Thánh Catherine of Genoa

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 12/1/2011

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 128

 

[Video]

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – Hun T Triu Kiến Chung Th Tư 12/1/2011 Lot Bài Giáo Lư Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn – Bài 128 v Thánh Catherine of  Genoa


Anh Chị Em thhân mến!

 

Hôm nay tối muốn nói về một vị thánh khác, vị mà, như Thánh Catherine of Siena và Catherine of Bologna, cũng được gọi là Catherine; tôi đang muốn nói về Thánh Catherine of Genoa, vị thánh nổi tiếng về thị kiến luyện ngục của ḿnh.

 

Văn liệu nói cho cúng ta biết về đời sống và tư tưởng của ngài được phát hành ở thành Ligurian năm 1551; bản văn này được chia ra làm 3 phần: “Vita” về chính đời sống của ngài; "Dimostratione et dechiaratione del purgatorio" về Việc Chứng Thực và Tuyên Ngôn về Luyện Ngục – phần thường gọi là "Trattato" – luận về luyện tội; và "Dialogo tra l’anima e il corpo" liên quan tới Cuộc Trao Đổi về Linh Hồn và Thể Xác. (cf. "Libro de la Vita mirabile et dottrina santa, de la beata Caterinetta da Genoa" - Book of the Life and Doctrine of St. Catherine of Genoa - which contains a useful and Catholic demonstration and declaration of purgatory, Genoa, 1551). Nhân vật biên soạn tác phẩm của Thánh Catherine là vị giải tội của ngài, linh mục Cattaneo Marabotto.

 

Bé Catherine được sinh ra ở Genoa năm 1447, người con út trong 5 người con. Em mất cha là ông Giacomo Fieschi khi em c̣n rất trẻ. Mẹ em là bà Francesca di Negro đă giáo dục con cái theo đường lối Kitô giáo, đến độ người con gái lớn trong hai đứa con gái của bà đă trở thành môït nữ tu. Năm 16 tuổi, cô Catherine cưới Giuliano Adorno, một con người, sau khi có được một số kinh nghiệm ở lănh vực giao thương cũng như trong thế giới quân sự ở Trung Đông, đă trở về Genoa để lập gia đ́nh. Đời sống phối ngẫu của hai người không được xuôi chảy, nhất là v́ tính nết của người chồng và ḷng yêu chuộng tṛ chơi đỏ đen của anh ta. Chính Catherine ban đầu được xui khiến sống đời trần thế, một cuộc đời nàng không cảm thấy thảnh thơi vui sống. Sau 10 năm, nàng cảm thấy thật là trống rỗng và cay đắng trong nội tâm của ḿnh.

 

Cuộc oán cải của ngài được bắt đầu vào ngày 20/3/1473, nhờ một cảm nghiệm ngoại thường. Thánh Catherine đi đến nhà thờ Thánh Biển Đức và đến đan viện Đức Bà Ban Ơn để xưng tội, và qú trước vị linh mục, như chính ngài viết: “Tôi đă bị một vết thương ḷng về t́nh yêu bao la của Thiên Chúa”, và thị kiến tỏ tường về những thứ khốn nạn và các tính mê tật xấu của ngài cùng sự thiện hảo của Thiên Chúa ấy đă khiến ngài hầu như ngất đi. Ngài đă cảm thấy bị thương trong ḷng trước nhận thức về bản thân ḿnh, về cuộc đời ngài đă sống và về sự thiện hảo của Thiên Chúa. Xuất phát từ cảm nghiệm này là quyết định hướng cả đời sống của ḿnh, một đời sống được diễn tả bằng những chữ là: “Không sống cho thế gian nữa, không sống cho tội lỗi nữa” (cf. Vita Mirabile, 3rv). Thế là Thánh Catherine đă bỏ đi, bỏ việc xưng tội bị đứt đoạn của ḿnh. Khi ngài trở về nhà, ngài đi đến căn pḥng cô lập nhất mà suy nghĩ lâu giờ. Vào lúc ấy ngài được soi sáng trong ḷng về việc cầu nguyện và trở nên ư thức về t́nh Chúa đối với nàng là một tội nhân – một cảm nghiệm thiêng liêng ngài không thể diễn tả ra bằng ngôn từ (cf. Vita Mirabile, 4r). Chính vào thời điểm ấy Chúa Giêsu đau thương đă hiện ra với ngài, vai vác thập giá, như Người thường được thấy trong tranh ảnh của vị thánh này. Mấy ngày sau, ngài đă trở lại với vị linh mục để cuối cùng hoàn tất việc xưng tội. “Cuộc đời sống thanh tẩy” bắt đầu từ đấy, một đời sống đă lâu dài gây cho ngài phải chịu một cơn đau liên lỉ về các tội lỗi đă xúc phạm và thúc đẩy ngài thi hành các việc thống hối và hy sinh để chứng tỏ t́nh ngài kính mến Chúa.

 

Tiến bước trên con đường ấy, Thánh Catherine càng sống gần Chúa hơn, cho đến khi ngài tiến tới bậc được gọi là “đời sống hiệp nhất”, tức là, tới một mối liên hệ hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa. Ngài đă viết trong phần về “Đời Sống” của ḿnh là linh hồn ngài được hướng dẫn và được huấn luyện chỉ bởi t́nh yêu êm ái của Thiên Chúa, Đấng đă ban cho ngài hết mọi sự ngài cần. Thánh Catherine đă phó ḿnh vào bàn tay Chúa tới độ ngài sống gần 25 năm, như ngài viết, “không cần bất cứ tạo vật nào, chỉ một ḿnh Chúa hướng dẫn và quản trị” (Vita, 117r-118r), được nuôi dưỡng trên hết bằng việc liên lỉ cầu nguyện và Hiệp Lễ mỗi ngày, một điều bất thường vào thời ấy. Chỉ những năm sau đó Chúa mới ban cho ngài một vị linh mục để chăm sóc linh hồn của ngài.

 

Thánh Catherine luôn cảm thấy do dự lưỡng lự trong việc tiết lộ và tỏ lộ cảm nghiệm hiệp tông huyền nhiêä với Thiên Chúa của ḿnh, nhất là v́ ḷng khiêm nhượng sâu xa nmgài cảm thấy trước các ơn Chúa ban. Chỉ v́ vinh hiển của Người và để giúp cho kẻ khác trong đường tiêng liêng của họ mà ngài tin tưởng thuật lại những ǵ đă xẩy ra vào lúc ngài hoán cải, cái cảm nghiệm ban đầu sâu đậm của ngài.

 

Địa điểm của việc ngài tiến lên toơi các đỉnh thần bí là bệnh viện ở Pammatone, một khu nhà thương lớn nhất ở Genoa, nơi ngài là giám đốc và là lănh đạo viên. Như thế Thánh Catherine đă sống một cuộc đời hoàn toàn hoạt động, bất kể đời sống nội tâm sâu xa của ngài. Ở Pammatone, một nhóm môn sinh, đồ đệ và hợp tác viên đă được h́nh thành vây quanh ngài, v́ được đời sống tin yêu của ngài thu phục. Ngài đă thành đạt nơi cả người chồng Giuliano Adorno của ngài nữa, trong việc chàng từ bỏ đời sống lăng phí của chàng, trở thành một hội viên của Ḍng Ba Phanxicô và đến bệnh viện giúp cho ngài. Việc Thánh Catherine tham gia vào việc chăm sóc cho thành phần bệnh nhân tiếp tục cho tới những ngày cuối cùng của cuộc ngài hành tŕnh trần thế là ngày 5/9/1510. Từ ngày ngài hoán cải cho tới khi ngài qua đời đă xẩy ra nhiều biến cố phi thường; chỉ có hai yếu tố đă đánh dấu cả cuộc đời của ngài: một mặt là cảm nghiệm thần bí của ngài, tức là mối hiệp nhất sâu xa của ngài với Thiên Chúa, một mối hiệp nhất được sống như mối hiệp nhất phu thê, mặt kia là việc chăm sóc cho thành phần bệnh nhân, việc tổ chức bệnh viện, việc phục vụ tha nhân, nhất là thành phần bị bỏ rơi và thiếu thốn nhất. Hai cột trụ này – Thiên Chúa và tha nhân – đă làm tràn đầy cuộc đời của ngài, một cuộc đời đă cụ thể sống trong các bức tường của nhà thương.


Các bạn thân mến, chúng ta không được quên rằng chúng ta càng kính mến Chúa và liên lỉ cầu nguyện, chúng ta sẽ thực sự càng yêu mến những ai ở chung quanh chúng ta, những ai gần gũi chúng ta, v́ chúng ta sẽ có thể thấy nơi hết mọi người dung nhan của Chúa, Đấng yêu thương vô hạn hay bất phân. Việc thần bí không tạo nên khoảng cách với kẻ khác; nó không tạo nên một đời sống trừu tượng, nhưng đưa con người đến gần người khác, v́ họ bắt đầu thấy và tác hành bằng con mắt, bằng tấm ḷng của Thiên Chúa.

 

Tư tưởng của Thánh Catherine về luyện ngục, nhờ đó ngài được đặc biệt biết đến, được cô đọng trong hai phần cuối của cuốn sách được đề cập tới từ đầu là phần “Luận Về Luyện Ngục” và “Cuộc Trao Đổi về Linh Hồn và Thân Xác”. Cần lưu ư là, nơi cảm nghiệm thần bí của ḿnh, Thánh Catherine không bao giờ có những mạc khải đặc biệt về luyện ngục hay về các linh hồn đang được thanh tẩy ở đó. Tuy nhiên, trong các bản văn được vị thánh của chúng ta viết th́ luyện ngục là một yếu tố chính yếu, và cách thức diễn tả nó có đặc tính chính cống liên quan tới thời đại của ngài.

 

Đặc tính chính cống đầu tiên liên quan tới “nơi” thanh tẩy của linh hồn. Vào thời của ngài luyện ngục được tŕnh bày chính yếu bằng những h́nh ảnh liên quan tới không gian: Luyện ngục được cho rằng là một nơi nào đó có thể thấy. Trái lại, đối với Thánh Catherine th́ luyện ngục lại không biểu hiệu như là một yếu tố của cảnh trí về ḷng đất; nó là một thứ lửa không ngoại tại mà là nội tại. Đó là luyện ngục, một thứ lửa nội tâm. Vị thánh này nói về cuộc hành tŕnh thanh tẩy của con người cho tới khi được hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa, căn cứ vào cảm nghiệm riêng của ngài về nỗi buồn khổ sâu xa về các tội lỗi đă vấp phạm phản lại với t́nh yêu thương vô cùng của Thiên Chúa (cf. Vita Mirabile, 171v). Chúng ta đă nghe về giây phút hoán cải của ngài, khi Thánh Catherine bất chợt cảm thấy sự thiện hảo của Thiên Chúa, khoảng cách vô cùng của đời sống ngài với sự thiện hảo này và ngọn lửa bừng cháy lên trong ngài. Và đó là thứ lửa thanh tẩy, nó là thứ lửa nội tâm của luyện ngục. Cả ở đây nữa cũng có một tính chất chính cống liên quan tới tư tưởng của thời đại bấy giờ. Thật vậy, ngài đă không bắt đầu từ những ǵ bên ngoài để kể đến các h́nh khổ của luyện ngục – như thường thấy bấy giờ và có lẽ cả ngày nay nữa – rồi mới tới con đường thanh tẩy hay hoán cải. Trái lại, vị thánh của chúng ta bắt đầu từ cảm nghiệm nội tâm trong đời sống cccủa ḿnh trên con đường tiến về vĩnh cửu. Thánh Catherine nói, linh hồn xuất hiện trước Thiên Chúa vẫn c̣n dính dáng tới những ước muốn và nỗi buồn đau xuất phát từ tội lỗi, và điều này làm cho nó không thể hoan hưởng Phúc Kiến Thiên Chúa. Thánh Catherine khẳng định rằng linh hồn có những t́ vết của tội lỗi không thể nào ở trước nhan Đấng Uy Nghi Thần Linh (cf. Vita Mirabile, 177r). Và chúng ta cũng nhận thấy rằng cách xa là chừng nào, tràn đầy là chừng nào nhiều thứ như thế đến độ chúng ta không thể thấy Thiên Chúa. Linh hồn ư thức được t́nh yêu bao la và sự công chính trọn hảo của Thiên Chúa, và v́ thế cảm thấy khổ đau v́ đă không đáp ứng đúng đắn và trọn hảo t́nh yêu này, và đó là lư do tại sao cính t́nh yêu của Thiên Chúa trở thành một thứ lửa. Chính t́nh yêu thanh tẩy linh hồn khỏi t́nh trạng cặn bă bẩn thỉu của tội lỗi.

 

Các nguồn về thần học và thần bí tiêu biểu của thời ấy có thể được thấy nơi tác phẩm này của Thánh Catherine. Đặc biệt ở đó có một h́nh ảnh từ Dionysius the Areopagite: h́nh ảnh về sợi vàng liên kết con tim của con người với chính Thiên Chúa. Một khi Thiên Chúa thanh tẩy con người th́ Người thắt kết họ bằng một sợi vàng rất đẹp đó là t́nh yêu của Người, và thu hút họ tiến tới với Người bằng một ḷng cảm mến mănh liệt tới độ con người cảm thấy như “được chiếm đoạt và chế ngự và hoàn toàn ở ngoài bản thân ḿnh”. Nhờ đó tâm can của con người được t́nh yêu Thiên Chúa xâm chiếm, một t́nh yêu trở thành hướng đạo viên duy nhất, là động lực duy nhất cho đời sống của họ (cf. Vita Mirabile, 246rv). T́nh trạng thăng hóa tới Thiên Chúa này và phó mặc theo ư muốn của Người, được diễn tả theo h́nh ảnh của giây sợi, được Thánh Catherine sử dụng để diễn tả hành động của ánh sáng thần linh trên các linh hồn trong luyện ngục, ánh sáng thanh tẩy họ và thăng hóa họ cho đến độ thành rạng ngời của những tia sáng tỏa của Thiên Chúa (cf. Vita Mirabile, 179r). 

 

Các bạn thân mến, các vị thánh, theo cảm nghiệm hiệp nhất với Thiên Chúa của ḿnh, tiến đến một “kiến thức” sâu xa về các mầu nhiệm thần linh, một cảm nghiệm ḥa hợp t́nh yêu với kiến thức, đến độ các vị giúp cho các thần học gia nơi công việc học hỏi của họ, nơi "intelligentia fidei – kiến thức đức tin", nơi "intelligentia – kiến thức" về các mầu nhiệm đức tin, về việc thực sự đào sâu vào các mầu nhiệm, chẳng hạn như về bản chất của luyện ngục.

 

Bằng đời sống của ḿnh, Thánh Catherine dạy chúng ta rằng chúng ta càng yêu mến Thiên Chúa và kết hiệp mật thiết với Người trong nguyện cầu th́ chính Người càng được nhận biết và t́nh yêu của Người thắp sáng cơi ḷng của chúng ta. Khi viết về luyện ngục, vị thành này nhắc nhở chúng ta về một chân lư nền tảng của đức tin là những ǵ dối với chúng ta là một lời mời gọi hăy cầu nguyện cho kẻ qua đời, nhờ đó họ có thể đạt được phúc kiến Thiên Chúa trong mối hiệp thông các thánh (cf. Catechism of the Catholic Church, 1032). Hơn nữa, việc phục vụ khiêm hạ, trung thành và quảng đại được vị thánh này cống hiến suốt cuộc đời của ḿnh ở nhà thuơng của Pammatone là một thí dụ rạng ngời về đức ái đối với tất cả mọi người và là một niềm phấn khích đặc biệt cho nữ giới, thành phần đang góp phần thiết yếu cho xă hội cũng như cho Giáo Hội qua công việc quí hóa của họ, một đóng góp được phong phú hóa bởi cảm tính của họ cũng như bởi việc chăm sóc thành phần nghèo khổ nhất và cần giúp đỡ nhất. Cám ơn anh chị em.



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/1/2011