Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Bài Giảng L Hiện Xuống Chúa Nhật 12/6/2011 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay chúng ta cử hành thật long trọng Lễ Hiện Xuống. Nếu, ở một nghĩa nào đó, tất cả những cử hành phụng vụ của Giáo Hội đều cao cả trọng đại th́ việc cử hành này của Lễ Hiện Xuống trọng đại như thế một cách đặc biệt, v́ vào ngày thứ 50, lễ này đánh dấu việc hoàn trọn của biến cố Phục Sinh, của cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, với tặng ân Thần Linh của Vị Chúa Phục Sinh. Giáo Hội đă sửa soạn cho chúng ta trong những ngày gần đây đón mừng Lễ Hiện Xuống bằng những lời nguyện cầu của Giáo Hội, bằng việc thiết tha nài xin Thiên Chúa tái tuôn đổ Thánh Linh xuống trên chúng ta. Giáo Hội tái sống lại như thế những biến cố khởi nguyên của ḿnh, lúc mà các Tông Đồ, qui tụ ở nhà tiệc ly tại Giêrusalem “kiên tâm và hiệp nhất cùng nhau nguyện cầu với một số người nữ và Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, và anh em của Người” (Acts 1:14). Họ đă qui tụ lại với một niềm đợi trông khiêm tốn và tin tưởng là lời hứa của Chúa Cha được thông đạt cho họ qua CHúa Giêsu được nên trọn: “Không lâu nữa các con sẽ được thanh tẩy trong Thánh Linh… các con sẽ lănh nhận quyền lực Thánh Linh là Đấng sẽ xuống trên các con” (Acts 1:5,8).

 

Trong phụng vụ Lễ Hiện Xuống, tương hợp với tŕnh thuật của Sách Tông Vụ về cuộc hạ sinh của Giáo Hội (cf Acts 2:1-11) là Thánh Vịnh 103, một thánh vịnh chúng ta đă nghe: một bài ngợi khen chúc tụng được dâng lên từ tất cả mọi tạo vật, tôn tụng Vị Thần Linh Tạo Dựng, Đấng đă khôn ngoan làm nên tất cả mọi sự: “Ôi Chúa, các công việc của Chúa nhiều biết bao! Chúa đă khôn ngoan thực hiện những việc ấy; trái đất đầy những tạo vật của Ngài… chớ ǵ chúng luôn là vinh hiển của Chúa; chớ ǵ Chúa hoan hỉ trong công cuộc của Ngài” (Ps 103:24,31). Điều Giáo Hội muốn nói với chúng ta là thế này: Vị Thần Linh hóa công của tất cả mọi sự, và là Vị Thánh Linh được Chúa Kitô từ Cha sai đến với cộng đồng môn đệ, chỉ là một và giống nhau: việc tạo dựng và cứu chuộc hỗ tương thuộc về nhau và chúng tạo nên, theo ciều ích sâu xa của ḿnh, một mầu nhiệm yêu thương và cứu độ duy nhất. Thánh Thần trước hết là Vị Thần Linh Hóa Công và v́ thế Lễ Hiện Xuống là lễ của việc tạo dựng. Đối với Kitô hữu chúng ta thế giới này là hoa trái của tác động Thiên Chúa yêu thương, Đấng làm nên hết mọi sự và là Đấng hoan hỉ trong chúng v́ chúng “tốt lành”, “rất tốt lành”, như tŕnh thuật về việc tạo dựng nói (cf Gen 1:1-31).

 

Bởi vậy Thiên Chúa hoàn toàn không phải là Đấng Khác, bất khả gọi tên và mờ mờ ảo ảo. Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, Ngài có một dung nhan, Thiên Chúa là lư trí, Thiên Chúa là ư muốn, Thiên Chúa là t́nh yêu, Thiên Chúa là sự mỹ. Niềm tin tưởng vào Vị Thần Linh Hóa Công này là niềm tin vào Vị Thần Linh được Chúa Kitô ban xuống trên các Tông Đồ và trên mỗi người chúng ta; v́ thế Vị Thần Linh Hóa Công này và Vị Thần Linh được Chúa Kitô ban cho các tông đồ ấy liên hợp bất khả phân ly.

 

Bài đọc hai và Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy mối liên hệ này. Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta nhận ra Chúa và Ngài làm cho chúng ta nói lên lời tuyên xưng đức tin của Giáo Hội: “Đức Giêsu là Chúa” (cf. 1Cor 12:3b). “Chúa” là danh xưng ám chỉ Thiên Chúa trong Cựu Ước, là một tước hiệu trong bài đọc Thánh Kinh đây đă thay thế cho danh xưng khôn tả của Ngài. Kinh Tin Kính của Giáo Hội không là ǵ khác ngoài việc phát triển của những ǵ được nói theo lời khẳng định đơn giản: “Đức Giêsu là Chúa”. Thánh Phaolô nói với chúng ta về việc tuyên xưng đức tin này là nó xuất phát từ lời nói và việc làm của Thánh Linh. Nếu chúng ta muốn ở trong vị Thần Linh này, chúng ta cần phải gắn bó với Kinh Tin Kính ấy. Khi biến kinh này thành của chúng ta, khi chấp nhận kinh ấy như là ngôn từ của chúng ta, chúng ta tỏ ḷng ưng thuận với công việc của Thánh Linh.

 

Câu diễn tả “Đức Giêsu là Chúa” có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa Đức Giêsu là Thiên Chúa, và đồng thời Thiên Chúa là Đức Giêsu. Thánh Thần ciếu soi tính chất hỗ tương này: Đức Giêsu có phẩm vị thần linh, và Thiên Chúa có dung nhan loài người nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa tỏ ḿnh ra nơi Đức Giêsu và nhờ đó truyền đạt cho chúng ta sự thật về bản thân chúng ta. Biến cố Hiện Xuống là để ḿnh được lời này sâu xa chiếu soi. Đọc Kinh Tin Kính chúng ta liên kết với mầu nhiệm của Lễ Hiện Xuống tiên khởi: một lễ Hiện Xuống xẩy ra một biến đổi toàn diện nơi cái hỗn loạn của Tháp Babel, nơi những tiếng nói tranh giành chống lại nhau: tính chất muôn vàn trở thành một thứ hiệp nhất đa dạng; việc gia tăng kiến thức xuất phát từ quyền năng liên kết của Sự Thật. Trong Kinh Tin Kính là những ǵ giúp chúng ta qui tụ lại với nhau từ khắp nơi trên trái đất này, một qui tụ, nhờ Thánh Linh, xẩy ra một cách đưa tới chỗ có thể thông cảm thậm chí giữa tính chất đa dạng về ngôn ngữ, theo đức tin, đức cậy, đức mến, đă h́nh thành một cộng đồng mới Giáo Hội của Thiên Chúa.

 

Đoạn Phúc Âm này đă cống hiến cho chúng ta một h́nh ảnh tuyệt vời để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Đức Giêsu, Thánh Linh và Chúa Cha: Thánh Linh được tiêu biểu như là hơi thở của Chúa Giêsu Kitô phục sinh (cf. Jn 20:22). Thánh kư Gioan mượn h́nh ảnh ở đây từ tŕnh thuật về việc tạo dựng, một tŕnh thuật cho biết rằng Thiên Chúa đă thổi hơi vào mũi con người hơi thở sự sống (cf Gen 2:7). Hơi thở của Thiên Chúa là sự sống. Giờ đây Vị Chúa này thở vào linh hồn hơi thở mới sự sống là Thánh Linh, yếu tính mật thiết nhất của Người, nhờ đó chúng ta được đón nhận vào gia đ́nh của Thiên Chúa. Bằng phép rửa và thêm sức, chúng ta được ban cho tặng ân này một cách đặc biệt, và với các bí tích Thánh Thể và thống hối, tặng ân này tiếp tục được tái diễn: Chúa thở hơi sự sống vào linh hồn của chúng ta. Tất cả mọi bí tích, mỗi bí tích theo một cách thức riêng của ḿnh, thông đạt sự sống thần linh cho con người nhờ Thánh Linh là Đấng tác động trong các bí tích ấy.

 

Trong phụng vụ hôm nay chúng ta thấy được một liên hệ khác. Thánh Linh vừa là Đấng Hóa Công vừa là Thần Linh của Đức Giêsu Kitô, tuy nhiên, ở chỗ, Cha, Con và Thánh Linh là một Thiên Chúa duy nhất. Và theo chiều hướng của bài đọc thứ nhất, chúng ta có thể thêm rằng: Thánh Linh sinh động hóa Giáo Hội. Giáo Hội không xuất phát từ ư muốn của con người, từ suy tư. Từ khả năng con người và từ năng lực tổ chức của con người, v́ nếu như vậy th́ Giáo Hội đă biến mất vào một lúc nào đó, như hết mọi sự của con người qua đi vậy. Trái lại Giáo Hội là Thân Ḿnh của Chúa Kitô được sinh động bởi Thánh Linh. Những h́nh ảnh về gió và lửa, được Thánh Luca sử dụng để làm tiêu biểu cho việc hiện xuống của Thánh Linh (cf Acts 2:2-3), gợi nhớ núi Sinai là nơi Thiên Chúa đă tỏ ḿnh cho Dân Yến Duyên và Ngài đă ban cho họ giao ước của Ngài; “Núi Sinai phủ đầy khói”, như chúng ta đọc thấy trong Sách Xuất Hành, “v́ Chúa đă ngự xuống trên nó trong lửa” (19:18). Thật vậy, Dân Yến Duyên đă cử hành ngày thứ 50 sau Lễ Vượt Qua, sau cuộc tưởng nhớ đến biến cố thoát khỏi Ai Cập, như lễ ở Sinai, lễ của giao ước. Thánh Luca nói đến các lưỡi lửa để tiêu biểu cho Thánh Linh, th́ giao ước cổ được nhắc lại, giao ước thiết lập trên căn bản lề luật dân Yến Duyên nhận lănh ở Núi Sinai. Như thế biến cố Hiện Xuống được tiêu biểu như một tân Sinai, như tặng ân của một tân ước nới rộng mối liên kết của dân Yến Duyên với tất cả mọi dân tộc trên trái đất này, trong đó tất cả mọi trở ngại về t́nh trạng vỡ vụn của Luật cũ cùng với cái cốt lơi thánh hảo nhất và bất biến của nó là t́nh yêu hiện lên, tức là chính Thánh Linh thông đạt và quảng bá, thứ t́nh yêu bao gồm tất cả mọi sự. Đồng thời Luật này cũng vươn rộng, nó mở ra trong khi vẫn là những ǵ căn bản hơn: Nó là Giao Ước mới được Thánh Linh viết trong tâm can của những kẻ tin tưởng vào Chúa Kitô. Việc nới rộng Giao Ước này cho tất cả mọi quốc gia trên trái đất này được Thánh Luca tiêu biểu bằng một bản liệt kê đáng kể các dân tộc thời bấy giờ (cf Acts 2:9-11).

 

Như thế chúng ta thấy được một điều ǵ đó rất quan trọng: Giáo Hội là công giáo ngay từ giây phút ban đầu, tính chất phổ quát của Giáo Hội không phải là hoa trái của việc bao gồm sau này các cộng đồng khác nhau. Thật vậy, ngay từ giây phút đầu tiên, Thánh Linh đă tạo nên Giáo Hội như là Giáo Hội của tất cả mọi dân tộc; Giáo Hội bao gồm toàn thế giới, Giáo Hội vượt trên tất cả mọi biên giới củng tộc, giai cấp, quốc gia; Giáo Hội san bằng tất cả mọi thành lũy và liên kết con người nơi việc tuyên xưng Tiên Chúa duy nhất và ba ngôi. Ngay từ ban đầu Giáo Hội là Giáo Hội duy nhất, công giáo và tông truyền: Đó là bản tính đích thực của Giáo Hội và Giáo Hội cần phải được nhận biết như thế. Giáo Hội thánh thiện không phải là do khả năng của các chi thể Giáo Hội, mà v́ chính Thiên Chúa, với Thần Linh của Ngài, luôn tạo nên GIáo Hội, thanh tẩy Giáo Hội và thánh hóa Giáo Hội.

 

Sau hết, bài Phúc Âm hôm nay cống hiến cho chúng ta lời diễn tả tuyệt vời như thế này: “Các môn đệ hân hoan trông thấy Chúa” (Jn 20:20). Những lời này hết sức là nhân bản. Người Bạn mất đi lại tái hiện diện, và những ai trước đây run sợ giờ đây hân hoan. Thế nhưng c̣n hơn thế nữa. V́ Người Bạn bị mất đi này không đến chỉ từ bất cứ nơi nào mà từ đêm tối tử thần – và Người đă xuyên qua nó! – Người không phải chỉ là bất cứ ai mà vừa là Người Bạn vừa là Đấng là Chân Lư ban sự sống cho con người; và những ǵ Người cống hiến không phải là bất cứ niềm vui nào song chính là niềm vui, tặng ân của Thánh Linh. Phải, thật là tuyệt vời để sống v́ tôi được yêu thương, và cính Sự Thật yêu thương tôi. Các môn đệ hân hoan khi trông thấy Chúa. Hôm nay, vào ngày Lễ Hiện Xuống, lời diễn tả này cũng nhắm đến cả chúng ta nữa, v́ chúng ta có thể thấy Người bằng đức tin; qua đức tin Người đến giữa chúng ta và Người cũng tỏ cho cúng ta thấy đôi tay và cạnh sườn của Người, và chúng ta hân hoan nơi điều ấy. Vậy chúng ta muốn nguyện rằng: Lạy Chúa, xin hăy tỏ Chúa ra! Xin hăy ban cho chúng con tặng ân hiện diện của Người, và chúng con sẽ có tặng ân cao quí nhất đó là niệm vui của Người. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/6/2011