Ơn Gọi
Nên Thánh và Đời Sống Thánh Đức
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư
13/4/2011
Loạt
Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài
138
Anh Chị Em thân mến,
Trong các buổi triều kiến chung hai năm qua, chúng ta đă được đồng
hành với những h́nh ảnh của nhiều vị thánh nam nữ: Chúng ta đă được
biết đến các vị cho tới gần đây và hiểu được rằng toàn thể lịch sử
Giáo Hội được ghi dấu bởi những con người nam nữ ấy, những vị, bằng
đức tin của ḿnh, đức ái của ḿnh và đời sống của ḿnh là những ngọn
hải đăng cho nhiều thế hệ, như các vị đối với cả chúng ta nữa. Các
vị thánh, qua nhiều h́nh thức, đă bày tỏ cho thấy sự hiện diện quyền
năng và biến đổi của Đấng Phục Sinh; các vị để cho Chúa Kitô hoàn
toàn chiếm hữu đời sống của các vị, như Thánh Phaolô có thể nói
rằng: “không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi”
(Gal 2:20). Theo gương của các vị, cậy nhờ các vị chuyển cầu, hợp
hoan hiệp thông với các vị, “chúng ta hăy liên kết ḿnh với Chúa
Kitô, Đấng mà từ Người như từ Nguồn Mạch và là Đầu Lănh xuất phát ra
hết mọi ân sủng và chính đời sống của dân Thiên Chúa” (Lumen
Gentium, 50). Ở vào cuối loạt bài giáo lư này, tôi muốn cống hiến
một ư nghĩ về bản chất của sự thánh thiện.
Nên thánh nghĩa là ǵ? Ai là người được kêu gọi nên thánh?
Thánh thiện thường được nghĩ là mục đích giành cho một ít người được
tuyển chọn. Tuy nhiên, Thánh Phaolô đă nói về dự án cao cả của Thiên
Chúa và khẳng định rằng: “(Thiên Chúa) đă chọn chúng ta trong Người
(Chúa Kitô), trước khi thế gian được tạo thành, để trở nên thánh hảo
và vô t́ tích trước nhan Ngài. Ngài đă ấn định chúng ta trong yêu
thương” (Eph 1:4). Và thánh nhân nói về tất cả chúng ta. Ở tâm điểm
của dự án thần linh là Chúa Kitô, Đấng nơi Người Thiên Chúa đă tỏ
dung nhan của Ngài ra: Mầu nhiệm được giữ kín qua bao thế kỷ này đă
được hoàn toàn tỏ hiện nơi Lời hóa thành nhục thể. Và sau đó Thánh
Phaolô c̣n nói: “V́ trong Người, tất cả những ǵ là Thiên Chúa được
hân hoan ngự trị” (Col 1:19). Nơi Chúa Kitô, vị Thiên Chúa hằng sống
đă tỏ ḿnh ra gần gũi hơn, tỏ hiện một cách hữu h́nh, tỏ hiện một
cách tượng thanh, tỏ hiện một cách khả giác, nhờ đó tất cả chúng ta
có thể chiếm đạt được tất cả ân sủng và sự thật của Người (x Jn
1:14-16).
V́ thế, tất cả đời sống Kitô hữu chỉ biết có một luật tối hậu duy
nhất, một luật được Thánh Phaolô diễn tả trong một công thức xuất
hiện ở mọi bản văn của ngài, đó là trong Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Thiện, tầm vóc viên trọn của đời sống Kitô hữu không ở tại
việc thực hiện các việc làm phi thường mà là trong mối hiệp nhất với
Chúa Kitô, sống trong các mầu nhiệm của Người, tác hành theo các
thái độ của Người, ư nghĩ của Người, hành vi của Người.
Tầm mức thánh thiện được đo lường ở tầm mức thánh đức Chúa Kitô tỏ
hiện nơi chúng ta, ở tầm mức chúng ta nên giống Người bởi quyền năng
của Thánh Linh.
Thánh thiện là việc chúng ta nên giống Chúa Giêsu,
như Thánh Phaolô khẳng định: “Đối với những ai Ngài biết trước th́
Ngài cũng tiền định cho nên giống h́nh ảnh Con của Ngài” (Rm 8:29).
Và Thánh Âu Quốc Tinh đă than lên rằng: “Đời sống của con trở nên
sống động tràn đầy Chúa” (Tự Thú 10, 28). Trong Hiến Chế về Giáo
Hội, Công Đồng Chung Vaticanô II đă minh nhiên nói về ơn gọi nên
thánh phổ quát này, khẳng định là không ai được châm chước: “Các
giai cấp và nhiệm vụ trong đời sống th́ nhiều nhưng thánh thiện chỉ
có một – một thánh đức được vun trồng bởi tất cả những ai được Thần
Linh Thiên Chúa tác động, và những ai… theo Chúa Kitô nghèo khó,
Chúa Kitô khiêm hèn và vác thập giá để xứng đáng trở nên những con
người tham phần vào vinh hiển của Người” (số 41).
Tuy nhiên, vấn đề vẫn cần phải giải quyết là: Chúng ta làm thế
nào để hành tŕnh trên con đường thánh thiện, chúng ta làm thế nào
để đáp ứng với ơn gọi này? Tôi có thể làm điều ấy bằng
sức riêng của ḿnh hay chăng? Câu trả lời đă rơ: Một cuộc
đời thánh thiện chính yếu không phải là hoa trái của việc chúng ta
cố gắng, của những hoạt động của chúng ta, v́ chính Thiên Chúa, Đấng
ba lần Thánh (x Is 6:3), Đấng làm cho chúng ta thành các vị thánh,
và v́ chính tác động của Thánh Linh là Đấng phấn khích chúng ta từ
bên trong; thánh thiện là chính sự sống của Chúa Kitô Phục
Sinh, một sự sống được thông đạt cho chúng ta và là sự sống biến đổi
chúng ta. Công Đồng Chung Vaticanô II cũng nói như thế:
“Thành phần môn đệ của Chúa Kitô được Thiên Chúa kêu gọi, không phải
v́ việc làm của họ, mà theo mục đích và ân sủng của Ngài. Họ được
công chính trong Chúa Giêsu, v́ trong phép rửa của đức tin họ thực
sự trở nên con cái của Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính
thần linh. Nhờ đó họ thực sự trở nên thánh hảo. Cả vào lúc ấy, nhờ
ơn Chúa, họ cần phải trung thành và hoàn tất trong cuộc sống của
ḿnh sự thánh thiện họ đă lănh nhận ấy” (ibid 40).
Bởi thế, thánh thiện chính yếu bắt nguồn nơi ơn phép rửa, nơi
việc được dự phần vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, một
mầu nhiệm mà nhờ đó Thần Linh của Người đă được thông truyền cho
chúng ta, sự sống của Người là Đấng Phục Sinh. Thánh Phaolô vạch ra
cho thấy việc biến đổi được thực hiện nơi ơn phép rửa và thậm chí
tạo ra một từ ngữ mới, ghép với giới từ “với”: “Chúng ta thực sự đă
được mai táng với Người nhờ phép rửa trong sự chết, nhờ đó, như Chúa
Kitô sống lại từ trong kẻ chết bởi vinh quang của Chúa Cha thế nào,
chúng ta cũng được sống sự sống mới như vậy” (Rm 6:4). Tuy nhiên,
Thiên Chúa bao giờ cũng tôn trọng tự do của chúng ta và muốn chúng
ta chấp nhận tặng ân này cũng như muốn chúng ta sống những đ̣i hỏi
được bao gồm trong tặng ân ấy. Ngài muốn chúng ta để cho chúng ta
được biến đổi bởi tác động của Thánh Linh, tuân hợp ư muốn của chúng
ta với ư muốn của Thiên Chúa.
Làm sao chúng ta có thể làm cho cách thức suy tư của chúng ta cùng
với các hành động của chúng ta trở thành suy tư và hành động với
Chúa Kitô và của Chúa Kitô?
Một lần nữa Công Đồng Chung Vaticanô II chi tiết hóa hơn, ở chỗ,
Công Đồng nói với chúng ta rằng thánh thiện không là ǵ khác
ngoài việc sống đức ái trọn hảo. “Chúng ta đă tiến đến chỗ
nhận biết và tin tưởng vào t́nh yêu Thiên Chúa giành cho chúng ta.
Thiên Chúa là t́nh yêu và ai ở trong t́nh yêu là ở trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở trong họ” (1Jn 4:16). Vậy Thiên Chúa đă tuôn đổ tràn
trề t́nh yêu của Ngài vào tâm can chúng ta nhờ Thánh Linh là Đấng đă
được ban cho chúng ta (x Rm 5:5); v́ vậy, tặng ân đầu tiên và cần
thiết nhất là đức ái, nhờ đó chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết
mọi sự và yêu thương tha nhân v́ kính mến Ngài. Để cho đức ái
lớn lên như một hạt giống tốt trong tâm hồn và làm cho chúng ta sinh
hoa kết trái, hết mọi tín hữu cần phải mau mắn lắng nghe Lời Chúa,
và nhờ ơn trợ giúp của Ngài, thể hiện các việc làm theo ư muốn của
Ngài, thường xuyên tham dự vào các bí tích, nhất là Thánh Thể cũng
như phụng vụ thánh, liên lỉ gắn bó với việc nguyện cầu, từ bỏ bản
thân ḿnh, tích cực phục vụ anh chị em và thực thi tất cả mọi nhân
đức. Thật vậy, đức ái là mối giây hoàn thiện và hoàn trọn lề
luật (cf. Colossians 3:14; Romans 13:10); đức ái chi phối tất cả mọi
phương tiện nên thánh, cống hiến cho chúng h́nh thức của chúng ta và
dẫn chúng đến đích điểm của chúng.
Có lẽ thứ ngôn từ này của Công Đồng Chung Vaticanô II phần nào có vẻ
trang trọng đối với chúng ta; có lẽ chúng ta cần phải nói một cách
giản dị hơn nữa. Đâu là điều thiết yếu nhất? Cái thiết
yếu đó là không một Chúa Nhật nào lại không là một cuộc hội ngộ với
Chúa Kitô Phục Sinh trong Thánh Thể – điều này không phải là một
gánh nặng mà là ánh sáng soi cho cả tuần sống. Không bao giờ bắt đầu
hay kết thúc ngày sống mà lại không tối thiểu giao tiếp ngắn ngủi
với Thiên Chúa. Và trong cuộc hành tŕnh đời sống của chúng ta, hăy
theo “những dấu chỉ đường” được Thiên Chúa truyền đạt cho chúng ta
trong Bản Thập Giới được nh́n với Chúa Kitô, một bản thập giới chỉ
là định nghĩa của đức ái nơi những trường hợp chuyên biệt. Tôi
nghĩ tính chất đơn giản và cao cả thực sự của đời sống thánh đức là
ở chỗ: hội ngộ với Đấng Phục Sinh vào Chúa Nhật; giao tiếp với Thiên
Chúa vào lúc đầu ngày và cuối ngày; trong các quyết định, hăy tuân
theo “những dấu chỉ đường” chỉ là những h́nh thức bác ái được Thiên
Chúa truyền đạt cho chúng ta. Dấu hiệu chuyên biệt cho thấy
người môn đệ đích thực của Chúa Kitô ở nơi đức ái đối với Thiên Chúa
cũng như đối với tha nhân này (L.G, 42). Đó là tính chất đơn giản,
cao cả và phong phú thực sự của đời sống Kitô giáo, của việc trở
thành những thánh nhân.
Đó là lư do tại sao Thánh Âu Quốc Tinh, khi dẫn giải về chương thứ
bốn của Thứ Một Thánh Gioan đă có thể khẳng định một điều kinh ngạc:
"Dilige et fac quod vis – Hăy yêu mến rồi làm ǵ th́ làm”.
Và ngài tiếp: “Nếu các bạn thinh lặng, hăy thinh lặng v́ yêu; nếu
các bạn nói năng, hăy v́ yêu mà lên tiếng; nếu các bạn sửa bảo, hăy
v́ yêu mà sửa bảo; nếu các bạn thứ tha, hăy v́ yêu mà tha thứ, chớ
ǵ t́nh yêu đâm rễ trong các bạn, v́ từ gốc rễ này không một sự ǵ
lại chẳng lành xuất hiện” (7, 8: PL 35). Ai để cho ḿnh được t́nh
yêu dẫn dắt, ai sống đức ái trọn vẹn là người được Thiên Chúa dẫn
dắt, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu. Đó là ư nghĩa của câu nói thời danh
"Dilige et fac quod vis – Hăy yêu mến rồi làm ǵ th́ làm”.
Có lẽ chúng ta tự hỏi: Với những hạn hẹp của ḿnh, hèn yếu của ḿnh,
chúng ta có thể vươn lên cao cả được hay sao?
Trong phụng niên, Giáo Hội mời gọi chúng ta hăy nhớ lại hàng ngũ các
thánh, những vị đă sống đức ái trọn hảo, đă có thể yêu mến và theo
Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày của các vị. Trong tất cả mọi
giai đoạn lịch sử của Giáo Hội, ở hết mọi vùng đất địa dư trên thế
giới, các vị thánh thuộc về tất cả mọi thế hệ cũng như tất cả bậc
sống; các vị có những bộ mặt cụ thể của tất cả mọi dân tộc, ngôn ngữ
và quốc gia. Và giữa các vị với nhau các vị lại rất khác nhau. Thực
sự tôi cũng cần phải nói rằng, theo niềm tin riêng tư của tôi, th́
nhiều vị thánh, không phải là tất cả, là những tinh tú đích thực
trong bầu trời lịch sử. Và tôi muốn nói thêm nữa rằng, đối với tôi,
chẳng những các vị đại thánh tôi yêu thích và biết nhiều là “những
dấu hiệu chỉ đường”, mà c̣n cả những vị thánh tầm thường nữa, tức là
những con người tốt lành tôi thấy được trong đời sống của ḿnh,
những người sẽ không bao giờ được phong thánh. Họ là những con người
b́nh thường, một cách nào đó, không có ǵ là anh hùng bề ngoài,
nhưng nơi sự tốt lành hằng ngày của họ tôi thấy được sự thật của đức
tin. Sự tốt lành ấy, một sự tốt lành họ đă trưởng thành nơi đức tin
của Giáo Hội, đối với tôi, là những ǵ bênh vực vững chắc cho Kitô
giáo và là dấu hiệu cho thấy đâu là sự thật.
Trong mối thông công các thánh, những vị được tuyên phong hay không
được tuyên phong, trong mối hiệp thông Giáo Hội sống nhờ Chúa Kitô
nơi tất cả mọi phần tử của ḿnh, chúng ta hoan hưởng sự hiện diện và
đồng hành của các vị, và vun trồng niềm hy vọng vững chắc trong việc
có thể bắt chước đường lối của các vị và một ngày kia được thông
phần cùng một sự sống vinh phúc, sự sống đời đời.
Các bạn thân mến, cao cả cùng tuyệt vời cũng như giản dị biết bao ơn
gọi Kitô hữu được thấy theo chiều hướng ấy! Tất cả chúng ta được kêu
gọi nên thánh: Thánh đức là chính tầm vóc của đời sống Kitô
hữu. Một lần nữa Thánh Phaolô diễn tả thánh đức một cách
mănh liệt khi ngài viết: “Thế nhưng ân sủng được ban cho mỗi người
chúng ta tùy theo tầm mức tặng ân của Chúa Kitô…. Và Người đă cho
một số th́ làm tông đồ, một số làm tiên tri, một số làm thánh kư,
một số làm mục tử và giảng dạy, để trang bị những vị thánh này cho
công cuộc của thừa tác vụ, hầu xây dựng thân ḿnh của Chúa Kitô, cho
đến khi tất cả chúng ta đạt đến mối hiệp nhất của đức tin và nhận
thức về Con Thiên Chúa, đạt đến tầm vóc thành nhân, đến tầm vóc vẹn
toàn của Chúa Kitô” (Eph 4:7,11-13).
Tôi muốn mời gọi các bạn hăy cởi mở trước tác động của Thánh Linh,
Đấng biến đổi đời sống của chúng ta, để chúng ta cũng trở thành
những mảnh vụn trong tấm đại vi thạch ghép thánh đức đang được Thiên
Chúa kiến tạo trong lịch sử, nhờ đó Dung Nhan của Chúa Kitô sẽ chiếu
sáng trọn vẹn rạng ngời. Chúng ta đừng sợ hướng lên cao, tới
tột đỉnh của Thiên Chúa; chúng ta đừng sợ Thiên Chúa đ̣i hỏi chúng
ta quá nhiều, nhưng chúng ta hăy để cho ḿnh được Lời của Ngài hướng
dẫn trong tất cả mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta, cho dù chúng
ta cảm thấy rằng chúng ta nghèo nàn, bất hảo, tội lỗi: Ngài sẽ là
Đấng biến đổi chúng ta theo t́nh yêu của Ngài. Cám ơn anh
chị em.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 13/4/2011
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)