyền giáo hay hành nghề trong mọi lănh vực của cuộc sống hoặc thậm chí bị tật nguyền bệnh hoạn v.v., người Kitô hữu vẫn có thể làm chứng cho Chúa Kitô bằng đức ái trọn hảo là hồn sống của tất cả mọi hoạt động tông đồ truyền giáo và làm ăn sinh sống. 

 

3)    Thêm Sức: Tác Động Thánh Linh

 

Một khi Kitô hữu lănh nhận Bí Tích Thêm Sức là họ được lănh nhận tràn đầy Thánh Thần, nhờ đó, họ mới có thể đạt tới tầm vóc thành toàn của ơn gọi Kitô giáo là làm chứng cho Chúa Kitô. Tuy nhiên, theo cơ cấu của đời sống siêu nhiên nơi Kitô hữu, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Kitô hữu cần phải có các Linh Ân của Thánh Thần. Thật vậy, nhờ Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu chẳng những được ban cho Thánh Sủng liên quan tới quyền được làm con cái Thiên Chúa (x Jn 1:12), mà c̣n được ban cho bộ ba Thần Đức là Tin, Cậy và Mến, để nhờ đó họ có thể sống xứng đáng với thân phận làm con cái của Thiên Chúa là thành phần được thông phần vào Bản Tính Thần Linh của Ngài và sống Sự Sống Thần Linh của Ngài. Cũng thế, nhờ Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu chẳng những được tràn đầy Thánh Thần là Đấng được tuôn đổ vào ḷng họ (x Rm 5:5) và là Đấng ở trong họ (x Rm 8:9; 2Tim 1:14), như Hiện Diện Thần Linh của Cha trên trời và của Chúa Kitô nơi họ, mà c̣n được lănh nhận các Linh Ân của Ngài như vậy.

 

Những Linh Ân của Chúa Thánh Thần đóng vai tṛ như là các Tác Động Thần Linh của Ngài nơi Kitô hữu, những Linh Ân đă là các Thần Trí hay Thần Khí từng ở với nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, và nhờ đó Người đă tác hành theo Thánh Thần, như được nhắc đến trong Sách Tiên Tri Isaia, đoạn 11 câu 1-4, như sau: “Từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi con, và từ rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Chúa sẽ ngự trên Người, đó là thần khí khôn ngoan và thâm hiểu, thần khí huấn dụ và dũng cảm, thần khí tri thức và kính sợ Chúa. Niềm hân hoan vui sướng của Người là niềm kính sợ Chúa, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà”.

 

Căn cứ vào đoạn Sách Tiên Tri Isaia trên đây về 3 Thần Khí này nơi Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu Kitô, các cặp Linh Ân của Thánh Thần được liệt kê theo thứ tự đó là: Khôn Ngoan và Thâm Hiểu, Huấn Dụ và Dũng Cảm, Tri Thức và Kính Sợ (x Is 11:2). Không phải vô t́nh hay ngẫu nhiên các Linh Ân này trở thành từng cặp và được sắp xếp theo thứ tự trước sau như vậy. Chắc chắn mỗi cặp Linh Ân đều liên hệ với nhau và với chung các cặp khác.

 

Thật thế, với các Linh Ân này và nhờ các Linh Ân này của Thánh Thần: 1) Kitô hữu mới có thể hết sức khôn ngoan trong việc nhận thấy Thánh Ư Chúa trong tất cả mọi sự, nhờ đó, họ thâm hiểu được tất cả mọi sự theo dự án thần linh của Đấng Thượng Trí Vô Cùng Khôn Ngoan Quan Pḥng tất cả mọi sự một cách Toàn Năng; 2) để rồi, căn cứ vào đó, họ đóng vai tṛ như những vị ngôn sứ huấn dụ người khác, bằng lời nói và việc làm của ḿnh, một cách thuyết phục, và sẵn sàng dũng cảm chịu đựng tất cả những hậu quả gây ra bởi chứng từ của họ là những ǵ thường phản khắc với thế gian, làm cho thế gian cảm thấy nhức nhối và muốn dập tắt đi; 3) thế nhưng, thế gian cuồng bạo vẫn không thể nào dập tắt được tri thức rạng ngời chân lư sáng soi của họ và ḷng kính sợ của họ trong việc họ nghe lời Thiên Chúa hơn là loài người, để làm chứng cho chính sự thật giải phóng con người (x Acts 4:19-20; Jn 8:32). Trái lại, chính ḷng kính sợ Thiên Chúa của họ, Đấng là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3) được họ coi trọng trên hết mọi sự và mến yêu với tất cả con người của họ (x Deut 6:4-5 và Mt 22:37), c̣n làm cho họ cảm thấy hân hoan vui sướng (x Is 11:3) bởi được chịu khổ v́ Ngài nữa (x Acts 5:41).

 

 

4)  Thêm Sức: Hoa Trái Thánh Linh

 

Các cặp Linh Ân của Chúa Thánh Thần trên đây phải nói rằng hoàn toàn ứng nghiệm hay thể hiện nơi trường hợp điển h́nh của vị tử đạo tiên khởi Kitô giáo đó là Phó Tế Stephanô, vị được Sách Tông Vụ nhận định rằng thành phần ám hại ngài “không thể đấu lại với sự khôn ngoan và Thần Khí làm ngài nói” (6:10).

 

Qua chứng từ dài của ḿnh, Thánh Stephanô đă chứng tỏ ngài được tràn đầy “thần trí khôn ngoan và thâm hiểu”, mà c̣n cả thần trí “huấn dụ và dũng cảm”, ở câu ngài kết luận kêu gọi thành phần mù quáng trong dân của ngài hăy ăn năn hoán cải: “Hỡi quân cứng cổ, ḷng chai dạ đá không cắt b́, các ngươi luôn luôn tỏ ra đối địch với Thánh Thần; cha ông các ngươi như thế nào th́ các ngươi cũng vậy! Có tiên tri nào lại không bị cha ông các ngươi bắt bớ; họ đă giết những người loan báo về việc xuất hiện của Đấng công chính, c̣n các ngươi th́ đă nộp Người và sát hại Người! Các ngươi là những kẻ đă chịu lấy Lề luật do các thiên thần truyền, nhưng đă không hề tuân giữ!" (7:51-53).

 

Ngoài ra, thái độ của ngài sau đó c̣n cho thấy “thần trí tri thức và kính sợ Chúa” nơi ngài, v́ đối phương hoàn toàn không thể bào chữa được ǵ hết, chỉ biết câm miệng trước “tri thức” hết sức sáng suốt của ngài, và cho dù họ có vô cùng uất hận nhào đến ném đá ngài, ngài vẫn một ḷng “kính sợ Chúa”, bằng lời than thở "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận lấy hồn con" (7:59).

 

Chẳng những thế, chính v́ “niềm hân hoan vui sướng của ngài là niềm kính sợ Chúa” mà ngài đă kết thúc cuộc đời chứng nhân phản ảnh trung thực Đấng Tử Giá đầy nhân ái thứ tha của ngài bằng một câu nói cho thấy đức ái trọn hảo nơi ngài: "Lạy Chúa, xin chớ chấp tội lỗi của họ".

 

Nơi tŕnh thuật về biến cố tử đạo của Thánh Stêphanô, trước thái độ của thành phần âm mưu sát hại ngài, những thái độ tiêu biểu cho và là hậu quả của “xác thịt”, cũng như trước ngôn hành của vị tử đạo tiên khởi Kitô giáo này, tiêu biểu cho và là thành quả của “Thần Khí”, những ǵ được Thánh Phaolô, một chàng thanh niên tên Saolê sùng Do Thái giáo đă tham phần vào việc sát hại ngài (xem Tông Vụ 7:58) trước kia, nói tới về 9 “hoa trái của Thần Khí” ngược lại với 15 “việc làm do xác thịt gây ra” trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata đoạn 5 câu 19-23, như sau: “Những việc làm do xác thịt gây ra th́ ai cũng rơ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đăng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất ḥa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy... C̣n hoa trái của Thần Khí đó  là: bác ái, hoan lạc, b́nh an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền ḥa, tiết độ”.

 

Trong cuốn bút  kư của Đức Hồng Y Hayes, Tổng giáo phận Nữu Ước, Hoa kỳ, chính Ngài đă kể câu truyện này (Nhớ Ơn Mẹ, Tập I do Lm Trương đ́nh Thục, Ḍng Biển Đức, Ns ĐMHCG ấn hành, 1990. Tr.42):

 

Một cô gái tên Betsy, nhà nghèo, nên được ông Thomson nhận vào giúp việc trong nhà. Như ông cho biết,  "Betsy là một cô gái rất tốt có nết, đă giúp việc trong gia đ́nh tôi lâu năm. Nó đảm đang mọi việc trong nhà. Nó rất thương Myrthle, con gái út  của tôi".

 

Sau thời gian nghỉ việc giúp gia đ́nh ông, một hôm Betsy trở lại thăm chủ cũ. Ông Thomson đă cho cô biết là ông đă trở lại với Giáo Hội Công giáo. Betsy đă tỏ mặt vui tươi hẳn lên. Cô kêu lên: "Thật Chúa tốt lành và quyền năng! Bao nhiêu năm giúp việc trong nhà ông, con đă âm thầm cầu xin Chúa cho ông trở lại với Giáo Hội Công giáo. Bây giờ con sung sướng v́ Chúa đă thương đáp lời cầu nguyện và hy sinh con dâng lên để nài xin ơn này cho ông! Thật Chúa quá tốt lành và quyền năng!"

 

Betsy và ông Thomson tiếp tục tṛ truyện. Ông Thomson đă kể tâm tư day dứt và mối bận tâm của ông về Mythle, đứa con gái út yêu thương của ông. Ông kể có lần ông đă gặp tôi và đă tỏ nỗi băn khoăn này với tôi. Tuy tôi có trả lời ông là Chúa nhân lành sẽ thương cháu và có đường lối riêng của Ngài để cứu linh hồn của bé Mythle của ông. Tuy tin lời tôi, nhưng ông cũng nghi ngờ là tôi nói thế, chỉ là để yên ủi ông mà thôi.  Nên cho đến nay, tâm tư của ông vẫn c̣n day dứt luôn  măi, thở dài và hối hận măi về thái độ cấm đoán của ông, cấm đoán không cho bé Mythle học giáo lư Công giáo, lại c̣n cấm đoán nó không được gia nhập Công giáo, không được Rửa tội! Bây giờ th́ quá muộn rồi, con út của ông đă chết, chết trước khi được Rửa tội! Ông hối hận về tội lỗi này, nhất là từ ngày ông được tôi  giúp cho ông trở lại Công giáo đến nay!...

 

Nói về bé Mythle, cô Betsy đă thành thực xin lỗi ông Thomson, chủ cũ. Chính ông Thomson đă thuật lại cho tôi lời cô Betsy: "Vâng, vâng. Xin ngài tha lỗi. Chắc bây giờ ngài đă nhận ra là mọi cản trở và cấm đoán của ngài, cũng không thể thắng được quyền năng của Thiên Chúa chứ? Ngài biết con yêu quí Mythle tới mức nào không? Con đă cầu nguyện và hy sinh rất nhiều cho Mythle được ơn Rửa tội, và cho ông được ơn trở lại Công giáo. Con đă kư thác Mythle và ông cho Đức Mẹ Maria. Chính ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, 14 tháng 8 …, ngày Mythle qua đời, th́ ban sáng hôm ấy, chính con đă Rửa tội cho bé mythle, và đặt tên thánh cho bé là Maria. Ngày hôm sau, chính con đă vào nhà xứ, thưa truyện với ngài là con đă Rửa tội khẩn cấp khi Mythle hấp hối, và xin cha xứ cho ghi tên con và Maria Mythle vào Sổ Rửa Tội tại Giáo xứ. Bây giờ, nếu cần, xin ông tới Văn pḥng Giáo xứ, để xin bản sao Chứng chỉ Rửa tội của bé Maria Mythle!"

 

Chính ông Thomson đă vào thưa truyện quá vui mừng  này với tôi: "Thưa Đức Hồng Y, tôi vừa sửng sốt vừa ngập ngừng chưa chịu tin chuyện cháu Mythle đă được cô gái giúp việc, tên là Betsy, rửa tội cho cháu Mythle!  Nhưng việc này c̣n thật hơn chính việc Ngài đang thấy mặt tôi đang ở trước mặt ngài đây. Thật vậy, đây, xin ngài coi giấy Chứng chỉ Rửa tội của bé Maria Mythle, đứa con gái út của tôi:

 

"Maria Mythle  Rửa tội ngày 14 tháng 8… Qua đời cùng ngày 14 tháng 8. Thánh hiệu là Maria Mythle. Đỡ đầu là Betsy Goretty…" 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đă thăng thiên về trời cùng Cha

và từ Cha đă sai Thánh Thần xuống trên Giáo Hội của Chúa

để qua Giáo Hội và cùng Giáo Hội của Chúa canh tân bộ mặt trái đất.

Xin Chúa hăy tiếp tục tỏ ḿnh cho thế gian nơi các phần tử của Giáo Hội

đă lănh nhận Bí Tích Thêm Sức để thế gian tin rằng Chúa đă được Cha sai,

cho tất cả được hiệp nhất nên một như Chúa ở trong Cha và như Cha ở trong Chúa.

Amen.