Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI

 Hun T Triu Kiến Chung Th Tư 1/6/2011 Lot

Bài Giáo Lư v Cu Nguy

Bài 5 – Li Nguyn Chuyn Cu ca Moisen

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Khi đọc Cựu Ước chúng ta thấy một h́nh ảnh nổi bật trong số các h́nh ảnh khác đó là h́nh ảnh về Moisen, một con người của việc nguyện cầu. Moisen, vị đại tiên tri và là nhà lănh đạo trong thời Xuất Hành, đă thi hành vai tṛ của ḿnh như trung gian giữa Thiên Chúa và dân Yến Duyên bằng việc trở nên, trong thành phần dân chúng, kẻ chất chứa những lời và giới luật thần linh, bằng việc dẫn dắt họ hướng tới miền tự do của mảnh Đất Hứa, và bằng việc dăy dỗ dân Yến Duyên sống tuân phục và tin tưởng đối với Thiên Chúa trong cuộc hành tŕnh của họ trong sa mạc; thế nhưng, tôi đặc biệt muốn nói rằng bằng cả việc cầu nguyện nữa. Ông cầu nguyện cho Pharaoh khi Thiên Chúa, qua những tai họa, đang cố gắng hoán cải tâm can của người Ai Cập (x Ex 8:10); ông xin Chúa chữa cho bà chị của ông là Mariam bị phạt trở nên cùi lở (cf. Numbers 12:9-13); ông cầu nguyện khi lửa sắp thiêu rụi trại dân (cf. Numbers 11:1-2) và khi những con rắn độc sát hại dân chúng (cf. Numbers 21:4-9); ông ngỏ lời cùng Chúa và phản ứng bằng việc cự lại khi gánh nặng sứ vụ của ông trở nên quá nặng nề (cf. Numbers 11:10-15); ông thấy Thiên Chúa và nói cùng Ngài “diện đối diện, như người ta nói với bạn bè của ḿnh” (cf. Exodus 24:9-17; 33:7-23; 34:1-10,28-35).

 

Cũng ở Núi Sinai, khi dân chúng yêu cầu Aaron đúc cho họ một con ḅ vàng, Moisen đă cầu nguyện, bởi thế thi hành một cách tiêu biểu cho vai tṛ đích thực của một người chuyển cầu. Đoạn này được kể ở chương 12 trong Sách Xuất Hành và tương tự như được thuật lại ở chương 9 của Sách Nhị Luật. Tôi muốn tập trung vào đoạn này cho bài giáo lư hôm nay; và đặc biệt chúng ta căn cứ vào tŕnh thuật của Sách Xuất Hành về việc cầu nguyện của Moisen.

 

Dân Yến Duyên ở dưới chân Núi Sinai trong khi Moisen ở trên núi đang đợi nhận được các bia đá Luật, đang chay tịnh 40 ngày và 40 đêm (cf. Exodus 24:18; Deuteronomy 9:9). Con số 40 có một giá trị biểu hiệu và tiêu biểu cho tất cả những ǵ là kinh nghiệm, trong khi chay tịnh chỉ cho thấy sự kiện là sự sống từ Chúa mà có, Ngài là Đấng bảo tŕ nó. Tác động ăn thật sự bao gồm việc sử dụng dưỡng chất để duy tŕ chúng ta; bởi thế, chay tịnh, hay việc từ bỏ thực phẩm, trong trường hợp này có một ư nghĩa quan trọng: Nó là cách thức cho thấy con người không nguyên sống bởi bánh mà bởi mọi lời xuất phát từ miệng Chúa (cf. Deuteronomy 8:3). Khi chay tịnh, Moisen chứng tỏ ḿnh đang chờ đợi được lănh nhận Luật thần linh như một nguồn mạch của sự sống: Nó cho thấy Ư Muốn của Thiên Chúa và nuôi dưỡng tâm can của con người, giúp họ có thể kư kết giao ước với Đấng Tối Cao, Đấng là nguồn mạch của sự sống, là chính sự sống.

 

Thế nhưng, trong khi Chúa ban Lề Luật cho Moisen ở trên núi th́ ở chân núi dân chúng lại vấp phạm đến lề luật. Không thể chịu đựng nổi việc tŕ hoăn và vắng mặt của vị môi giới này, dân Yến Duyên đă yêu cầu Aaron rằng: “Xin làm cho chúng tôi một vị thần, vị sẽ đi trước chúng tôi; v́ đối với Moisen, người đă mang chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, chúng tôi không biết những ǵ đă xẩy ra cho ông ta” (Ex 32:1). Mệt mă bởi một cuộc hành tŕnh với vị Thiên Chúa vô h́nh, giờ đây, cả đến Moisen là vị môi giới cũng biến mất, dân chúng mới yêu cầu có một sự hiện diện hữu h́nh, khả giác của Chúa, và thấy nơi con ḅ vàng được Aaron tạo nên một thần linh khả đạt, có thể vận động, trong tầm với của con người. Đó là một chước cám dỗ liên lỉ trong cuộc hành tŕnh đức tin: đó là việc lảng tránh mầu nhiệm thần linh bằng việc kiến tạo nên một vị thần khả thức, tương hợp với những dự án của con người, với những dự phóng của con người. Những ǵ xẩy ra ở Núi Sinai đều chứng tỏ cho thấy tất cả cái ngu muội và phù hoa ảo tưởng của thứ đ̣i hỏi này, v́, như Thánh Vịnh 106 đă khẳng định một cách mỉa mai rằng: “họ đổi vinh quang của Thiên Chúa lấy h́nh ảnh của một con ḅ gặm cỏ” (106:20).

 

Bởi thế Chúa đă phản ứng và truyền cho Moisen xuống núi, cho ông biết những ǵ dân chúng đang làm, và kết thúc bằng những lời như sau: “Bởi vậy hăy để mặc Ta, cho cơn thịnh nộ của Ta bùng lên trên chúng và Ta sẽ hủy diệt chúng đi: nhưng từ nơi người Ta sẽ làm nên một đại dân nước” (Ex 32:10). Như với Abraham liên quan tới thành Sodom và Gomorrah, giờ đây Thiên Chúa cũng tỏ cho Moisen biết những ǵ Ngài có ư thực hiện, như thể Ngài không muốn làm nếu không có sự đồng ư của ông (cf. Amos 3:7). Ngài phán: “Hăy để mặc kệ Ta cho cơn giậc Ta bùng lên”. Thực ra, câu  “Hăy để mặc kệ Ta cho cơn giậc Ta bùng lên” này được phán chính là muốn để cho Moisen có thể can thiệp vào và yêu cầu NGÀi đừng làm như thế, như thế chứng tỏ là Thiên Chúa bao giờ cũng muốn cứu vớt. Như với hai thành ở vào thời của Abraham, h́nh phạt và việc hủy diệt, trong đó cơn thịnh nộ của Thiên Chúa được diễn tả như là những ǵ diệt trừ sự dữ, vạch ra cho thấy cái trầm trọng của tội phạm; đồng thời, lời yêu của của vị chuyển cầu nhắm đến việc bày tỏ ư muốn thứ tha của Chúa. Đó là việc cứu độ của Thiên Chúa, một việc bao gồm t́nh thương nhưng cùng với t́nh thương c̣n cho thấy cả sự thật về tội lỗi nữa, về sự dữ hiện hữu, nhờ đó tội nhân, khi nhận biết và từ bỏ tội lỗi của ḿnh, có thể được Thiên Chúa thứ tha và biến đổi. Lời  nguyện chuyển cầu làm cho ḷng thương xót Chúa trở nên chủ động nơi thực tại băng hoại của con người tội lỗi đến độ ḷng thương xót Chúa ấy gặp được một tiếng cầu khấn của một con người nguyện xin và qua họ trở thành hiện hữu nơi nào cần đến ơn cứu độ.

 

Lời cầu nguyện của Moisen hoàn toàn tập trung vào ḷng trung thành và ân sủng của Chúa. Trước hết ông kể lại lịch sử cứu chuộc được Chúa khởi động nơi cuộc ra đi của dân Yến Duyên ra khỏi Ai Cập, để từ đó nhắc lại lời hứa xưa với các vị Cha Ông. Chúa đă thực hiện việc cứu độ bằng việc giải thoát dân Ngài khỏi t́nh trạng làm tôi cho người Ai Cập; vậy th́ tại sao – Moisen đặt vấn đề – “những người Ai Cập lại nói rằng: ‘Ngài có ác ư mang họ đi để sát hại họ ở núi này và tru diệt họ khỏi mặt đất?’” (Exodus 32:12). Công cuộc cứu độ đă được bắt đầu cần phải nên trọn: nếu Thiên Chúa để cho dân ḿnh chết đi th́ điều này được hiểu như là một thứ bất lực của thần linh trong việc làm hoàn tất dự án cứu độ. Thiên Chúa không thể để cho điều ấy xẩy ra được: Ngài là vị Chúa tốt lành cứu độ, là bảo đảm viên của sự sống, Ngài là Vị Thiên Chúa của t́nh thương và tha thứ, của việc giải phóng khỏi tội lỗi sát hại. Thế nên Moisen mới kêu lên Chúa, mới van nài với sự sống nội tại của Thiên Chúa, ngược lại với lời tuyên bố bề ngoài. Thế nhưng bấy giờ Moisen lập luận với Chúa rằng nếu dân Ngài tuyển chọn bị chết đi, cho dù họ có lỗi lầm, th́ Ngài như thể không thể nào thắng được tội lỗi. Và như thế th́ không thể nào chấp nhận được. Moisen đă cảm nghiệm được cụ thể về vị Thiên Chúa cứu độ này; ông được sai đến như là một môi giới của việc giải phóng thần linh, và giờ đây, với lời nguyện cầu của ḿnh, ông lên tiếng về hai mối quan tâm – mối quan tâm về số phận của dân ông, nhưng song song với mối quan tâm này là việc tôn vinh cần phải có đối với Thiên Chúa, là sự thật về danh thánh của Ngài. Thật vậy, vị chuyển cầu này muốn dân Yến Duyên được cứu độ, v́ họ là đàn chiên được kư thác cho ông, thế nhưng cũng v́ thực tại đích thật về Thiên Chúa được biểu lộ trong việc cứu độ ấy nữa. T́nh yêu thương anh em và ḷng kính mến Thiên Chúa thấm nhập nơi lời nguyện chuyển cầu; chúng là những ǵ bất khả phân ly. Moisen, vị chuyển cầu, là một con người ở giữa hai t́nh yêu, thứ t́nh yêu mà trong nguyện cầu chập lại thành một ước vọng duy nhất mong muốn những ǵ là thiện hảo.

 

Bởi vậy mà Moisen nại tới ḷng trung thành của Thiên Chúa, nhắc nhở Ngài về những lời hứa hẹn của Ngài: “Xin hăy nhớ đến Abraham, Isaac và Israel là những người tôi tớ của Ngài, những người Ngài đă đích thân thề mà nói với họ rằng: ‘Ta sẽ làm cho gịng dơi của ngươi đông đảo như sao trời, và tất cả mảnh đất Ta đă hứa th́ TA sẽ ban cho gịng dơi của ngươi, và họ sẽ muôn đời thừa hưởng nó’” (Ex 32:13). Moisen đă nhắc lại lịch sử h́nh thành về nguồn gốc của Yến Duyên, của các vị cha ông dân tộc này, và của việc họ được nhưng không tuyển chọn do Thiên Chúa khởi động. Không phải là bởi công nghiệp của họ mà họ đă lănh nhận lời hứa ấy, mà là nhờ sự chọn lựa tự do của Thiên Chúa và t́nh yêu Ngài (cf. Deuteronomy 10:15). Bấy giờ Moisen đă xin Chúa hăy tiếp tục trung thành lịch sử tuyển chọn và cứu độ của Ngài, bằng việc tha thứ cho dân của Ngài.

 

Vị chuyển cầu này không chạy tội cho dân của ḿnh; ông không liệt kê những công nghiệp giả thử có được của dân ông hay chính ông; trái lại, ông nại tới ḷng lành của Thiên Chúa: một vị Thiên Chúa tự do, Đấng toàn ái, Đấng không bao giờ thôi t́m kiếm kẻ bị lầm đường lạc lối, Đấng luôn trung thành với chính ḿnh và hiến cho tội nhân cơ hội trở về với Ngài và nhờ được thứ tha trở nên công chính và có khả năng trung thành. Moisen đă xin Chúa tỏ ḿnh Ngài ra mạnh mẽ hơn tội lỗi và sự chết, và bằng lời cầu của ḿnh ông giúp vào việc mạc khải thần linh này. Lầmột vị môi giới của sự sống, một vị chuyển cầu cho thấy mối liên kết với dân chúng; chỉ ước muốn ơn cứu độ là những ǵ chính Thiên Chúa muốn, ông loại bỏ viễn ảnh trở thành một dân mới hài ḷng Chúa. Câu Thiên Chúa ngỏ cùng ông “từ ngươi Ta sẽ làm nên một đại dân nước” thậm chí không được người “bạn” này của Thiên Chúa lưu ư tới, vị sẵn sàng lănh lấy cho ḿnh chẳng những tội lỗi của dân ḿnh mà c̣n tất cả hậu quả của tội lỗi do dân gây ra nữa. Sau khi hủy hoại con ḅ vàng, ông lên núi một lần nữa để xin cứu dân Yến duyên, ông nói cùng Chúa rằng: “Thế nhưng nếu Chúa thứ tha tội lỗi của họ – bằng không, tôi cầu xin Chúa, hăy tẩy tôi khỏi cuốn sổ Ngài đă viết” (câu 32). Qua lời nguyện cầu, muốn ước muốn của Thiên Chúa, vị chuyển cầu này tiến sâu vào kiến thức về Chúa và về t́nh thương của Ngài, và đạt đến một t́nh yêu thậm chí đến hoàn toàn tự hy hiến bản thân ḿnh.

 

Nơi Moisen, người đứng trên núi cao diện đối diện với Thiên Chúa, vị trở thành chuyển cầu viên cho dân của ḿnh, và là vị hiến bản thân ḿnh – “gạch tên tôi đi” – các Giáo Phụ của Hội Thánh đă thấy được một tiền thân của Chúa Kitô, Đấng trên đỉnh thập giá thực sự là đứng trước Thiên Chúa, chẳng những như là một người bạn mà c̣n như một người Con. Và chẳng những Người cống hiến bản thân ḿnh – “xin xóa bỏ tên con” – mà c̣n với trái tim bị đâm thâu, Người đă trở nên, như chính Thánh Phaolô nói, tội lỗi; Người mang lấy tội lỗi của chúng ta nơi bản thân ḿnh để cứu lấy chúng ta; việc chuyển cầu của Người chẳng những là mối liên đới mà c̣n là sự đồng hóa với chúng ta; Người mang lấy tất cả chúng ta nơi thân ḿnh của Người. Và như thế tất cả cuộc sống làm người và làm Con của Người như là một tiếng kêu lên cùng cơi ḷng của Thiên Chúa, nó là sự tha thứ, nhưng là một thứ tha biến dổi và canh tân.

 

Tôi nghĩ chúng ta cần phải suy niệm về thực tại này. Chúa Kitô đứng trước nhan Thiên Chúa và cầu cho chúng ta. Lời cầu của Người trên cây thập tự giá là những ǵ hiện đại với tất cả mọi người, hiện đại với tôi: Người cầu cho tôi, Người đă chịu khổ và đang chịu khổ v́ tôi, Người đồng hóa ḿnh với tôi bằng việc mặc lấy thân thể và linh hồn của loài người chúng tôi. Và Người mlời gọi chúng ta tiến vào căn tính của Người, làm cho chúng ta trở thành một thân thể duy nhất, một tinh thần duy nhất với Người, v́ từ đỉnh thập tự giá Người đă không mang những thứ luật mới, những bia đá, mà là mang chính bản thân ḿnh, thân thể ḿnh và máu huyết của Người như là một giao ước mới. Nhờ đó Người làm cho chúng ta nên máu duy nhất với Người, một thân thể duy nhất với Người, được đồng hóa với Người. Người mời gọi chúng ta tiến vào cái đồng nhất hóa này, trở nên một với Người nơi ước muốn của chúng ta được trở nên một thân ḿnh duy nhất, một tinh thần duy nhất với Người. Chúng ta hăy cầu cùng Chúa để cái đồng hóa này biến đổi chúng ta, canh tân chúng ta, v́ việc thứ tha là những ǵ canh tân – nó là việc biến đổi.

 

Tôi muốn kết thúc bài giáo lư này bằng những lời của Thánh Phaolô gửi cho Kitô hữu Rôma: “Ai sẽ cáo tội những kẻ Thiên Chúa đă chọn -- Thiên Chúa đă giải án tuyên công, ai sẽ là người lên án? -- Phải chăng là Đức Kitô Yêsu, Đấng đă chết, hơn nữa, đă sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa, và là Đấng đang chuyển cầu cho ta? Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi ḷng mến của Đức Kitô? […] dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, […] bất cứ tạo vật nào khác, không ǵ sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi ḷng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô Yêsu Chúa chúng ta!” (Romans 8:33-35, 38, 39)

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/6/2011