Tân Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
Lễ
Phong Chân Phước cho Vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II Chúa Nhật
1/5/2011 tại Quảng Trường Thánh Phêrô
Anh chị em thân mến,
Sáu năm trước đây chúng ta qui tụ lại ở Quảng Trường Thánh Phêrô này
để cử hành lễ án táng cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Niềm sầu
thương của chúng ta về việc ngài qua đi là những ǵ sâu xa, thế
nhưng thậm chí c̣n lớn lao hơn thế nữa đó là cái cảm quan của chúng
ta về một
ân sủng bao la vây bọc lấy Rôma và toàn thế giới: một ân sủng dường
như là hoa trái xuất phát từ trọn cuộc đời sống vị tiền nhiệm thân
yêu của tôi, nhất là từ dấu chứng chịu khổ đau của ngài. Ngay bấy
giờ chúng ta đă nhận thấy được hương thơm thánh đức của ngài, và qua
một cách thức nào đó Dân Chúa đă tỏ ḷng tôn kính ngài. V́ thế, căn
cứ tất cả theo các tiêu chuẩn về giáo luật, tôi đă muốn vụ án phong
chân phước của ngài được mau chóng tiến hành. Và giờ đây ngày mong
đợi từ lâu đă tới; nó đă tới nhanh chóng v́ đó là những ǵ đẹp ḷng
Chúa: việc Đức Gioan Phaolô được phong chân phước!
Tôi xin gửi lời chào thân ái đến cùng toàn thể anh chị em, thành
phần nhân dịp vui mừng này đă từ khắp thế giới đến Rôma hết sức đông
đảo – các vị hồng y, thượng phụ Các Giáo Hội Công Giáo Đồng Phương,
chư huynh giám mục và linh mục, các vị đại biểu chính thức, các vị
lănh sự và thẩm quyền dân sự, anh chị em tu sĩ nam nữ và giáo dân,
và tôi gửi lời chào đến tất cả những ai theo dơi chúng tôi qua
truyền thanh và truyền h́nh.
(Biệt
chú, trước phần bài giảng này, Vatican Information Service của Ṭa
Thánh cũng cho biết về con số liên quan tới các bậc vị vọng trên thế
giới đến tham dự như sau: 87 đại biểu các nước, trong đó có 4 hoàng
gia, 16 vị lănh đạo quốc gia, bao gồm cả tổng thống Balan và Ư quốc,
và 7 vị thủ tướng. Cả bao nhiêu trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế
giới tham dự tràn ngập ở Quảng Trường Thánh Phêrô và các đường phố
lân cận theo dơi qua các đại màn ảnh ở Circo Massimo và các công
viên cung quanh thành phố này).
Đức Gioan Phaolô II: ‘Phúc cho con hỡi
Simon’
Hôm nay là Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, một Chúa Nhật được Chân
Phước Gioan Phaolô II đặt tên là Chúa Nhật Ḷng Thương Xót Chúa.
Ngày này được chọn co việc cử hành hôm nay đây là v́, theo quan
pḥng của Thiên Chúa, vị tiền nhiệm của tôi đă qua đời vào đêm vọng
lễ ấy. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên của Tháng Năm, tháng của Mẹ
Maria, và phụng vụ tưởng nhớ Thánh Giuse Thợ. Tất cả những yếu tố
này góp phần dồi dào cho việc cầu nguyện của chúng ta, chúng giúp
chúng ta trong cuộc hành tŕnh của chúng ta qua thời gian và không
gian; thế nhưng, ở trên trời, một việc cử hành rất khác đang diễn ra
nơi các thần thánh! Đúng thế, Thiên Chúa là Đấng duy nhất, và Chúa
Kitô cũng duy nhất, Đấng như chiếc cầu nối liền đất với trời. Ở vào
lúc này đây chúng ta cảm thấy gần gũi hơn bao giờ hết trong việc
thực sự được thông phần vào phụng vụ trên thiên quốc.
‘Phúc cho những ai không thấy mà tin’ (Jn 20:29). Trong Phúc Âm hôm
nay, Chúa Giêsu đă tuyên bố cái phúc này: cái phúc tin tưởng. Đối
với chúng ta, nó đặc biệt là những ǵ ấn tượng, v́ chúng ta đang qui
tụ lại để cử hành một lễ phong chân phước, thậm chí c̣n hơn thế nữa,
v́ hôm nay vị được tuyên phong là một Giáo Hoàng, một Vị Thừa Kế
Thánh Phêrô, vị được kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em ḿnh. Đức
Gioan Phaolô II có phúc v́ đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ,
quảng đại và tông truyền. Chúng ta tự nhiên cũng nghĩ ngay đến một
phúc khác: ‘Phúc cho con hỡi Simon, con Jonah! V́ không phải huyết
nhục đă tỏ cho con điều ấy mà là Cha Thày trên trời’ (Mt 16:17). Cha
trên trời của chúng ta đă tỏ cho Simon những ǵ? Ngài đă tỏ ra rằng
Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. V́ đức tin này,
Simon đă trở thành Phêrô, tảng đá mà trên đó Chúa Giêsu có thể xây
dựng Giáo Hội của Người. Cái phúc trường
sinh của Đức Gioan Phaolô II, một cái phúc được Giáo Hội hôm nay
hoan hỉ công bố, hoàn toàn được chất chứa ở những lời này của Chúa
Giêsu: ‘Phúc cho con hỡi Simon’ và ‘Phúc cho những ai không thấy mà
tin!’ Đó là cái phúc đức tin, cái phúc Đức Gioan Phaolô II cũng đă
lănh nhận như một tặng ân được Thiên Chúa là Cha ban cho để xây dựng
Giáo Hội Chúa Kitô.
Chúng ta c̣n nghĩ đến một cái phúc khác, một phúc xuất hiện trong
Phúc Âm trước hết tất cả mọi phúc khác. Đó là cái phúc của Đức Trinh
Nữ Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế. Mẹ Maria, Đấng vừa thụ thai Chúa
Giêsu, được Thánh Isave lên tiếng nói rằng: ‘Phúc cho người là vị đă
tin rằng những ǵ Chúa phán cùng người sẽ được nên trọn’ (Lk 1:45)
Cái phúc tin tưởng này có được khuôn mẫu của ḿnh nơi Mẹ Maria, và
tất cả chúng ta cảm thấy hân hoan v́ lễ phong chân phước cho Đức
Gioan Phaolô II diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng Thánh Mẫu, bên
dưới ánh mắt từ mẫu của vị, bằng đức tin của ḿnh, đă nâng đỡ đức
tin của các Tông Đồ và liên lỉ hỗ trợ cho đức tin của thành phần
thừa kế các vị, nhất là những ai được kêu gọi đến với Ngai Ṭa Thánh
Phêrô. Mẹ Maria đă không xuất hiện nơi các tŕnh thuật về biến cố
sống lại của Chúa Kitô, tuy nhiên, Mẹ thực sự hiện diện một cách âm
thầm liên tục: Mẹ là Người Mẹ được Chúa Giêsu kư thác cho từng môn
đệ của Người cũng như cho toàn thể cộng đồng. Đặc biệt là chúng ta
có thể thấy Thánh Gioan và Thánh Luca ghi nhận ra sao về việc hiện
diện từ mẫu quyền năng của Mẹ Maria nơi những đoạn trước những đoạn
được đọc ở Phúc Âm hôm nay cũng như ở bài đọc thứ nhất. Trong tŕnh
thuật về cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ Maria xuất hiện ở dưới chân cây
Thập Giá (Jn 19:25), và ở đầu Sách Tông Vụ Mẹ được thấy ở giữa thành
phần môn đệ đang qui tụ nguyện cầu trên Căn Thượng Lầu (Acts 1:14).
Bài đọc thứ hai hôm nay cũng nói với chúng ta về đức tin. Chính
Thánh Phêrô, đầy ḷng nhiệt thành thiêng liêng, nêu lên cho thành
phần mới chịu phép rửa thấy lư do về niềm hy vọng của họ và niềm hân
hoan của họ. Tôi hay nghĩ đến vấn đề là làm sao mà ở trong đoạn này,
đoạn mở đầu cho Thư Thứ Nhất của ḿnh, Thánh Phêrô không sự dụng
ngôn từ có tính cách huấn dụ; trái lại, ngài lại nói về một sự kiện.
Ngài viết: ‘anh em hăy vui lên”, rồi ngài thêm ‘anh em yêu mến
Người; và cho dù hiện nay anh em không thấy Người, anh em cũng tin
tưởng vào Người và cảm thấy hân hoan với một niềm vui khôn tả và
rạng ngời, v́ anh em đang lănh nhận được thành quả đức tin của anh
em đó là ơn cứu độ linh hồn của anh em’ (1Pt 1:6,8-9). Tất cả những
động từ này đều ở trong thể biểu lộ, v́ một thực tại mới đă xẩy ra
nơi cuộc phục sinh của Chúa Kitô, một thực tại được đức tin hướng
về. Thánh Vịnh (118:23) nói: ‘Đây là việc Chúa làm’, và ‘nó là việc
lạ lùng trước mắt chúng ta’, con mắt đức tin.
Đức Gioan Phaolô II: ‘Totus Tuus – tất
cả của con là của Mẹ’
Anh chị em thân mến, hôm nay nh́n ngắm, trong ánh sáng đầy thiêng
liêng của Chúa Kitô phục sinh, h́nh ảnh thân yêu và khả kính của Đức
Gioan Phaolô II. Hôm nay tên của
ngài được liệt vào hàng ngũ những vị đă được ngài phong thánh và
chân phước trong gần 27 năm giáo triều của ngài, nhờ đó ngài mănh
liệt nhấn mạnh đến ơn gọi phổ quát tiến lên đến tột đỉnh của đời
sống Kitô giáo, tiến đến sự thánh thiện, như được Hiến Chế Ánh Sáng
Muôn Dân của Công Đồng Cung Vaticanô II dạy.
Tất cả chúng ta, là phần tử dân Chúa – giám mục, linh mục, giáo dân,
tu sĩ nam nữ – đang thực hiện cuộc hành tŕnh của chúng ta về quê
hương thiên quốc, nơi Đức Trinh Nữ Maria đă ra đi trước chúng ta, đă
liên kết với mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội như Mẹ đă liên kết một
cách đặc biệt và trọn hảo. Đức Karol Wojtyla đă tham dự Công Đồng
Chung Vaticanô II, trước hết với tư cách là Giám Mục phụ tá rồi sau
đó như Tổng Giám Mục Krakow. Ngài hoàn toàn ư thức được rằng quyết
định của Công Đồng này trong việc giành chương cuối cùng của bản
Hiến Chế về Giáo Hội cho Mẹ Maria hàm ư rằng Người Mẹ của Chúa Cứu
Thế được chiêm ngắm như là một h́nh ảnh và mô phạm thánh đức cho hết
mọi Kitô hữu cũng như cho toàn thể Giáo Hội.
Đó là nhăn quan thần học được Chân Phước Gioan Phaolô II khám phá ra
như một con người trẻ và sau đó duy tŕ và đào sâu suốt cuộc sống
của ḿnh. Một nhăn quan được diễn tả ở nơi h́nh ảnh thiêng liêng
theo thánh kinh về Chúa Kitô tử giá với Mẹ Maria, Mẹ của Người, ở
bên cạnh Người. H́nh ảnh này theo Phúc Âm Thánh Gioan (19:25-27) đă
được xuất hiện nơi cầu vai áo giáo phẩm và giáo hoàng sau đó của Đức
Karol Wojtyla, đó là một thánh giá bằng vàng kèm theo chữ ‘M’ ở phía
dưới bên phải cùng với khẩu hiệu ‘Totus tuus – tất cả của con là của
Mẹ’, một khẩu hiệu được ngài lấy từ những lời danh tiếng của Thánh
Louis Marie Grignion de Montfort là những ǵ đă soi sáng cho đời
sống của Đức Karol Wojtyla: 'Totus tuus ego sum et omnia mea tua
sunt. Accipio te in mea omnia. Praebe mihi cor tuum, Maria – Con
hoàn toàn thuộc về Mẹ, và tất cả những ǵ con có đều là của Mẹ. Con
nhận Mẹ là tất cả của con. Ôi Maria, xin ban cho con trái tim Mẹ’
(Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ,
266).
Đức Gioan Phaolô II: ‘Đừng
sợ! Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’
Trong Chúc Thư của ḿnh, vị tân Chân Phước đă viết: ‘Vào ngày
16 tháng 10 năm
1978, khi mật nghị hồng y chọn Gioan Phaolô II, vị giáo chủ Balan,
Đức Hồng Y Stefan Wyszynski đă nói với tôi rằng: Nhiệm vụ của vị tân
Giáo Hoàng là nhiệm vụ dẫn Giáo Hội vào Ngàn Năm Thứ Ba’.
Và v́ Giáo Hoàng này viết thêm: ‘Tôi muốn
bày tỏ niềm tri ân cảm tạ Thánh Linh về đại ân Công Đồng Chung
Vaticanô II là những ǵ, cùng với toàn thể Giáo Hội, nhất là với
toàn thể hàng giáo phẩm, tôi cảm thấy nặng nợ. Tôi tin rằng về lâu
về dài các tân thế hệ sẽ rút t́m thấy những kho tàng được Công Đồng
của thế kỷ 20 này đă cống hiến cho chúng ta. Là vị giám mục đă tham
dự vào biến cố công đồng này từ ngày đầu tiên cho đến ngày sau hết,
tôi muốn kư thác gia sản lớn lao này cho tất cả những ai đang và
những ai sẽ được kêu gọi hiện thực nó trong tương lai. Về phần ḿnh,
tôi xin cảm tạ Vị Mục Tử hằng sống, Đấng đă cho tôi được đóng góp
vào việc thực hiện lư tưởng rất cao cả này trong suốt thời giáo
triều của tôi’.
Vậy ‘lư tưởng’ này là ǵ? Cũng chính là lư tưởng được Đức Gioan
Phaolô II tŕnh bày trong Thánh Lễ long trọng đầu tiên ở Quảng
Trường Thánh Phêrô với những lời không thể nào quên được: ‘Đừng
sợ! Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’
Những
ǵ được vị Giáo Hoàng tân tuyển này yêu cầu mọi người th́ chính ngài
là người đầu tiên thực hiện: ngài đă hướng xă hội, văn hóa, các
chính sách chính trị và kinh tế về Chúa Kitô, bằng sức mạnh của một
khổng nhân – một sức mạnh ngài đă lănh nhận từ Thiên Chúa – đẩy lui
một làn sóng dường như bất khả lật ngược. Bằng chứng từ đức tin,
t́nh yêu và ḷng can đảm tông đồ của ḿnh, kèm theo một đặc sủng lớn
lao về nhân bản, người con gương mẫu của đất nước Balan này đă giúp
cho thành phần tín hữu khắp thế giới không sợ được gọi là Kitô hữu,
không sợ thuộc về Giáo Hội, không sợ nói về Phúc Âm. Tắt một lời:
ngài đă giúp chúng ta không sợ sự thật, v́ sự thật là những ǵ bảo
đảm của tự do. Nói một cách súc tích hơn: ngài đă cống hiến cho
chúng ta sức mạnh để tin tưởng vào Chúa Kitô, v́ Chúa Kitô là
Redemptor hominis – Đấng Cứu Chuộc nhân trần. Đó là đề tài của bức
thông điệp đầu tay của ngài và là cốt lơi chi phối tất cả những ǵ
khác.
Đức Gioan Phaolô II: Vui mừng
và hy vọng
Khi Đức Karol Woytjla lên ngôi ṭa Thánh Phêrô, ngài đă mang theo
ḿnh một kiến thức sâu xa về cái khác nhau giữa chủ nghĩa Mát-Xít và
Kitô giáo, căn cứ vào các nhăn quan về con người của từng phía.
Sứ
điệp của ngài như thế này: con người là đường lối của Giáo Hội, và
Chúa Kitô là đường lối của con người. Bằng sứ điệp ấy,
một sứ điệp là đại di sản của Công Đồng Chung Vaticanô II cũng như
của ‘con người lèo lái’ công đồng này là Vị Giáo Hoàng Tôi Tớ Chúa
Phaolô VI,
Đức Gioan Phaolô II đă dẫn Dân Chúa bước qua ngưỡng cửa của Ngàn Năm
Thứ Ba, một ngưỡng cửa mà nhờ Chúa Kitô ngài đă có thể gọi là
‘ngưỡng cửa hy vọng’.
Dọc suốt cuộc hành tŕnh dài của việc sửa soạn cho cuộc Đại Hỷ này,
ngài đă hướng Kitô giáo một lần nữa về tương lai, một tương lai của
Thiên Chúa, một tương lai vượt trên lịch sử mà đồng thời cũng trực
tiếp tác dụng nó. Ngài đă có lư để lấy lại cho Kitô giáo tác lực của
niềm hy vọng mà ở một nghĩa nào đó đă bị nao núng trước chủ nghĩa
Mat-Xít cũng như của ư hệ về tiến bộ. Ngài
đă phục hồi cho Kitô giáo bộ mặt thật của ḿnh như là một đạo giáo
của niềm hy vọng, một đạo giáo cần phải sống trong lịch sử bằng một
tinh thần ‘Trông Mong’, bằng một cuộc sống cá biệt và cộng đồng
hướng về Chúa Kitô là tầm vóc viên trọn của nhân loại và là sự măn
nguyện của tất cả những ǵ chúng ta mong đợi về công lư và ḥa b́nh.
Đức Gioan Phaolô II: Cầu
nguyện và thần hiệp
Sau hết, về một ghi nhận riêng tư nữa, tôi xin cám tạ Chúa về ơn
được làm việc nhiều năm với Vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II. Tôi
đă biết ngài từ trước và đă cảm mến ngài, thế nhưng đối với 23 năm,
bắt đầu từ năm 1982 sau khi ngài gọi tôi tới Rôma để là Tổng Trưởng
Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, tôi đă ở bên ngài và càng kính trọng ngài
hơn.
Việc
phục vụ của tôi đă được nâng đỡ bởi cái sâu xa thiêng liêng của ngài
cũng như bởi cái phong phú của những minh thức của ngài.
Gương
sáng của việc ngài cầu nguyện tiếp tục gây ấn tượng và kiên cường
tôi: ngài sâu xa kết hợp với Thiên Chúa thậm chí giữa nhiều đ̣i hỏi
từ thừa tác vụ của ngài.
Thế
rồi cả chứng từ của ngài nơi đau khổ nữa: Chúa dần dần đă tước lột
ngài khỏi hết mọi sự, nhưng ngài vẫn vững như một ‘tảng đá’, theo
như ḷng mong muốn của Chúa. Ḷng khiêm nhượng sâu xa của ngài, được
bắt nguồn từ mối liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô, giúp ngài có thể
tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội và cống hiến cho thế giới một sứ điệp đă
càng trở thành hùng hồn hơn khi sức khỏe về thể lư của ngài trở nên
suy yếu.
Như thế ngài đă sống một cách phi thường trọn ơn gọi của hết mọi vị
linh mục và giám mục để hoàn toàn nên một với Chúa Giêsu, Đấng hằng
ngày ngài lănh nhận và hiến dâng nơi Bí Tích Thánh Thể.
Phúc cho ngài, hỡi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu! Xin hăy
tiếp tục, chúng tôi nài xin ngài, tuư trên trời hăy bảo tŕ đức tin
của dân Chúa. Biết bao nhiêu lần ngài đă ban phép lành cho chúng tôi
ở quảng trường này. Tâu Đức Thánh Cha, một lần nữa, từ cửa sổ ấy,
xin ban phép lành cho chúng tôi. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ VIS của Ṭa
Thánh ngày 1/5/2011, bài giảng này cũng được phổ biến trên mạng điện
toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2011/documents/hf_ben-xvi_hom_20110501_beatificazione-gpii_en.html
(những chỗ được in đậm lên và các đầu đề phân đoạn là do tự ư của
người dịch)