Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI – tiếp
tục
loạt
bài giáo lư về
Cầu
Nguyện
Thứ
Tư
19/10/2011 – bài thứ
12 về
Thánh Vịnh
136 (135)
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn cùng với anh chị em suy niệm về một bài thánh
vịnh tóm gọn toàn thể lịch sử cứu độ như được Cựu Ước tŕnh
thuật cho chúng ta. Đó là một bài đại thánh ca chúc tụng tôn
dương Chúa ở nhiều cuộc bày tỏ đa dạng được lập đi lập lại bởi
sự thiện hảo của Ngài dọc suốt gịng lịch sử nhân loại; đó là
bài Thánh Vịnh 136 – hay 135 theo truyền thống Hy La.
Là một lời nguyện cầu long trọng tạ ơn được gọi là bài “Đại
Alleluia”, thánh vịnh này theo truyền thống được vang lên ở cuối
bữa Vượt Qua của người Do Thái, và có lẽ đă được Chúa Giêsu sử
dụng để cầu nguyện trong bữa Vượt Qua sau hết với các môn đệ của
Người; các vị Thánh Kư thật sự dường như ám chỉ điều này nơi
những ǵ các vị chú giải rằng: “Và khi họ hát bài thánh ca xong,
họ đă lên Núi Cây Dầu”
(cf. Matthew 26:30; Mark 14:26). Chân trời của việc chúc tụng
chiếu soi con đường khốn khổ tiến lên Sọ Trường. Toàn thể bài
Thánh Vịnh 136 mặc h́nh thức của một bài kinh cầu được lập lại
điệp khúc “v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn muôn đời”.
Dọc suốt bài thi ca này, nhiều công việc quyền năng của Thiên
Chúa trong lịch sử nhân loại đă được liệt kê, như những cuộc can
thiệp liên tục của Ngài v́ dân của Ngài; và đối với mỗi một lời
tuyên dương về hành động cứu độ của Chúa, th́ bài tụng ca này
đáp lại theo tác động chúc tụng sâu xa, đó là t́nh yêu vĩnh hằng
của Thiên Chúa, một t́nh yêu, theo ngôn từ Do Thái được sử dụng,
bao gồm ḷng tín trung, nhân hậu, thiện hảo, sủng ái và dịu
dàng. Đó là lư do duy nhất cho toàn bài thánh vịnh này; bao giờ
nó cũng được lập lại như nhau, trong khi thay đổi những việc
biểu lộ đúng lúc và biến báo của Ngài: việc tạo dựng, việc xuất
hành tự do, mảnh đất hứa ban, việc trợ giúp liên lỉ và quan
pḥng của Chúa giành cho dân của Ngài cũng như cho hết mọi tạo
vật.
Sau lời mời gọi tam diện để tạ ơn vị Thiên Chúa vương chủ (câu
1-3), Chúa được tôn dương như Đấng duy nhất thực hiện những kỳ
công cao cả (câu 4), trước hết là việc tạo dựng: trời, đất và
các vầng sáng lớn (câu 5-9). Thế giới tạo vật không phải chỉ là
một tập hợp để diễn xuất hoạt động cứu độ của Thiên Chúa; trái
lại, nó chính là khởi điểm của hoạt động diệu kỳ ấy. Qua việc
tạo dựng, Chúa tỏ ḿnh ra nơi tất cả sự thiện hảo và mỹ lệ của
ḿnh; Ngài liên hệ Bản Thân ḿnh với sự sống, tỏ thiện ư muốn
thực hiện hành động cứu độ. Và bài thánh vịnh của chúng ta, bằng
việc âm vang đoạn đầu tiên của Sánh Khởi Nguyên, tóm gọn thế
giới tạo vật vào những yếu tố chính của nó, đặc biệt nhấn mạnh
đến các vầng sáng lớn như mặt trời, mặt trăng, tinh tú – những
tạo vật đồ sộ làm chủ ngày đêm. Việc tạo dựng nên loài người
không được nói tới ở đây, nhưng họ bao giờ cũng hiện hữu; mặt
trời và mặt trăng được dựng nên cho họ – cho con người – chúng
là những ǵ đánh dấu thời gian cho con người, đặt họ vào mối
liên hệ với Hóa Công, nhất là qua dấu hiệu của thời gian về
phụng vụ.
Thật vậy, lễ Vượt Qua được nhắc lại ngay sau việc tạo dựng khi
tiến sang việc Thiên Chúa tự tỏ ḿnh ra trong lịch sử, nó bắt
đầu bằng biến cố giải thoát khỏi cảnh làm tôi người Ai Cập, biến
cố Xuất Hành – được mô tả ở những yếu tố quan trọng nhất của
biến cố này: cuộc giải phóng khỏi Ai Cập bằng tai ương giáng
xuống đứa con dầu ḷng của người Ai Cập; việc ra đi khỏi Ai Cập;
việc vượt qua Biển Đỏ, cuộc hành tŕnh băng qua sa mạc và tiến
vào Đất Hứa (câu 10-20). Chúng ta đang ở trong những giây phút
đầu tiên của lịch sử dân Yến Duyên. Thiên Chúa can thiệp một
cách quyền năng để mang dân của Ngài đến chỗ tự do; qua Moisen,
vị đại sứ của Ngài, Ngài đă tỏ ḿnh ra cho Pharao, tỏ ra tất cả
sự cao cả vĩ đại của Ngài, và cuối cùng, Ngài đă nhận ch́m việc
kháng cự của người Ai Cập bằng tai ương khủng khiếp là cái chết
xẩy ra cho những đứa con trai đầu ḷng. Nhờ đó dân Yến Duyên mới
có thể ĺa bỏ mảnh đất nô lệ, với vàng của các kẻ đàn áp (cf.
Exodus 12:35-36) cũng như “với những bàn tay giơ lên” (Exodus
14:8) như dấu chỉ hỉ hoan chiến thắng.
Chúa tác hàng bằng quyền năng nhân hậu cũng ở Biển Đỏ. Trước một
dân Yến Duyên đang tỏ ra lo sợ những người Ai Cập đuổi theo
ḿnh, đến độ họ hối hận đă ĺa bỏ Ai Cập (cf. Exodus 14:10-12),
Thiên Chúa, như bài thánh vịnh của chúng ta nói, “phân chia Biển
Đỏ […] để giúp cho dân Yến Duyên băng qua giữa nó […] và lật
nhào Pharao cùng với quân quốc của ông” (câu 13-15). H́nh ảnh
Biển Đỏ “bị phân chia” thành hai dường như gợi lên ư nghĩ về
biển cả như một con đại quái vật bị cắt làm đôi nhờ đó biến nó
thành vô hại.
Quyền năng của Thiên Chúa chiến thắng cuộc nguy vong của những
lực lượng thiên nhiên cũng như của lực lượng quân đội từ con
người: biển khơi, cái dường như chặn đường dân của Thiên Chúa,
lại cho dân Yến Duyên băng qua như trên đất khô cạn – và sau đó
đóng lại đổ xuống trên những người Ai Cập, kéo trôi họ đi luôn.
“Bàn tay và cánh tay giang thẳng” của Chúa (cf. Deuteronomy
5:15; 7:19; 26:8) như thế đă tỏ ra nơi tất cả quyền năng cứu độ
của ḿnh: Kẻ đàn áp bất chính bị chế ngự, bị nuốt đi bởi gịng
nước cuốn, trong khi Dân Thiên Chúa “băng qua giữa nó” để tiếp
tục cuộc hành tŕnh của ḿnh tiến về miền đất tự do.
Bài thánh vịnh của chúng ta giờ đây nói đến cuộc hành tŕnh này
bằng việc nhắc đến cuộc hành tŕnh dài lâu của dân Yến Duyên
tiến về Đất Hứa bằng một câu rất ngắn: “Ngài đă dẫn dân ḿnh
băng qua hoang địa, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn
muôn đời” (câu 16). Vài chữ này tóm tắt một cảm nghiệm kéo dài
40 năm – một thời gian quyết liệt cho dân Yến Duyên, thành phần
khi để ḿnh được Chúa dẫn đưa, biết cách sống theo đức tin, tuân
phục và dễ dậy trước lề luật của Thiên Chúa. Chúng là những năm
khốn khó v́ đời sống cằn cỗi trong sa mạc, nhưng cũng là nh74ng
tháng ngày phúc lộc – những năm trường của ḷng tin tưởng vào
Chúa, của ḷng tín thác con thơ; nó là thời gian của “tuổi trẻ”
như tiên tri Giêrêmia định nghĩa khi nhân danh Chúa nói đến dân
Yến Duyên, bằng những diễn tả đầy dễ thương và nhung nhớ: “Ta
nhớ lại ḷng sùng mộ của thời trẻ trung của ngươi, t́nh yêu của
ngươi như là một hôn thê, ngươi đă theo Ta thế nào trong hoang
địa, ở một mảnh đất không gieo văi” (Jeremiah 2:2). Chúa, như vị
mục tử trong Thánh Vịnh 23 chúng ta đă chiêm ngưỡng trong bài
giáo lư khác, đă dẫn dắt Dân Ngài 40 năm; Ngài đă giáo dục họ và
yêu thương họ, dẫn họ tới Đất Hứa và thậm chí chiến thắng cả
việc kháng cự và hận thù của các dân tộc thù địch muốn ngăn cản
họ trên con đường cứu độ (cf. câu 17-20).
Trong cuộc bày tỏ “những kỳ công cao cả” được bài thánh vịnh của
chúng ta liệt kê, chúng ta tiến đến giây phút của tặng ân quyết
liệt, nơi việc hgoàn tất lời hứa thần linhvới các vị Cha Ông:
“Ngài đă ban cho họ mảnh đất này làm gia sản, v́ t́nh Ngài yêu
thương bền vững đến muôn muôn đời, một gia sản cho dân Yến Duyên
là tôi tớ của Ngài, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn
muôn đời” (câu 21-22). Trong việc tuyên dương t́nh yêu vĩnh hằng
của Thiên Chúa, tặng ân Đất Hứa bấy giờ được nhớ đến, một tặng
ân cần phải được dân nhận lănh mà không được cho rằng là sở hữu
riêng của họ – bằng việc tiếp tục sống với một thái độ tri ân
nhận lănh. Dân Yến Duyên đă lănh nhận mảnh đất họ đang sống như
một thứ “di sản” – một từ ngữ thường có ư nói tới việc sở hữu
một sản vật lănh nhận từ kẻ khác; một quyền về tài sản liên quan
đặc biệt tới di sản của cha ông. Một trong những đặc quyền của
Thiên Chúa đó là quyền “ban tặng”; và giờ đây, ở vào cuối cuộc
hành tŕnh Xuất Hành, dân Yến Duyên, kẻ lănh nhận tặng ân này,
tiến vào như là một người con trai tiến vào Mảnh Đất của lời hứa
được nên trọn. Thời gian lang thang – ở những lều căng, trong
một đời sống đầy nguy hiểm – đă qua rồi. Giờ đây thời gian phúc
đức của ổn định đă bắt đầu – của niềm vui trong việc xây dựng
nhà của ḿnh cũng như trong việc trồng trọt các khu vườn nho của
ḿnh, của việc sống trong an toàn (cf. Deuteronomy 8:7-13). Thế
nhưng nó cũng là thời gian của cám dỗ thiên về viện tôn thờ ngẫu
tượng; của việc lây nhiễm đám dân ngoại; của một thứ cảm thấy tự
đủ khiến họ quên Nguồn Gốc của tặng ân này. V́ lư do ấy, vị
thánh vịnh gia đề cập tới t́nh trạng bị hạ nhục và địch thù, một
thực tại chết chóc dầu sao cũng được Chúa sử dụng để tỏ ḿnh ra
là Đấng Cứu Độ: “Chính Ngài đă nhớ đến chúng ta nơi t́nh trạng
tấp thèn của chúng ta, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn
muôn đời; và đă giải cứu chúng ta khỏi những kẻ thù địch của
chúng ta, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn muôn đời”
(câu 23-24).
Đến đây, vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào chúng ta có thể biến
vbài thánh vịnh này trở thành của chúng ta, làm thế nào chúng ta
có thể biến bài thánh vịnh này thuộc về lời cầu nguyện của chúng
ta? Cái ǵ làm khung cho bài thánh vịnh này ở lúc đầu và lúc
cuối là những ǵ quan trọng: và đó là việc tạo dựng. Chúng ta
hăy trở lại với điểm này: Việc tạo dựng như tặng ân cao cả của
Thiên Chúa nhờ đó chúng ta sống, nhờ đó Ngài tỏ ḿnh ra qua sự
thiện hảo và vĩ đại của Ngài. Bởi thế, coi việc tạo dựng như là
một tặng ân của Thiên Chúa là những ǵ quan tâm đối với tất cả
chúng ta.
Thế rồi tiếp theo là lịch sử cứu độ. B́nh thường chúng ta có thể
nói: Việc giải phóng khỏi Ai Cập, thời gian trong sa mạc, việc
tiến vào Đất Hứa và sau đó các vấn đề khác là những ǵ xa cách
với chúng ta; chúng không thuộc về lịch sử của chúng ta. Thế
nhưng, chúng ta cần phải chú ư tới cái cấu trúc sâu xa chính yếu
của lời cầu nguyện này. Cái cấu trúc sâu xa chính yếu ở đây đó
là việc dân Yến Duyên nhớ đến sự thiện hảo của Chúa. Trong lịch
sử của ḿnh, có rất nhiều những thung lũng tối, rất nhiều những
cuộc vượt qua khó khăn và chết chóc, thế nhưng dân Yến Duyên nhớ
rằng Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, và họ có thể thắng vượt trong
thung lũng tối tăm – trong thung lũng chết chóc – v́ họ tưởng
nhớ. Dân Yến Duyên nhớ đến sự thiện hảo của Chúa và quyền năng
của Ngài; nhớ rằng t́nh Ngài yêu thương bền vững đến muôn muôn
đời.
Và đó cũng là điều quan trọng đối với chúng ta: việc nhớ đến sự
thiện hảo của Chúa. Việc tưởng nhớ trở thành sức mạnh của niềm
hy vọng. Việc tưởng nhớ nhắc chúng ta rằng: Thiên Chúa là; Thiên
Chúa th́ thiện hảo, và t́nh thương của Ngài th́ vĩnh viễn. Và v́
thế, việc tưởng nhớ mở ra con đường tiến về tương lai – ngay cả
trong cái tăm tối của một ngày, của một khoảnh khắc thời gian,
nó là ánh sáng và là tinh tú hướng dẫn chúng ta. Cả chúng ta nữa
hăy nhớ đến sự thiện hảo này; chúng ta hăy nhớ đến t́nh yêu nhân
hậu vĩnh hằng của Thiên Chúa. Lịch sử của dân Yến Duyên đă thuộc
về kư ức của chúng ta nữa, về cách thức Thiên Chúa tỏ ḿnh ra,
về cách thức Thiên Chúa tạo nên cho Ngài một dân làm của riêng
Ngài. Thế rồi Thiên Chúa đă làm người, một người trong chúng ta:
Ngài đă sống với chúng ta, đă chịu khổ với chúng ta, đă chết v́
chúng ta. Ngài vẫn ở với chúng ta trong Bí Tích Thánh cũng như
nơi Lời Chúa. Nó là một lịch sử, một tưởng nhớ đến sự thiện hảo
của Thiên Chúa bảo đảm chúng ta về sự thiện hảo của Ngài: T́nh
Ngài yêu thương vĩnh hằng.
Cũng thế rồi nữa, trong 2000 năm này của lịch sử Giáo Hội, một
lần nữa, bao giờ cũng có sự thiện hảo của Chúa. Sau giai đoạn
đen tối của những cuộc bách hại từ Nazi và Cộng sản, Thiên Chúa
đă giải phóng chúng ta. Ngài đă tỏ ra cho chúng ta thấy rằng
Ngài là Đấng thiện hảo, Ngài có quyền năng và t́nh thương của
Ngài bền vững muôn đời.
Và như việc hiện diện của kư ức về sự thiện hảo của Thiên Chúa
giúp chúng ta và trở thành một vị sao của niềm hy vọng đối với
chúng ta trong gịng lịch sử chung phổ quát, cả từng người chúng
ta nữa cũng có lịch sử cứu độ riêng, và chúng ta cần phải thực
sự trân quí lịch sử này, luôn nhớ trong ḷng những điều cao cả
Ngài cũng đă làm trong đời sống của tôi, nhờ đó chúng ta tín
thác: T́nh Ngài thương yêu vĩnh hằng. Và nếu hôm nay đây tôi
đang ở trong đêm tăm tối, th́ ngày mai Ngài sẽ giải cứu tôi, v́
t́nh Ngài thương yêu vĩnh cửu.
Chúng ta hăy trở lại với bài thánh vịnh, v́ ở phần cuối, nó trở
về với việc tạo dựng. Bài thánh vịnh cho biết Chúa “ban lương
thực cho tất cả mọi xác phàm, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững
tới muôn muôn đời” (câu 25). Lời nguyện cầu của bài Thánh Vịnh
này kết thúc bằng lời mời gọi chúc tụng: “Ôi hăy dâng lời tạ ơn
Vị Thiên Chúa trên trời, v́ t́nh Ngài yêu thương bền vững tới
muôn muôn đời”. Chúa là một người Cha tốt lành và quan pḥng,
Đấng ban gia sản cho con cái ḿnh và ban lương thực cho tất cả
mọi tạo vật. Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời đất cùng các đại
vầng sáng trên trời, Đấng đă đi vào lịch sử loài người để mang
ơn cứu độ cho tất cả mọi người con cái của Ngài, là Vị Thiên
Chúa làm tràn đầy vũ trụ với sự hiện diện tốt lành của Ngài,
chăm sóc cho sự sống và ban cho chúng ta bánh ăn.
Quyền
năng vô h́nh này của Đấng Hóa Công và của Chúa, một quyền năng
được bài thánh vịnh tuyên dương, được tỏ ra nơi những ǵ ti tiểu
nhỏ bé và hữu h́nh là bánh ăn Ngài ban cho chúng ta, và nhờ đó
Ngài làm cho chúng ta sống. Thế nên, bánh hằng ngày này tiêu
biểu cho và tóm gọn lại t́nh yêu Thiên Chúa là Cha, và mở ra
trước chúng ta việc nên trọn của Tân Ước về “bánh sự sống” là
Thánh Thể, một thứ bánh trợ giúp chúng ta trong cuộc sống của
chúng ta là thành phần tín hữu, và ngưỡng vọng về niềm vui vĩnh
viễn của bữa tiệc thiên sai Thiên Đ́nh.
Anh
chị em thân mến, việc ca ngợi và chúc tụng của bài Thánh Vịnh
136 đă dẫn chúng ta trở về với những giai đoạn quan trọng nhất
của lịch sử cứu độ, vướn tới tận mầu nhiệm vượt qua là mầu nhiệm
cho thấy hành động cứu độ của Thiên Chúa vươn lên tới tột đỉnh.
Bằng niềm vui tri ân, vậy chúng ta hăy tuyên dương Đấng Hóa Công,
Đấng Cứu Độ và là Người Cha trung tín, Đấng “đă quá yêu thương
thế gian đến ban Người Con duy nhất của ḿnh, để ai tin vào
Người th́ không phải chết những được sự sống trường sinh” (Jn
3:16). Vào lúc thời gian viên trọn, Con Thiên Chúa đă làm người
để ban sự sống của Người, để cống hiến ơn cứu độ cho mỗi người
chúng ta, và Người đă hiến Bản Thân ḿnh làm bánh ăn trong mầu
nhiệm Thánh Thể để làm cho chúng ta thông dự vào giao ước của
Người, giao ước làm cho chúng ta thành con cái của Người. Sự
thiện hảo nhân hậu của Thiên Chúa và “t́nh yêu vĩnh hằng của
Ngài” đạt tới những tột đỉnh cao cả ấy.
Thế
nên tôi muốn kết thúc bài giáo lư này bằng việc sử dụng những
lời Thánh Gioan viết trong Thư Thứ Nhất của ngài, và là những
lời chúng ta luôn luôn cần phải có trong lời nguyện cầu của
chúng ta: “Hăy nh́n coi t́nh yêu thương Chúa Cha đă ban cho
chúng ta, đến nỗi chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa;
và chúng ta quả thực là như vậy” (1Jn 3:1). Xin cám ơn anh chị
em.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 19/10/2011