Thánh Robert Bellarmine

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/2/2011

Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 133

 


Anh Chị Em thân mến,


Thánh Robert Bellarmine, vị tôi muốn nói với anh chị em hôm nay, gợi lại cho chúng ta tới thời chia rẽ đau thương của Kitô Giáo Tây Phương, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị và tôn giáo do bởi việc cắt ĺa các nước khỏi Ṭa Thánh.


Ngài sinh ngày 4/10/1542, ở Montepulciano, gần Siena, là cháu của ngoại của Đức Giáo Hoàng Marcellus II. Ngài được giáo dục tuyệt hảo về các khoa nhân bản trước khi vào Ḍng Tên ngày 20/9/1560. Việc học hỏi của ngài về triết lư và thần học, được ngài thực hiện giữa Học Viện Rôma, Padua và Leuven, đă tập trung vào Thánh Thomas cùng các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, và là những ǵ quyết liệt cho chiều hướng thần học của ngài.  Ngài được thụ phong linh mục ngày 25/3/1570 và làm giáo sư thần học mấy năm ở Leuven.

 

Sau đó, được gọi về Rôma làm giáo sư ở Học Viện Rôma, ngài được ủy thác cho chức vụ chủ tịch  “Apologetics – hộ giáo học”; trong thập niên đảm nhiệm vai tṛ này (1576-1586), ngài đă soạn một khóa các bài học sau đó gom lại thành cuốn "Controversiae – Luận Giải". Tác phẩm này lập tức trở thành nổi tiếng v́ tính chất sáng sủa và phong phú của nội dung và v́ tính chất lịch sử chính yếu của nó. Công Đồng Chung Triđentinô vừa bế mạc và đối với Giáo Hội Công Giáo cần phải kiên cường và củng cố căn tính của ḿnh đối với Phong Trào Cải Cách Thệ Phản. Việc làm của Thánh Bellarmine xẩy ra trong bối cảnh ấy. Từ năm 1588  đến 1594 ngài là vị linh hướng tiên khởi cho các sinh viên Ḍng Tên ở Học Viện Roma – trong số những người ngài gặp và chỉ dẫn là Thánh Aloysius Gonzaga – và sau đó làm bề trên nhà ḍng. Đức Clement VIII đă bổ nhiệm ngài làm thần học giáo hoàng gia, làm cố vấn cho Thánh Bộ Tín Lư Đức Ti n – Holy Office và viện trưởng Viện Ân Giải - Penitentiaries của Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong giai đoạn 2 năm 1597-1598 cuốn sách giáo lư của ngài được phát hành, cuốn sách “Tín Lư Kitô Giáo” vắn gọn, một tác phẩm phổ thông nhất của ngài.

 

Vào ngày 3/3/1599, ngài được Đức Giáo Hoàng Clemnte VIII phong hồng y, và vào ngày 18/3/1602, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục ở Capua. Ngài đă được tấn phong lên hàng giáo phẩm ngày 21/4 cùng năm. Trong ṿng 3 năm làm một vị giám mục coi sóc địa phận, ngài nổi bật về nhiệt t́nh giảng dạy ở vương cung thánh đường của ḿnh, về những chuyến viếng thăm hằng tuần đến các giáo xứ, về 3 công doing giáo phận cũng như về hội đồng giáo khu do ngài phát động. Sau khi tham dự vào mật nghị hồng y bầu Đức Giáo Hoàng Leo XI và Phaolô V, ngài được triệu về Rôma để làm trở thành phần tử của các Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, Thánh Bộ Thư Mục, Thánh Bộ Lễ Nghi, Thánh Bộ Giám Mục và Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin. Ngài cũng kiêm cả các việc về ngoại giao ở Cộng Ḥa Venice và Anh quốc, để bênh vực các quyền lợi của Ṭa Thánh. Vào những năm cuối đời của ḿnh, ngài đă viết một số tác phẩm về tu đức, trong đó ngài đă gom góp lại các bài giảng của các tuần giảng pḥng. Đọc những tác phẩm này, dân Kitô giáo ngày nay được khai trí mở ḷng hơn nữa. Ngài đă qua đời ở Rôma ngày 17/9/1621. Đức Giáo Hoàng Piô XI đă phong chân phước cho ngài vào năm 1923, đă phong hiển thánh cho ngài vào năm 1930 và công bố ngài là một vị tiến sĩ của Giáo Hội năm 1931.

 

Thánh Robert Bellarmine đă đóng một vai tṛ quan trọng trong Giáo Hội trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 16, và những năm đầu của thế kỷ sau đó. Cuốn “Luận Giải” của ngài là một tài liệu qui chiếu tham khảo – vẫn c̣n giá trị – cho khoa giáo hội học Công giáo về các vấn đề liên quan tới mạc khải, bản chất của Giáo Hội, các bí tích và khoa nhân loại thần học. Ở cuốn sách này, khía cạnh về cơ cấu của Giáo Hội được nhấn mạnhv́ xẩy ra những lầm lẫn bấy giờ đang lan truyền về những vấn đề này. Tuy nhiên, Thánh Bellarmine cũng làm sáng tỏ các khía cạnh vô h́nh của Giáo Hội như là Nhiệm Thể và ngài đă dẫn chứng điều này bằng việc so sánh tương tự với thân xác và linh hồn, d8ể diễn tả mối liên hệ giữa kho tàng phong phú bên trong của Giáo Hội với các khía cạnh bên ngoài khiến Giáo Hội trở thành khả thị. Nơi tác phẩm to tát này, một tác phẩm cố gắng tổng hợp những cuộc tranh luận khác nhau về thần ọc thời ấy, ngài tránh né hết mọi cách thức tranh luận và găng lên khi phải đối diện với những tư tưởng của Phong Trào Cải Cách, và sử dụng các lập luận của lư trí cùng Truyền Thống Công giáo để dẫn giải tín lư Công giáo một cách rơ ràng và hiệu nghiệm.

 

Tuy nhiên, di sản của ngài được thấy ở nơi cách thức ngài cưu mang tác phẩm của ngài. Những vị thế quản trị nặng nề thật sự không cản trở ngài khỏi việc ngài nỗ lực trung thành nên thánh theo đ̣i hỏi của vai tṛ là tu sĩ, linh mục và giám mục của ngài. Việc ngài dấn thân giảng dạy xuất phát từ ḷng trung thành của ngài. Là linh mục và giám mục, trước hết là một vị mục tử của các linh hồn, ngài cảm thấy cần phải siêng năng giảng dạy. Có cả trăm bài giảng của ngài – những bài giảng ở Fiandre Rôma, ở Naples và ở Capua vào dịp các cuộc cử hành phụng vụ. Không phải là ít c̣n có những đoản khúc và những lời dẫn giải cho các vị linh mục coi xứ, các nữ tu và sinh viên thuộc Học Viện Roma, những bài nói tập trung vào Thánh Kinh, nhất là các Thư Thánh Phaolô. Việc ngài giảng dạy và những bài giáo lư của ngài có đặc tính giản dị là những ǵ ngài thâu nhận được từ việc huấn luyện của Thánh Ignatius, tất cả đều nhắm tới việc kiên cường linh hồn nơi Chúa Giêsu, Đấng được sâu xa nhận biết, mến yêu và noi gương bắt chước.

 

Nơi các bản văn của con người quản trị này, người ta thấy rất rơ, cho dù là ngài đă che đậy các cảm thức của ngài một cách kín đáo, tính chất chính yếu ngài nhấn mạnh đến các giáo huấn của Chúa Kitô. Bởi thế, Thánh Bellarmine là một mô phạm của việc cầu nguyện, một linh hồn của hết mọi hoạt động: một tác động cầu nguyện lắng nghe Lời Chúa, một tác động cầu nguyện được nên trọn nơi việc chiêm ngưỡng sự uy nghi cao cả, một tác động cầu nguyện không thu ḿnh lại, một tác động cầu nguyện t́m thấy niềm vui trong việc phó ḿnh cho Thiên Chúa.

 

Một dấu hiệu nổi bật của linh đạo Thánh Bellarmine đó là việc nhận thức sống động và riêng tư về sự thiện hảo vô tận của Thiên Chúa, một sự thiện hảo khiến vị thánh của chúng ta cảm thấy ngài thực sự là một người con yêu dấu của Thiên Chúa và một sự thiện hảo là mạch nguồn của niềm vui cao cả trong việc lắng đọng tâm hồn nh́n lại bản thân ḿnh một cách thanh thản và chân thành, trong việc cầu nguyện, trong việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Trong tác phẩm của ḿnh là "De Ascensione Mentis in Deum – Tâm Trí Vươn Lên cùng Thiên Chúa”, được viết theo cấu trúc cuốn “Itinerarium” của Thánh Bonaventura, ngài đă than lên rằng: “Ôi hồn tôi ơi, gương mẫu của người là Thiên Chúa, sự mỹ vô cùng, ánh sáng không lu mờ, ánh quang hơn cả ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Hăy ướng ánh mắt của ngươi lên Thiên Chúa là Đấng trong Ngài có những mẫu thức của tất cả mọi sự, và là Đấng bởi Ngài, như từ một nguồn mạch vô cùng phong phú, xuất phát ra các thứ hầu như vô cùng khác nhau. Bởi thế người cần phải kết luật rằng Ai gặp được Tiên Chúa là t́m được hết mọi sự, ai mất Thiên Chúa là mất hết mọi sự”.

 

Trong tác phẩm này người ta nghe thấy âm vang câu nói nổi tiếng “contemplatio ad amorem obtineundum – chiêm ngưỡng để đạt được t́nh yêu” từ các buổi linh thao của Thánh Ignatius of Loyola. Thánh Bellarmine, vị đă sống trong một xă hội phô trương và thường tiếu lành mạnh ở vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, đă rút ra những áp dụng cụ thể từ việc chiêm ngắm này và đă phác họa một cách hứng khởi sống động về mục vụ cho t́nh trạng của Giáo Hội vào thời của ngài. Trong cuốn “De Arte Bene Moriendi – Nghệ Thuật Chết Lành”, chẳng hạn, ngài đă cho thấy như là một tiêu chuẩn vững chắc về việc sống lành cũng như về việc chết lành, một suy niệm thường xuyên và nghiêm cẩn về sự kiện là người ta phải trả lẽ với Thiên Chúa về các hoạt động của ḿnh cùng với cách sống, cũng như việc không được tích lũy giầu sang trên thế gian này mà là sống đơn giản và yêu thương bác ái để tích lũy những sản vật trên Trời. Trong cuốn "De Gemitu Columbae – Tiếng Kêu Thảm Thiết của Chim Câu” – một con chim câu biểu hiệu cho Giáo Hội – ngài kêu gọi hàng giáo sĩ và tất cả mọi tín hữu thực hiện việc cụ thể canh tân đời sống của họ theo những ǵ được Thánh Kinh và các thánh dạy, trong số các vị, ngài đặc biệt đề cập tới Thánh Gregory of Nazianzen, John Chrysostom, St. Jerome và St. Augustine, ngoài những vị đại sáng lập ḍng như Thánh Benedict, Dominic và Francis. Thánh Bellarmine giảng dạy một cách rất rơ ràng và bằng chính gương sống của ngài rằng không thể nào có được một cuộc canh tân thực sự nếu trước hết cá nhân chúng ta không canh tân và thực hiện việc hoán cải cơi ḷng.

 

Từ những cuộc linh thao của Thánh Ignatius, Thánh Bellarmine đă rút ra được những lời huấn dụ để sâu xa truyền đạt, thậm chí cho cả thành phần quê mùa nhất, vẻ đẹp của các mầu nhiệm đức tin. Ngài đă viết rằng: “Nếu các bạn được khôn ngoan, th́ các bạn hăy nhớ rằng các bạn được dựng nên cho vinh quang của Thiên Chúa cũng như cho phần rỗi đời đời của ḿnh. Đó là cùng đích của các bạn, đó là tâm điểm cho linh hồn của các bạn, đó là kho tàng của tâm hồn bạn. V́ thế, hăy trân trọng như là một sự thiện chân thực đối với bản thân các bạn là những ǵ dẫn các bạn tới cùng đích của các bạn, và sự dữ quả thực làm cho các bạn bị hụt hẫng đi. Các biến cố thuận lợi hay bất lợi, giầu sang hay nghèo khổ, mạnh khỏe hay đau yếu, vinh vang hay nhục nhă, sự sống hay cơi chết – con người khôn ngoan không bao giờ được t́m kiếm chúng hay thoát khỏi chúng v́ bản thân ḿnh. Thế nhưng, chúng là những ǵ tốt lành đáng ước mong chỉ khi nào chúng góp phần vào làm vinh danh Thiên Chúa cũng như cho hạnh phúc vĩnh cửu của các bạn, chúng ta những ǵ xấu xa và cần phải tránh xa nếu chúng cản trở hạnh phúc đời đời này” ("De Ascensione Mentis in Deum").

 

Những lời này hiển nhiên không phải là những lời lỗi thời mà là những lời giành cho chúng ta suy niệm lâu dài hôm nay đây để hướng dẫn cuộc hành tŕnh của chúng ta trên trái đất này. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng cùng đích của cuộc đời chúng ta là Chúa, Vị Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra nơi Chúa Giêsu Kitô, trong Người Ngài tiếp tục kêu gọi chúng ta và hứa với chúng ta về mối hiệp thông với Người. Chúng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tin tưởng vào Chúa, về việc sống một cuộc đời trung thành với Phúc Âm, về việc chấp nhận và soi chiếu hết mọi hoàn cảnh và hết mọi hoạt động trong đời sống bằng niềm tin cũng như việc cầu nguyện, luôn hướng tới mối hiệp nhất với Người. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/2/2011