Ḿnh Máu Thánh Chúa

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 508 Thứ Sáu 4/6/2010

 

 

Thánh Thể - Chín Chiều Kích

 

Trước khi về trời cùng Cha, Chúa Giêsu đă hứa cùng các môn đệ của Người rằng “Các con hăy biết rằng Thày luôn ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20). Và Người đă thực sự hoàn trọn lời hứa này, trước hết và trên hết, trong Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy:

 

Chiều kích đầu tiên về Thánh Thể đó là một Hiện Diện Thần Linh, một Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô, với tất cả bản tính thần linh và bản tính nhân loại của Người bao gồm cả linh hồn lẫn ḿnh máu xác thân của Người. Chiều kích đầu tiên của Thánh Thể liên quan tới việc Chúa Giêsu Hiện Diện Thực Sự một cách bí tích được thể hiện và hiện thực nơi lời Chúa Giêsu truyền trên bánh: “Này là Ḿnh Thày”.

 

Chiều kích thứ hai của Thánh Thể là chiều kích quà tặng Chúa Giêsu ban cho thành phần bạn thân của Người làm nên Nhiệm Thể Giáo Hội. Bởi v́, như Người khẳng định “không một t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của người hiến mạng sống cho bạn hữu của ḿnh” (Jn 15:13), và khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể, sau khi truyền trên Bánh rằng “Này là Ḿnh Thày”, Người khẳng định thêm rằng Thân Ḿnh Thày ban cho các con nơi Tấm Bánh ấy “sẽ bị nộp v́ các con”.

 

Chiều kích thứ ba của Thánh Thể là chiều kích tưởng niệm về t́nh yêu của Thày là Đấng “đă yêu thương thành phần thuộc về ḿnh th́ yêu cho đến cùng” (Jn 13:1), ở chỗ, sau lời truyền “Này là Ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con”, Chúa Giêsu quay sang truyền cho các môn đệ của Người rằng: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày”.

 

Chiều kích thứ bốn của Thánh Thể là chiều kích thừa tác, một chiều kích biến thành phần môn đệ của Người trở thành chính Người, đồng hóa họ với Người, khiến họ trở thành một Alter Christus để có thể hiện thực việc Người muốn Giáo Hội của Người “nhớ đến” Người, khi Người ban cho họ năng quyền của Người và như Người, qua lời truyền chức thánh cho họ khi phán: “Các con hăy làm việc này”.

 

Chiều kích thứ năm của Thánh Thể là chiều kích biến thể, một chiều kích bởi chính quyền năng của Lời Chúa là Chân Lư, và nhờ năng quyền thánh chức của thành phần thừa tác viên thay cho Chúa Kitô và nhân danh Chúa Kitô, khi đọc cùng Lời Chúa truyền “này là Ḿnh Thày” trên Bánh và “này là chén máu Thày” trên chén rượu, th́ bánh và rượu trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người, tức bản thể của bánh và rượu không c̣n nữa, chỉ c̣n h́nh bánh và h́nh rượu thôi, trái lại, bản chất “là ǵ” của h́nh bánh và h́nh rượu này đă được biến đổi theo lời truyền phép và đúng như lời truyền phép của vị linh mục là Thừa Tác Viên Thánh Thể, trở nên chính Ḿnh Thánh Chúa Kitô và Máu Thánh Chúa Kitô.

 

Chiều kích thứ sáu của Thánh Thể là chiều kích thần lương, một chiều kích được khẳng định ngay ở nơi mấy chữ đầu của lời Chúa Giêsu đọc trên bánh hay trên chén rượu, cũng là mấy chữ đầu của lời vị linh mục chủ tế truyền phép Thánh Thể: “Các con hăy nhận lấy mà ăn / mà uống”, một chiều kích cho thấy ư nghĩa và mục đích của Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập không phải chỉ để Người có thể Hiện Diện Thực Sự mà chính là để có thể thông ban sự sống thần linh, thông ban Thánh Thần của Người cho các chi thể của Người được hiệp thông với Nhiệm Thể Giáo Hội, như Thân Nho thông nhựa sống cho cành nho, để cành nho có thể sinh hoa trái nhờ Thân Nho và cho Thân Nho (x Jn 15:5).  

 

Chiều kích thứ bảy của Thánh Thể là chiều kích hiệp thông thần linh, ở chỗ, v́ Thánh Thể là lương thực thần linh ban sự sống thần linh nên Thánh Thể chẳng những làm cho Chúa Giêsu Thánh Thể ở trong tâm hồn Kitô hữu môn đệ bạn thân của Người, thậm chí ở cả nơi thân xác tro bụi của họ cho tới khi Bánh Thánh hoàn toàn tan biến, mà c̣n làm cho thành phần môn đệ bạn thân của Người nhờ đó cũng được ở trong Người, đúng như Người đă xác nhận trong Bài Giảng về Bánh Hằng Sống: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ” (Jn 6:56).

 

Như thế, 7 chiều kích trên đây của Thánh Thể: chiều kích Thánh Thể là một Hiện Diện Thực Sự, chiều kích Thánh Thể là một Quà Tặng Thân T́nh, chiều kích Thánh Thể là một Tưởng Niệm Yêu Thương, chiều kích Thánh Thể là một Đồng Hóa Thừa Tác, chiều kích Thánh Thể là một Biến Đổi Bản Thể, chiều kích Thánh Thể là một Thần Lương Sự Sống, và chiều kích Thánh Thể là một Hiệp Thông Thần Linh, tất cả đều được tóm gọn hết sức vắn tắt nhưng sâu xa ư nghĩa ngay trong lời truyền pháp Thánh Thể: “Các con hăy nhận lấy mà ăn, v́ này là ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19).

 

Tuy nhiên, ngoài 7 chiều kích nội tại trên đây, Thánh Thể c̣n hai chiều kích tác dụng nữa, đó  là chiều kích Hiệp Nhất Yêu Thương và chiều kích Ngưỡng Vọng Cánh Chung.

 

Thánh Thể có chiều kích Hiệp Nhất Yêu Thương là v́, trước hết, “chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều vẫn là một thân thể duy nhất v́ tất cả chúng ta đều tham phần vào cùng một tấm bánh duy nhất” (1Cor 10:17), và sau nữa, Thánh Thể là quà tặng bản thân của Chúa Giêsu cho những ai thuộc về Người là các chi thể của Giáo Hội nói riêng và Nhiệm Thể Giáo Hội nói chung, nên “Thày yêu thương các con thế nào các con cũng hăy yêu thương nhau như vậy” (Jn 15:12, 13:34), tức Thày đă hiến mạng sống ḿnh cho các con thế nào các con cũng hăy hiến mạng sống cho nhau như vậy, cũng trở thành quà tặng cho nhau như vậy. Bởi thế, trước khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Thánh Thể, Mầu Nhiệm Yêu Thương, ngay trong phần đầu của mỗi Thánh Lễ, cộng đồng phụng vụ bấy giờ, từ chủ tế trở xuống, dù là vị được gọi là Đức Thánh Cha hay Đức Cha, đều phải thống hối ăn năn hết mọi lỗi lầm của ḿnh, nhất là lỗi bác ái khi thấy anh chị em ḿnh lỗi phạm đến ḿnh là nạn nhân bị họ xúc phạm (x Mt 5:23-24).

 

Thánh Thể có chiều kích Ngưỡng Vọng Cánh Chung là v́, bánh miến và rượu nho được dâng trong Thánh Lễ trước khi được thánh hiến bằng lời truyền phép để trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, là những ǵ được cấu tạo nên bởi hai yếu tố, yếu tố thứ nhất là từ “hoa mầu ruộng đất” và “cây nho”, và yếu tố thứ hai giống nhau là bởi “lao công của con người”. Nghĩa là cả thiên nhiên tạo vật được biểu hiện nơi bánh miến và rượu nho, lẫn con người được thể hiện qua lao công của họ, nhờ Lời Chúa và Thánh Linh biến đổi, đều được thần linh hóa, được trở thành Thánh Thể Chúa Kitô, được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô là Đầu, Đấng đến để qui tụ tất cả mọi sự trong Người, để Người qui mọi sự về cho Thiên Chúa, và để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (xem Eph 1:10; 1Cor 15:28).

 

Thánh Thể - Ḷng Tôn Sùng

 

Vấn đề thứ nhất được đặt ra ở đây là tại sao Chúa Giêsu không sử dụng h́nh thức nào khác hay phương tiện nào khác để lập Bí Tích Thánh Thể mà lại sử dụng bánh và rượu? Phải chăng v́ Người lập Bí Tích Thánh Thể là để ban sự sống thần linh mà Người phải sử dụng tới những h́nh thức của ăn và của uống tự nhiên là những ǵ tự bản chất mang ư nghĩa mang lại sự sống cho phần xác, xứng đáng và thích hợp để biểu hiệu cho Bánh Thánh Thể mang lại sự sống thần linh cho phần hồn? Thế nhưng, tại sao Người không sử dụng các thứ đồ ăn đồ uống khác mà lại sử dụng bánh và rượu? Phải chăng v́ Người đă phán trong Bài Giảng về Bánh Sự Sống: “Thịt Tôi là của ăn thật, máu tôi là của uống thật” (Jn 6:55)? Đúng thế, Thánh Thể là “Bánh của Thiên Chúa từ trời xuống ban sự sống cho thế gian” (Jn 6:33), mà Chúa Giêsu tự khẳng định “chính Tôi là Bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời, bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” (Jn 6:51). Không phải hay sao, thân xác phục sinh của Chúa Kitô đă không thông ban Thánh Linh sự sống cho các tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:22)? Nhưng thân xác phục sinh ban sự sống thần linh này cũng chính là thân xác khổ nạn và tử giá, một thân xác đă được Người ví như hạt lúa miến gieo xuống đất và mục nát đi mới sinh nhiều hoa trái (x Jn 12:24). Hạt lúa miến gieo xuống đất đây đă được thực hiện nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể khi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), hạt lúa miến ấy mục nát đi ấy cũng đă được nên trọn nơi Mầu Nhiệm Tử Giá, và hạt lúa miến ấy nhờ đó đă thực sự sinh nhiều hoa trái nơi Mầu Nhiệm Phục Sinh, Thăng Thiên và Hiện Xuống. Đó là lư do Giáo Hội Công Giáo đă sử dụng bánh miến không men để làm chất liệu hiệu thành của Thánh Thể.

 

Vấn đề thứ hai được đặt ra ở đây là làm sao Kitô hữu lănh nhận Thánh Thể có thể sinh nhiều hoa trái? Thật vậy, tự bản chất, Thánh Thể là Bánh Sự Sống tràn đầy Thánh Linh, và Chúa Giêsu đến với những tâm hồn lănh nhận Người không phải chỉ để ở với họ trong khoảnh khắc cho tới khi h́nh bánh hoàn toàn tan biến đi trong thân xác của họ, mà là muốn vĩnh viễn ở với họ, ở một cách sâu xa thân t́nh hơn, đến nỗi hoàn toàn nên một với họ, có thể làm chủ họ, tác hành qua nhân tính của họ và nhờ nhân tính của họ. Câu trả lời đó là theo tự nhiên nếu càng đói ăn càng ngon thế nào th́ về lănh vực siêu nhiên cũng thế, nếu càng khao khát Chúa Giêsu Thánh Thể th́ Thánh Thể càng trở nên ngon lành, càng có tác dụng mănh liệt sâu xa nơi tâm hồn khao khát lănh nhận. Muốn đói khát Thánh Thể th́ đừng ăn vặt các thú vui trần thế, đừng quyến luyến những của ăn hấp dẫn của thế gian, những thứ làm cho thành phần môn đệ Chúa Kitô dễ bị mắc các chứng bệnh văn minh thời đại là cao máu kiêu căng, cao mỡ tự ái, tiểu đường ngẫu tượng, thậm chí bị ung thư lương tâm, và liệt kháng tội lỗi là những chứng bệnh thiêng liêng bất khả chữa trị. Trái lại, hăy liên lỉ từ bỏ và hy sinh khổ chế, nhất là chịu đựng những trái ư thử thách khổ đau để an ủi đền tạ Người, một Tù Nhân bị bỏ rơi trong Nhà Tạm, một T́nh Nhân bị hất hủi khi không được tin tưởng và lănh nhận, và là một Nạn Nhân bị cực h́nh trong tâm hồn kẻ lănh nhận bất xứng, theo lệ hay dửng dưng lạnh lùng v.v.

 

Trọng tâm của Fatima không phải là Mẹ Maria mà là Chúa Giêsu Thánh Thể, một Chúa Giêsu Thánh Thể đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi, như Mẹ Maria cho biết vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, một Chúa Giêsu Thánh Thể v́ thế đă được Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima là Lucia, Phanxicô và Giaxinta 3 lần vào năm 1916 để đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, trước hết, bằng lời than nguyện: “Lạy Chúa, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa”; sau nữa bằng cách lợi dụng hết mọi sự để hy sinh dâng lên Chúa hầu bù đắp các tội lỗi Người phải chịu; sau hết bằng việc rước Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa, với lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp ḿnh thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Ḿnh Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu. Xin v́ công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải”.

 

Hồi Kư Lucia cũng đă cho biết về một Thiếu Nhi Phanxicô hy sinh an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân trong Bí Tích Thánh Thể như sau:

-          Phanxicô, tại sao em không nói với chị để chị và Giaxinta cùng cầu nguyện với em?

-          Em thích cầu nguyện một ḿnh để em có thể nghĩ đến Chúa và an ủi Chúa là Đấng quá buồn phiền...

 

Một lần khác, sau khi t́m gặp Phanxicô, Lucia nói:

-          Phanxicô, em không uống ly rượu bổ đó à! Bà đỡ đầu chị gọi em rất nhiều lần song em biến đi đâu mất.

-          Khi em cầm ly rượu bổ em chợt nhớ rằng em có thể dâng hy sinh để an ủi Chúa, thế là đang khi chị và Giaxinta uống th́ em chạy đến đây.

 

Phanxicô tâm sự với chị Lucia:

-          Em rất cảm thương khi thấy Chúa buồn như thế! Em dâng lên Người tất cả mọi hy sinh mà em có thể nghĩ ra. Đôi khi em cũng không muốn chạy cho khỏi tất cả những người đó, (em có ư nói đến những người ṭ ṃ cứ theo t́m hỏi 3 em về việc Đức Mẹ hiện ra), chỉ v́ muốn hy sinh mà thôí!

 

Thánh Thể - Đại Phép Lạ

 

Thánh Thể, như đă được tŕnh bày, có đến 9 chiều kích. Thế nhưng, chiều kích căn bản nhất là chiều kích Hiện Diện Thực Sự. Bởi v́, nếu Chúa Giêsu không Hiện Diện Thực Sự trong Bí Tích Thánh Thể th́ chẳng c̣n chiều kích nào khác tồn tại nơi Thánh Thể nữa, Thánh Thể trở thành một tấm bánh b́nh thường, cùng lắm chỉ là những ǵ tượng trưng theo niềm tin của anh chị em Thệ Phản Tin Lành mà thôi. Thế nhưng, sự thật về Thánh Thể, đặc biệt về mầu nhiệm Hiện Diện Thực Sự của Thánh Thể, chẳng những được đặt trên nền tảng muôn đời vững chắc là Lời Chúa ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 và ở các Phúc Âm Nhất Lăm ở đoạn Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, mà c̣n được chứng thực qua các phép lạ Thánh Thể suốt gịng lịch sử của Giáo Hội nữa, trong đó, phép lạ cả thể nhất cũng là phép lạ đầu tiên c̣n kéo dài tác hiệu thậm chí cho tới nay là phép lạ ở Lancianô Ư quốc vào thế kỷ thứ VIII. Để giúp đức tin thêm chứng cớ bề ngoài về Mầu Nhiệm Thánh Thể và để hun đúc ḷng mến yêu Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi Phép Lạ Thánh Thể này, được thuật lại trong cuốn Phép Lạ Thánh Thể do Joan Carroll Cruz biên soạn và Linh Mục Matthias Kim Đính, CMC chuyển dịch.

 

Đây là phép lạ cổ kính nhất, đă được Ṭa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay Thánh Tích vẫn c̣n trưng bày, được rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng.

 

Tŕnh thuật phép lạ:

 

Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano

Lanciano, thị trấn cổ vùng Frentani, nước Ư, đă lưu giữ phép lạ hàng đầu về Phép Thánh thể trong Giáo hội công giáo. Lịch sử phép lạ như sau:

 

Vào khoảng năm 700 (thế kỉ thứ 8), trong ngôi nhà thờ nhỏ của Tu viện kính thánh Longinô (Legonziano- tên người lính đâm cạnh sườn Chúa), một linh mục Ḍng thánh Basiliô đă hồ nghi không biết "sau khi Truyền phép" Chúa Giêsu có ngự thật trong phép Thánh Thể hay không!

 

Ông xin Chúa lâu ngày, cho một dấu để dẹp tan sự nghi ngờ.

 

Một hôm, sau khi đọc lời truyền phép, cha bối rối, bàng hoàng v́ phép lạ tỏ tường, cha thấy ngay trước mặt: bánh trở thành Thịt và rượu trở thành Máu.

 

Sợ hăi nhưng hài ḷng. Với nét mặt vui tươi, mắt ngấn lệ, cha quay nói với giáo dân và những người có mặt: "Hỡi những người đang tham dự chung quanh đây thật có phúc. V́ Chúa đă tỏ hiện trong bí tích Cực Thánh và trở nên hữu h́nh ngay dưới mắt anh em, để phá vỡ sự cứng ḷng chai đá của tôi. Xin anh em tiến đến gần mà chiêm ngắm. Chúa đă trở nên gần gũi với chúng ta. Đây là Thịt và Máu Chúa Giêsu yêu qúi của chúng ta".

 

Người ta không biết rơ tên linh mục đan sỹ này. Chỉ biết ông là linh mục thuộc đan viện nhỏ của Thánh Basilio đến Lanciano tỵ nạn, trong làn sóng di cư của các đan sỹ Đông Phương tới nước Ư, thời vua Leone III L'Isaurico. Thời này, từ năm 726 có phong trào mạnh mẽ đập phá tượng ảnh, chống lại việc tôn kính các ảnh tượng đạo. Phong trào này buộc các đan sỹ phải lưu vong ra ngoại quốc. Dân chúng ở Lanciano dành cho nhóm đan sỹ di cư này nhà thờ nhỏ Thánh Legonziano. Tại đây, trong thánh lễ bằng tiếng Latinh các đan sĩ dùng bánh lớn tṛn, khác với bánh h́nh vuông có men của đan sĩ Hy lạp.

 

Bảo tồn thánh tích:

 

Suốt 5 thế kỉ sau, các cha ḍng thánh Basiliô trông coi ǵn giữ Ḿnh Máu Chúa cẩn thận. Năm 1176, đức thánh cha Alexandriô trao cho các linh mục ḍng Benedicto. Từ năm 1252, đức Innocentê lại trao cho các cha ḍng thánh Phanxicô. Năm 1258, một đền thờ rộng lớn xây bao trùm nhà thờ nhỏ thánh Legonziano. Thánh tích được đặt ở đây.  Từ năm 1566 đă qua nhiều lần phải cất giấu quân giặc Thổ, xây nhà nguyện, lập bàn thờ…sau 150 năm, Năm 1809, theo lệnh vua Napoléon I, băi bỏ các ḍng tu, ḍng Phanxico phải rời đi và măi tới năm 1953 mới trở lại sinh hoạt b́nh thường. Năm 1953 các cha ḍng Phanxicô lại trông coi như trước.

     

Phép lạ này được ghi chép trên tài liệu viết trên giấy da rất cổ. Nhưng vào đầu thế kỷ 15 bị hai đan sỹ ḍng Basilio lấy cắp của ḍng Phanxicô. Hiện nay chỉ c̣n tài liệu năm 1631, ghi trên giấy da bằng tiếng Hy Lạp và Latinh về tất cả chi tiết phép lạ ở Lanciano. 

 

Trước hết Thánh tích được đặt trong một ḥm bằng ngà voi và được đặt tại nguyện đường cạnh nhà thờ chính. Năm 1902 được lưu giữ đàng sau bàn thờ ở giữa cung nguyện. Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Ḿnh Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong. Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau. Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang. Trước nay, qua thời gian, các Thánh Tích được các tín hữu và khách hành hương rất mực tôn kính. Vào những dịp đặc biệt Thánh Tích được rước qua các đường phố trong thị trấn.

 

Khảo nghiệm kiểm chứng:

 

Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau

Phép lạ Ḿnh Máu Chúa ở Lanciano là một phép lạ lâu dài, liên tiếp. Để đánh tan dư luận và hồ nghi lâu đời trong dân chúng, sau công đồng Trente (1545-1563) Ṭa Thánh đă 5 lần cho khảo nghiệm Thánh Tích ở Lanciano, và kết như sau:

 

- Năm 1574, chứng từ c̣n ghi lại để trong nhà nguyện bên tay phải gian chính nhà thờ. Sau mấy trăm năm, Thánh Tích được đựng trong ḥm sắt: Thịt vẫn c̣n nguyên vẹn. Máu phân thành 5 phần không đều nhau. Khi th́ 5 phần hiệp thành một cục khi th́ tách rời ra.

 

- Năm 1637, Đức Tổng Giám Mục Rodriguez cho cân lại máu đă đông từ lâu, trước mặt giới hữu trách và đông người. Được thấy trọng lượng 5 cục máu cộng lại cũng bằng từng cục. Trọng lượng 5 cục là 16, 505 grames.

 

- Năm 1770 và 1886, có cuộc tranh luận về sự biến thể từ bánh ruợu hóa ra Thánh Thể chất (Transsubstantiation) qua trọng lượng như cân đo ở trên. Chúa muốn chứng tỏ dấu hiệu mới sự hiện diện của Ngài trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Tức là trong mỗi giọt rượu và mẩu bánh được thánh hiến có sự hiện diện thực sự của toàn thể Ḿnh và Máu Thánh Chúa Giêsu.

 

Từ năm 1713, Thịt được lưu giữ trong một Mặt nhật bằng bạc chạm trổ nghệ thuật, do một nghệ thuật gia trường thành Neapoli chạm trổ. Máu được đựng trong chén kiểu nghệ thuật xưa bằng đá phalê trong suốt.

 

Bánh Thánh Thịt ấy đă được giữ rất cẩn thận tới ngày nay, cũng có kích thước lớn như bánh được Giáo hội quen dùng. Bánh có mầu nâu nhạt, và trở thành mầu hồng khi chiếu ánh sáng từ phía sau dọi lại. Máu th́ đông lại và ngả mầu đất,  vàng vàng như mầu đất thó.

 

-          Năm 1971, sau công đồng Vatican 2, các Tu sĩ ḍng Phanxicô quyết định trao cho một nhóm bác học danh tiếng viện đại học Siena khảo sát lại theo khoa học. 

 

Cuộc khảo sát đă đưa đến những quả quyết khoa học tuyệt đối không thể chối căi và trở thành tài liệu với những bức h́nh chụp bằng ống kính hiển vi tinh xảo, có thể giúp ích cho việc tôn thờ công cộng. Giáo sư Odoardo Lioni trong một cuộc họp vào ngày 4 tháng Ba năm 1971 tại nhà thờ có phép lạ đă đưa ra những kết luận sau.  Công tŕnh nghiên cứu này, được nhiều tạp chí khoa học trên thế giới đăng tải:

 

1- Thịt và Máu là thịt máu thật,

2- Thịt và Máu của cùng một người, đang sống, cùng một loại AB.  Trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi.

3- Thịt máu có đủ các thành phần như thịt máu chúng ta: cũng có những khoáng chất: chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium.

 

Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đă viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho ḍng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đă có Ngôi Lời và Ngôi Lời đă trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).

  

Những lời quả quyết trên đây được Giáo quyền xác nhận trong một cuốn sách nhỏ có chuẩn ấn của Đức Cha Leopoldo Teofili, Tổng Giám mục Lanciano.

(Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát,

được giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Ḿnh

Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ).

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc các di tích thánh này được lưu trữ một cách tự nhiên trong 12 thế kỉ qua, không bằng chất hóa học, giữ trong không khí thường, mà Thịt Máu vẫn tồn tại cách khác thường, là một hiện tượng không sao giải thích theo khoa học được.

 

Ngày nay, cứ 12 giờ trưa Chúa nhật thứ 2 sau lễ Phục sinh (lễ kính Ḷng Thương Xót Chúa), người ta có thể đến nhà thờ thánh Longinô, để nh́n ngắm tận mắt Ḿnh Máu Chúa .

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă đến cho chiên của Chúa được sự sống và là sự sống viên măn,

chẳng những bằng Phép Rửa tái sinh sự sống mà c̣n bằng Thánh Thể tràn đầy Thánh Linh.

Xin Thánh Thần Chúa làm cho chúng con trở thành những Tấm Bánh bẻ ra

để anh chị em chúng con cũng được sự sống và sự sống viên măn của Chúa Kitô,

và xin cho các linh mục của Chúa sống đúng Mầu Nhiệm Thánh được các ngài cử hành.

Amen.