Thánh Lawrence of Brindisi

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/3/2011

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 135

 

 

 [Video]

 Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi vẫn hân hoan nhớ tới việc tôi được long trọng nghênh đón ở Brindisi năm 2008. Chính ở thành phố này mà vào năm 1559 đă xuất phát một vị Tiến Sĩ nổi nang của Giáo Hội, đó là Thánh Lawrence of Brindisi, một danh xưng được đặt cho khi Julius Caesar Russo vào ḍng Capuchin.

 

Rừ niên thiếu ngài đă được gia đ́nh của Thánh Phanxicô Assisi thu hút. Thật vậy, cha của ngài qua đời khi ngài mới lên 7 tuổi và mẹ ngài đă trao việc săn sóc ngài cho các người Anh Em Hèn Mọn Phanxicô ở tỉnh của ngài. Tuy nhiên, mấy năm sau Lawrence và mẹ đă di chuyển tới Venice và chính ở đó ngài đă trở nên quen thuộc với các tu sĩ Capuchin, thành phần vào giai đoạn bấy giờ quảng đại dấn thân phục vụ toàn thể Giáo Hội để  phát động mạnh hơn việc canh tân thiêng liêng quan trọng của Công Đồng Chung Triđentinô.

 

Qua lời khấn ḍng của ḿnh vào năm 1575, Thánh Lawrence trở thành một tu sĩ Capuchin và vào năm 1582 ngài đă được thụ phong linh mục. Trong các môn học để làm linh mục, ngài đă cho thấy những tính chất thông minh xuất chúng thiên phú của ḿnh. Ngài đă dễ dàng học các môn học cổ ngữ, như Hy Lạp, Do Thái và Syria, cũng như các tân ngữ, như Pháp và Đức. Ngài đă thêm những thứ ngôn ngữ nào vào kiến thức của ḿnh về Ư cũng như về Latinh là ngôn ngữ được nói một cách thông thạo bởi tất cả giáo sĩ cũng như thành phần học thức.

 

Nhờ việc ngài thông thạo rất nhiều ngôn ngữ như vậy mà Thánh Lawrence đă có thể thi hành một tông đồ vụ bận bịu giữa các loại hạng dân chúng khác nhau. Là một nhà giảng thuyết tác hiệu, kiến thức của ngài, chẳng những về Thánh Kinh mà c̣n về văn chương tôn sư, sâu xa tới độ các Tôn Sư Do Thái, lấy làm lạ lùng và đầy khâm phục, đă tỏ ra quí trọng và kính trọng ngài.

 

Là một thần học gia sâu xa về Thánh Kinh cũng như về các Giáo Phụ của Giáo Hội, ngài đă có thể minh họa tín lư Công giáo một cách mẫu thức cho thành phần Kitô hữu, nhất là ở Đức quốc, thành phần đă gắn bó với phong trào Cải Cách. Bằng việc tŕnh bày một cách sáng tỏ thâm trầm, ngài đă dẫn chứng nền tảng thánh kinh và giáo phụ về tất cả các khoản đức tin được Martin Lutherô tranh luận. Những khoản này bao gồm quyền tối thượng của Thánh Phêrô và các vị Thừa Kế thánh nhân, nguồn gốc thần linh của Hàng Giáo Phẩm, việc công chính hóa như là một biến đổi nội tâm của con người, và nhu cầu cần phải làm việc lành để được cứu độ.  

 

Việc thành công của Thánh Lawrence giúp chúng ta nhận thấy rằng cả ngày nay nữa, trong việc theo đuổi việc đối thoại đại kết đầy những hy vọng như thế, th́ việc qui chiếu vào Thánh Kinh, được giải thích theo Truyền Thống của Giáo Hội, là một yếu tố có tầm vóc quan trọng sâu xa bất khả thiếu. Tôi muốn lập lại điều này trong Tông Huấn Lời Chúa của tôi (khoản 46).  

 

Ngay cả thành phần b́nh dân nhất trong tín hữu, thành phần không có nhiều văn hóa, cũng được lợi ích từ những lời nói của Thánh Lawrence, vị đă nói cùng những con người tầm thường để nhắc nhở họ tất cả hăy sống hợp với đức tin họ tuyên xưng.

 

Đó là một công nghiệp lớn lao của các tu sĩ Capuchins cũng như của các Ḍng tu khác, những ḍng tu, vào thế kỷ 16 và 17, đă góp phần vào việc canh tân đời sống Kitô giáo, thấm nhiễm sâu xa vào xă hội chứng từ sống động và giáo huấn của họ. Cả ngày nay nữa, việc tân truyền bá phúc âm hóa cần đến những tông đồ được huấn luyện đàng hoàng, nhiệt thành và can đảm, để ánh sáng và vẻ đẹp của Phúc Âm thắng vượt các xu hướng văn hóa của chủ nghĩa tương đối về đạo lư và t́nh trạng dửng dưng về đạo nghĩa cùng biến đổi các cách thức suy nghĩ và tác hành khác nhau trở thành nhân bản Kitô giáo thực sự.

 

Thật là lạ lùng khi thấy Thánh Lawrence of Brindini đă có thể tiếp tục không hề bị gián đoạn công việc của ngài như một nhà giảng thuyết được cảm mến và không nao núng ở nhiều thánh phố Ư quốc cũng như ở các quốc gia khác, cho dù có kiêm nhiệm các sứ vụ đầy trọng trách nặng nề.

 

Thật vậy, trong Ḍng Capuchin, ngài từng là giáo sư thần học, là giám tập, kiêm nhiệm thêm vai tṛ tỉnh vụ và cố vấn tổng quyền, và sau cùng, từ năm 1602 tới 1605, là tổng vụ. 

 

Giữa một đống chồng chất các thứ công việc như vậy, Thánh Lawrence đă vun trồng một đời sống thiêng liêng sốt sắng phi thường. Ngài đă giành nhiều giờ để cầu nguyện, và đặc biệt để cử hành Thánh Lễ - thường kéo dài từng mấy tiếng đồng hồ - bị thu hút vào và được tác động bởi việc tưởng nhớ tới cuộc Khổ Nạn, tử giá và Phục Sinh của Chúa Kitô.

 

Ở học đường của các thánh nhân, hết mọi vị linh mục, như thường được nhấn mạnh trong Năm Cho Các Vị Linh Mục mới đây, chỉ có thể tránh được mối nguy hiểm của khuynh hướng ham hoạt động - tức là tác hành mà chẳng tưởng nhớ đến những động lực sâu xa của thừa tác vụ ḿnh - nếu họ chú ư tới đời sống nội tâm của ḿnh.

 

Khi nói với các linh mục và chủng sinh ở Vương Cung Thánh Đường Brindisi, quê quán của Thánh Lawrence, tôi đă nhắc nhở rằng "thời gian họ giành để cầu nguyện là thời gian quan trọng nhất trong đời sống linh mục, thời gian ân sủng thần linh tác hành một cách hiệu nghiệm hơn, làm cho cthừa tác vụ của họ sinh hoa kết trái. Việc phục vụ đầu tiên được cống hiến cho cộng đồng đó là việc cầu nguyện. Và v́ thế thời gian cầu nguyện cần phải được lấy làm ưu tiên trong đời sống của chúng ta... nếu chúng ta không hiệp thông nội tại với Thiên Chúa chúng ta không thể thậm chí cống hiến bất cứ một điều ǵ cho người khác. Thế nên, Tiên Chúa phải là đệ nhất ưu tiên. Cúng ta luôn cần phải giành thời giờ cần thiết để hiệp thông nguyện cầu với Chúa của chúng ta" (Address of Benedict XVI to priests, deacons and seminarians of the Archdiocese of Brindisi, Cathedral of Brindisi, 15 June 2008).

 

Ngoài ra, bằng kiểu cách nhiệt t́nh hiển nhiên của ḿnh, Thánh Lawrence đă thúc giục hết mọi người, chứ không phải chỉ riêng các vị linh mục, hăy vun trồng một đời sống nguyện cầu, v́ chính nhờ cầu nguyện: "Ngài kêu lên rằng: "Ôi, nếu chúng ta chú ư tới thực tại này. Nói cách khác Thiên Chúa thực sự hiện diện với chúng ta khi chúng ta nói với Người bằng nguyện cầu; Người thực sự lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta cho dù chúng ta chỉ cầu nguyện bằng tấm ḷng và trí óc của chúng ta. Và Người chẳng những hiện diện với cúng ta và lắng nghe cúng ta, Người thực sự sẵn sàng và hết sức vui mừng mong muốn đáp ứng những lời yêu cầu của chúng ta".

 

Một đặc tính khác nổi bật hóa tác phẩm người con này của Thánh Phanxicô đó là hoạt động cho ḥa b́nh của ngài. Niều lần các vị Giáo Hoàng và các Hoàng thân Công giáo đă kư thác cho ngài những sứ vụ ngoại giao quan trọng trong việc làm ổn định để phấn khích mối ḥa hợp giữa các quốc gia Âu Châu bị đe dọa bởi Đế Quốc Ottoman trong những ngày ấy.

 

Thẩm quyền về luân lư của ngài đă khiến ngài trở thành một vị cố vấn vừa được t́m gặp và lắng nghe. Ngày nay, như trong thời của Thánh Lawrence, thế giới rất cần đến ḥa b́nh, cần đến những con người an b́nh và kiến tạo ḥa b́nh, và việc tin tưởng vào Thiên Chúa bao giờ cũng phải là nguồn mạch và là thủ công viên của ḥa b́nh.

 

Chính vào một trong những trường hợp thực hiện các sứ vụ ḥa b́nh này mà đời sống trần gian của ngài đă kết thúc, vào năm 1619 ở Lisbon, nơi ngài đến gặp Vua Philip III Tây Ban Nha để van nài cho dân Neapolitan đang bị đàn áp bởi các thẩm quyền địa phương.

 

Ngài được phong thánh vào năm 1881, và hoạt động mănh liệt cùng sôi nổi của ngài, kiến thức bao rộng và ḥa hợp của ngài, đă mang lại cho ngài tước hiệu Doctor Apostolicus, "Tiến Sĩ Tông Đồ". Danh hiệu này được tặng ban cho ngài bởi Vị Chân Phước Giáo Hoàng 1959, nhân dịp 400 năm sinh nhật của ngài.  Việc công nhận này cũng được ban co Thánh Lawrence thành Brindisi v́ ngài là tác giả của nhiều tác phẩn dẫn giải thánh kinh, thần học và giảng thuyết. Nơi chúng, ngài đă cống hiến một sự tŕnh bày có hệ thống về lịch sử cứu độ, được tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể, một biểu hiện cao cả nhất của t́nh yêu thần linh đối với nhân loại.

 

Chưa hết, v́ ngài c̣n là một Nhà Thánh Mẫu học rất nổi tiếng, tác giả của một tổng hợp những bài giảng về Đức Mẹ mang tựa đề "Mariale", ngài đă đề cao vai tṛ chuyên biệt của Trinh Nữ Maria, Đấng được ngài minh nhiên khẳng định được Chúa Kitô ban cho ơn Hoài Thai Vô Nhiễm và vai tṛ cộng tác vào việc cứu chuộc.

 

Bằng một cảm quan thần học nguyên vẹn, Thánh Lawrence thành Brindisi cũng cho thấy cả hoàt động của Thánh Linh trong đời sống của tín hữu. Ngài nhắc nhở cúng ta rằng Ngôi Ba trong Ba Ngôi Chí Thánh này là Đấng sáng soi và trợ giúp chúng ta dấn thân sống sứ điệp Phúc Âm một cách hân hoan.

 

Thánh Lawrence viết: "Thánh Linh làm dịu ngọt cái ách cuỉa lề luật thần linh và làm nhẹ đi cái nặng nề của nó, nhờ đó chúng ta có thể tuân giữ những giới luật của Thiên Chúa một cách hết sức dễ dàng và thậm chí c̣n vui vẻ nữa".

 

Tôi muốn hoàn tất bài tŕnh bày ngắn về đời sống và giáo huấn của Thánh Lawrence of Brindisi bằng việc nhấn mạnh rằng tất cả hoạt động của ngài đều được tác động bởi ḷng ngài hết sức yêu chuộng Thánh Kinh là những ǵ ngài thông thuộc, cũng như bởi niềm xác tín rằng việc lắng nghe và tiếp nhận lời Chúa là những ǵ biến đổi nội tâm làm cho chúng ta nên thánh.

 

Ngài nói: "Lời Chúa là một thứ ánh sáng cho trí khôn và là một ngọn lửa cho ḷng muốn, nhờ đó con người mới có thể nhận biết và mến yêu Thiên Chúa. V́ con người nội tâm, con người sống nhờ ân sủng sống động của Thần Linh Thiên Chúa, th́ Lời Chúa là bánh ăn và là nước uống, thế nhưng bánh này ngọt ngào hơn cả mật ong và nước này ngon hơn cả rượu và sữa... Lời Chúa là thứ khí giới chống lại một cơi ḷng ngoan cố bướng bỉnh sống trong tội lỗi. Lời Chúa là một thanh gươm chống lại xác thịt, thế gian và ma quỉ, hủy diệt hết mọi tội lỗi".

 

Thánh Lawrence thành Brindisi dạy chúng ta yêu chuộng Thánh Kinh, gia tăng việc làm quen thân t́nh với Thánh Kinh, hằng ngày vun trồng các mối liên hệ thân t́nh với Cúa bằng việc cầu nguyện, nhờ đó hết mọi tácđộng của chúng ta, hết mọi hoạt động của chúng ta, được nên trọn nơi Người. Đó là nguồn mạch để kín múc để chứng nhân Kitô hữu chúng ta trở thành sáng ngời vcà có thể dẫn con người trong thời đại của chúng ta đến cùng Thiên Chúa.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2011/documents/hf_ben-xvi_aud_20110323_en.html