Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 12/10/2011 – bài th 11 v Thánh Vnh 126

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong các bài giáo lư trước đây, chúng ta đă suy gẫm về một số bài thánh vịnh than van và tín thác. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về một bài thánh vịnh hân hoan đáng kể, một lời nguyện cầu hân hoan về các kỳ công của Thiên Chúa. Đó là bài Thánh Vịnh 126 – theo số thứ tự bản Hy La là bài 125 – một bài chúc tụng các điều trọng đại Chúa đă làm cho dân của Ngài, và là những ǵ Ngài tiếp tục làm cho hết mọi tín hữu.

 

Vị thánh vịnh gia mở đầu cho lời nguyện cầu này nhân danh toàn thể dân Yến Duyên bằng cách nhắc lại cảm nghiệm rung động về việc cứu độ:

 

“Khi Chúa phục hồi vận số của Sion,

chúng ta như là những kẻ đang mơ.

Bấy giờ miệng của chúng ta nức vui tiếng cười,

và lưỡi của chúng ta vang tiếng hân hoan” (câu 1-2a)

 

Bài thánh vịnh này nói về “vận số phục hồi”; tức là, t́nh trạng nguyên thủy của họ được phục hồi với tất cả hồng phúc của họ trước kia. Thế nên bắt đầu là t́nh trạng khổ đau và cần được Thiên Chúa đáp ứng bằng việc cứu độ và phục hồi con người cầu nguyện về lại thân phận trước đó của họ; thật vậy, một thân phận được thăng hóa và thậm chí đổi thay tốt hơn nữa. Đó là những ǵ đă xẩy ra cho ông Gióp, khi Chúa phục hồi cho ông tất cả những ǵ ông đă mất, tăng lên gấp đôi và ban xuống cho ông một phúc lành c̣n lớn lao hơn nữa (cf. Job 42:10-13), và đó là những ǵ dân Yến Duyên cảm nghiệm thấy khi trở về quê cha đất tổ của ḿnh sau cuộc lưu đầy Babylon.

 

Bài thánh vịnh này cần phải được giải thích liên quan tới việc kết thúc cuộc lưu vong ở nước ngoài: Lời diễn tả “phục hồi vận số của Sion” được đọc và hiểu theo truyền thống như là một “cuộc trở về của thành phần tù nhân của Sion”. Thật vậy, việc trở về từ cuộc lưu đầy là mô thức của hết mọi sự can thiệp thần linh và cứu độ, v́ t́nh trạng sụp đổ của Giêrusalem và cuộc lưu đầy sang Babylon là những cảm nghiệm tàn rụi đối với thành phần Dân Tuyển Chọn, chẳng những về phương diện chính trị và xă hội, mà c̣n nhất là về phương diện tôn giáo và thiêng liêng nữa. T́nh trạng bị mất đi đất nước, t́nh trạng chấm dứt chế độ quân chủ nhà Đavít và t́nh trạng Đền Thờ bị phá hủy trở nên như một thứ chối bỏ của những lời hứa hẹn thần linh, và thành phần Dân Giao Ước, bị tản mác giữa dân ngoại, đắng cay đặt vấn đề với một Vị Thiên Chúa dường như đă bỏ rơi họ.

 

Bởi thế, việc kết thúc cuộc lưu đầy và việc họ trở về với quê cha đất tổ của ḿnh được cảm nghiệm thấy như là một cuộc trở về kỳ diệu với đức tin, với niềm tín thác, với mối hiệp thông cùng Chúa; chính cuộc “phục hồi vận số” này bao gồm một thứ hoán cải tâm can, ơn tha thứ, t́nh nghĩa tái tạo với Thiên Chúa, kiến thức về t́nh thương của Ngài và một khả năng mới trong việc ngợi khen chúc tụng Ngài (cf. Jeremiah 29:12-14; 30:18-20; 33:6-11; Ezekiel 39:25-29). Đó là một cảm nghiệm về niềm vui tràn đầy, về tiếng cười và những tiếng kêu hân hoan, tuyệt vời tới độ “dường như là đang mơ”. Việc trợ giúp thần linh thường mặc lấy những h́nh thức lạ lùng vượt trên những ǵ con người có thể mường tượng; v́ thế mà cảnh ngỡ ngàng và niềm vui tươi đă được bày tỏ trong bài thánh vịnh này: “Chúa đă thực hiện những việc trọng đại”. Đó là những ǵ các quốc gia đă nói và là những ǵ dân Yến Duyên công bố:

 

“Bấy giờ giữa các dân nước họ nói với nhau rằng.

‘Chúa đă đối xử đại lượng với họ’.

Chúa đă thực hiện những điều trọng đại cho chúng ta;

chúng ta mừng rỡ hân hoan” (câu 2b-3).

 

Thiên Chúa thực hiện những việc kỳ diệu trong lịch sử của con người. Trong khi thực hiện việc cứu độ, Ngài đă tỏ chính ḿnh ra cho tất cả mọi người như là một vị Chúa quyền năng và thương xót, như chốn lánh nạn của thành phần bị đàn áp, Đấng không quên tiếng kêu của kẻ nghèo khổ (cf. Psalm 9:10,13), Đấng yêu chuộng công lư và chính trực và Đấng làm tràn đầy trái đất t́nh yêu thương của Ngài (cf. Psalm 33:5). Bởi thế, trước cuộc giải phóng của Dân Yến Duyên, tất cả mọi dân nước đều nh́n nhận rằng Thiên Chúa đă hoàn thành cho Dân của Ngài những điều cao cả và lạ lùng, và họ chúc tụng Chúa thực là Đấng Cứu Độ.

 

Và dân Yến Duyên âm vang lời tuyên xưng của các dân nước, nhận lấy nó và lập lại nó một lần nữa – thế nhưng như thành phần đóng vai chính – như là một tiếp nhận viên trực tiếp hành động thần linh: “Chúa đă làm những điều trọng đại cho chúng ta”; “cho chúng ta” hay chính xác hơn, “với chúng ta”, theo tiếng Do Thái là 'immanû, bởi thế khẳng định là mối liên hệ đặc biệt được Chúa tỏ ra đối với những kẻ tuyển chọn của Ngài, mối liên hệ được thấy nơi danh xưng Emmanuel, ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’, một danh xưng Chúa Giêsu được gọi là mạc khải trọn vẹn và hoàn toàn của Ngài (cf. Matthew 1:23).

 

Anh chị em thân mến, trong việc chúng ta cầu nguyện, chúng ta cần phải thường xuyên lưu ư hơn nữa tới những biến cố trong đời sống của chúng ta Chúa đă bảo về, hướng dẫn và trợ giúp chúng ta, và chúng ta cần phải chúc tụng Ngài về tất cả những ǵ Ngài đă thực hiện và đang thực hiện cho chúng ta. Chúng ta cần phải lưu ư hơn nữa tới những điều tốt lành Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta bao giờ cũng lưu ư tới những trục trặc và khó khăn, và chúng ta hầu như không muốn nhận thấy rằng có cả những điều tuyệt với khác từ Chúa mà đến. Việc chú trọng này, một việc chú trọng trở thành niềm tri ân, là những ǵ rất quan trọng đối với chúng ta; nó tạo nên trong chúng ta kư ức về điều thiện hảo và nó cũng giúp ích cho chúng ta cả trong những thời điểm đen tối. Thiên Chúa hoàn thành những điều cao trọng, và ai cảm nghiệm thấy điều này – chú trọng tới sự thiện hảo của Chúa bằng tấm ḷng quan tâm – đều cảm thấy tràn đầy niềm vui. Phần thứ nhất của bài thánh vịnh này kết thúc ở cung giọng tươi vui này. Việc được cứu độ và trở về quê hương của ḿnh từ chốn lưu đầy như là việc trở về với sự sống: Tự do bật lên tiếng cười, thế nhưng cùng với việc đợi chờ hoàn thành những ǵ c̣n ước vọng và thỉnh nguyện. Đó là phần thứ hai của bài thánh vịnh này của chúng ta, một bài thánh vịnh được tiếp tục như sau:

 

“Ôi Chúa, xin phục hồi vận số của chúng con,

như những con kênh đào ở Negeb!

Chớ ǵ những ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt hái trong những tiếng hoan ca!

Ai bước đi khóc lóc,

mang hạt mầm đi gieo,

sẽ ca vang trở về,

ôm theo những bó lúa” (câu 4-6).

 

Nếu ở đầu của lời cầu nguyện này, vị thánh vịnh gia mửng rỡ niềm vui của một vận số được Chúa phục hồi, th́ giờ đây ông lại xin nó như như là một cái ǵ đó cần phải được hiện thực. Nếu chúng ta áp dụng bài thánh vịnh này vào cuộc trở về từ chốn lưu đầy, th́ cái mâu thuẫn hiển nhiên này có thể hiểu được nơi cảm nghiệm lịch sử của dân Yến Duyên về một cuộc trở về quê hương khó khăn và bán phần, một cảm nghiệm thôi thúc con người cầu nguyện nài xin ơn trợ giúp thần linh hơn nữa để cho cuộc phục hồi của Dân này đến chỗ trọn vẹn.

 

Thế nhưng bài thánh vịnh này vượt ra ngoài thời điểm lịch sử thuần túy và vươn rộng hơn nữa tới những chiều kích về thần học. Cảm nghiệm an ủi về cuộc tự do thoát khỏi Babylon tuy nhiên vẫn chưa trọn vẹn, nó “đă” xẩy ra, nhưng nó “chưa” có dấu hiệu của một thứ trọn vẹn tối hậu. Bởi thế, trong khi lời nguyện cầu này được hoan hỉ vang lên cử hành ơn cứu độ lănh nhận, nó vẫn hướng vọng về cuộc hiện thực hoàn toàn của nó. Bởi thế, bài thánh vịnh này sử dụng thứ h́nh ảnh đặc biệt nhắc nhở một cách phức hợp thực tại huyền diệu của việc cứu chuộc, trong đó tặng ân được lănh nhận mà vẫn c̣n đợi chờ, sự sống và sự chết, những niềm vui được mở tưởng đến cùng với những lệ sầu, quấn quyện lại với nhau.

 

H́nh ảnh đầu tiên liên quan tới những ḍng suối khô cạn ở sa mạc Negeb, những ḍng suối nhờ các trận mưa đă làm tràn đầy những gịng nước ào ào mang lại sự sống cho đất đai cằn cỗi giúp nó nẩy nở. Bởi thế lời yêu cầu của vị thánh vịnh gia đó là việc phục hồi vận số của Dân cùng với việc họ trở về từ chốn lưu đầy giống như những gịng nước ấy, ầm ĩ và bất khả ngưng, có khả năng biến đổi sa mạc thành một giải mênh mông cỏ xanh và hoa lá.

 

H́nh ảnh thứ hai chuyển từ những ngọn đồi cằn cỗi và sỏi đá ở Negeb thành những cánh đồng được thành phần nông gia vun trồng làm lương thực., Khi diễn tả việc cứu độ, cảm nghiệm này được tái tấu hằng năm nơi thế giới canh nông được nhắc lại nơi đây: sự khốn khó và thời gian mệt nhọc gieo văi, và rồi niềm vui tràn trề vào mùa gặt. Đó là một cuộc gieo văi trong nước mắt, v́ người ta vứt xuống đất những ǵ vẫn có thể trở thành bánh ăn, phơi bày nó ra cho một thời gian đợi chờ đầy những bất ổn, ở chỗ, người nông gia làm việc, họ sửa dọn đất đai, họ tung văi hạt giống, thế nhưng, như dụ ngôn Người Gieo Giống cho thấy rơ, người ta không hề biết hạt giống rơi xuống ra sao – một là bị chim ăn mất, hoặc không đâm rễ, hay trở thành bông lúa (cf. Matthew 13:3-9; Mark 4:2-9; Luke 8:4-8). 

 

Việc gieo rắc hạt giống là một hành động của niềm tín thác và hy vọng; cái cần cù của con người là những ǵ cần thiết, thế nhưng con người cần phải tiến vào một thời gian đời chờ ngoài tầm với của ḿnh, biết rơ rằng c̣n nhiều yếu tố quyết liệt sẽ định đoạt về mùa màng thành đạt, và mối nguy cơ thất bại bao giờ cũng ŕnh chực đâu đó. Tuy nhiên, năm này qua năm khác, người nông phu lập đi lập lại cử chỉ của ḿnh và tiếp tục gieo hạt giống. Để rồi khi nó trở thành bông lúa, và cánh đồng đầy những mùa màng, th́ đó là niềm vui của con người đứng trước một ngỡ ngàng đặc biệt.

 

Chúa Giêsu đă biết rơ cái cảm nghiệm này, và Người đă nói về nó với những ai thuộc về Người: “Người bảo: Nước Thiên Chúa giống như một người đi gieo hạt giống xuống đất, và thúc ngủ ngày này qua ngày khác, hạt giống nẩy mầm và mọc lên mà ông không biết ra sao’” (Mark 4:26-27). Đó là mầu nhiệm ẩn kín của sự sống, đó là “những điều cao cả” lạ lùng của việc cứu độ được Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại mà con người không biết được cái bí mật của nó.

 

Khi việc trợ giúp thần linh được bày tỏ một cách hoàn toàn trọn vẹn, nó có một chiều kích tràn đầy, như những gịng nước ở Negeb và như hạt lúa miền ngoài đồng nội – hạt lúa miến này cũng gợi lên một đặc tính bất cân đối về những điều của Thiên Chúa, một thứ bất cân đối giữa nỗ lực của việc gieo văi và niềm vui mênh mang của mùa gặt; giữa nỗi âu lo đợi chờ và viễn quan an ủi về một vựa thóc tràn đầy; giữa những hạt giống bé tí được quăng xuống đất và những bó lúa to lớn vàng bóng dưới ánh mặt trời. Ở vào mùa gặt tất cả mọi sự được biến đổi; cảnh khóc lóc đă chấm dứt cho một tiếng kêu hân hoan rộn ràng.

 

Đó là những ǵ vị thánh vịnh gia nói tới khi ông nói về việc cứu độ, về việc giải phóng, về việc phục hồi vận số và việc từ chốn lưu đầy trở về. Cảnh lưu đầy sang Babylon, cũng như hết mọi t́nh trạng khác của khổ đau và khủng hoảng, bao gồm những thứ tối tăm đớn đau của nó cùng với những nghi hoặc và việc rơ ràng vắng bóng Thiên Chúa, thực ra – bài thánh vịnh của chúng ta nói – giống như một thời điểm gieo văi. Nơi Mầu Nhiệm của Chúa Kitô – theo ánh sáng của Tân Ước – sứ điệp này trở nên sáng tỏ hơn nữa và hiển nhiên hơn nữa, ở chỗ, người tín hữu trải qua đêm tăm tối này giống như hạt lúa miến rời xuống đất mục nát đi, nhưng lại sinh nhiều hoa trái (cf. John 12:24); hay, vay mượn một h́nh ảnh khác thân thương với Chúa Giêsu, người tín hữu giống như người đàn bà quằn quại lâm bồn để có được niềm vui mang vào trần gian một sự sống mới  (cf. John 16:21).

 

Anh chị em thân mến, bài thánh vịnh này dạy chúng ta rằng, trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta bao giờ cũng cần phải hướng về niềm hy vọng, và cững vàng tin vào thiên Chúa. Lịch sử của bản thân chúng ta – cho dù thường bị khổ đau, bất an và những lúc khủng hoảng – là một lịch sử của việc cứu độ cũng như của “việc phục hồi vận số”. Nơi Chúa Giêsu hết mọi cuộc lưu đầy đều chấm dứt và hết mọi giọt lệ đều được lau khô ở mầu nhiệm Thập Giá của Người, của sự chết được biến thành sự sống, như hạt lúa miến rơi xuống đất sinh hoa kết trái vậy. Cả cho chúng ta nữa, cái khám phá này về Chúa Giêsu Kitô là một niềm đại hỉ nơi tiếng “thuận ưng” của Thiên Chúa, của việc phục hồi vận số của chúng ta. Thế nhưng, như những ai – trở về từ chốn lưu đầy Babylon đầy những hân hoan – đă t́m thấy được một mảnh đất cằn cỗi, tan hoang cũng như việc khó khăn gieo văi, và khóc than, họ đă chịu đựng v́ không biết được rằng cuối cùng có thực sự trở thành một mùa gặt hay chăng, chúng ta cũng thế, sau cuộc khám phá lớn lao về Chúa Giêsu Kitô – sự sống của chúng ta, chân lư và là đường lối của chúng ta – tiến vào lănh địa đức tin, vào “miền đất tin tưởng”, chúng ta cũng thường thấy rằng đời sống th́ tối tăm, vất vả, khó khăn – một thứ gieo trong nước mắt – nhưng chúng ta tin tưởng rằng cuối cùng ánh sáng của Chúa Kitô thực sự ban cho chúng ta một mùa gặt ph́ nhiêu.

 

Và chúng ta cần phải biết điều này cả trong đêm tối tăm; đừng quên rằng ánh sáng ở đó, rằng Thiên Chúa đă ở giữa đời sống của chúng ta và chúng ta gieo rắc vằng một ḷng tín thác cao cả nơi sự kiện là “cái thuận ưng” của Thiên Chúa c̣n mạnh liệt hơn tất cả chúng ta. Cần phải đừng lạc mất kư ức về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta, niềm vui sâu xa là Thiên Chúa đă tiến vào đời sống của chúng ta, nhờ đó giải phóng chúng ta: Cần phải tri ân cảm tạ về việc khám phá thấy Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă đến giữa chúng ta. Và niềm tri ân cảm tạ này được biến thành niềm hy vọng; chính ngôi sao hy vọng này cống hiến cho chúng ta niềm tín thác; nó là ánh sáng, v́ chính những dớn đau của việc gieo văi là khởi diểm của sự sống mới, của niềm vui cao cả và vĩnh viễn của Thiên Chúa.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/10/2011