Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 16/11/2011 – bài th 14 v Thánh Vnh 110

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn kết thúc những bài giáo lư của tôi về cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, bằng việc suy niệm về một trong những “bài thánh vịnh vương giả” nổi tiếng nhất – một bài thánh vịnh được chính Chúa Giêsu trích dẫn và được nhiều tác giả Tân Ước trích nhiều và đọc theo chiều hướng Đấng Thiên Sai, chiều hướng Đức Kitô. Đó là bài Thánh Vịnh 110 theo truyền thống Do Thái hay 109 theo truyền thống Hy La. Bài thánh vịnh này được Giáo Hội xưa và các tín hữu mọi thời yêu chuộng rất nhiều. Có lẽ từ ban đầu lời cầu nguyện này có liên hệ với việc lên ngôi của một chế độ quân chủ của Nhà Đavít; tuy nhiên, ư nghĩa của nó vượt ra ngoài những hoàn cảnh riêng biệt của biến cố lịch sử này và hướng tới những chiều kích bao rộng hơn, như thế trở thành một cuộc cử hành Đấng Thiên Sai vinh thắng, được tôn vinh bên hữu Chúa Cha.

 

Bài thánh vịnh này bắt đầu bằng một lời tuyên bố:

 

“Chúa đă nói cùng chủ của tôi rằng:

Hăy ngồi bên hữu của Ta, cho đến khi Ta đặt đám quân thù làm bệ chân ngươi” (câu 1).

 

Chính Thiên Chúa đăng quang vị vua này trong vinh hiển, đặt người ở bên tay hữu của Ngài, một dấu chỉ về niềm danh dự cao nhất cũng như về đặc ân tối hậu. V́ thế vị vua này được thông phần vào vai tṛ làm chúa tể thần linh, và trở thành vị môi giới của vai tṛ này đối với dân chúng. Vai tṛ làm chúa tể của vị vua này cũng được hiện thực nơi cuộc vinh thắng của ông trên các địch thù được chính Thiên Chúa đặt ở dưới chân ông. Cuộc chiến thắng trên quân thù là cuộc chiến thắng của Chúa, nhưng vị vua này được trở thành một thông dự viên vàoi chiến thắng ấy, và cuộc chiến thắng của ông trở thành như một chứng cớ và dấu chỉ cho quyền năng thần linh.

 

Việc tôn vinh vua chúa này thể hiện ở đầu của bài thánh vịnh được hiểu theo Tân Ước như là một lời tiên tri về đấng thiên sai. Bởi thế câu này là câu được các tác giả Tân Ước sử dụng nhiều nhất – cà như là một đối chiếu hiển nhiên lẫn như là một ám chỉ. Chính Chúa Giêsu đă trích dẫn câu này khi nói về Đấng Thiên Sai, để chứngtỏ rằng Đấng Thiên Sai c̣n cao hơn cả Vua Đavít, rằng Người là Chúa của Đavít  (cf. Matthew 22:41-45; Mark 12:35-37; Luke 20:41-44). Và Thánh Phêrô đă sử dụng nó trong bài nói của ḿnh trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, khi loan báo rằng việc lên ngôi của vị vua này đă được hiện thực nơi Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, và v́ thế Chúa Kitô ngự bên hữu Chúa Cha, như một vị tham phần vào vai tṛ làm Chúa của Thiên Chúa trên thế giới này (cf. Acts 2:29-35).

 

Thật vậy, chính Chúa Kitô, vị Chúa lên ngôi, Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa đến trên mây trời, như chính Chúa Giêsu nói về Người trong phiên xử trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái  (cf. Matthew 26:63-64; Mark 14:61-62; cf. also Luke 22:66-69). Người là vị vua đích thực, Đấng, bằng cuộc Phục Sinh của ḿnh, đă được vinh quang bên hữu Chúa Cha (cf. Romans 8:34; Ephesians 2:5; Colossians 3:1; Hebrews 8:1, 12:2), đă trở thành cao hơn cả các thiên thần, ngự trên các tầng trời hơn hết mọi thứ quyền năng với hết mọi thành phần đối phương ở dưới chân của Người cho đến khi kẻ thù cuối cùng – sự chết – hoàn toàn vĩnh viễn được hủy diệt (cf. 1 Corinthians 15:24-26; Ephesians 1:20-23; Hebrews 1:3-4, 13; 2:5-8; 10:12-13; 1 Peter 3:22). Chúng ta hiểu ngay rằng vị vua đang ở bên hữu Chúa Cha ấy và là Đấng thông phần vào vai tṛ Chúa tể của Cha này không phải là một trong những vị thừa kế vua Đavít, mà là một tân Đavít – Con Thiên Chúa, Đấng chiến thắng sự chết và là Đấng thực sự thông phần vào vinh quang của Thiên Chúa. Người là vua của chúng ta, Đấng cũng ban cho chúng ta sự sống đời đời.

 

Giữa vị vua được bài thánh vịnh của chúng ta đây tôn tụng và Thiên Chúa, bởi thế, có một mối liên hệ bất khả phân ly; cả hai cùng cai trị như là một chính quyền duy nhất, đến độ vị thánh vịnh gia có thể khẳng định rằng chính Thiên Chúa đă vươn vương trượng của ḿnh ra, khi ban cho ông công việc cai trị các thù địch của ông, như câu 2 nói tới.

 

“Vương trượng quyền năng của ông được Chúa từ Sion gửi đến: Ngươi hăy cai trị giữa thành phần thù địch của ngươi!”

 

Việc thi hành quyền bính là một nhiệm vụ vị vua này lănh nhận từ Chúa, một trách nhiệm ông phải áp dụng một cách tùy thuộc và tuân phục – bởi thế trở thành một dấu hiệu, giữa dân chúng, về sự hiện diện quyền năng và quan pḥng của Thiên Chúa. Việc thống trị thành phần thù địch, vinh quang và chiến thắng là những tặng ân được ban tặng để làm cho vị vua này thành một vị trung gian của cuộc chiến thắng thần linh trên sự dữ. Ông cai trị các kẻ thù của ḿnh bằng việc biến đổi chúng – ông khắc phục chúng bằng t́nh yêu của ông.

 

Bởi thế, câu sau đó đă tôn dương sự cao cả của vị vua này. Thật sự là câu thứ ba cho thấy một số khó khăn trong việc giải thích. Theo nguyên bản Do Thái th́ việc triệu tập quân đội là những ǵ được đề cập tới – một cuộc triệu tập được dân chúng hào hứng đáp ứng, tập hợp chung quanh một vị vua trong ngày đăng quang của ông. Bản dịch LXX Hy Lạp, bản từ thế kỷ thứ ba hay thứ hai trước Chúa Kitô, trái lại, đề cập tới vai tṛ làm con thần linh của vị vua này, đến việc hạ sinh hay gịng dơi từ Chúa, và đây là lời giải thích được chọn trong tất cả truyền thống của Giáo Hội, v́ lư do câu sau được viết như thế này:

 

“Quyền trị v́ của ḿnh ngươi nắm lấy trong ngày đăng quang,

Từ ḷng dạ Ta đă sinh ra ngươi trước hừng đông”.

 

Lời sấm thần linh liên quan tới vị vua này bởi thế khẳng định một thứ gịng dơi thần linh đầy vinh quang và mầu nhiệm, một nguồn gốc bí mật và huyền diệu liên kết với vẻ đẹp huyền diệu của hừng đông và với cái lạ lùng của thứ sương mai trong ánh sáng đầu tiên trong một ngày chiếu tỏa trên các cánh đồng và làm cho những cánh đồng ấy ph́ nhiêu. Thế nên – liên kết một cách bất khả phân ly với các thực tại trên trời - h́nh ảnh của vị vua này thực sự từ Thiên Chúa mà có, Đấng Thiên Sai, vị mang sự sống thần linh đến cho dân của ḿnh và là vị trung gian về thánh đức và cứu độ.

 

Cũng ở đây chúng ta thấy rằng vấn đề hiện thực không phải bởi một vị vua nào thuộc Nhà Đavít mà là bởi Chúa Giêsu Kitô, Đấng thực sự từ Chúa mà đến – Người là ánh sáng ban sự sống thần linh cho thế gian.

 

Bằng h́nh ảnh gợi ư và bí ẩn này, đoạn thứ nhất của bài thánh vịnh chấm dứt, và một sấm ngôn khác theo sau mở ra một viễn ảnh mới về một chiều kích tư tế liên quan tới tính chất vương giả. Câu thứ 4 viết:

“Chúa đă thề và sẽ không hối hận:

Con là linh mục đời đời theo gịng Melchizedek”.

 

Melchizedek là vị linh mục vương giả ở Salem, vị đă chúc lành cho Abram và dâng bánh cùng rượu sau cuộc chiến thắng về quân đội do vị tổ phụ này lănh đạo để cứu người cháu Lot của ḿnh khỏi tay kẻ thù đă bắt nó (cf. Gen 14). Nơi h́nh ảnh Melchizedek, quyền vua chúa và tư tế tụ hợp lại và giờ đây lời  Chúa công bố là những ǵ hứa hẹn vĩnh cửu: Vị vua được bài thánh vịnh tôn tụng sẽ là một vị tư tế đến muôn đời và là vị môi giới về sự hiện diện thần linh giữa dân chúng, nhờ phép lành Thiên Chúa ban và là những ǵ – theo tác động phụng vụ – gặp gỡ việc đáp ứng của con người lănh nhận phép lành.

 

Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đă hiển nhiên đề cập tới câu này (cf. 5:5-6, 10; 6:19-20), và tất cả đoạn 7 tập trung vào câu ấy bằng cách khai triển ư nghĩa của nó về chức linh mục của Chúa Kitô. Chúa Giêsu – Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái bởi thế nói với chúng ta theo chiều hướng của bài Thánh Vịnh 110 (109) – thực sự và vĩnh viễn là một tư tế, vị làm hoàn trọn những đặc tính nơi thiên chức linh mục theo gịng dơi Melchizedek khi làm cho các đặc tính này nên hoàn thiện.

 

Melchizedek, như Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái nói với chúng ta, là người “không cha, không mẹ, không gịng họ” (7.3a), một vị tư tế v́ thế không theo qui định gịng tộc như thiên chức linh mục của chi tộc Levi. Đó là lư do ông “tiếp tục là một linh mục cho đến muôn đời” (7:3c), ám chỉ Chúa Kitô Thượng Tế toàn thiện, vị “đă trở thành một tư tế, không theo đ̣i hỏi về pháp lư liên quan tới gịng dơi về thể lư mà là bởi quyền năng của một sự sống bất khả hủy diệt” (7:16). Nơi Chúa Giêsu – phục sinh và lên trời là nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha – lời tiên tri của bài thánh vịnh đây được nên trọn và thiên chức linh mục của Melchizedek được hoàn thành, v́ thiên chức này được trở thành tuyệt đối và vĩnh hằng cũng như trở nên một thực tại không bao giờ qua đi (cf. 7:24).

 

Và việc hiến dâng bánh cùng rượu, được thực hiện bởi Melchizedek vào thời Abram, cũng được nên trọn nơi tác động Thánh Thể của Chúa Giêsu, Đấng nơi bánh và rượu hiến Ḿnh và là Đấng, bằng cuộc chiến thắng sự chết, mang lại sự sống cho tất cả mọi tín hữu. Một vị linh mục đời đời, “thánh thiện, vô trách cứ, vô t́ tích” (7:26): Người – như Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái nói với chúng ta – “có thể vĩnh viễn cứu những ai qua Người đến cùng Thiên Chúa, v́ Người luôn sống để chuyển cầu cho họ” (7:25).

 

Sau lời sấm thần linh ở câu 4 – bằng một phán quyết long trọng khung cảnh của bài thánh vịnh thay đổi và thi sĩ khi ngỏ lời cùng vị vua này – công bố rằng: “Chúa ngự ở bên phải người!” (câu 5a). Nếu ở câu 1 chính vị vua này được ngồi bên hữu của Thiên Chúa như là một dấu chỉ cho thấy thế giá và vinh dự thượng thặng th́ giờ đây chính Vị Chúa này lại đặt Ḿnh bên hữu vua để bảo vệ vua bằng cái thuẫn chiến đấu của ḿnh và để cứu vua khỏi mọi hiểm nguy. Vị Vua này vẫn được an toàn, v́ Thiên Chúa là Đấng bênh vực của vua và cùng nhau các vị chiến đấu và chiến thắng hết mọi sự dữ.

 

Bởi thế, những câu cuối cùng của bài thánh vịnh mở ra với một viễn ảnh về vị vua chiến thắng, Đấng, được Chúa nâng đỡ – và đă lănh nhận từ Ngài quyền năng và vinh quang (cf câu 2) – phá tán kẻ thù bằng việc hủy hoại các đối phương của ḿnh cũng như bằng việc thi hành phán quyết trên các dân nước. Cảnh trí này được phác họa bằng những mầu sắc nổi nang để làm tiêu biểu cho thảm kịch chiến đấu và tính chất trọn vẹn nơi cuộc chiến thắng vương giả. Vị vua này, được Chúa bảo vệ, phá hủy hết mọi ngăng trở và tiến hành một cách an toàn đến chỗ chiến thắng. Người nói với chúng ta rằng: phải, trong một thế giới xẩy ra sự dữ cả thể; có một trận chiến liên tục giữa sự thiện và sự ác, và dường như sự ác mạnh hơn. Không – chính Chúa là Đấng quyền năng hơn – Chúa Kitô là vua và là tư tế thật sự của chúng ta – v́ Người chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của Thiên Chúa, và bất chấp tất cả những ǵ gây cho chúng ta ngờ vực thành quả tích cực của lịch sử, Chúa Kitô mới là Đấng chiến thắng và sự thiện mới là những ǵ chiến thắng – t́nh yêu mới chiến thắng chứ không phải hận thù.

 

Và đó là h́nh ảnh gợi lên cho thấy và lời huyền nhiệm đưa bài thánh vịnh của chúng ta đến chỗ kết thúc:

 

“Người uống nước suối bên đường,

Th́ họ sẽ ngẩng đầu lên” (câu 7).

 

Giữa một cuộc diễn tả về trận chiến, chúng ta thấy h́nh ảnh của vị vua đứng lại trong chốc lát và nghỉ ngơi bằng cách giăn cơn khát của ḿnh ở một suối nước – t́m nơi nó sự khuây khỏa và lấy lại nghị lực để tiếp tục cuộc hành tŕnh chiến thắng của ḿnh với cái đầu ngẩng lên như một dấu hiệu của cuộc nhất quyết chiến thắng.

 

Hiển nhiên là một lời huyền diệu như thế là một thách thức cho cácGiáo Phụ của Giáo Hội, liên quan tới những giải thích khác nhau có thể nêu lên. Chẳng hạn, Thánh Âu Quốc Tinh nói rằng: con suối này là con người – nhân loại – và Chúa Kitô đă uống từ con suối này bằng việc hóa thân làm người; và v́ thế, nhờ việc tham phần với nhân tính của con người, Người đă ngẩng đầu của ḿnh và giờ đây là Đầu của Nhiệm Thể – Người là đầu của chúng ta; Người là cuộc chiến thắng tối hậu (cf. Ennarratio in Psalmum CIX, 20: PL 36, 1462).

 

Cácbạn thân mến, theo chiều hướng dẫn giải của Tân Ước, truyền thống của Giáo Hội đă coi trọng bài thánh vịnh này như là một trong những bản văn quan trọng nhất về vị thiên sai. Và một cách rất đặc biệt, các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội tiếp tục căn cứ vào nó như là một cái then chốt của Kitô học: vị vua được thánh vịnh gia ca tụng là Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa và là Đấng chiến thắng các quyền năng của thế giới này. Người là Lời xuất phát từ Cha trước mọi thụ tạo – trước hừng đông – Người Con đă nhập thể, Đấng đă chết đi, sống lại và lên trời, vị tư tế hằng hữu trong mầu nhiệm bánh và rượu, ban ơn tha tội và ḥa giải với Thiên Chúa, vị vua ngẩng đầu của ḿnh nơi cuộc chiến thắng sự chết bằng cuộc Phục Sinh của ḿnh.

 

Chỉ cần nhớ lại đoạn Thánh Âu Quốc Tinh trong việc dẫn giải của ngài về bài thánh vịnh này như sau: “Cần biết Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đă đến giữa con người, Đấng mặc lấy nhân tính và là Đấng hóa thân làm người bằng bản tính Người mặc lấy: Người đă chết đi, đă sống lại, đă lên trời, và ngự bên hữu Cha, và Người đă hoàn tất những ǵ Người đă hứa giữa tất cả mọi dân tộc…. Bởi thế, tất cả những điều này đă được tiên báo; nó cần phải được loan báo trước; nó cần phải được trở thành dấu chỉ như những ǵ nhắm tới, v́ nếu bất th́nh ĺnh xẩy ra nó có thể gây ra sợ hăi, trái lại, được loan báo trước, nó có thể được chấp nhận bằng đức tin, hân hoan và ngưỡng vọng. Bài Thánh Vịnh này là một trong những lời hứa hẹn, tiên báo một cách chắc chắn và công khai về Chúa và là Đấng Cứu Tinh Giêsu Kitô của chúng ta; nhờ đó chúng ta hoàn toàn bất khả nghi vấn rằng Chúa Kitô đă được loan báo trong bài Thánh Vịnh đây” (cf. Enarratio in Psalmum CIX, 3: PL 36, 1447).

 

Biến cố vượt qua của Chúa Kitô v́ thế là thực tại được bài thánh vịnh này mới chúng ta lưu ư tới; mời chúng ta nh́n lên Chúa Kitô để hiểu được ư nghĩa đích thực của những ǵ là vương giả, một tính chất vương giả được sống để phục vụ và hiến ḿnh cho người khác, bằng đường lối tuân phục và yêu thương “cho đến cùng” (cf. John 13:1 and 19:30). Khi chúng ta cầu nguyện bằng bài thánh vịnh này, bởi thế, chúng ta hăy xin Chúa giúp chúng ta có thể tiến bước trên những đường lối của Ngài theo chân Chúa Kitô, vị vua Thiên Sai – sẵn sàng cùng Người lên nuí Thập Giá để với Người chúng ta đạt tới vinh quang và chiêm ngưỡng Người ngự bên hữu Chúa Cha, vị vua chiến thắng và vị tư tế nhân hậu, Đấng ban ơn tha thứ và cứu độ cho tất cả mọi dân tộc. Và chớ ǵ chúng ta, nhờ ơn Chúa được trở thành “một gịng dơi được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, một dân tộc thánh thiện” (1Pt 2:9), có thể hân hoan đến gần với những gịng nước cứu độ (cf Is 12:3) và loan báo cho toàn thế giới những kỳ công của Đấng đă “gọi chúng ta ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng lạ lùng của Người” (1Pt 2:9).

 

Các bạn thân mến, nơi những bài giáo lư này tôi muốn giới thiệu một vài bài thánh vịnh cho các bạn – những lời cầu nguyện quí báu chúng ta thấy được trong Thánh Kinh, những bài thánh vịnh phản ảnh những t́nh trạng khác nhau của cuộc sống cùng với những tâm trạng khác nhau của tâm hồn chúng ta có thể có đối với Thiên Chúa. Bởi vậy, tôi muốn lập lại với tất cả các bạn lời mời gọi nguyện cầu những bài thánh vịnh, có lẽ thành thói quen sử dụng Phụng Vụ Giờ Kinh của Giáo Hội – Giờ Kinh Ban mai, Giờ Kinh Ban Chiều và Giờ Kinh trước khi đi ngủ. Mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa chỉ có thể trở nên phong phú nơi cuộc hành tŕnh hằng ngày của chúng ta về với Ngài và được hiện thực bằng niềm vui và ḷng tin tưởng cao cả. Xin cám ơn các bạn.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/11/2011