Giacóp – “một đêm dài t́m kiếm Thiên Chúa”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 25/5/2011 Loạt Bài Giáo Lư về Cầu Nguyện: Bài 4

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về một đoạn trong Sách Khởi Nguyên kể về một màn đặc biệt trong lịch sử của Tổ Phụ Giacóp. Không dễ ǵ cắt nghĩa được đoạn này thế nhưng lại là một đoạn quan trọng cho đời sống đức tin và cầu nguyện của chúng ta; nó thuật lại câu truyện ông vật nhau với Thiên Chúa khi lội qua gịng suối Jabbok chúng ta vừa nghe.

 

Như anh chị em biết, Giacóp đă chiếm được quyền trưởng nam của người anh sinh đôi là Esau trong cuộc trao đổi một bát chè, thế rồi sau đó bằng việc lừa đảo, đă lấy mất phúc lành từ Isaac cha ḿnh là người đă luống tuổi khi lợi dụng t́nh trạng mù ḷa của cha. Thoát khỏi cơn giận dữ của Esau, ông đă đến náu ẩn ở nhà của một người thân thuộc đó là Laban; ông đă lập gia đ́nh và đă trở nên giầu có, và bấy giờ đang trên đường trở về nơi sinh trưởng của ḿnh, sẵn sàng đối diện với anh ḿnh sau khi đă có những cách thức khôn khéo để đối đầu. Thế nhưng khi ông đă sẵn sàng đối với cuộc hội ngộ này – sau khi đưa những ai theo ḿnh sang bên kia gịng suối thuộc về lănh thổ của Esau – Giacóp bấy giờ c̣n lại một ḿnh, th́nh ĺnh bị tấn công bởi một kẻ lạ mặt và đă đánh lộn với ông thâu đêm. Chính trận đấu vật lộn bằng tay này chúng ta thấy xẩy ra ở Đoạn 32 Sách Khởi Nguyên đă khiến ông có được một cảm nghiệm đặc biệt về Thiên Chúa.

 

Đêm tối là thời điểm thuận lợi để hành động bí mật, là một thời điểm hay nhất, bởi thế, đối với Giacóp, để tiến vào lănh thổ của anh ḿnh mà không bị lô, và có lẽ cũng muốn làm cho Esau cảm thấy bất ngờ. Thế nhưng, chính ông lại ngỡ ngàng khi bị tấn công bất ngờ không kịp sửa soạn ǵ. Ông đă sử dụng mánh khóe của ḿnh để cố cứu lấy ḿnh khỏi t́nh trạng nguy hiểm, ông nghĩ rằng ông đă thành công trong việc làm chủ mọi sự, và bấy giờ ông lại thấy ḿnh chạm trán với một trận chiến huyền nhiệm khiến ông laoy hoay một ḿnh không được dịp sửa soạn đàng hoàng trong việc tự vệ. Trong đêm tối, Tổ Phụ Giacóp không kịp tự vệ trong việc chiến đấu với con người nào đó. Đoạn này không nói rơ về hành tung của kẻ tấn công; nó sử dụng từ ngữ Hebraic mang ư nghĩa chung chung về “một nam nhân”, “một con người, một ai đó”; bởi thế đoạn thánh kinh có vẻ mơ hồ không xác định này chủ ư muốn giữ bí mật về kẻ tấn công. Giacóp không thể nào nh́n thấy rơ ràng đối thủ của ḿnh trong đêm tối, và nhân vật này cũng bí mật đối với người đọc nữa. Có một người nào đó gây chiến với vị tổ phụ này; đó là sự kiện chắc chắn duy nhất được tường thuật viên kể lại. Chỉ ở vào lúc cuối, khi mà trận đấu kết thúc th́ “con người nào đó” ấy đă biến mất, cỉ khi ấy Giacóp mới đặt tên cho người n ày và mới có thể nói rằng ông đă vật lộn với Thiên Chúa.

 

Thế nên, đoạn này hiện lên trong mù mờ và khó ḷng mà nhận thấy chẳng những tông tích của kẻ tấn công Giacóp mà c̣n t́nh trạng gia tăng của trận đấu nữa. Đọc đoạn này khó ḷng mà xác định được trong hai người đấu nhau ai nắm được phần thắng. Những động từ được sử dụng thường thiếu chủ từ rơ ràng, và các hành động tiến triển một cách hầu như ngược nhau và cho thấy như kẻ kia thắng thế. Thật vậy, ban đầu th́ Giacóp có vẻ mạnh hơn, và đối thủ – đoạn văn viết – “không thắng nổi ông” (câu 26 [25]); tuy nhiên, người đó đánh vào cái huyệt đùi của ông khiến nó lệnh đi. Người ta bấy giờ sẽ nghĩ rằng Giacóp phải đầu hàng, thế nhưng cính người đó lại yêu cầu để cho họ đi; nhưng vị tổ phụ này không chịu, đặt điều kiện rằng: “Tôi sẽ để ngài đi, trừ phi ngài chúc lành cho tôi” (câu 27). Người nhờ lừa đảo đă gian lận được phúc lành trưởng nam của anh ḿnh, bấy giờ lại yêu cầu được phúc lành ấy từ một kẻ xa lạ là nhân vật bấy giờ có lẽ ông bắt đầu thấy được những tính chất thần linh, nhưng vẫn không thể nào thực sự nhận ra được họ.

 

Tay đối thủ này, nhân vật dường như bị Giacóp ngăn chặn và v́ thế bị Giacóp đánh bại, thay v́ làm theo yếu cầu của ông, đă ỏi tên ông: “Người tên ǵ?” Và vị tổ phụ này đáp lại: “Giacóp” (câu 28). Ở đây, trận chiến này trải qua một tiến triển quan trọng. Thật vậy, việc biết tên của ai đó bao gồm một loại quyền lực trên người đó, v́ tên này, theo tư tưởng thánh kinh, chất chứa thực tại sâu xa nhất về cá nhân ấy; nó cho thấy bí mật của họ và thân phận của họ. Biết tên của một ai đó v́ thế có nghĩa là biết sự thật về người khác, và điều này khiến cho đối phương có thể khống chế họ. Bởi vậy, khi được người lạ yêu cầu, Giacóp đă nói tên ḿnh ra, ông đă nộp ḿnh cho đối thủ của ḿnh; nó là một h́nh thức đầu hàng, của việc hoàn toàn phó ḿnh cho kẻ khác.

 

Thế nhưng, nơi tác động đầu hàng này, tổ phụ Giacóp ngược lại cũng trở thành một kẻ thắng cuộc, v́ ông nhận được một tên gọi mới, cùng với việc đối thủ nh́n nhận ông thắng cuộc mà rằng: “Tên củqa ngươi không c̣n là Giacóp nữa mà là Yến Duyên (Israel), v́ ngươi đă chiến đấu với Thiên Chúa và với con ngươờ ta mà đă thắng trận” (câu 29 [28]). “Giacop” là một tên nhắc nhở về những khởi điểm rắc rối của vị tổ phụ này; thật vậy, theo tiếng Do Thái, nó nhắc nhở chữ “cái gót”, và đưa thính giả về lại giây phút vào đời của Giacóp, khi mà ra khỏi b ụng mẹ, tay của ông đă nắm chặt lấy gót chân của người anh sinh đôi với ḿnh (cf. Gen 25:26), như thể báo trước việc ông đoạt quyền lợi của anh ḿnh khi lớn lên; thế nhưng tên gọi Giacóp cũng gợi lên động từ “lừa đảo, chiếm chỗ” nữa. Bấy giờ, trong cuôïc đấu vật ấy, vị tổ phụ này tỏ cho đối thủ của ḿnh, bằng một tác động kư thác và đầu hàng, thực tại của ḿnh như là một kẻ lừa đảo, một tay chiếm đoạt; song người kia, Đấng là Thiên Chúa, đă biến đổi cái thực tại tiêu cực này thành một cái ǵ đó tích cực: Giacóp là tên lừa đảo trở thành Yến Duyên; ông được ban cho một tên gọi mới tiêu biểu cho một căn tính mới. Thế nhưng, cả ở nơi đây nữa, tŕnh tuật vẫn có ư chất chứa tính chất nhị trùng, v́ ư nghĩa khả hữu nhất của danh xưng Yến Duyên này là “Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Thiên Chúa vinh thắng”.

 

V́ thế Giacóp đă thắng cuộc, ông đă vinh thắng – chính đối phương của ông đă xác nhận như thế – thế nhưng căn tính mới này của ông, được cùng đối phương này đặt cho, là những ǵ minh định và chứng thực cuộc vinh thắnmg của Thiên Chúa. Ngược lại, khi Giacóp hỏi tên của đối thủ ḿnh th́ vị ấy không chịu nói ra, mà tỏ ḿnh ra bằng một cử chỉ quyết liệt đó là chúc phúc cho ông. Phúc lành được vị tổ phụ này xin ngay từ đầu cuộc đấu tranh bấy giờ được ban cho ông. Và nó không phải là một thứ phúc lành vớ được bằng việc lừa đảo, những bằng việc Thiên Chúa tự do ban tặng, phúc lành Giacóp có thể lănh nhận v́ bấy giờ ông lẻ loi một ḿnh, không được bảo vệ, không khôn lanh và lừa đảo. Ông hiến ḿnh cho vị vô danh; ông chấp nhận hàng đầu và tự thú sự thật về ḿnh. Bởi thế, ở vào cuối trận đấu, sau khi lănh nhận được phúc lành, vị tổ phụ này cuối cùng có thể nhận ra người kia, Vị Thiên Chúa ban phúc lành: “Tôi đă thấy Tiên Chúa nhăn tiền, nhưng tôi vẫn c̣n sống” (câu 31 [30]), thế rồi ông băng ngang qua gịng suối, người mang một tên gọi mới những bị Thiên Chúa “thắng vượt” và vĩnh viễn bị mang dấu vết là đi khập khễnh gây ra bởi vết thương.

 

Những giải thích mà các nhà chú giải thánh kinh có thể cống hiến liên quan tới đoạn này th́ nhiều; đặc biệt là thành phần học giả nhận thấy nơi nó những ư hướng cùng với những yếu tố về văn tự khác nhau, cũng như những đối chiếu về một ít câu truyện thông dụng. Thế nhưng, khi những yếu tố này được các vị tác giả sách thánh sử dụng và cho vào tŕnh thuật thánh kinh, là chúng thay đổi về ư nghĩa và đoạn văn hướng tới những chiều kích bao rộng hơn. Màn vật nhau ở Jobbok này được cống hiến cho thành phần tín hữu như là một đoạn kiểu mẫu, trong đó dân Yến Duyên nói về các nguồn gốc của ḿnh và vạch ra cho thấy những đặc tính về mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và loài người. V́ lư do này, như Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo cũng đă khẳng định: “truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội đă coi biểu hiệu của việc cầu nguyện như là một trận chiến đấu của đức tin và là một cuộc thắng trận của ḷng kiên tŕ” (số 2573).

 

Đoạn thánh kinh này nói với chúng ta về một đêm dài t́m kiếm Thiên Chúa, về một trận chiến đấu để nhận biết tên của Ngài cũng như để thấy được dung nhan của Ngài; nó là một đêm của việc cầu nguyện mà, bằng việc bền bỉ và kiên tŕ, kêu xin Thiên Chúa ban phúc lành và một tên gọi mới, một thực tại mới như là hoa trái của việc hoán cải và thứ tha.

 

Như thế, đêm của Giacóp ở suối nước Jabbok, đối với tín hữu, đă trở thành một điểm đối chiếu để hiểu về mối liên hệ của ḿnh với Thiên Chúa, một mối liên hệ mà trong nguyện cầu thấy được việc thể hiện tối hậu của nó. Cầu nguyện đ̣i phải tin tưởng, gần gữi, nơi biểu hiệu “tay trong tay” không phải với một Vị Thiên Chúa là đối phương và là kẻ thù nhưng với một Vị Chúa phúc ân, Đấng bao giờ cũng nhiệm mầu, Đấng có vẻ bất khả đạt. V́ thế, tác giả sách thánh đă sử dụng biểu hiệu của cuộc chiến đấu, một biểu hiệu bao hàm sức mạnh của linh hồn, ḷng kiên tŕ, sự bền bỉ vươn tới những ǵ chúng ta ước muốn. Và nếu đối tượng của ḷng muốn con người là mối liên hệ với Thiên Chúa, là phúc lành của Ngài và là t́nh yêu của Ngài, th́ trận chiến đấu không thể nào không đạt đến tuyệt đỉnh nơi việc hiến ḿnh cho Thiên Chúa, nơi việc nh́n nhận t́nh trạng yếu hèn của ḿnh, một t́nh trạng yếu hèn trở nên vinh thắng chính lúc chúng ta tiến đến chỗ phó ḿnh vào bàn tay nhân hậu của Thiên Chúa.

 

Anh chị em thân mến, tất cả cuộc đời của chúng ta giống như một đêm dài chiến đấu và cầu nguyện là để tiến đến chỗ ước muốn và kêu xin Thiên Chúa ban phúc lành cho, những ǵ tự sức ḿnh chúng ta không thể nắm bắt hay chiếm lấy, nhưng cần phải khiêm hạ nhận lănh từ Ngài như là một tặng ân nhưng không ban cho chúng ta, để rồi cuối cùng nhờ đó chúng ta nhận biết dung nhan của Chúa. Và khi điều này xẩy ra, toàn thể thực tại của chúng ta sẽ thay đổi; chúng ta lănh nhận một tên gọi mới và phúc lành của Thiên Chúa. Thế nhưng, c̣n hơn thế nữa: Giacóp là người lănh nhận một tên gọi mới, người trở thành Yến Duyên, cũng cống hiến một tên gọi mới cho nơi ông vật nhau với Thiên Chúa; ông đă cầu nguyện ở đó và đổi tên nó thành Peniel, nghĩa là “Dung Nhan Thiên Chúa”. Với tên gọi này, ông nh́n nhận rằng nới ấy đầy sự hiện diện của Thiên Chúa; ông ghép cho mảnh đấy ấy tính chất linh thánh bằng việc in ấn nơi nó kư ức về cuộc hội ngộ nhiệm mấu với Thiên Chúa. Ông, một con người để cho ḿnh được Thiên Chúa ban phúc lành, một con người phó ḿnh cho Ngài, một con người để ḿnh được Ngài biến đổi, giúp cho thế giới được chúc phúc. Chớ ǵ Chúa giúp chúng ta đấu một trận đấu đức tin tốt đẹp (cf Tim 6:12; 2Tim 4:7) và cầu xin Ngài chúc phúc, để Ngài có thể canh tân trong chúng ta niềm ngưỡng vọng được nh́n thấy nhan Ngài. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/5/2011