“việc
cầu nguyện và cảm quan tôn giáo đă từng là những ǵ thuộc về nhân
loại trong suốt gịng lịch sử”
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Huấn
Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 11/5/2011 Loạt Bài Giáo Lư về Cầu Nguyện
– Bài 2
Anh Chị Em
thân mến,
Hôm nay
tôi muốn tiếp tục chia sẻ về vấn đề việc cầu nguyện và cảm quan tôn
giáo đă từng là những ǵ thuộc về nhân loại trong suốt gịng lịch sử
như thế nào.
Chúng ta đang sống trong một thời đại hiện lộ những dấu hiệu của chủ
nghĩa tục hóa.
Thiên Chúa dường như đă biến mất khỏi chân trời của nhiều
người hay Ngài đă trở thành một thực tại mà con người cảm thấy dửng
dưng. Tuy nhiên, đồng thời chúng ta cũng thấy được nhiều dấu hiệu
bừng lên của cảm quan tôn giáo, một tái nhận thức về tầm quan trọng
của Thiên Chúa đối với đời sống của con người. một nhu cầu về tâm
linh, một nhu cầu vượt lên trên cái quan niệm về đời sống con người
thuần thể chất theo chiều dọc. Phân tích lịch sử gần đây cho
thấy rằng việc tiên đoán sai lầm của thành phần trong Thời Minh Tri
đă tuyên bố về t́nh trạng biến khuất của các tôn giáo và đă tuyệt
đối hóa lư trí, tách nó khỏi đức tin, một lư trí xua tan tối tăm của
các tín điều đạo giáo và giải thể “cái thế giới linh thánh”, phục
hồi cho con người cái tự do của họ, phẩm giá của họ và quyền tự lập
phi Thiên Chúa của họ. Kinh nghiệm của thế kỷ vừa qua, với hai
Thế Chiến thảm thương, đă cảm thấy chới với trước thứ tiến bộ dường
như có thể được bảo đảm bởi cái lư trí tự lập, bởi con người phi
Thiên Chúa.
Giáo Lư
Giáo Hội Công Giáo xác nhận rằng: “Nơi tác động tạo dựng, Thiên Chúa
kêu gọi hết mọi hữu thể từ hư vô đến hiện hữu. […] Thậm chí sau khi
v́ tội lỗi của ḿnh bị mất đi cái tương tự như Thiên Chúa, con người
vẫn là h́nh ảnh của Đấng Tạo Dựng nên ḿnh, và vẫn c̣n ước vọng về
Đấng kêu gọi họ hiện hữu. Tất cả mọi tôn giáo đều chứng thực
việc con người cần phải t́m kiếm Thiên Chúa” (số 2566).
Chúng ta có thể nói – như tôi đă cho thấy ở bài giáo lư trước – là
không có một nền văn minh cao cả nào, từ thời xa xưa nhất cho
đến thời đại của chúng ta đây, mà không có tôn giáo.
Con
người tự bản chất có tín ngưỡng,
họ là
homo
religiosus v́
họ là homo sapiens (con người khôn ngoan) và homo faber
(con người khéo léo). Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo cũng khẳng định
rằng: “Ước vọng về Thiên Chúa được ghi khắc trong cơi ḷng con
người, v́ con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa”
(số 27). H́nh ảnh này của Vị Hóa Công được in ấn nơi hữu thể của họ
và họ cảm thấy cần t́m kiếm một thứ ánh sáng có thể đáp ứng những
vấn nạn liên quan tới ư nghĩa sâu xa về thực tại; một giải đáp họ
không thể t́m thấy nơi chính ḿnh, nơi sự tiến bộ, nơi khoa học thực
nghiệm. Homo religious (con người tín ngưỡng) không chỉ xuất
phát từ thế giới xa xưa mà xuyên suốt toàn thể lịch sử nhân loại.
Để đạt
được đích điểm này, lănh vực phong phú của cảm nghiệm con người đă
chứng kiến thấy hiện lên những h́nh thức tôn giáo tính khác nhau,
trong việc nỗ lực đáp ứng ước vọng muốn được sống viên măn và hạnh
phúc, đáp ứng nhu cầu được cứu độ, đáp ứng việc con người t́m kiếm ư
nghĩa. Con người “tinh số” cũng như con người ăn lông ở lỗ đều t́m
kiếm như nhau nơi cảm nghiệm về tôn giáo những đường lối để thắng
vượt cái hạn hữu của ḿnh cũng như để bảo đảm cho cuộc phiêu lưu
trần thế nhất thời của họ. Hơn nữa, đời sống phi chân trời siêu việt
sẽ không có một ư nghĩa trọn vẹn, và hạnh phúc chúng ta hướng tới,
là hạnh phúc nhắm tới một tương lai, tới một ngày mai là những ǵ
chưa đạt được.
Trong
tuyên ngôn “Nostra Aetate”, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhấn mạnh
việc đáp ứng này một cách tổng hợp. Bản tuyên ngôn viết rằng: Con
người mong thấy nơi các tôn giáo khác nhau những câu trả lời cho các
vấn nạn nan giải về thân phận con người, những vấn nạn nan giải mà
ngày nay, thậm chí như ở những thời trước kia, đă sâu xa khuấy động
tâm can con người: “Con người là ǵ? Đâu là ư nghĩa, là mục đích của
đời sống con người? Đâu là sự thiện luân lư, đâu là tội lỗi? Đâu là
nguồn gốc của khổ đau và nó có mục đích ǵ? Đâu là con đường dẫn đến
hạnh phúc chân thật? Chết là làm sao, phán xét và thưởng phạt sau
khi chết như thế nào? Sau cùng, đâu là mầu nhiệm khôn tả vây bọc đời
sống của chúng ta: chúng ta từ đâu đến và rồi chúng ta sẽ đi đâu?”
(số 1). Con người biết rằng họ không thể tự ḿnh giải đáp nhu cầu
sâu xa cần hiểu biết của ḿnh. Thậm chí cho dù họ có bị ảo tưởng và
vẫn tin rằng họ tự măn, họ vẫn cảm nghiệm thấy rằng họ thiếu thốn.
Họ cần cởi mở trước cái khác, trước một cái ǵ đó hay một ai đó,
những ǵ có thể cống hiến cho họ những ǵ họ thiếu thốn, họ cần phải
ra khỏi bản thân ḿnh để hướng về Đấng có thể làm viên trọn mức độ
và chiều sâu của những ǵ họ ước vọng.
Con
người mang trong ḿnh một cơn khát khôn cùng, một khắc khoải vĩnh
hằng, một t́m kiếm mỹ lệ, một ước vọng yêu thương, một nhu cầu khôn
sáng và chân lư, những ǵ thúc đẩy họ về Tuyệt Đối Thể; con người
mang trong ḿnh ước vọng về Thiên Chúa.
Và con người, một cách nào đó, biết rằng họ có thể bày tỏ cùng Thiên
Chúa, họ có thể cầu cùng Ngài. Thánh Thomas Aquinas,
một trong những đệ nhất thần học gia trong lịch sử, đă định nghĩa
cầu nguyện như là “việc bày tỏ ước vọng về Thiên
Chúa của con người”. Cái hấp lực hướng về Thiên Chúa
này, cái hấp lực đă được chính Thiên Chúa cài đặt nơi con người, là
linh hồn của việc cầu nguyện, một việc cầu nguyện được khoác
nhiều h́nh thức và phương thức tùy theo lịch sử, thời điểm, giây
phút, ân huệ và sau cùng là tội lỗi của từng người cầu nguyện. Thật
vậy, lịch sử của con người đă thấy được những h́nh thức khác nhau
của việc cầu nguyện, vị họ đă khai triển những phương thức khác nhau
trong việc cởi mở trước Đấng ở Trên Cao cũng như về Đấng Bên Kia,
nhiều đến độ chúng ta có thể thấy được việc cầu nguyện như là một
cảm nghiệm hiện hữu nơi hết mọi tôn giáo và văn hóa.
Thật vậy,
anh chị em thân mến, như chúng ta đă thấy ở Thứ Tư vừa rồi, cầu
nguyện không liên hệ với một môi trường riêng biệt nào, mà được thấy
in ấn nơi tâm can của hết mọi người cũng như nơi hết mọi nền văn
minh.
Dĩ nhiên,
khi chúng ta nói về cầu nguyện như là một cảm nghiệm của con
người v́ là con người, homo orans, th́ cần phải nhớ
rằng đó là một thái độ nội tâm hơn là một loạt những
thực hành và công thức, một cách thức ở trước Thiên Chúa, hơn là
thực hành những tác động thờ phượng hay bày tỏ ngôn từ.
Cầu nguyện có tâm điểm của ḿnh và có gốc nguồn của nó nơi hữu
thể sâu xa nhất của con người: đó là lư do tại sao không dễ
dàng cho việc khả giải đoán và v́ cùng một lư do đó nó có thể trở
thành vấn đề lầm lẫn và trở thành thần bí hóa. Cũng theo chiều hướng
ấy, chúng ta có thể hiểu được lời bày tỏ là khó mà cầu nguyện. Thật
vậy, cầu nguyện là vị thế tuyệt hảo của việc hiến tặng, của
niềm ứng xuất hướng về Đấng Vô H́nh, Đấng Khôn Lường, Đấng Khôn Tả.
V́ thế cảm nghiệm cầu nguyện là một thách đố đối với
hết mọi người, một “ân huệ” cần phải kêu xin, một tặng ân của Đấng
chúng ta thân thưa ngỏ cùng.
Trong tất
cả mọi giai đoạn của lịch sử, khi nguyện cầu, con người coi ḿnh và
t́nh trạng của ḿnh trước Thiên Chúa, từ Thiên Chúa và liên quan đến
Thiên Chúa, và họ tự nghiệm cảm thấy ḿnh như là một tạo vật cần
được trợ giúp, không thể tự ḿnh chiếm đạt tầm vóc viên trọn cho đời
sống của ḿnh cùng niềm hy vọng của họ. Triết gia Ludwig
Wittgenstein đă nhắc nhở rằng “cầu nguyện nghĩa là cảm thấy rằng ư
nghĩa của thế giới này ở ngoài thế giới này”. Theo động tính của mối
liên hệ này với Đấng ban ư nghĩa cho sự hiện hữu, với Thiên Chúa th́
cầu nguyện có một trong những thể hiện tiêu biểu ở cử chỉ qú gối.
Nó là một cử chỉ chất chứa một cái ǵ hoàn toàn mâu thuẫn: thật vậy,
tôi có thể bị buộc phải qú xuống – thân phận của những ǵ là bần
cùng và nô lệ – hay tôi có thể tự động qú xuống, thú nhận cái hạn
hữu của ḿnh và v́ thế cho thấy ḿnh cần đến một Đấng Khác. Tôi thú
nhận với Ngài rằng tôi hèn yếu, thiếu thốn, là một “tội nhân”.
Nơi
cảm nghiệm cầu nguyện, con người tạo vật bày tỏ tất cả những ǵ họ ư
thức về bản thân ḿnh, tất cả những ǵ họ có thể hiểu về cuộc sống
của họ, và đồng thời, họ hoàn toàn ngỏ cùng Hữu Thể mà họ chỉ là ǵ
đó trước Ngài, họ hướng linh hồn của họ về Mầu Nhiệm mà từ đó họ
mong đợi tầm vóc viên trọn cho những ước vọng sâu xa nhất của họ và
giúp họ thắng vượt t́nh trạng bần cùng khốn khổ của đời sống họ.
Yếu tính của việc cầu nguyện nơi cái nh́n này lên Đấng Khác ấy,
trong việc ngỏ lời cùng “những ǵ bên ngoài” ấy, như là cảm nghiệm
về một thực tại vượt quá những ǵ là cảm giác và ngẫu nhiên t́nh cờ.
Tuy nhiên,
t́nh trạng hoàn toàn hiện thực việc t́m kiếm của con người chỉ được
gặp nơi vị Thiên Chúa là Đấng tỏ ḿnh ra. Cầu nguyện, một tác động
cởi mở và nâng ḷng lên cùng Thiên Chúa, trở thành một mối liên hệ
riêng tư với Ngài. Và thậm chí con người có quên lănh Đấng Hóa Công
của ḿnh, th́ vị Thiên Chúa hằng sống và chân thật này vẫn không
thôi kêu gọi con người đến với cuộc hội ngộ huyền nhiệm của nguyện
cầu. Như Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo khẳng định: “Nơi việc cầu
nguyện, việc khởi động yêu thương của Vị Thiên Chúa trung thành bao
giờ cũng đến trước; bước đầu tiên của chúng ta là việc đáp ứng. V́
Thiên Chúa dần dần tỏ ḿnh ra và tỏ cho con người biết bản thân họ,
mà cầu nguyện trở thành như một tiếng gọi hỗ tương, một màn giao
ước. Qua ngôn từ và tác động, màn giao ước này liên hệ tới con tim.
Màn giao ước này tỏ hiện dọc suốt gịng lịch sử cứu độ” (số
2567).
Anh chị em
thân mến, chúng ta hăy biết bỏ giờ ra ơn nữa trước nhan Thiên
Chúa, chúng ta hăy biết nhận thức trong thinh lặng Vị Thiên Chúa tỏ
ḿnh ra nơi Chúa Giêsu Kitô, nhận thức nơi thẳm cung của bản thân
ḿnh tiếng của Ngài đang kêu gọi chúng ta và dẫn chúng ta về với
t́nh trạng phong phú của đời sống chúng ta, về với nguờn mạch sự
sống, với mạch nguồn cứu độ, để làm cho chúng ta vượt ra ngoài những
giới hạn đời sống ḿnh và hướng bản thân ḿnh đến tầm vóc của Thiên
Chúa, đến mối liên hệ với Ngài, Đấng là T́nh Yêu Vô Cùng.
Cám ơn anh chị em!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 11/5/2011 (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người
dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)