Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI – tiếp
tục
loạt
bài giáo lư về
Cầu
Nguyện
Thứ
Tư
5/10/2011 – bài thứ
10 về
Thánh Vịnh
23
Anh chị em thân mến,
Việc hướng về Chúa trong nguyện cầu bao gồm một hành động hoàn
toàn tín thác, ư thức là ḿnh đang phó ḿnh cho Thiên Chúa là
Đấng tốt lành thiện hảo, “từ bi và nhân hậu, chậm bất b́nh và
tràn đầy t́nh yêu thương bền vững và trung tín” (Ex 34:6-7; Ps
86:15; cf. Joel 2:13;
Genesis 4:2; Psalm 103:8; 145:8; Nehemiah 9:17). V́ thế, hôm nay
tôi muốn chia sẻ với anh chị em về một bài Thánh Vịnh tràn đầy
những tín thác, trong đó vị thánh vịnh gia bày tỏ ḷng tin tưởng
an b́nh rằng ông được dẫn dắt và bảo vệ, và an toàn khỏi mọi
hiểm nguy, v́ Chúa là mục tử của ông. Bài Thánh Vịnh 23 này –
theo truyền thống Hy-La là bài Thánh Vịnh 22 – là một bài quen
thuộc với tất cả mọi người và được mọi người rất yêu chuộng.
“Chúa là mục tử tôi, tôi không c̣n mong muốn một sự ǵ”: bài cầu
nguyện này được mở đầu như thế, nhắc lại môi trường du mục của
việc chăm sóc chiên cũng như kinh nghiệm của một thứ tương kiến
được thiết lập giữa mục tử và con chiên làm nên đàn chiên của vị
mục tử. H́nh ảnh này gợi lên một bầu khí tin tưởng, thân t́nh và
êm ái, ở chỗ, vị mục tử biết từng con chiên non dại của ḿnh;
ông gọi tên của chúng và chúng đi theo ông, v́ chúng biết ông và
chúng tín thác vào ông (cf Jn 10:2-4). Ông chăm sóc cho chúng;
ông canh chừng chúng như là những ǵ sở hữu quí báu, sẵn sàng
bênh vực chúng, bảo đảm t́nh trạng phúc hạnh của chúng, và làm
cho chúng sống ḥa hợp. Nếu vị mục tử ở với chúng th́ đâu c̣n
thiếu ǵ nữa. Vị thánh vịnh gia căn cứ vào kinh nghiệm bản thân,
bằng việc gọi Thiên Chúa là mục tử của ḿnh và phó ḿnh cho Ngài
dẫn đến những đồng cỏ an toàn:
“Ngài cho tôi nằm nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi.
Ngài dẫn tôi đi bên gịng nước trong; Ngài giải cứu linh hồn
tôi.
Ngài dẫn tôi theo những con đường chính đáng
v́ uy danh của Ngài” (câu 2-3).
Cảnh vật mở ra trước mắt chúng ta là một đồng cỏ xanh và những
gịng suối nước trong, một chốn yên nghỉ được vị mục tử dẫn
chiên tới – biểu hiệu của những nơi trong cuộc đời được Chúa dẫn
vị thánh vịnh gia tới, con người cảm thấy ḿnh như con chiên nằm
trên cỏ bên một gịng suối, một cách nghỉ ngơi – không căng
thẳng hay trong một trạng thái báo động, mà tin tưởng và an b́nh
– bị nơi chốn của ông th́ an toàn, gịng nước lại mát mẻ, và vị
mục tử th́ đang canh chừng chúng.
Chúng ta đừng quên rằng phong cảnh được vị thánh vịnh gia nhắc
lại ở đây là một vùng đất hoang vu rộng lớn nắng bỏng mặt trời,
nơi người mục tử bán du mục miền trung đông sinh sống với đàn
vật của ḿnh ở những miền thảo nguyên khô cằn bao quanh các làng
mạc. Thế nhưng người mục tử biết ở đâu có cỏ xanh và nước mát,
những cái thiết yếu cho sự sống; ông biết mang chúng đến những
nơi nghỉ ngơi thoải mái để linh hồn “được phục hồi” và có thể
lấy lại sức cho con người cùng nghị lực mới để tiếp tục tiến
bước trên con đường trường.
Như vị thánh vịnh gia nói, Thiên Chúa dẫn ông tới “những đồng cỏ
xanh tươi” và “những gịng nước trong”, nơi phong phú hết mọi
sự, nơi mọi sự được ban tặng dồi dào. Nếu Chúa là vị mục tử th́
cho dù trong sa mạc – một nơi trống vắng và chết chóc – niềm tin
tưởng của ông vẫn không giảm bớt nơi sự hiện diện trọn vẹn của
sự sống, đến độ ông có thể nói rằng: “Tôi không c̣n mong muốn
một sự ǵ”.
Vị mục tử này thực sự có ḷng thiện hảo với chiên của ḿnh; ông
thích ứng nhịp sống của ḿnh và nhu cầu của ḿnh với chiên của
ông, ông tiến bước và sống với chiên, dẫn chúng đi theo những
con đường “chính đáng” – tức là theo những con đường hợp với
chúng – chú trọng tới những nhu cầu của chúng hơn là của ḿnh.
Mối ưu tiên của ông là t́nh trạng an toàn của đàn chiên, và ông
cứ thế mà dẫn dắt chúng.
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng như vị thánh vịnh gia này,
nếu chúng ta bước đi bên “Vị Mục Tử Nhân Lành” – cho dù những
con đường của cuộc sống của chúng ta có vẻ khó khăn, ngoằn nghèo
hay dài đến đâu, thường c̣n dẫn chúng ta qua những miền hoang vu
thiêng liêng, khô cằn và nóng bỏng những lư lẽ – theo sự hướng
dẫn của Vị Mục Tử Nhân Lành là Chúa Kitô, chúng ta có thể tin
tưởng tiến bước theo những con đường “chính đáng” và tin tưởng
có Chúa dẫn dắt chúng ta, tin tưởng Ngài luôn ở bên chúng ta –
và chúng ta sẽ không c̣n mong muốn ǵ nữa.
V́ thế, vị thánh vịnh gia nói về t́nh trạng b́nh thản và an toàn
không bất an và sợ hăi của ḿnh như sau:
“Cho dù tôi có bước đi qua thung lũng tối,
tôi không lo sự dữ v́ Chúa ở cùng tôi.
Cây roi và cái trượng của Ngài
chúng là điều an ủi cho tôi” (câu 4).
Ai đi với Chúa th́ dù ở trong thung lũng tối tăm của khổ đau,
của bất định và của hết mọi rắc rối của con người, vẫn cảm thấy
an toàn. Chúa ở cùng tôi: đó là niềm tin tưởng của chúng ta, đó
là những ǵ nâng đỡ chúng ta. Đêm tối tăm làm cho chúng ta rùng
ḿnh trước những bóng chập chờn của nó, trước sự khó khăn nó gây
ra bằng các thứ nguy hiểm bàng hoàng, trước cái câm lặng đầy
những âm thanh hoang vu của nó. Nếu đàn chiên bước đi sau khi
mặt trời lặn, khi không c̣n nh́n rơ nữa, th́ chiên thường trở
nên hoang mang bồn chồn, v́ có thể bị vấp ngă hay lạc đàn và
thất tung – và c̣n có cả mối lo âu về những kẻ tấn công ẩn nấp
trong đêm tối.
Khi nói về thung lũng “tối”, vị thánh vịnh gia sử dụng một diễn
tả Do Thái cho thấy những bóng dáng tử thần chết chóc. Thung
lũng cần phải được băng qua v́ thế là một nơi sầu khổ, nơi đe
dọa rợn rùng và là một nơi nguy hiểm chết chóc. Tuy nhiên, con
người cầu nguyện tiến bước một cách an toàn không sợ hăi, v́ họ
biết rằng Chúa ở với họ. Việc “Chúa ở cùng tôi” của họ là một
lời công bố cho một ḷng tin tưởng bất khả chuyển lay và gồm tóm
cảm nghiệm của một niềm tin toàn vẹn; cái gần gũi của Thiên Chúa
là những ǵ biến đổi thực tại, thung lũng tối không c̣n hiểm
nguy – không c̣n đe dọa nữa. Giờ đây đàn chiên có thể bước đi an
toàn, với tiếng gậy gơ xuống đất quen thuộc – dấu hiệu của sự
hiện diện tái bảo đảm của vị Mục Tử.
H́nh ảnh an ủi này kết thúc phần đầu của Bài Thánh Vịnh, và mở
đường cho một cảnh khác. Chúng ta vẫn ở trong sa mạc, nơi người
mục tử sống với đàn vật của ḿnh, nhưng giờ đây chúng ta tiến về
túp lều của họ, một túp lều mở ra đón tiếp:
“Chúa đă dọn cho tôi mâm cỗ
ngay trước mặt những thù địch của tôi;
Chúa xức dầu trên đầu của tôi.
Chén của tôi đầy tràn chan chứa” (câu 5).
Giờ đây Chúa hiện lên như Đấng đón mừng con người cầu nguyện
bằng những dấu hiệu của một cuộc tiếp đăi rộng lượng và đầy chăm
sóc. Vị chủ sự thần linh dọn đồ ăn trên “bàn”, một từ ngữ trong
tiếng Do Thái biểu hiệu – ở ư nghĩa căn bản của nó – da thú trải
trên đất, và bên trên là những đĩa cho một bữa ăn chung. Đó là
một cử chỉ và là một tác động chia sẻ chẳng những lương thực mà
c̣n sự sống nữa, trong việc cống hiến mối hiệp thông và t́nh
thân hữu là những ǵ tạo nên những liên đới và bày tỏ t́nh đoàn
kết.
Thế rồi đầy những dầu thơm ở trên đầu, những ǵ làm nguôi ngoai
đi những tác dụng kho cằn của nắng nóng sa mạc; những ǵ làm
tươi mới và êm dịu làn da và phấn chấn tinh thần bằng mùi thơm
của nó. Sau hết, c̣n cả một chén đầy tràn chan chứa nữa cho cuộc
vui, với thứ rượu thanh tú của nó tha hồ thưởng thức. Lương
thực, dầu và rượu: chúng là các tặng ân giúp phấn chấn và mang
lại niềm vui, v́ chúng vượt trên những ǵ thật cần thiết và bày
tỏ tính chất nhưng không và phong phú của t́nh yêu. Cử hành sự
thiện hảo quan pḥng của Chúa, Thánh Vịnh 104 công bố rằng:
“Chúa làm cho cỏ mọc lên cho xúc vật, và cây cối cho con người
trồng cấy, để họ có được lương thực từ đất, và rượu uống làm
hoan lạc tâm can con người, dầu xức làm cho mặt họ sáng ngời,
cùng bánh làm kiên cường tâm can con người” (câu 14-15).
Vị thánh vịnh gia đă từng trở thành đối tượng cho rất nhiều sự
chú ư; bởi thế ông thấy ḿnh như là một kẻ bộ hành t́m nơi nghỉ
ngơi ở một cái túp lều đón tiếp, trong khi thành phần thù địch
của ông cần phải ngưng lại và trông chừng không thể nào rat ay,
v́ kẻ mà họ coi như con mồi của họ đă được ở một nơi an toài, đă
trở thành bất khả đụng chạm, thành một vị khách linh thánh. Và
chúng ta là vị thánh vịnh gia này nếu chúng ta thực sự là thành
phần tín hữu sống hiệp thông với Chúa Kitô. Khi Thiên Chúa mở
túp lều của Ngài ra để đón tiếp chúng ta th́ không ǵ có thể hăm
hại chúng ta.
Một khi người bộ hành này lên đường trở lại th́ việc bảo vệ thần
linh vẫn tiếp tục và đồng hành với cuộc hành tŕnh của họ:
“Ḷng thiện hảo và t́nh thương thật sự theo tôi hết mọi ngày
trong đời sống của tôi;
và tôi sẽ cư ngụ trong nhà Chúa đến muôn đời” (câu 6).
Sự thiện hảo và ḷng trung thành của Thiên Chúa hỗ trợ vị thánh
vịnh gia khi ông rời căn lều mà lên đường. Tuy nhiên, đó là một
cuộc hành tŕnh có một ư nghĩa mới và trở thành một cuộc hành
hương về Đền Thờ của Thiên Chúa, một nơi thánh, chỗ con người
cầu nguyện muốn “cư ngụ” đến muốn đời và là chốn ông “trở lại”.
Tiếng Do Thái được sử dụng ở đây có nghĩa “trở lại”, nhưng, với
một thay đổi chút xíu về mẫu âm, nó có thể được hiểu như “cư
ngụ” – v́ thế nó đă được sử dụng ở các bản cổ hơn cũng như nơi
đa số các bản dịch tân thời. Cả hai ư nghĩa có thể được bảo tồn,
đó là trở lại với Đền Thờ và cư ngủ ở đó là tất cả những ǵ ước
vọng của dân Do Thái, và việc cư ngụ gần Thiên Chúa nơi việc
Ngài cận kề và thiện hảo là những ǵ mong mỏi và nhớ nhung của
hết mọi tín hữu: được có thể thực sự ở nơi Thiên Chúa ở, được ở
gần Thiên Chúa.
Việc theo Vị Mục Tử này dẫn chúng ta đến nhà của Người – đó là
đích điểm của hết mọi cuộc hành tŕnh, là nơi mầu mở ước mơ
trong sa mạc, là căn lều trú ẩn trong cuộc thoát khỏi những kẻ
thù địch, nơi của sự b́nh an con người có thể nhờ đó cảm thấy sự
thiện hảo của Thiên Chúa và t́nh yêu trung thành của Ngài, ngày
này qua ngày kia, trong niềm vui thanh thản khôn nguôi.
H́nh ảnh của bài Thánh Vịnh này, với tính chất phong phú và sâu
xa của nó, đă đi kèm them suốt gịng lịch sử và cảm nghiệm về
đạo giáo của dân Yến Duyên, và nó đang đồng hành với Kitô hữu
nữa. H́nh ảnh về người mục tử đặc biệt nhắc lại thuở khởi đầu
của Cuộc Xuất Hành, một cuộc hành tŕnh dài trong sa mạc, như
đàn chiên dưới sự hướng dẫn của vị Mục Tử thần linh (cf. Isaiah
63:11-14; Psalm 77:20-21; 78:52-54). Và ở Đất Hứa, chính vị vua
có trách nhiệm chăn dắt đàn chiên của Chúa, như Đavít, vị mục tử
được Thiên Chúa chọn và là h́nh ảnh về Đấng Thiên Sai (cf. 2
Samuel 5:1-2; 7:8; Psalm 78:70-72). Thế rôà, sau cuộc lưu đầy
Babylon, như một thứ Xuất Hành mới (cf. Isaiah 40:3-5,9-11;
43:16-21), dân yean Duyên đă trở về quê hương của ḿnh như đàn
chiên tan tác được Chúa t́m thấy và dẫn về những đồng cỏ xanh
tươi và những nơi chốn nghỉ ngơi (cf. Exodus 34:11-16, 23-31).
Thế nhưng, chính trong Chúa Giêsu Kitô mà tất cả khả năng gợi
lên của bài Thánh Vịnh này đạt được viên trọn và tầm vóc hoàn
toàn của nó, ở chỗ, Chúa Giêsu là “Mục Tử Nhân Lành”, Đấng đi
t́m kiếm con chiên lạc của Người, Đấng biết chiên của Người và
hiến mạng sống cho chúng (cf. Matthew 18:12-14; Luke 15:4-7;
John 10:2-4,11-18). Người là đường, là con đường chính đáng dẫn
chúng ta tới sự sống (cf Jn 14:6); là ánh sáng chiếu soi thung
lũng tối và là Đấng khống chế hết mọi nỗi lo sợ của chúng ta
(cf. John 1:9; 8:12; 9:5; 12:46). Người là chủ nhà rộng lượng
đón tiếp chúng ta và cứu chúng ta khỏi các kẻ địch thù của chúng
ta, dọn cho chúng ta bàn tiệc ḿnh của Người và máu của Người
(cf. Matthew 26:26-29; Mark 14:22-25; Luke 22:19-20), và bàn
tiệc cuối cùng trong bữa tiệc thiên sai Thiên Đ́nh (cf. Luke
14:15ff; Revelation 3:20; 19:9). Người là vị Mục Tử vương giả,
và Đức Vua hiền lành và thứ tha, ngự trị trên cây Thập Giá vinh
quang (cf. John 3:13-15; 12:32; 17:4-5).
Anh chị em thân mến, Bài Thánh Vịnh 23 mời gọi chúng ta hăy canh
tân lại ḷng tín thác của chúng ta nơi Thiên Chúa, bằng cách
hoàn toàn phó ḿnh trong tay của Ngài. Bởi thế, với đức tin,
chúng ta hăy xin Chúa ban cho chúng ta – trên những con đường
khó khăn của cả thời đại chúng ta nữa – luôn bước đi trên những
đường lối của Người như một đàn chiên đơn sơ và vâng phục, để
Người đón nhận chúng ta vào nhà của Người, tới bàn tiệc của
Người, và để Người dẫn chúng ta tới “những gịng nước trong”,
hầu chúng ta, nhờ lănh nhận tặng ân Thần Linh của Người, chúng
ta có thể uống từ các gịng suối của Người, từ nguồn nước hằng
sống “vọt lên sự sống đời đời” (John 4:14; cf. 7:37-39). Xin cám
ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được
Zenit phổ biến ngày 5/10/2011