Tổ Phụ Abraham, gương mẫu đều tiên của việc cầu nguyện

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 18/5/2011 Loạt Bài Giáo Lư về Cầu Nguyện: Bài 3

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong hai bài giáo lư vừa rồi, chúng ta đă chia sẻ về cầu nguyện như là một hiện tượng phổ quát, một hiện tượng – mặc dù ở các h́nh thức khác nhau – hiện hữu nơi các văn hóa ở tất cả mọi thời đại. Hôm nay, tôi bắt đầu việc ôn lại thánh kinh về chủ đề này, một chủ đề sẽ dẫn chúng ta đến chỗ đào sâu vào một cuộc đối thoại giao ước giữa Thiên Chúa và con người làm sinh động lịch sử cứu độ, cho tới tột đỉnh của nó nơi Lời tối hậu là Chúa Giêsu Kitô. Cuộc hành tŕnh này sẽ mang chúng ta tới chỗ dừng lại ở một số đoạn quan trọng và những nhân vật tiêu biểu của Cựu Ước và Tân Ước.

 

Abraham, vị đại Tổ Phụ, cha của tất cả mọi kẻ tin tưởng (cf. Rm 4:11-12,16-17), sẽ cống hiến cho chúng ta gương mẫu đầu tiên về cầu nguyện, nơi đoạn ông chuyển cầu cho thành Sodom và Gomora. Tôi cũng muốn kêu mời anh chị em hăy lợi dụng cuộc hành tŕnh chúng ta sẽ thực hiện đây trong các bài giáo lư tới để hiểu biết về Thánh Kinh hơn, một Sách Thánh tôi hy vọng anh chị em có ở nhà, trong tuần, lắng đọng đọc và suy niệm trong nguyện cầu, để biết được lịch sử tuyệt vời của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, giữa Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta và con người là kẻ đáp ứng, kẻ nguyện cầu.

 

Đoạn đầu tiên chúng ta muốn chia sẻ được thấy trong Đoạn 18 Sách Khởi Nguyên; nó thuật lại rằng lỗi lầm của dân cư ở thành Sodom và Gomora đă lên tới tột đỉnh, đến độ cần Thiên Chúa rat ay thi hành đức công minh và ngăn chặn sự dữ bằng các hủy diệt hai thành này đi. Chính v́ thế mà tổ phụ Abraham nhập cuộc bằng việc chuyển cầu của ḿnh. Thiên Chúa đă quyết định tỏ cho ông biết những ǵ sắp xẩy ra và cho ông biết tính chất trầm trọng của sự dữ cùng với các hậu quả kinh khủng của nó, v́ Abraham là người được Ngài tuyển chọn để trở nên một đại dân tộc và làm cho phúc lành thần linh vươn tới toàn thế giới. Sứ mệnh của ông là một sứ mệnh cứu độ, một sứ mệnh cần phải phản ứng lại tội lỗi là những ǵ xâm chiếm thực tại của con người; qua ông Chúa muốn mang nhân loại về với đức tin, với tuân phục, với công lư. Bấy giờ, người bạn này của Thiên Chúa hướng về thực tại và nhu cầu của thế giới, ông nguyện cầu cho những ai sắp bị trừng phạt và cầu xin cho họ được cứu độ.

 

Tổ phụ Abraham bắt đầu ngay vấn đề vơi tất cả những ǵ là trầm trọng của nó mà nói cùng Chúa rằng: “Chúa thực sự sẽ hủy diệt người lành cùng với kẻ dữ hay sao? Giả sử có 50 người công chính trong thành ấy th́ sao; Chúa chẳng lẽ hủy diệt nơi này mà không tha cho nó v́ 50 người công chính sống ở đó hay sao? Làm sao Chúa có thể làm như thế được chứ, sát hại người lành với kẻ dữ, coi người công chính như là kẻ dữ! Làm sao lại như thế được đối với Chúa! Vị Thẩm Phán của tất cả mọi sự trên trái đất này lại chẳng xét xử đúng đắn hay sao?” (câu 23-25). Bằng những lời lẽ ấy, với ḷng thật là can đảm, tổ phụ Abraham đă tŕnh bày cho Thiên Chúa biết việc cần phải tránh một thứ công lư bao gồm, ở chỗ, nếu thành phố ấy đáng tội th́ nó đáng bị lên án và trừng phạt lỗi lầm của nó, nhưng – vị đại tổ phụ này nhấn mạnh – thật là bất công khi trừng phạt một cách bất phân biệt tất cả mọi cư dân. Nếu có những kẻ vô tội trong thành th́ họ không thể bị đối xửù như thành phần có tội. Thiên Chúa, Đấng là vị quan án công minh, không thể tác hành như thế, Abraham đă có lư mà thưa cùng Thiên Chúa như vậy.

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc đoạn này cẩn thận hơn, chúng ta nhận ra rằng việc yêu cầu của Abraham thậm chí c̣n nghiêm trọng và sâu xa hơn nữa, v́ ông không giới hạn ḿnh trong việc xin cho thành phần vô tội được cứu độ. Tổ phụ Abraham xin ơn tha thứ cho cả thành và ông làm như thế bằng cách nài xin với đức công minh của Thiên Chúa. Thật vậy, ông nói cùng Chúa rằng: “Chúa chẳng lẽ hủy diệt nơi này mà không tha cho nó v́ 50 người công chính sống ở đó hay sao?” (câu 24b). Nói như thế ông đưa ra một tư tưởng mới về công lư, không phải là thứ công lư chỉ biết trừng phạt thành phần tội lỗi, như con người làm, mà là một thứ công lư thần linh khác hẳn, thứ công lư t́m kiếm sự thiện và kiến tạo nó bằng việc thứ tha làm biến đổi thành phần tội nhân, hoán cải và cứu độ họ. Bởi thế, bằng lời cầu nguyện của ḿnh, tổ phụ Abraham không kêu cầu một thứ công lư thuần oán phạt mà là một can thiệp cứu độ, lưu ư tới thành phần vô tội, một can thiệp cũng giải phóng thành phần gian ác khỏi lỗi lầm của họ, tha thứ cho họ. Tư tưởng của tổ phụ Abraham, một tư tưởng có vẻ ngược đời, có thể được tổng luận như thề này: hiển nhiên là thành phần vô tội không thể nào b ị đối xử như thành phần có tội, điều ấy sẽ là những ǵ bất công; trái lại, cần phải đối xử với thành phần có tội như thành phần vô tội, thực hành một thứ công lư “siêu đẳng”, cống hiến cho họ cơ hội cứu độ, th́ họ sẽ không c̣n tiếp tục hành ác nữa, họ cũng sẽ trở thành công cính, không cần phải bị trừng phạt nữa.

 

Chính điều yêu cầu về công lư này đă được tổ phụ Abraham bày tỏ trong việc chuyển cầu của ông, một yêu cầu được căn cứ trên niềm tin tưởng Chúa là Đấng từ bi nhân hậu. Tổ phụ Abraham không xin Thiên Chúa một điều ǵ ngược lại với yếu tính của Chúa; ông gơ cửa ḷng của Thiên Chúa, khi biết được ư muốn thực sự của Ngài. Sodoma thật sự là một thành rộng lớn; 50 người công chính có vẻ ít oi, thế nhưng phải chăng đức công minh của Thiên Chúa và ơn tha thứ của Ngài có lẽ không phải là việc biểu lộ quyền lực của sự thiện hảo, thậm chí nó dường như c̣n nhỏ bé hơn và yếu kém hơn cả sự dữ? Việc hủy hoại thành Sodom cần phải thực hiện để ngăn chặn sự dữ xẩy ra trong thành ấy, thế nhưng Abraham biết rằng Thiên Chúa có những cách thức khác và những phương tiện khác để chặn đứng t́nh trạng lan tràn của sự dữ. Đó là việc thứ tha làm lũng đoạn cơn lốc tội lỗi, và tổ phụ Abraham, trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, thực sự là van nài điều ấy. Và khi Chúa đồng ư thứ tha cho thành này nếu có thể t́m thấy được 50 người công chính, th́ lời nguyện chuyển cầu của ông bắt đầu đi sâu vào vực thẳm của ḷng thương xót Chúa. Tổ phụ Abraham – như chúng ta biết – làm cho con số thành phần vô tội cần được cứu độ giảm xuống một cách nhanh chóng: nếu không 50 th́ có lẽ 45 th́ đủ, và rồi xuống tới 10 khi ông tiếp tục việc van nài của ḿnh, một việc van nài hầu như vững vàng theo đuổi: “Giả sử 40 ngươờ ở đó… 30… 20 … 10” (cf. vv. 29.30.31.32). Và con số càng trở nên nhỏ hơn th́ việc bộc lộ t́nh thương của Thiên Chúa càng cao cả, Đấng nhẫn nại lắng nghe, chấp nhận và đáp lại từng lời van xin: “Ta sẽ tha… Ta sẽ không hủy diệt… Ta sẽ không làm như thế” (cf. vv. 26.28.29.30.31.32).

 

Như thế, nhờ việc chuyển cầu của tổ phụ Abraham, thành Sodom có thể được cứu nếu trong đó có đủ 10 người công chính. Đó là quyền lực của lời cầu nguyện. V́ được bày tỏ và diễn tả qua việc chuyển cầu mà lời nguyện xin cùng Thiên Chúa cho phần rỗi của những người khác là ước vọng cứu độ được Thiên Chúa bao giờ cũng ôm ấp đối với con người tội lỗi. Thật vậy, không thể nào chấp nhận sự dữ, nó cần phải bị loại trừ và hủy diệt bằng h́nh phạt: việc hủy diệt thành Sodom thực sự có phận sự như thế. Thế nhưng Chúa không muốn kẻ dữ bị chết song hoán cải để được sống (cf. Ezekiel  18:23; 33:11); bao giờ Ngài cũng muốn tha thứ, cứu độ, ban sự sống, biến dữ thành lành. Chính v́ ước muốn thần linh này, trong nguyện cầu, trở thành ước muốn của con người và được bày tỏ qua những lời chuyển cầu. Bằng lời nài xin của ḿnh, tổ phụ Abraham vươn tiếng nói của ḿnh cũng như tấm ḷng của ḿnh lên cùng ư muốn thần linh: Ước muốn của Thiên Chúa là t́nh thương, yêu thương và muốn cứu độ, và ước muốn này của Thiên Chúa, nơi tổ phụ Abraham cũng như nơi lời cầu nguyện của ông, đă có thể bày tỏ chính ḿnh một cách cụ thể trong lịch sử loài người, hiện diện nơi nào cần đến ân sủng. Bằng tiếng nói nơi lời nguện cầu của ḿnh, tổ phụ Abraham lên tiếng nói cho ước muốn của Thiên Chúa, ước muốn không phải là hủy diệt mà là cứu độ thành Sodom, là ban sự sống cho thành phần tội nhân ăn năn hoán cải.

 

Đó là những ǵ Chúa muốn, và cuộc đối thoại của Ngài với tổ phụ Abraham là một biểu lộ dài lâu và chân thực cho t́nh yêu nhân hậu của Ngài. Nhu cầu cần t́m kiếm những người công chính trong thành này trở nên ít chính xác hơn và cuối cùng 10 người cũng đủ để cứu toàn thể dân chúng. V́ lư do nào tổ phụ Abraham đă ngưng ở con số 10 là những ǵ không được đoạn văn này nói tới. Có lẽ đó là một con số cho thấy một cái nhân cộng động tối thiểu (cả ngày nay nữa, 10 người là một con số đại biểu cần thiết cho việc nguyện cầu công khai của người Do Thái). Tuy nhiên, nó là một con số nhỏ, một phân tử sản vật nhỏ nhờ đó cứu cả một sự dữ lớn lao. Thế nhưng, vẫn không 10 người công chính ở thành Sodom và Gomorra nên các thành này đă bị hủy diệt. Một cuộc hủy diệt đă chứng thực một cách ngược đời là cần thiết chính v́ lời nguyện chuyển cầu của Abraham. Chính v́ lời cầu nguyện ấy đă cho thấy ư muốn cứu độ của Thiên Chúa: Chúa sẵn sàng thứ tha, Ngài muốn làm như vậy, thế nhưng các thành ấy tràn đầy những sự dữ, không có lấy được ít người vô tội để bắt đầu biến đổi sự dữ thành sự lành. Chính đường lối cứu độ này mà tổ phụ Abraham đă yêu cầu: để được cứu không chỉ có nghĩa là thoát khỏi bị trừng phạt, mà là được giải phóng khỏi sự dữ ở trong chúng ta. Vấn đề không phải là cần loại trừ đi h́nh phạt mà là tội lỗi, là việc phụ rẫy Thiên Chúa và t́nh yêu thương, một việc đă mang sẵn h́nh phạt nơi ḿnh.

 

Tiên tri Giêrêmia đă nói với thành phần dân phản loạn rằng: “Sự gian ác của ngươi phải sửa trị ngươi, hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt ngươi. Ngươi phải biết, ngươi phải thấy rằng: ĺa bỏ Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, không c̣n kính sợ Người, th́ thật là xấu xa và cay đắng” (Jeremiah 2:19). Chính v́ nỗi buồn đau và cay đắng này Chúa muốn cứu độ con người, giải phóng họ khỏi tội lỗi. Thế nhưng, bởi việc phục vụ mới có một cuộc biến đổi từ bên trong, một số trường hợp tốt đẹp, một khởi sự nhờ đó biến đổi sự dữ thành sự lành, ghen ghét thành yêu thương, trả thù báo oán thành tha thứ thứ tha. V́ thế mà thành phần công chính cần phải ở bên trong thành, và Abraham tiếp tục lập lại rằng: “có lẽ ở đó họ sẽ được t́m thấy…” “Ở đó”: là ở bên trong thực tại bệnh hoạn mà mầm mống của sự thiện cần phải có để chữa lành và phục hồi sự sống. Nó là một lời cũng được ngỏ cả với chúng ta nữa: đó là cái mầm mống của sự thiện cần phải có trong các thành phố của chúng ta nữa; chùng ta cần phải làm hết mọi sự để không phải chỉ có 10 người công cính, để thực sự làm cho các thành phố của chúng ta có thể sống và tồn tại cũng như để cứu chúng ta khỏi nỗi đắng cay bên trong này, đó là t́nh trạng vắng bóng Thiên Chúa. Và nơi thực tại bệnh hoạn của thành Sodom và Gomorra đă không có mầm mống sự thiện.

 

Tuy nhiên, t́nh thương của Thiên Chúa trong lịch sử dân Ngài đă nới rộng hơn nữa. Nếu để cứu thành Sodom cần 10 người công chính, th́ tiên tri Giêrêmia sẽ nói, nhân danh Đấng Toàn Năng, chỉ cần một người công chính duy nhất cũng đủ để cứu Giêrusalem. “Hăy rảo quanh đường phố Giê-ru-sa-lem mà xem cho biết.  Trên các quảng trường thành phố ấy, hăy t́m xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành” (5:1). Con số một lần nữa đă đi xuống, sự thiện hảo của Thiên Chúa c̣n tỏ ra cao cả hơn nữa. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ, t́nh thương muôn vàn của Thiên Chúa không thấy câu giải đáp cho sự thiện hảo được t́m kiếm và Giêrusalem đă rơi vào cuộc công hăm của kẻ thù.

 

Cần chính Thiên Chúa phải trở thành một con người công chính. Và điều này là mầu nhiệm Nhập Thể: để bảo đảm có được một người công chính, chính Ngài trở thành con người. Bao giờ cũng là một con người công chính v́ Người là thế: tuy nhiên, chính Thiên Chúa cần phải trở nên con người công chính ấy. T́nh yêu thương vô cùng và lạ lùng này sẽ hoàn toàn được bộc lộ khi Con Thiên Chúa hóa thân làm người, Đấng Công Chính trên hết, Đấng tuyệt đối Vô Tội, Đấng sẽ mang ơn cứu độ cho toàn thế giới bằng việc chết đi trên thập tự giá, khi thứ tha và chuyển cầu cho những ai “không biết việc họ làm” (Lk 23:34). Bấy giờ lời cầu nguyện của hết mọi người sẽ thấy được câu trả lời, bấy giờ hết mọi lời chuyển cầu của chúng ta sẽ hoàn toàn được đáp ứng.

 

Anh chị em thân mến, lời thỉnh cầu của tổ phụ Abraham, người cha về đức tin của chúng ta, dạy chúng ta hăy mở ḷng ḿnh ra hơn nữa cho t́nh thương muôn vàn của Thiên Chúa, nhờ đó bằng lời cầu nguyện hằng ngày của ḿnh chúng ta mới có thể ước muốn phần rỗi của nhân loại và mới xin cho nó một cách kiên tŕ và tin tưởng vào Chúa là Đấng cao cả trong yêu thương. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/5/2011 (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)