Âu Châu Phá Sản

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 553 Thứ Sáu 15/4/2011

 

 

Tại sao lịch sử hiện đại lại đang chứng kiến thấy xẩy ra một hiện tượng ngược đời, hết sức ngược đời, ở chỗ, chính lúc con người văn minh không c̣n ăn lông ở lỗ, lại là lúc con người sống theo luật rừng “jungle law”, mạnh được yếu thua hơn bao giờ hết: con người đă và đang nhân danh tự do để phạm đến nhân quyền và luân lư, (như phá thai và hôn nhân đồng tính), con người đă và đang nhân danh tiến bộ khoa học hay nhân đạo để tàn sát sự sống, (như tạo sinh sao bản phôi bào con người và triệt sinh an tử), thậm chí nhân danh Thiên Chúa là Đấng toàn thiện, từ bi và nhân hậu để khủng bố tấn công tiệu diệt đồng loại là  h́nh ảnh thần linh của Ngài v.v.?

 

Tại sao con người thời đại càng văn minh lại càng bị phá sản về luân lư như thế, chẳng khác ǵ như một anh hề “đóng khố đi giầy tây” trên khấu trường lịch sử như vậy? Chúng ta chỉ t́m thấy câu trả lời đích đáng cho hiện tượng khủng hoảng về tâm linh và đạo lư của con người ngày nay nơi Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” ban hành ngày 4/3/1979 cũng như nơi tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC Gioan Phaolô II, tác phẩm cuối cùng ngài để lại cho nhân loại trước khi ngài vĩnh viễn ra đi 2 tháng, với những nhận định của ngài về lịch sử con người và phương thể để lấy lại căn tính con người. 

 

Lịch sử đă hiển nhiên cho thấy, cuộc khủng hoảng này cùng với những ư hệ sự dữ của nó đều xuất phát từ chung Tây Phương (kể cả Bắc Mỹ) và riêng Âu Châu, một châu lục chẳng những mở màn cho ư thức triết học (từ Hy Lạp trước Công Nguyên) mà c̣n cho cả văn minh vật chất (khoa học và kỹ thuật) lẫn văn minh nhân bản (nhân phẩm và nhân quyền), một châu lục có thể gọi là thế giới Kitô giáo và theo văn minh Kitô giáo, một châu lục chẳng những đă truyền bá văn minh vật chất và nhân bản khắp thế giới mà cả Kitô giáo nữa. Thế mà, trong thế kỷ 20 cũng là thế kỷ kết thúc hai ngàn năm Kitô giáo của họ, hai Thế Chiến chính yếu đă xẩy ra ở châu lục này, và hai chủ nghĩa độc tài sắt máu Nazi và Cộng sản cũng bắt nguồn từ châu lục này, để rồi, cho đến nay, châu lục này, trong nội bộ, đang bị phá sản văn hóa và đức tin hơn bao giờ hết, và đang cần phải được cấp thời tái truyền bá phúc âm hóa.

 

Thứ Bảy 28/6/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đă kư ban hành Tông Huấn “Ecclesia in Europa - Giáo Hội ở Âu Châu”, hoa trái của  Thượng Nghị Giám Mục Âu Châu 1-23/10/1999 với 179 vị tham dự về chủ đề “Chúa Giêsu Kitô, Sống Động trong Giáo Hội của Người, Nguồn Mạch Hy Vọng cho Âu Châu”. Trong Tông Huấn này, ở đoạn 7 tới đoạn 9, ĐTC Gioan Phaolô II đă nhận định về t́nh h́nh Kitô giáo ở Âu Châu hết sức bi quan và thê thảm như sau:

 

“7. … Thời đại chúng ta đang sống đây, căn cứ vào những thách đố riêng của nó, có thể được coi là một thời điểm rối loạn. Nhiều con người nam nữ dường như bị lệch lạc, bất ổn, vô vọng là những ǵ không ít Kitô hữu cũng cảm thấy nữa. Có nhiều dấu hiệu trục trặc ở vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đang vây bủa chân trời của lục địa Âu Châu, một lục địa cho dù có những dấu hiệu cao cả về đức tin và chứng từ cùng với một bầu khí thật sự tự do và hiệp nhất hơn, song vẫn cảm thấy có một cái ǵ đó hoàn toàn dị thường do các biến cố lịch sử, gần đây cũng như trước đây, thường mang lại thất vọng cho thâm tâm của các dân tộc.

 

“… Tôi muốn đặc biệt đề cập tới t́nh trạng mất đi kư ức và gia sản Kitô giáo của Âu Châu, một t́nh trạng đi liền với một thứ khuynh hướng bất khả tri thực dụng và cảnh dửng dưng lạnh nhạt ḷng đạo khiến cho nhiều người Âu Châu sống như không có gốc rễ thiêng liêng và giống như những kẻ thừa hưởng đem phung phá đi cái gia sản được lịch sử ủy thác cho họ. Bởi thế không lạ ǵ khi thấy có những nỗ lực muốn kiến tạo nên một nhăn quan Âu Châu coi thường gia sản tôn giáo, nhất là coi thường hồn sống Kitô giáo sâu xa của nó, bằng việc chủ trương các thứ quyền lợi của các dân tộc làm nên Âu Châu mà không ghép những quyền lợi ấy vào một thân cây được truyền nhựa Kitô giáo.

 

“Âu Châu chắc chắn không thiếu những thứ biểu hiệu quí giá về việc hiện hữu của Kitô giáo, tuy nhiên, theo đà phát triển chầm chậm nhưng đều đều của trào lưu tục hóa th́ những thứ biểu hiệu này có nguy cơ trở thành một vết tích thuần túy của quá khứ. Nhiều người không c̣n hội nhập với sứ điệp Phúc Âm với cuộc sống hằng ngày của ḿnh nữa; cuộc sống tin tưởng vào Chúa Giêsu càng trở thành khó khăn trong một môi trường xă hội và văn hóa trở thành thách đố và đe dọa cho đức tin. Nơi nhiều cảnh trạng xă hội người ta dễ nhận thấy một kẻ bất khả tri hơn là một tín hữu. Ấn tượng này cho thấy t́nh trạng vô tín là điều hiển nhiên, trong khi đó niềm tin cần đến một thứ hợp pháp hóa xă hội là những ǵ vừa không rơ ràng lại chẳng tự dưng mà có”.

 

“8. T́nh trạng mất kư ức Kitô giáo này được đi kèm với một thứ lo sợ tương lai. Ngày mai thường được hiện lên như là một cái ǵ héo hắt và bất định. Tương lai hiện lên như một cái ǵ đáng lo hơn là đáng mong. Trong số những dấu hiệu đáng ngại này là t́nh trạng trống rỗng nội tâm ḱm kẹp nhiều người và t́nh trạng không c̣n cảm thấy cuộc sống có ư nghĩa nữa. Những dấu hiệu và hoa trái của t́nh trạng sầu thảm về sự hiện hữu này bao gồm đặc biệt giảm số sinh sản, giảm số ơn gọi linh mục và tu sĩ, và t́nh trạng khó khăn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chối bỏ việc trọn đời dấn thân, kể cả trong đời sống hôn nhân.

 

“Chúng ta thấy ḿnh ở trước một t́nh trạng đầy những phân mảnh về cuộc sống. Cảm giác cô đơn đang làm chủ; những thứ chia rẽ và xung khắc đang nổi lên. Trong số nhiều triệu chứng trong t́nh trạng này, Âu Châu hiện đang chứng kiến thấy hiện tượng trầm trọng nơi cuộc khủng hoảng về gia đ́nh cùng với t́nh trạng suy yếu nơi chính quan niệm về gia đ́nh, t́nh trạng liên tục hay tái diễn những cuộc xung đột về chủng tộc, t́nh trạng tái xuất trào lưu duy chủng, những căng thẳng về việc đối thoại liên tôn, t́nh trạng vị kỷ làm cho cá nhân cũng như phái nhóm chỉ biết lấy ḿnh, việc mỗi ngày một thiếu quan tâm tổng quát đến các chủng tộc và việc bận tâm đến các thứ lợi lộc và đặc quyền riêng tư. Đối với nhiều quan sát viên th́ tiến tŕnh toàn cầu hóa hiện nay, thay v́ dẫn đến chỗ làm cho loài người được hiệp nhất hơn, lại có nguy cơ bị thống trị bởi một đường lối loại trừ thành phần yếu thế và tăng thêm con số nghèo khổ trên thế giới.

 

“Cùng với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, chúng ta c̣n thấy t́nh trạng càng ngày càng suy yếu về t́nh đoàn kết liên cá thể. Trong lúc các tổ chức bác ái tiếp tục thi hành hoạt động đáng ca ngợi th́ người ta vẫn nhận thấy xẩy ra t́nh trạng suy yếu nơi cảm thức đoàn kết, đưa đến chỗ nhiều người không thiếu ǵ những nhu cầu vật chất mà lại càng cảm thấy cô đơn, khiến họ thấy ḿnh không nơi nương tựa về cảm t́nh và nâng đỡ”.

 

“9. Ở tận căn gốc của t́nh trạng mất hy vọng này là nỗ lực phát động một nhăn quan về con người tách ĺa khỏi Thiên Chúa cũng như tách ĺa khỏi Chúa Kitô. Loại suy luận này đă dẫn đến chỗ coi con người ‘như là một tâm điểm tối thượng của thực tại, một quan điểm khiến cho họ chiếm chỗ của Thiên Chúa một cách sai lầm, và quên đi rằng không phải con người dựng nên Thiên Chúa mà là Thiên Chúa dựng nên con người. T́nh trạng lăng quên Thiên Chúa đă dẫn đến chỗ loại trừ con người’. Bởi thế ‘không lạ ǵ môi trường này đă mở ra một lănh vực rộng lớn cho việc phát triển vô chừng về chủ nghĩa bất chấp ở triết lư, về chiều hướng tương đối nơi các thứ giá trị và luân lư, và về chủ nghĩa thực dụng, ngay cả chủ nghĩa hưởng lạc vị kỷ trong đời sống hằng ngày’. Nền văn hóa Âu Châu gây nên cái ấn tượng về việc ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi thành phần có được tất cả mọi sự họ cần lại là thành phần sống như thể không có Thiên Chúa.

 

“Đó là môi trường mà nhiều nỗ lực, bao gồm cả những nỗ lực mới đây nhất, muốn tŕnh bày cho thấy nền văn hóa Âu Châu không hề liên hệ ǵ với việc góp phần của Kitô giáo là tôn giáo đánh dấu việc phát triển về lịch sử của lục địa này cũng như việc lan tràn khắp thế giới của nó. Chúng ta đang chứng kiến thấy xuất hiện một thứ văn hóa mới, hầu hết bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông đại chúng có nội dung và đặc tính thường phản lại Phúc Âm và phẩm giá con người. Loại văn hóa này c̣n có đặc tính của thứ triết thuyết bất khả tri về tôn giáo đang lan tràn và phát triển, một triết thuyết dính dáng tới khuynh hướng tương đối hóa mạnh mẽ liên quan tới luân lư và pháp lư bắt nguồn từ quan niệm lầm lẫn về sự thật con người, một sự thật là nền tảng cho các thứ quyền lợi bất khả tách biệt của tất cả mọi người. Nhiều lúc có những dấu hiệu yếu kém hy vọng hiện lên rơ ràng qua những dấu hiệu đáng ngại về những ǵ được gọi là ‘văn hóa sự chết’”.

 

Cuộc khủng hoảng về luân lư của con người (văn minh Tây Phương) ở vào đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này đă trở nên vô cùng thảm khốc và cực kỳ nguy vong, như được cảm nhận bởi vị giáo hoàng tác giả cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính” là Đức Gioan Phaolô II, một tác phẩm như một lời vừa di chúc vừa kêu gọi ngài muốn gửi tới thế giới rằng: “Thật vậy, chính nhờ hồi niệm mà cảm quan của chúng ta về căn tính được h́nh thành và hiện tỏ nơi tâm trí con người” (ấn bản Anh ngữ,  đoạn cuối cùng Chương 23: “Về Lại Với Âu Châu”). Thật vậy, những ǵ vị giáo hoàng này đă nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đă biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đă kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, ấn bản Anh ngữ, trang 11, như sau:

 

“Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ư hệ sự dữ (biệt chú của người dịch: theo tác giả nhận định ở phần trước đó là ‘ư hệ Xă Hội Quốc Gia’ ở Đức theo nguyên lư duy chủng tộc, và ‘ư hệ Mát Xít’ Cộng sản đặc biệt ở Nga) đă đi đến chỗ chấm dứt những h́nh thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ (biệt chú của người dịch: được tác giả liệt kê là ‘diệt chủng Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và ở bên ngoài rặng núi Urals’).

 

"Tuy nhiên, vẫn c̣n có một cuộc diệt chủng về pháp lư đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xă hội và cho toàn thể nhân loại.

 

"Chúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mănh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nh́n nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đ́nh khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lư, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ư hệ sự dữ khác hay sao, có lẽ c̣n tinh xảo và kín đáo hơn, có ư muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đ́nh”.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao thế? Tại sao một Âu Châu vốn là cái nôi phát triển Kitô giáo giờ đây lại trở thành khấu trường của hay sào huyệt cho nền văn hóa sự chết? Phải chăng v́ Kitô giáo là căn gốc chung của châu lục này không có khả năng cứu độ, không có tác dụng ǵ vào thời điểm con người văn minh? Hay v́ châu lục văn ḿnh này đă hoàn toàn chối bỏ căn tính Kitô giáo của ḿnh, (như bản dự thảo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu cho thấy), mà nó đă chẳng những đi đến chỗ mất gốc mà c̣n đang bị bật gốc nữa?

 

Theo Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sở dĩ Âu Châu (và từ Âu Châu lan đến toàn thế giới) đă đi đến thảm trạng này là v́ châu lục này đă phủ nhận căn tính Kitô giáo của ḿnh, phủ nhận Ơn Cứu Chuộc, bằng việc chấp nhận và sống theo ư hệ duy nhân bản sai lầm về con người, một ư hệ phát xuất từ Thời Minh Tri hay Chủ Nghĩa Minh Tri (Enlightenment) chủ trương duy lư, một thời đă bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng triết học trước đó của một triết gia người Pháp là Descartes.

 

Đúng thế, trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” 2005, (Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, trang 7-12), vị giáo hoàng từng dạy triết lư ở Balan đă viết :

 

“Qua năm tháng, tôi càng ngày càng thâm tín rằng các thứ ư hệ sự dữ được cắm rễ sâu trong lịch sử tư tưởng triết học Âu Châu. Ở đây tôi cần phải đề cập tới một số khía cạnh của lịch sử Âu Châu, nhất là các xu hướng văn hóa chủ chốt của nó. Khi bức thông điệp về Chúa Thánh Thần được ban hành (biệt chú của người dịch: bức thông điệp được ngài kư ngày 18/5/1986), đă xẩy ra một số phản ứng tiêu cực từ một số thành phần ở Tây Phương. Cái ǵ đă thúc động những phản ứng ấy? Chúng xuất phát từ cùng nguồn mạch được gọi là chủ nghĩa Minh Tri Âu Châu trên hai thế kỷ trước đó, nhất là Minh Tri Pháp quốc, mặc dù không nói đến các kiểu Minh Tri khác như Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ư. Chủ nghĩa Minh Tri ở Balan theo đường lối riêng của ḿnh. Tuy nhiên, Nga hoàn toàn thoát khỏi cuộc đột biến Minh Tri này. Ở Nga, cuộc khủng hoảng của truyền thống Kitô giáo xuất phát từ một hướng khác, được bùng lên vào đầu thế kỷ 20 một cách mănh liệt hơn nữa nơi h́nh thức của cuộc cách mạng Mat-xít vô thần cực đoan.

 

“Để hiểu rơ hơn về hiện tượng này, chúng ta cần phải trở về với giai đoạn trước Thời Minh Tri, nhất là với cuộc cách mạng gây ra bởi tư tưởng triết lư của Descartes. Câu cogito, ergo sum (tôi nghĩ nên tôi là) là những ǵ đă làm biến đổi tận gốc rễ đường lối thể hiện triết học. Vào giai đoạn trước Descartes th́ triết lư, vấn đề phải nói là cogito (nghĩ tưởng) hay nói cách khác là cognosco (ư nghĩ), yếu tố thấp hơn esse (yếu tính) là yếu tố được coi là phải có trước. Thế nhưng, đối với Descartes, yếu tính lại là những ǵ thứ yếu, và ông cho cogito (nghĩ tưởng) là tiền hữu. Điều này chẳng những làm thay đổi chiều hướng triết lư hóa mà c̣n đánh dấu một cuộc dứt khoát loại trừ những ǵ triết lư vẫn có cho tới bấy giờ, nhất là triết lư của Thánh Tôma Aquinas được gọi là triết lư về esse (yếu tính). Trước đó, mọi sự đều được giải thích theo quan điểm yếu tính và việc giải thích mọi sự đều được căn cứ vào quan điểm này. Thiên Chúa, một Hữu Thể Toàn Măn (Ens subsistens) được tin là căn nguyên thiết yếu của hết mọi ens non subsistens, ens participatum, tức là của tất cả mọi vật được tạo thành, bao gồm cả con người. Câu cogito, ergo sum đă đánh dấu một cuộc thoát ly từ chính giới tuyến suy nghĩ ấy. Giờ đây ens cogitans (vật nghĩ tưởng) đă chiếm phần ưu thế. Sau Descartes, triết lư trở thành một khoa học thuần nghĩ tưởng: tất cả esse (yếu tính) – nơi cả thế giới tạo sinh lẫn Hóa Công – đều ở trong phạm vi của cogito (nghĩ tưởng), như những ǵ được chất chứa nơi tâm thức con người. Triết học bấy giờ tự cho ḿnh là các hữu thể qua (như) nội dung của tâm thức, chứ không phải các hữu thể qua (như) những ǵ hiện hữu tách biệt khỏi nó.

 

“… Những diễn tiến về triết lư xẩy ra ở Tây Âu sau Thời Minh Tri. Trong các điều được nói tới, người ta nói về vấn đề ‘suy thoái của chủ nghĩa thực thể Tôma’, và vấn đề này được hiểu là bao gồm cả việc loại bỏ đi Kitô giáo là một thứ nguồn mạch cho việc triết lư hóa. Đặc biệt là ngay cả vấn đề có thể đạt tới Thiên Chúa cũng được xét lại. Theo lư lẽ của cogito, ergo sum th́ Thiên Chúa trở thành một yếu tố trong tâm thức của con người; Ngài không c̣n được coi là ư nghĩa tối hậu cho cái sum (là) của con người nữa. Ngài cũng chẳng c̣n là Ens subsistens hay ‘Hữu Thể Toàn Măn’ nữa, không c̣n là Đấng Hóa Công, là Đấng làm cho mọi sự hiện hữu, tệ nhất là Ngài không c̣n là Đấng ban ḿnh nơi mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Cứu Chuộc và mầu nhiệm ân sủng nữa. Vị Thiên Chúa của Mạc Khải không c̣n hiện hữu như  ‘Thiên Chúa của các triết gia’ nữa. Tất cả những ǵ c̣n lại chỉ là ư tưởng về Thiên Chúa mà thôi, một đề tài tùy tâm tưởng con người khám phá.

 

“Như thế, các nền tảng về ‘triết lư sự dữ’ cũng bị sụp đổ theo. Sự dữ, theo ư nghĩa thực thể th́ nó chỉ hiện hữu trong tương quan với sự thiện, nhất là với Thiên Chúa, Sự Thiện tối cao. Đó là sự dữ được Sách Khởi Nguyên nói tới. Chính từ quan điểm này mới có thể hiểu được nguyên tội, cũng thế, mới có thể hiểu được tất cả mọi cá tội. Sự dữ này đă được Chúa Kitô cứu chuộc trên Thập Tự Giá. Nói một cách chính xác th́ con người được cứu chuộc và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa nhờ việc cứu độ của Chúa Kitô. Tất cả những điều ấy, toàn thể thảm kịch của lịch sử cứu độ ấy đă biến mất đối với chủ nghĩa Minh Tri. Chỉ c̣n lại một ḿnh con người mà thôi: một ḿnh con người đóng vai như là một tay làm nên lịch sử của họ cùng với văn minh của họ; một ḿnh con người đóng vai như là một kẻ quyết định điều thiện sự ác, như là một kẻ muốn hiện hữu và tác hành như thể không có Thiên Chúa etsi Deus non daretur.

 

“Nếu con người có thể tự ḿnh quyết định, không cần Thiên Chúa, những ǵ là thiện và những ǵ là ác, th́ họ cũng có thể quyết định hủy diệt cả một nhóm người. Những quyết định kiểu ấy đă được thực hiện, chẳng hạn, bởi những kẻ cầm quyền Third Reich (biệt chú của người dịch: tức Chế Độ Nazi ở Đức 1933-1945, sau hai đế quốc trước đó là Đế Quốc Đức 1871-1918 và Đế Quốc Rôma Thánh 962-1806) bằng đường lối dân chủ, trong việc chỉ lạm dụng quyền bính của ḿnh để thực hiện những dự án gian ác của ư hệ Xă Hội Quốc Gia theo các nguyên tắc duy chủng tộc. Những quyết định tương tự cũng được thực hiện bởi đảng Cộng sản ở Nga Sô cũng như ở các xứ sở khác theo ư hệ Mát Xít. Đó là cái lư lẽ giành để diệt chủng người Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và cả ở bên ngoài rặng núi Urals (biệt chú của người dịch: một rặng núi ở Nga thường được coi là lằn biên phân chia ranh giới giữa Âu Châu và Á Châu). Cũng thế, tất cả những ai ‘không thuận lợi’ cho chế độ đều bị bách hại; chẳng hạn, thành phần không c̣n là chiến binh Tháng Chín 1939, những người lính thuộc Quân Đội Quốc Gia ở Balan sau Thế Chiến Thứ Hai, và những người thuộc thành phần trí thức không chấp nhận ư hệ Mát Xít hay Nazi. B́nh thường cuộc bách hại này là việc bị loại trừ về thể lư, nhưng đôi khi bị loại trừ về luân lư nữa, ở chỗ, con người không nhiều th́ ít bị cấm đoán hành sử các quyền lợi của ḿnh…”

 

Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ḿnh được xuất bản vào năm 1994 (ở chương ‘What Has Become of The ‘History of Salvation’, ấn bản Anh ngữ, trang 50-53), vị giáo hoàng triết gia nhân bản Kitô giáo Gioan Phaolô II c̣n cho thấy căn nguyên của cuộc khủng hoảng văn hóa, của t́nh trạng phá sản đạo nghĩa ở riêng Tây Phương và chung thế giới hiện đại, để rồi từ đó, ngài đă mở đường máu cho con người như sau:

 

“Tại sao tất những điều ấy xẩy ra? Căn nguyên của những ư hệ hậu Chủ Nghĩa Minh Tri này là ǵ? Câu trả lời dễ thôi, ở chỗ: nó xẩy ra là v́ việc phủ nhận Thiên Chúa qua (như) Vị Hóa Công, từ đó phủ nhận Ngài qua (như) nguồn mạch quyết định lành dữ. Nó xẩy ra là v́ việc phủ nhận những ǵ tối hậu tạo nên chúng ta là con người, tức là loại trừ quan niệm bản tính con người là một ‘thực tại được ban tặng’; vị trí của quan niệm này đă bị thay thế bằng một ‘sản phẩm tư tưởng’ được tư do h́nh thành và tự do khả hoán theo hoàn cảnh. Tôi tin rằng nếu t́m hiểu kỹ lưỡng hơn nữa về vấn đề này chúng ta có thể vượt ra ngoài biên giới Descartes nữa. Nếu chúng ta muốn nói một cách hợp t́nh hợp lư về thiện ác, chúng ta cần phải trở về với Thánh Tôma Aquinas, tức là trở về với loại triết lư hiện thể. Chẳng hạn, với phương pháp hiện tượng học, chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm về luân lư, tôn giáo, hay đơn giản như việc làm người ra sao, để nhờ những kinh nghiệm ấy kiến thức của chúng ta càng thêm phong phú. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng, tất cả những phân tích này đă mặc nhiên nhận thức thực tại về Hữu Thể Tối Cao cũng như thực tại về con người là một tạo sinh. Nếu chúng ta không bắt đầu từ những nhận thức theo ‘chủ nghĩa thực thể’ ấy chúng ta sẽ đi đến chỗ trống rỗng mà thôi”.

 

Tóm lại, theo ĐTC GPII, sở dĩ con người văn minh ngày nay nói chung và thế giới Tây Phương Kitô giáo nói riêng đi đến t́nh trạng bị khủng hoảng về văn hóa và đạo lư, đến nỗi đă thực hiện những hành động gian ác chưa từng thấy, như ra tay diệt chủng bởi cả hận thù lẫn luật pháp dân chủ trong thế kỷ 20, là v́ con người đă trở thành vô thần, đă sống như không có Thiên Chúa, đă cho ḿnh là chúa tể muốn làm ǵ th́ làm, bởi thế, xă hội loài người càng băng hoại, cho đến khi con người, nhờ “hồi niệm” mà nhận ra “căn tính” của ḿnh, và sống căn tính của ḿnh, với sự thật làm người của ḿnh trước nhan Thiên Chúa.

 

Không ngờ, Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Joseph Ratzinger lại chính là vị thừa nhiệm của vị giáo hoàng triết gia nhân bản Gioan Phaolô II ngày 19/4/2005, vị đă có cùng cảm nhận về một Âu Châu bị phá sản văn hóa Kitô giáo như vậy, như ngài bày tỏ trong bài thuyết tŕnh của ngài tại nữ đan viện Thánh Scholastica ở Subiaco, khi ngài nhận Giải Thưởng Thánh Biển Đức về việc ngài cổ vơ sự sống và gia đ́nh ở Âu Châu, ngay trước ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời, tức vào ngày 1/4/2005. Sau đây là một số nhận định giống với vị tiền nhiệm của ngài:

 

 “Chúng ta đang sống trong một thời điểm đại hiểm nguy và đầy khả năng đối với con người và thế giới; một thời điểm tất cả chúng ta cũng nặng gánh trách nhiệm nữa. Trong thế kỷ vừa qua, các khả năng của con người cùng với việc họ thống trị trên vật chất đă phát triển ở mức độ thực sự không thể nào tưởng tượng nổi. Tuy nhiên, quyền lực của họ trong việc hành sử thế giới đă đi đến chỗ họ có thể hủy hoại tới độ có những lúc làm cho chúng ta kinh hoàng. Đó là lư do tự nhiên chúng ta nghĩ tới mối đe dọa khủng bố, một thứ chiến tranh vô biên giới hay phi biên cương bờ cơi....

 

“Tất cả những điều này cho thấy rằng việc gia tăng các thứ khả năng của chúng ta vẫn không tương ứng với việc phát triển khả sánh nơi năng lực về luân lư của chúng ta. Sức mạnh về luân lư không tăng triển cùng với việc phát triển về khoa học; trái lại, nó bị suy yếu đi, v́ tâm thức về kỹ thuật đẩy luân lư vào lănh vực chủ quan, trong khi chúng ta thực sự cần đến một thứ luân lư công cộng, một thứ luân lư có thể đáp ứng những thứ đe dọa đang đè nén cuộc sống của tất cả chúng ta. Mối hiểm nguy thực sự và trầm trọng nhất vào những lúc này đây thực sự là ở chỗ bất quân b́nh giữa những khả năng về kỹ thuật và năng lực về luân lư. ..

 

“Cái nh́n tóm tắt này về t́nh trạng thế giới dẫn chúng ta tới việc suy nghĩ đến t́nh trạng Kitô giáo ngày nay, nhờ đó, về các nền tảng của Âu Châu; một Âu Châu một thời có thể nói là châu lục Kitô giáo, thế nhưng nó cũng đă là khởi điểm của thứ lư lẽ mới về khoa học cống hiến cho chúng ta những khả năng cao cả cùng với những đe dọa lớn lao. Kitô giáo thật sự không được bắt nguồn từ Âu Châu, do đó, nó không thể được liệt vào một thứ tôn giáo của người Âu Châu, thứ tôn giáo của lănh giới văn hóa Âu Châu. Thế nhưng, Kitô giáo đă thực sự lănh nhận ở Âu Châu tính chất văn hóa và tri thức hiệu nghiệm nhất, nhờ đó, vẫn được đồng hóa cách đặc biệt với Âu Châu.

 

“Ngoài ra, thật sự là Âu Châu này, từ thời Phục Hưng (Renaissance), và hiểu cho đúng hơn nữa th́ từ thời Minh Tri (Enlightenment), đă chính là thời kỳ phát triển lư lẽ khoa học, những thứ lư lẽ chẳng những ở kỷ nguyên của các khám phá dẫn đến chỗ hiệp nhất địa dư của thế giới, đến chỗ gặp gỡ giữa các châu lục và văn hóa, mà c̣n là những lư lẽ ngày nay, sâu xa hơn nữa nhờ nền văn hóa kỹ thuật hiện hữu bởi khoa học, in đậm nét của ḿnh trên toàn thế giới, thậm chí, ở một nghĩa nào đó, c̣n làm cho thế giới thành đồng dạng nữa.

 

“Sau thứ h́nh thức này của lư lẽ khoa học, Âu Châu đă phát triển một thứ văn hóa, một cách giờ đây nhân loại không ngờ tới trước đó, loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lương tâm quần chúng, một là hoàn toàn chối bỏ Ngài, hai là cho rằng việc hiện hữu của Ngài không thể chứng minh được, không chắc chắn, nên việc ấy thuộc về lănh vực tùy nghi chọn lựa, một vấn đề dù sao cũng chẳng có liên quan ǵ tới đời sống của quần chúng cả.

 

“Thứ lư lẽ thuần chức năng này có thể nói đă bao hàm một thứ lệch lạc tất cả lương tâm luân lư là những ǵ mới mẻ đối với các nền văn hóa hiện hữu cho tới nay, v́ thứ lư lẽ thuần chức năng ấy cho rằng chỉ có lư lẽ mới là những ǵ có thể chứng minh được bằng thí nghiệm. Khi tính cách luân lư thuộc về một lănh vực hoàn toàn khác hẳn như thế th́ nó sẽ mất hẳn đi tính chất của ḿnh, và cần phải được nhận định một cách khác, v́ nó cần phải được nhận định như thế, luân lư dù sao cũng là những ǵ thiết yếu. ...

 

“Trong một thế giới sống theo tính toán th́ chính việc tính toán về các hậu quả quyết định những ǵ phải có và những ǵ không có đều được coi là luân lư. Như thế, thể loại về sự thiện, như được Kant rơ ràng vạch ra cho thấy, đă biến mất hết. Không ǵ tự bản chất là tốt hay xấu cả, mọi sự đều lệ thuộc vào hậu quả được hành động con người cho họ có thể thấy trước được.

 

“Nếu Kitô giáo, một đàng, đă t́m thấy h́nh thức hiệu năng nhất của ḿnh ở Âu Châu, th́ đàng khác cũng cần phải nói rằng nơi Âu Châu đă phát triển một thứ văn hóa hoàn toàn nghịch đảo sâu xa nhất chẳng những với Kitô giáo mà c̣n với các truyền thống của nhân  loại về đạo giáo và luân lư nữa...”