“Chiều
kích tôn giáo cũng như về niềm ước mong Thiên Chúa
được in ấn nơi cơi ḷng của hết mọi người”
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Giáo Lư về
Cầu Nguyện Bài 1 - Thứ Tư 4/5/2011
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn bắt đầu một loạt bài giáo lư mới. Sau những bài
giáo lư về các Giáo Phụ của Hội Thánh, về các đại thần học gia Thời
Trung Cổ, về các đại nữ nhân, giờ đây tôi quyết định chọn một
chủ đề mà tất cả chúng ta rất quen thuộc: Đó là chủ đề
về cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện Kitô giáo, việc cầu nguyện
được Chúa Giêsu dạy cho chúng ta cũng như được Giáo Hội tiếp tục dạy
chúng ta. Thật vậy, chính ở nơi Chúa Giêsu mà con
người có thể tiến tới với Thiên Chúa một cách sâu xa và mật thiết
trong mối liên hệ cha con. Cùng với những vị môn đệ tiên
khởi, giờ đây chúng ta hăy khiêm tốn tin tưởng vào Vị Thày này mà
xin rằng: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lk 11:1).
Trong các bài giáo lư tới đây, căn cứ vào Thánh Kinh, vào truyền
thống cao cả của các vị giáo phụ trong Hội Thánh, vào các bậc thày
về đời sống thiêng liêng, và vào phụng vụ, chúng ta sẽ học như ở một
“học đường cầu nguyện” việc sống một cách thiết tha hơn nữa mối liên
hệ của chúng ta với Chúa. Thật vậy, chúng ta đă rơ là cầu nguyện
không phải tự nhiên có được: Chúng ta cần phải học biết cách thức
cầu nguyện, hầu như thể bằng việc thu nhận nghệ thuật này một cách
mới mẻ vậy; kể cả những ai đă tiến triển khá trong đời sống thiêng
liêng cũng luôn cảm thấy cần vào học đường của Chúa Giêsu để học
nguyện cầu một cách chân thực.
Chúng ta nhận được bài học đầu tiên này từ Chúa qua gương mẫu của
Người. Phúc Âm diễn ta cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thân mật và liên
lỉ đối thoại với Cha: Nó là mối hiệp thông sâu xa của Đấng đến thế
gian không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư của Cha là Vị đă sai
Người v́ phần rỗi của con người.
Ở bài giáo lư đầu tiên này, để dẫn nhập, tôi muốn nêu lên một số
trường hợp cầu nguyện hiện hữu ở các văn hóa cổ xưa, để thấy được
dân chúng hầu như trong mọi lúc và ở mọi nơi hằng hướng về Chúa.
Tôi bắt đầu với một Ai Cập cổ xưa như là một thí dụ
điển h́nh. Ở đây, có một người mù, khi xin thần linh hoàn lại thị
giác cho ḿnh, đă chứng thực một điều ǵ đó phổ quát đối với chung
con người, như là một lời thỉnh cầu tinh tuyền và đơn thành về phần
kẻ đang chịu khổ đau. Người này nguyện cầu rằng: “Tâm can tôi ước
mong được trông thấy Ngài… Ngài là Đấng khiến tôi thấy tối tăm, xin
hăy tạo nên ánh sáng cho tôi để tôi có thế thấy được Ngài! Xin hăy
ghé mặt yêu dấu của Ngài xuống trên tôi” (A. Barucq -- F. Daumas,
Hymnes et prieres de l'Egypte ancienne, Paris, 1980, translated into
Italian as Preghiere dell'umanita, Brescia, 1993, p. 30).
Để tôi được trông thấy Ngài; đó là tâm điểm của việc cầu nguyện!
Thịnh hành trong các tôn giáo ở Mesopotamia là một cảm
quan huyền diệu và tê liệt về tội lỗi, cho dù vẫn không mất đi niềm
hy vọng được Thiên Chúa giải cứu và giải phóng. Bởi thế chúng ta có
thể cảm nhận được một lời van xin của một tín đồ thuộc các ḷng sùng
bái cổ xưa vang lên như thế này: “Ôi Thiên Chúa là Đấng khoan dung
thậm chí ngay cả nơi lỗi lầm nhất, xin tha thứ tội lỗi của tôi… Lạy
Chúa, xin hăy nh́n đến người tôi tớ kiệt quệ của Ngài đây, và thổi
nhè nhẹ trên hắn: Xin đừng chần chừ thứ tha cho hắn. Xin hăy giảm
nhẹ h́nh phạt nghiêm thẳng của Ngài. Xin hăy giải phóng khỏi các
xiềng xích để tôi được hít thở trở lại; xin hăy chặt đứt xiềng xích
của tôi, xin hăy nới lỏng những ǵ trói buộc tôi” (M. J. Seux,
Hymnes et prieres aux Dieux de Babylone at d'Assyrie, Paris, 1976,
translated into Italian in Preghiere dell'umanita, op. cit., p. 37).
Đó là những diễn tả cho thấy, trong việc t́m kiếm Thiên Chúa
của ḿnh, con người đă trực giác thấy, mặc dù c̣n lẫn lộn, một đàng
là tội lỗi của họ, và một đàng là những khía cạnh của ḷng thương
xót và từ ái thần linh.
Ở tâm điểm của thứ tôn giáo dân ngoại của Người Hy Lạp
cổ thời, chúng ta thấy được ngay một cuộc cách mạng quan trọng:
những việc cầu nguyện, cho dù vẫn tiếp tục kêu xin thần linh trợ
giúp để có được ơn trời trong tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc sống
hằng ngày cũng như để chiếm được những lợi ích về vật chất, từ từ đă
hướng về những điều yêu cầu vô tư bất vị kỷ, những yêu cầu giúp cho
con người tin tưởng đi sâu hơn vào mối liên hệ của họ với Thiên Chúa
và trở nên tốt lành hơn. Chẳng hạn, đại triết gia Plato đ4 tường
thuật một lời nguyện của thày ḿnh là Socrates, vị đáng được coi là
một trong những sáng lập viên của tư tưởng Tây phương. Socates đă
cầu nguyện như thế này: “Xin hăy làm cho tôi trở nên mỹ miều bề
trong. Để tôi có thể trở nên một người giầu có khôn ngoan chẳng cần
chiếm hữu tiền bạc ǵ như là con người khôn ngoan mong chiếm hữu và
có được. Tôi không xin bất cứ một điều ǵ khác nữa” (Opere I. Fedro
279c, translated into Italian by P. Pucci, Bari, 1966).
Tóm lại ông trước hết muốn trở nên mỹ miều và khôn ngoan trong ḷng
chứ không muốn giầu sang về tiền bạc.
Nơi các màn bi kịch Hy Lạp – những tuyệt phẩm văn chương vẫn c̣n tồn
tại qua mọi thời đại cho tới ngày nay sau 25 thế kỷ đang được đọc,
suy gẫm và thi hành – có những lời nguyện cầu bày tỏ niềm mong ước
nhận biết Thiên Chúa và tôn thờ sự uy nghi cao cả của Ngài. Một
trong những lời cầu nguyện ấy như thế này: “Xin hăy nâng đỡ trái đất
này, vị ngự trên trái đất đây, bất kể ngài là ai, có khó hiểu đến
đâu, hỡi thần Zeus, xin hăy là luật lệ của thiên nhiên hay của tâm
tưởng nơi con người, tôi hướng về ngài: cho dù ngài có âm thầm tiến
hành th́ ngài vẫn đang hướng dẫn các sự vụ của con người theo công
lư” (Euripide, Troiane, 884-886, translated into Italian by G.
Mancini, in Preghiere dell'umanita, op. cit., p. 54).
Thiên Chúa vẫn là một cái ǵ đó âm u mờ ảo nhưng con người biết vị
Thiên Chúa vô danh này và cầu cùng Ngài là Đấng hướng dẫn các sự vụ
xẩy ra trên trái đất.
Với người Rôma
cũng thế, thành phần đă thiết lập một đại Đế Quốc trong đó đa phần
của gốc gác Kitô giáo đă xuất phát và phát triển, th́ lời cầu nguyện
– mặc dù liên kết chính yếu với một quan niệm thực dụng gắn liền với
việc yêu cầu thần linh bảo vệ đời sống của cộng đồng dân sự – có
những lúc bật lên các lời khẩn cầu đáng khen theo ḷng nhiệt thành
đạo hạnh riêng tư, một ḷng đạo hạnh được biến thành lời chúc tụng
và tạ ơn. Một tác giả người Rôma Phi Châu ở thế kỷ thứ hai sau Chúa
Kitô là Apuleius là chứng nhân cho nhận định này. Nơi các bản văn
của ḿnh, ông bày tỏ cho thấy vấn đề thất vọng của những người đương
thời trong việc so sánh tôn giáo truyền thống với ước vọng có được
một mối liên hệ chân thực hơn với Thiên Chúa. Trong tác phẩm chính
của ḿnh, nhan đề Metamorphosis, một tín hữu đă ngỏ cùng một vị nữ
thần những lời lẽ sau đây: “Phải, ngài là một vị thánh, ngài luôn là
vị cứu tinh của nhân loại, ngài luôn quảng đại cứu giúp con người,
ngài tỏ ra cảm thương của một người mẹ đối với thành phần nghèo khổ
trong cơn hoạn nạn. Không có một ngày nào hay đêm nào hoặc giây phút
nào qua đi, cho dù là ngắn ngủi đến đâu, mà ngài không ban cho họ
đầy những thiện ích của ngài” (Apuleius of Madaura, Metamorphosis
IX, 25, Translated into Italian by C. Annaratone, in Preghiere
dell'umanita, op. cit., p. 79).
Trong cùng giai đoạn này, hoàng đế Marcus Aurelius – vị cũng là một
triết gia sâu xa về thân phận con người – đă khẳng định nhu cầu cần
cầu nguyện để thiết lập một sự hợp tác hiệu quả giữa hoạt động thần
linh và nhân loại. Ông đă viết trong Hồi Niệm của ḿnh như sau: “Ai
đă bảo các bạn rằng các vị thần linh không cứu giúp chúng ta thậm
chí ở cả những ǵ lệ thuộc chúng ta chứ? Vậy th́ hăy bắt đầu cầu
cùng các vị và các bạn sẽ thấy” (Dictionnaire de Spiritualite XII/2,
col. 2213). Lời khuyên này của vị hoàng đế triết gia được mang ra
thi hành một cách hiệu quả bởi vô vàn thế hệ con người ta trước Chúa
Kitô, như thế chứng tỏ rằng đời sống con người mà thiếu cầu
nguyện, một tác động hướng đời sống của chúng ta về mầu nhiệm của
Thiên Chúa, sẽ bị hụt hẫng ư nghĩa và điểm tựa. Thật
vậy, nơi hết mọi lời nguyện cầu bày tỏ chân lư về con người tạo vật,
thành phần một đàng cảm nghiệm được nỗi yếu hèn và bần cùng và v́
thế xin trời cao cứu giúp, đàng khác lại được ban cho một phẩm giá
đặc biệt, như để sửa soạn cho họ lănh nhận Mạc Khải thần linh, họ
khám phá thấy chính ḿnh có khả năng tham dự vào mối hiệp thông với
Thiên Chúa.
Các bạn thân mến, xuất phát từ những mẫu cầu nguyện điển h́nh này
thuộc các giai đoạn và các nền văn minh khác nhau đó là việc
con người nhận thức được thân phận của ḿnh là một tạo vật cũng như
sự lệ thuộc của họ vào Đấng Khác vượt trên họ và là nguồn mọi sự
thiện. Con người thuộc mọi thời đại nguyện cầu là v́
họ không thể nào thôi tự hỏi ḿnh về ư nghĩa cuộc sống của họ là
những ǵ vẫn c̣n tăm tối và khắc khoải nếu họ không liên hệ với mầu
nhiệm về Thiên Chúa cũng như về dự án của Ngài đối với thế giới này.
Đời sống con người là một thứ đan kết giữa thiện và ác, giữa đau
thương oan nghiệt với hân hoan và mỹ lệ, tất cả đều là những ǵ tôi
thúc chúng ta một cách bột phát và bất khả chống cưỡng trong việc
nguyện cầu cùng Thiên Chúa để được ánh sáng và sức mạnh nội tâm trợ
giúp trên đời và thấy được một niềm hy vọng vượt cả biên cương chết
chóc. Các tôn giáo của dân ngoại vẫn là một lời cầu khẩn xuất phát
từ trái đất đang đợi chờ một lời phát ra từ Trời. Proclus of
Constantinople, một trong những vị đại triết gia dân ngoại cuối
cùng, vị sống vào lúc cao điểm cao độ của thời đại Kitô giáo, đă lên
tiếng nói về niềm trông đợi ấy như sau: “Hỡi Đấng bất khả kiến,
không một ai cchất chứa được ngài. Hết mọi sự chúng tôi nghĩ tưởng
đều thuộc về ngài. Những xấu xa và thiện hảo của chúng tôi đều xuất
phát từ ngài, mọi hít thở đều lệ thuộc vào ngài, Ôi Đấng Khôn Tả,
chớ ǵ linh hồn chúng tôi cảm được ngài hiện diện khi dâng lên ngài
một lời ca trầm lắng” (Hymn,ed. E. Vogt, Wiesbaden, 1957, in
Preghiere dell'umanita, op. cit., p. 61).
Nơi những trường hợp thí dụ điển h́nh về cầu nguyện thuộc các nền
văn hóa khác nhau được chúng ta nhận định, chúng ta có thể thấy được
một chứng từ về chiều kích tôn giáo cũng như về niềm ước mong Thiên
Chúa được in ấn nơi cơi ḷng của hết mọi người, những ǵ đă được măn
nguyện và hoàn toàn diễn tả trong Cựu Ước và Tân Ước. Thật vậy, Mạc
Khải là những ǵ thanh tẩy và dẫn niềm ước mong nguyên thủy của con
người đối với Thiên Chúa đến chỗ viên trọn, khi cống hiến cho họ,
nhờ nguyện cầu, khả thể về một mối liên hệ sâu xa hơn với Cha trên
trời.
Để bắt đầu cuộc hành tŕnh của chúng ta nơi “học đường cầu nguyện”
này, giờ đây chúng ta hăy xin Chúa sáng soi trí khôn của chúng ta
cũng như tâm hồn của chúng ta để mối liên hệ của chúng ta với Người
nơi việc nguyện cầu trở nên mạnh mẽ hơn, thiết tha hơn và liên tục
hơn. Một lần nữa, chúng ta hăy thưa cùng Người rằng: “Lạy
Chúa, xin dạy cho chúng con biết cầu nguyện” (Lk 11:1)
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 4/5/2011 (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người
dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)