Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI – tiếp
tục
loạt
bài giáo lư về
Cầu
Nguyện
Thứ
Tư
7/12/2011 – bài thứ
16 về
Tiếng
Kêu Hoan Hỉ
của
Chúa Giêsu
Anh chị em thân mến,
Các Thánh Kư Mathêu và Luca (cf. Matthew 11:25-30 and Luke
10:21-22) đă để lại cho chúng ta một lời cầu nguyện “châu báu”
của Chúa Giêsu, một lời cầu nguyện thường được gọi là Tiếng
Kêu Hoan Hỉ hay Tiếng Kêu Hoan Hỉ của Đấng Thiên Sai.
Đó là một lời cầu nguyện tạ ơn và chúc tụng như chúng ta vừa
nghe. Theo nguyên Hy ngữ của các Phúc Âm này th́ tiếng mở màn
cho bài thánh ca này – bài thánh ca bày tỏ thái độ của Chúa
Giêsu khi ngỏ cùng Cha – là
e xomologoumai –
thường được dịch là “Con dâng lời chúc tụng”
(Matthew 11:25 and Luke 10:21). Thế nhưng, trong các bản văn của
Tân Ước, lời này chính yếu nói lên 2 điều: trước hết là “xưng
thú” – chẳng hạn như Thánh Gioan Tẩy Giả đă yêu cầu những ai
đến xin ngài làm phép rửa xưng thú các tội lỗi của ḿnh (cf.
Matthew 3:6); và sau nữa là “tỏ ra đồng ư”. Bởi thế, lời bày tỏ
Chúa Giêsu mở đầu lời cầu nguyện của Người bao gồm việc Người
hoàn toàn tuyên xưng hành động của Cha Người – và cùng với việc
tuyên xưng này, toàn thể bản thân của Người hoàn toàn ư thức và
hân hoan chấp nhận cách thức tác hành ấy – nơi dự án của Cha
Người. Tiếng Kêu Hoan Hỉ là tột đỉnh của một cuộc hành tŕnh cầu
nguyện, trong đó mối hiệp thông sâu xa và thân thiết của Chúa
Giêsu với sự sống của Cha trong Thánh Linh tỏ tường hiện lên và
cho thấy vai tṛ Người Con thần linh của Người.
Chúa Giêsu ngỏ lời cùng Thiên Chúa khi gọi Ngài là “Cha”. Lời
này cho thấy việc Chúa Giêsu nhận thức và xác tín nơi việc làm
“Con” trong mối hiệp thông thân t́nh và liên lỉ với Ngài, và đó
là then chốt và nguồn mạch của tất cả lời cầu nguyện của Chúa
Giêsu. Chúng ta thấy điều này rơ ràng nơi phần kết của bài thánh
ca
này, phần sáng tỏ cho cả đoạn. Chúa Giêsu nói rằng: “Tất cả
mọi sự Cha đă ban cho Con; và không ai biết Con trừ Cha, hay
biết Cha trừ Con và những ai Con muốn tỏ ra cho” (Lk 10:22). Bởi
thế, Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ duy ḿnh “Người Con” mới
thực sự biết Cha mà thôi.
Hết mọi việc nhận biết giữa con người với nhau – tất cả chúng ta
đều cảm nghiệm được điều này nơi những mối liên hệ làm người –
bao gồm việc gắn bó, một thứ liên kết nội tại nào đó giữa người
biết và người được biết, ở một cấp độ sâu xa không nhiều th́ ít:
Chúng ta không thể biết nhau nếu thiếu mối hiệp thông về hữu
thể. Trong Tiếng Kêu Hoan Hỉ – cũng như trong tất cả mọi lời cầu
nguyện của Người – Chúa Giêsu cho thấy rằng,
việc thực sự nhận
biết Thiên Chúa bao hàm cả mối hiệp thông với Ngài. Chỉ khi nào
hiệp thông với người khác tôi mới bắt đầu biết họ; với Thiên
Chúa cũng thế: chỉ khi nào tôi thực sự giao tiếp, khi tôi hiệp
thông với Ngài tôi cũng mới biết Ngài. Thế nên, kiến thức thực
sự giành cho “Người Con”, Người Con duy nhất muôn đời ở trong
ḷng Cha (cf. John 1:18), hoàn toàn hiệp nhất với Cha. Chỉ duy
Người Con này mới thực sự biết Thiên Chúa, bằng việc ở trong mối
hiệp thông sâu xa về bản thể – chỉ duy Người Con mới có thể thực
sự tỏ cho biết Thiên Chúa như thế nào.
Danh xưng “Cha” được tiếp theo bằng một tước hiệu thứ hai, đó là
“Chúa trời đất”. Bằng việc diễn tả này, Chúa Giêsu tóm tắt niềm
tin tưởng vào việc tạo dựng và âm vang những lời đầu tiên của
Kinh Thánh: “Từ ban đầu Thiên Chúa đă dựng nên trời và đất” (Gen
1:1). Khi cầu nguyện, Người nhắc lại tŕnh thuật thánh kinh quan
trọng này của lịch sử Thiên Chúa yêu thương con người, một t́nh
yêu được bắt đầu bằng tác động Tạo Dựng. Chúa Giêsu tiến vào
lịch sử yêu thương này – Người là tột đỉnh của nó
và là viên
trọn của nó. Nơi kinh nghiệm nguyện cầu của Người, Thánh Kinh
được soi sáng,
và trở nên sống động một cách bao rộng trọn vẹn
nhất: việc loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa,
và việc con người
đáp ứng được biến đổi. Thế nhưng, trong câu bày tỏ “Chúa trời
đất”,
chúng ta cũng có thể nhận thấy nơi Chúa Giêsu – Đấng Mạc
Khải Cha ra – khả năng đến cùng Thiên Chúa đă được tái mở ra cho
con người.
Giờ đây chúng ta hăy tự hỏi ḿnh rằng: Con muốn tỏ các mầu nhiệm
về Cha cho những ai? Ở đầu bài thánh ca này Chúa Giêsu đă bày tỏ
niềm hân hoan của ḿnh, v́ Ư của Cha muốn giữ kín thành phần
khôn ngoan thông thái những ǵ Ngài muốn tỏ cho những kẻ bé mọn”
(cf Lk 10:21). Nơi lời bày tỏ nguyện cầu này của ḿnh, Chúa
Giêsu tỏ cho thấy việc Người hiệp thông với quyết định của Cha
Người, Đấng tỏ những mầu nhiệm của thành phần có con tim đơn
thành: Ư muốn của Con nên một với ư muốn của Cha.
Mạc khải thần linh không qua đi theo lập luận của thế gian, thứ
lập luận nói rằng chỉ kẻ có văn hóa và thành phần quyền uy
mới chiếm được kiến thức quan trọng,
và truyền đạt nó cho thành
phần đơn mọn hơn, cho “những kẻ bé mọn”. Thiên Chúa đă sử dụng
đường lối hoàn toàn khắc hẳn: Thành phần lănh nhận mối hiệp
thông của Người chính là thành phần “bé mọn”. Đó là ư muốn của
Cha, và Người Con hân hoan hợp ư với Ngài. Sách Giáo Lư Giáo
Hội Công Giáo viết rằng: “Lời than lên của Người, ‘Vâng, lạy
Cha!’ bày tỏ chiều sâu của tâm can Người, việc Người gắn bó với
‘sở thích’ của Cha, âm vang tiếng Fiat của Mẹ Người vào lúc
Người được thụ thai,
và là tiền thân cho những ǵ Người sẽ nói
cùng Cha trong cơn đau thương của Người. Tất cả lời cầu nguyện
của Chúa Giêsu là ở chỗ con tim nhân loại của Người gắn bó với
mầu nhiệm ư muốn Cha Người (Ephesians 1:9)” (2603).
Bởi thế, xuất phát từ lời kêu cầu này chúng ta thưa cùng Thiên
Chúa trong Kinh Lạy Cha rằng: “Ư Cha thể hiện dưới đất
cũng như trên trời”: Cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô,
chúng ta cũng xin cho được ḥa hợp với Ư muốn của Cha, nhờ đó
chúng ta cũng trở nên con cái của Ngài. Bởi vậy, trong Tiếng
Kêu Hoan Hỉ này, Chúa Giêsu bày tỏ Ư Muốn của Người,
trong việc
lôi kéo vào kiến thức con cái của Người về Thiên Chúa,
tất cả
những ai được Cha muốn thông phần vào tiếng kêu này; và những ai
đón nhận tặng ân này đều là “những kẻ bé mọn”.
Thế nhưng, “trở nên bé mọn”,
nên đơn mọn nghĩa là ǵ? “Cái bé
mọn” này ra sao để hướng con người về mối thân t́nh con cái với
Thiên Chúa,
cũng như về việc đón nhận Ư Muốn của Ngài? Thái độ
nồng cốt của việc chúng ta cầu nguyện cần phải như thế nào?
Chúng ta hăy nh́n
vào
“Bài Giảng Trên Núi”, nơi Chúa Giêsu khẳng
định rằng: “Phúc cho ai có ḷng thanh sạch, v́ họ sẽ thấy Thiên
Chúa” (Mt 5:8). Chính cái tinh tuyền của con tim giúp chúng ta
có thể nhận ra dung nhan của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô – đó
là việc có một trái tim đơn
sơ như trái tim của trẻ em – một con
tim không tự cao như của thành phần chỉ biết có ḿnh, thành phần
nghĩ rằng họ chẳng cần ai – thậm chí chẳng cần cả Thiên Chúa.
Cũng nên lưu ư đến những trường hợp khiến Chúa Giêsu bật tiếng
chúc tụng Cha. Trong tŕnh thuật của Phúc Âm Thánh Mathêu, niềm
vui là ở chỗ – bất chấp việc chống đối và từ chối của nhiều
người – có những “kẻ bé mọn” đón nhận lời của Người,
và cởi mở
trước tặng ân tin tưởng nơi Người. Tiếng Kêu Hoan Hỉ này thật sự
đă được báo trước,
bởi cái tương phản giữa lời chúc tụng của
Thánh Gioan Tẩy Giả – một trong những “kẻ bé mọn”,
đă nhận ra tác
động của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô (cf Mt 11:2-19) – với
lời quở trách về việc ngờ vực,
không tin tưởng của các thành phố
quang hồ,
“nơi hầu hết các việc quyền năng của Người đă thực
hiện” (cf Mt 11:20-24).
Bởi thế, niềm hoan hỉ này được Thánh Mathêu thấy có liên quan
tới những lời Chúa Giêsu nhận định về tác dụng của lời Người và
hành động của Người: “Hăy đi mà nói với Gioan về những ǵ các
người nghe và thấy: kẻ mù được thấy và kẻ què bước đi, người
phong được sạch và người điếc nghe được; và kẻ chết sống lại
, cùng
người nghèo được rao giảng tin mừng. Phúc cho những ai không v́
Tôi mà vấp phạm” (Mt 11:4-6).
Thánh Luca cũng cho thấy Tiếng Kêu Hoan Hỉ có liên hệ tới một
thời điểm phát triển của việc loan báo Phúc Âm. Chúa Giêsu đă
sai đi “72 môn đệ” (Lk 10:1), và họ đă
lên đường bằng một cảm
giác hăi sợ về t́nh trạng thất bại nơi sứ vụ của họ. Thánh Luca
cũng nhấn mạnh việc từ chối đă xẩy ra ở các thành phố là nơi
Chúa đă giảng dạy và thực hiện các việc quyền năng của Người.
Thế nhưng 72 môn đệ trở về đầy những hân hoan, v́ sứ vụ của họ
thành đạt; họ đă chứng kiến thấy rằng với quyền năng lời của
Chúa Giêsu, các thứ xấu xa của con người đă bị chế ngự. Và Chúa
Giêsu chia sẻ với nỗi thỏa măn của họ: “vào giờ khắc ấy” – vào
lúc ấy – Ngườitỏ ra hoan hỉ.
Vẫn c̣n 2 yếu tố nữa tối muốn nhấn mạnh. Thánh Kư Luca dẫn vào
lời cầu nguyện này bằng biệt chú là “Chúa Giêsu hân hoan trong
Thánh Linh” (10:21). Chúa Giêsu hân hoan tận thẳm sâu con người
của Người, nơi những ǵ Người cảm thấy sâu xa nhất, đó là mối
hiệp thông đặc thù về kiến thức và t́nh yêu với Cha, tầm mức
tràn đầy Thánh Linh. Trong việc kéo chúng ta vào vai tṛ Con cái
của Người, Chúa Giêsu cũng mời chúng ta cởi mở bản thân ḿnh ra
cho ánh sáng của Thánh Linh, v́ – như Thánh Tông Đồ Phaolô khẳng
định – “Chúng ta không biết chúng ta cần phải cầu nguyện ra sao,
thế nhưng chính Thần Linh chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời
than khôn tả… theo ư muốn của Thiên Chúa” (Rm 8:26-27), và Người
tỏ cho chúng ta thấy t́nh yêu của Cha.
Trong Phúc Âm Thánh Mathêu – sau Tiếng Kêu Hoan Hỉ – chúng ta
thấy một trong những lời kêu gọi thiết tha nhất của Chúa Giêsu,
đó là “Hăy đến với Tôi tất cả những ai mệt nhọc và nặng gánh,
Tôi sẽ bổ sức cho” (Mt 11:28). Chúa Giêsu xin chúng ta hăy đến
với Người v́ Người là Đức Khôn Ngoan chân thực – đến với Người,
v́ Người “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng”. Người cống hiến
cho chúng ta “ách của Người” – đường lối khôn ngoan của Phúc Âm
– không phải là một thứ tín lư cần phải học hiểu hay một hệ
thống đạo lư, mà là một Con Người cần phải noi theo: Chính
Người, Người Con Duy Nhất hoàn toàn hiệp thông với Cha.
Anh chị em thân mến, chúng ta đă cảm nghiệm trong giây lát những
ǵ là phong phú nơi lời nguyện cầu này của Chúa Giêsu. Cả chúng
ta nữa, nhờ tặng ân Thánh Linh, có thể hướng về Thiên Chúa bằng
nguyện cầu theo ḷng tin tưởng của con cái, gọi Ngài bằng danh
xưng Cha, “Abba”. Thế nhưng,
chúng ta phải có một tấm ḷng của
những kẻ bé mọn, của “thành phần nghèo khó trong tinh thần” (Mt
5:3) – để nhận ra rằng chúng ta tự ḿnh không đủ, rằng chúng ta
không thể tự xây dựng đời sống chúng ta, rằng chúng ta cần Thiên
Chúa – chúng ta cần gặp gỡ Ngài, cần lắng nghe Ngài, cần nói với
Ngài. Cầu nguyện mở chúng ta ra để lănh nhận tặng ân của Thiên
Chúa – Đức Khôn Ngoan của Ngài – là chính Chúa Giêsu, để hoàn
thành Ư Muốn của Cha trong đời sống của chúng ta,
nhờ đó được
nghỉ ngơi giữa những thứ khốn khó trong cuộc hành tŕnh của
chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 7/12/2011