“H là nhng người ‘t́m kiếm’ Mt Cái Ǵ Hơn Thế na”

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging L Hiển Linh 6/1/2011 ở Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong Lễ Trọng Hiển Linh, Giáo Hội tiếp tục ccchiêm ngưỡng và cử hành mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Giêsu Cứu Thế. Ngày lễ hôm nay đặc biệt nhấn mạnh đến mục đích và ư nghĩa phổ quát của cuộc giáng sinh này. Hóa thân làm người trong ḷng dạ của Mẹ Maria, Con Thiên Chúa không phải chỉ đến v́ dân Do Thái, một dân tộc được tiêu biểu nơi thành phần mục đồng ở Bêlem, mà c̣n v́ toàn thể nhân loại, được tiêu biểu nơi các vị Hiền Triết. Và chính về các vị Hiền Triết cũng như về cuộc hành tŕnh của họ t́m kiếm Đấng Thiên Sai (cf Mt 2:1-12) mà Giáo Hội hôm nay mời gọi chúng ta hăy suy niệm và nguyện cầu. Trong Phúc Âm chúng ta đă nghe thấy rằng, họ, khi từ Phương Đông đến Giêrusalem, đă hỏi rằng: “Vua dân Do Thái được sinh ra ở đâu?” Chúng tôi đă thấy ngôi sao của Người xuất hiện nên chúng tôi đến để triều bái Người” (câu 2). Những người ấy là những người nào và ngôi sao ấy là loại ngôi sao chi? Họ có lẽ là những con người hiền triết thấu hiểu được bầu trời, thế nhưng họ không cố gắng “đọc” tương lai của các v́ tinh tú, để từ từ rút ra được một điều ǵ đó; trái lại, họ là những con người “đi t́m kiếm” một điều ǵ hơn thế nữa, t́m kiếm ánh sáng chân thực, thứ ánh sáng có thể hướng dẫn đường đi nước bước trong cuộc đời. Họ là những người tin tưởng rằng trong thiên nhiên tạo vật có một cái ǵ đó chúng ta có thể định nghĩa như là “chữ kư” của Thiên Chúa, một chữ kư con người có thể và cần phải khám phá và giải mă. Có lẽ cách thức để biết được những nhà Hiền Triết này hơn nữa và để theo dơi ước muốn của họ trong việc họ để ḿnh được hướng dẫn bởi các dấu hiệu của Thiên Chúa đó là hăy dừng lại để lưu ư tới những ǵ họ đă t́m kiếm trong cuộc hành tŕnh của họ ở đại đô Giêrusalem.

 

Trước hết, họ gặp thấy vua Hêrôđê. Vua này chắc chắn quan tâm tới đứa nhỏ được các nhà Hiền Triết này nói tới; tuy nhiên, không phải để tôn thờ Người như ông dối trá bày tỏ mà là diệt trừ Người. Hêrôđê là một con người quyền lực con người thấy nơi kẻ khác chỉ là một đối thủcần phải tranh đấu. Nói cho cùng, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ, th́ thậm chí Thiên Chúa là một đối thủ của ông, thực sự là một đối thủ đặc biệt là nguy hiểm, một đối thủ muốn cướp đi của con người vị trí sống c̣n, quyền tự lập của họ, quyền năng của họ; một đối thủ cho thấy đường lối phải theo trong đời sống và v́ thế gây ngăn trở cho việc con người muốn làm ǵ th́ làm theo ư muốn của họ. Hêrôđê nghe thấy các chuyên gia về Thánh Kinh những lời của Tiên Tri Mica (5:1), thế nhưng ông chỉ nghĩ đến ngai báu của ḿnh mà thôi. Bởi thế cần phải gây rối chính Thiên Chúa và cần phải biến con người ta thành những con tốt di động trên đại bàn cờ quyền lực. Hêrôđê không phải là một con người dễ thương, một con người chúng ta theo bản năng phán đoán một cách tiêu cực v́ hành vi hùng tàn độc ác của ông. Thế nhưng chúng ta cần phải hỏi chính ḿnh rằng: có chăng trong chúng ta cũng có một cái ǵ đó của Hêrôđê? Có lẽ chúng ta cũng có những lúc thấy Thiên Chúa như là một thứ đối thủ? Có lẽ chúng ta cũng trở thành mù quáng trước các dấu hiệu của Ngài, điếc lác trước lời của Ngài, v́ chúng ta nghĩ rằng Ngài giới hạn đời sống của chúng ta và không cho chúng ta sử dụng đời sống của chúng ta như chúng ta muốn? Anh chị em thân mến, khi chúng ta thấy Thiên Chúa như thế, chúng ta đi đến chỗ cảm thấy bất măn và bất hạnh, v́ chúng ta không để Ngài là nền tảng hết mọi sự hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cần phải tống khứ ra khỏi tâm trí của chúng ta ư nghĩ đối chọi, ư nghĩ giành chỗ cho Thiên Chúa là hạn chế bản thân; chúng ta cần phải cởi mở trước niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa là t́nh yêu toàn năng không lấy đi bất cứ một sự ǵ, không dọa nạt, trái lại, Ngài là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta khả năng sống viên trọn, khả năng cảm nghiệm được niềm vui chân thực.

 

Thế rồi các nhà Hiền Triết đă gặp được các vị học giả, các thần học gia, các chuyên gia, thành phần biết mọi sự về Thánh Kinh, thành phần có thể dẫn giải, thành phần có thể thuộc ḷng kể ra hết mọi đoạn sách và v́ thế trở thành một trợ giúp quí báu cho những ai muốn theo đường lối của Thiên Chúa. Thế nhưng, Thánh Âu Quốc Tinh đă khẳng định, họ thích là hướng đạo viên cho kẻ khác, cho thấy đường đi nước bước, nhưng họ không tiến lên, họ vẫn cứ bất động. Đối với họ, Thánh Kinh trở thành một thứ bản đồ để ṭ ṃ đọc, một bộ chữ và quan niệm để uyên thâm khảo sát và bàn luận. Thế nhưng, một lần nữa, chúng ta có thể tự hỏi: trong chúng ta phải chăng cũng có khuynh hướng coi Thánh Kinh, coi kho tàng rất phong phú và quan trọng này đối với đức tin của Giáo Hội, như là một đối tượng cho thành phần chuyên viên học hỏi và bàn luận, hơn là Cuốn Sách cho chúng ta thấy con đường đạt tới sự sống? Tôi nghĩ rằng, như tôi đă nói trong tông huấn “Lời Chúa”, bao giờ cũng cần phải tái diễn trong chúng ta cái khả năng sâu xa trong việc thấy lời Thánh Kinh, được đọc theo Truyền Thống sống động của Giáo Hội (số 18), như là chân lư bảo chúng ta con người là ai và làm sao họ có thể hoàn toàn nhận ra ḿnh, một sự thật là đường lối để theo đuổi hằng ngày, nếu chúng ta muốn xây dựng cuộc sống của chúng ta trên đá chứ không phải trên cát.

 

Và như thế chúng ta đến với ngôi sao. Đây là loại ngôi sao nào mà các vị Hiền Triết đă thấy và đi theo? Qua các thế kỷ câu hỏi này đă từng là đối tượng bàn luận trong thành phần chiêm tinh gia. Chẳng hạn như Kepler chủ trương rằng đó là một sao “nova” hay một sao “supernova”, tức là một trong những ngôi sao thường tỏa ra một ánh sáng yếu, nhưng lại không ngờ có một sức nổ nội tại mănh liệt tỏa ra một thứ ánh sáng ngoại hường. Những điều này chắc chắn là hay, thế nhưng lại không dẫn chúng ta tới những ǵ là thiết yếu để hiểu được ngôi sao đó. Chúng ta cần phải trở lại với sự kiện là những con người ấy bấy giờ đang t́m kiếm những dấu vết về Thiên Chúa; họ đang t́m cách đọc “chữ kư” của Ngài trong thiên nhiên tạo vật; họ biết rằng “các tầng trời nói lên hiển vinh Chúa” (Psalm 19:2); tức là họ tin chắc rằng Thiên Chúa có thể thấy được nơi thiên nhiên tạo vật. Thế nhưng, từ những con người khôn ngoan họ cũng thấy rằng, không phải bằng bất cứ thứ viễn vọng kính nào mà là bằng những con mắt sâu xa của lư trí trong việc t́m kiếm ư nghĩa tối hậu của thực tại và bằng một ḷng ước ao Thiên Chúa được đức tin tác động, th́ con người có thể t́m thấy Ngài, hơn thế nữa, c̣n có thể xẩy ra là Thiên Chúa đến gần với chúng ta. Vũ trụ này không phải là thành quả của ngẫu nhên t́nh cờ, như một số người muốn chúng ta tin như thế. Chiêm ngưỡng vũ trụ, chúng ta được mời gọi đọc thấy nơi nó một cái ǵ đó sâu xa: đó là đức khôn ngoan của Đấng Hóa Công, óc tưởng tượng khôn lường của Thiên Chúa, t́nh yêu thương vô cùng của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta không được giới hạn trí khôn của ḿnh lại trước những thứ lư thuyết chỉ tiến tới một điểm nào đó và nếu chúng ta nh́n kỹ th́ thực sự không nhất trí với đức tin, nhưng không thể giải thích ư nghĩa tối hậu của thực tại. Nơi vẻ đẹp của thế giới, nơi mầu nhiệm của nó, nơi cảnh vĩ đại của nó và nơi tính chất hữu lư của nó, chúng ta chỉ có thể đọc cái hữu lư vĩnh hằng, và chúng ta chỉ biết để ḿnh được nó hướng chúng ta về vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Thành trời đất. Nếu chúng ta có được cái nh́n ấy, chúng ta sẽ thấy rằng Đấng đă tạo dựng nên thế giới này cũng là Đấng được hạ sinh ở hàng Bêlem và tiếp tục ở giữa chúng ta trong Thánh Thể, chính Người là vị Thiên Chúa hằng sống đang kêu gọi chúng ta, yêu thương chúng ta, và muốn dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.

 

Hêrôđê, các chuyên gia Thánh Kinh và ngôi sao, nhưng chúng ta theo con đường của các nhà Hiền Triết đến Giêrusalem. Ngôi sao biến mất trên bầu trời của đại đô này, không c̣n nh́n thấy nó nữa. Như thế nghĩa là ǵ? Trong cả trường hợp này, chúng ta cần phải sâu xa đọc thấy dấu hiệu ấy. Đối với những con người ấy th́ thật là hợp lư để t́m kiếm vị tân vương ở cung đ́nh, nơi gặp được những vị cố vấn khôn ngoan của triều đ́nh. Thế nhưng, có lẽ họ cảm thấy lạ lùng khi thấy rằng con trẻ mới sinh không ở trong những nơi quyền thế và văn hóa, thậm chí ở những nơi họ nhận được những lời hay tiếng tốt về Người. Trái lại, họ nhận ra rằng có những lúc quyền lực, bao gồm cả quyền lực của học thức, trở thành những ǵ ngăng trở cho việc gặp gỡ Con Trẻ ấy. Thế nên, ngôi sao này đă dẫn họ tới Bêlem, một thành phố nhỏ, nó đă dẫn họ để giữa thành phần nghèo khổ, quê mùa thấy Đức Vua của thế giới. Những ǵ Thiên Chúa chuẩn định khác với những con người qui chuẩn; Thiên Chúa không tỏ ḿnh ra bằng quyền năng của thế giới này, mà bằng ḷng khiêm nhượng của t́nh Ngài yêu thương, một t́nh yêu muốn tự do của chúng ta đáp ứng để biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta có thể đến được với Ngài Đấng là T́nh Yêu. Tuy nhiên, thậm chí đối với cả chúng ta có những điều không khác biệt ǵ như đối với các vị Hiền Triết ấy. Nếu chúng ta được hỏi ư kiến Thiên Chúa cần phải cứu thế giới như thế nào, có lẽ chúng ta sẽ trả lời rằng Ngài cần phải được tỏ ra tất cả quyền năng của ḿnh để làm cho thế giới có được một thể chế kinh tế công b́nh hơn, trong đó, hết mọi người có được những ǵ họ muốn. Thật ra, t́nh trạng này sẽ là một thứ bạo lực xẩy ra cho con người, v́ nó sẽ làm cho họ mất đi những yếu tố nền tảng làm nên đặc tính của họ. Đúng thế, kể cả tự do của chúng ta hay t́nh yêu của chúng ta đều không phải là không có vấn đề. Quyền năng của Thiên Chúa được bộc lộ ra một cách hoàn toàn khác hẳn: ở Bêlem, nơi chúng ta thấy cái bất lực hiển nhiên của t́nh yêu Ngài. Và chính ở đó chúng ta cần phải đi tới, và chính ở đó chúng ta mới thấy lại ngôi sao của Thiên Chúa.

 

Vậy một yếu tố quan trọng cuối cùng nơi biến cố các vị Hiền Triết hiện lên rất rơ ràng trước mắt chúng ta, đó là ngôn ngữ của thiên nhiên tạo vật giúp chúng ta có thể theo đuổi một phần khá trên con đường đến với Thiên Chúa, thế nhưng nó không cống hiến cho chúng ta ánh sáng tối hậu. Cuối cùng, các vị Hiền Triết không thể không nghe thấy tiếng nói của Thánh Kinh: nguyên Thánh Kinh thôi có thể chỉ cho họ đường đi nước bước. Chính Lời Chúa là ngôi sao đích thực, ngôi sao mà trong t́nh trạng bấp bênh của gịng lịch sử con người, cống hiến cho chúng ta ánh quang chói lọi của sự thật thần linh. Anh chị em thân mến, chúng ta hăy để cho ḿnh được ngôi sao này hướng dẫn, đó là Lời Chúa, chúng ta hăy theo ngôi sao ấy trong cuộc đời của ḿnh, tiến bước cùng với Giáo Hội, nơi Lời đă cắm lều của ḿnh. Con đường của chúng ta bao giờ cũng sẽ được sáng soi bởi một ánh sáng mà không có một dấu hiệu nào có thể cống hiến cho chúng ta. Và cả chúng ta nữa cũng có thể trở thành những ngôi sao cho kẻ khác, phản ảnh ánh sáng được Chúa Kitô chiếu tỏa trên chúng ta. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2011

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)