Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI

 Hun T Triu Kiến Chung Th Tư 22/6/2011 Lot

Bài Giáo Lư v Cu Nguy

Bài 7 – Các Thánh Vịnh tổng quan

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong các bài giáo lư trước, chúng ta đă dừng lại để lưu ư tới một số nhân vật Cựu Ước là những vị đặc biệt quan trọng đối với việc suy niệm của chúng ta về vấn đề cầu nguyện. Tôi đă nói về Abraham, vị đă chuyển cầu cho các thành phố ngoại bang; về Giacóp, vị trong cuộc chiến đấu về đêm của ḿnh nhận được phúc lành; về Moisen, vị nài xin ơn thứ tha cho dân tộc của ḿnh; và về Elia, vị cầu cho dân Yến Duyên ăn năn hoán cải. Với bài giáo lư hôm nay, tôi sẽ bắt đầu tiến vào một đạo lộ mới: Thay v́ nhận định về những tŕnh thuật đặc biệt về những con người thực hiện việc cầu nguyện, chúng ta sẽ tiến vào chính “cuốn sách nguyện” tuyệt vời là Sách Thánh Vịnh. Trong các bài giáo lư tới, chúng ta sẽ đọc và suy niệm một số thánh vịnh tuyệt vời nhất, cũng là những thánh vịnh thân thương nhất đối với truyền thống cầu nguyện của Giáo Hội. Hôm nay tôi muốn giới thiệu những thánh vịnh này bằng việc nói chung về Cuốn Sách này.

 

Sách Thánh Vịnh hiện lên như là “một công thức” của các kinh nguyện, một tổng hợp của 150 bài thánh vịnh được truyền thống thánh kinh cống hiến cho thành phần tín hữu, để các thánh vịnh ấy có thể trở thành lời cầu nguyện của họ – của chúng ta – đường lối của họ – của chúng ta, trong việc thân thưa cùng Thiên Chúa và liên hệ với Ngài. Trong cuốn sách này, toàn thể cảm nghiệm của con người, với nhiều bộ diện của nó được thể hiện, cùng với tất cả những ǵ là cảm xúc nơi đời sống của con người. Trong các Thánh Vịnh, niềm vui nỗi khổ, ḷng ước muốn Thiên Chúa và nhận thức về sự bất xứng của ḿnh, cái hân hoan và cảm quan về t́nh trạng bị bỏ rơi, niềm tin tưởng vào Thiên Chúa và nỗi cô độc đớn đau, t́nh trạng tràn đầy sự sống và nỗi lo sợ chết chóc, tất cả được đan kết và bày tỏ. Tất cả thực tại của tín hữu được tuôn vào những lời cầu nguyện ấy, những lời cầu nguyện trước hết là dân Yến Duyên, rồi tới Giáo Hội tiếp tục như là việc suy niệm đặc biệt về mối liên hệ với vị Thiên Chúa duy nhất, và là đáp ứng xứng đáng với việc Ngài mạc khải ḿnh ra trong lịch sử.

 

Là lời cầu nguyện, các Thánh Vịnh là những bộc lộ của linh hồn và của niềm tin, trong đó hết mọi người có thể nhận thức chính ḿnh và trong đó cảm nghiệm về cái gần gũi đặc biệt với Thiên Chúa được truyền đạt, một cảm nghiệm mỗi người đều được kêu gọi. Và cái phức tạp tính của đời sống con người qui tụ lại trong cái phức hợp của những h́nh thức văn từ khác nhau nơi các thánh vịnh khác nhau: các bài thánh ca, các bài than văn, lời van xin khẩn nài của cá nhân cũng như tập thể, các bài ca tạ ơn, những thánh vịnh thống hối, và các loại khác trong những sáng tác thi ca ấy. Bất chấp phạm vi bày tỏ bao rộng này, có hai lănh vực lớn có thể nhận thấy tổng hợp lời cầu nguyện của Sách Thánh Vịnh, đó là lời cầu xin, được liên kết với lời than van và chúc tụng – hai chiều kích tương liên và hầu như bất khả phân ly. V́ việc nài xin thỉnh nguyện được tác động bởi niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ đáp ứng, và điều này đưa đến chỗ chúc tụng và tạ ơn; và việc chúc tụng và tạ ơn xuất phát từ cảm nghiệm về ơn cứu độ được nhận lănh, một cảm nghiệm bao gồm nhu cầu cần trợ giúp được bày tỏ bởi lời van xin thỉnh nguyện.

 

Trong lời van xin thỉnh nguyện, con người cầu xin than van và diễn tả t́nh trạng buồn phiền của ḿnh, nguy hiểm của ḿnh, lẻ loi cô độc của ḿnh; hay, như ở các thánh vịnh thống hối, họ bày tỏ lồi lầm và tội lỗi, cùng xin ơn tha thứ. Họ lột trần nỗi thiếu thốn của ḿnh trước nhan Chúa, tin tưởng được đáp ứng, và điều này bao hàm việc nhận biết Thiên Chúa như sự thiện hảo, như Đấng mong ước sự thiện, và như ‘Đấng yêu chuộng sự sống’ (cf Wis 11:26), Đấng sẵn sàng giúp đỡ, cứu độ và tha thứ. Thế nên, chẳng hạn, Thánh Vịnh gia ở Thánh Vịnh 31 cầu nguyện rằng: “Ôi Chúa, con t́m nương náu nơi Ngài; xin đừng bao giờ để con tủi hổ […] xin cứu con khỏi cạm bẫy ŕnh rập con, v́ Ngài là sự náu thân của con” (các câu 2,5[1,4]). V́ thế, trong lời than van này hiện lên một lời chúc tụng nào đó, bao gồm niềm hy vọng vào việc can thiệp thần linh, và trở thành hiển nhiên một lần nữa cho thấy rằng ơn cứu độ thần linh đă trở thành một thực tại. 

 

Một cách so sánh – nơi các thánh vịnh tạ ơn và các thánh vịnh chúc tụng – để tưởng nhớ tặng ân lănh nhận, hay để chiêm ngưỡng t́nh thương cao cả của Thiên Chúa, người ta nh́n nhận cái thấp hèn bé nhỏ của ḿnh, cũng như nhu cầu cần được cứu độ của ḿnh, là những ǵ trở nên nền tảng của lời cầu xin thỉnh nguyện. Như thế, người ta xưng thú cùng Thiên Chúa thân phận của ḿnh là một tạo vật, được đánh dấu bằng cái chết bất khả tránh, tuy nhiên, lại là kẻ ôm ấp một ước vọng sâu xa muốn được sự sống. V́ lư do ấy mà trong Thánh Vịnh 86, Thánh Vịnh gia đă kêu lên rằng: “Tôi tạ ơn Chúa, Ôi Chúa là Thiên Chúa của con, với tất cả tâm hồn của con, và con sẽ tôn vinh danh Chúa đến muôn đời. T́nh yêu kiên trung của Ngài đối với con cao cả; Ngài đă giải cứu linh hồn con khỏi vực thẳm của âm phủ” (các câu 12,13). Như thế, nơi lời nguyện cầu của các bài Thánh Vịnh, việc thỉnh nguyện và chúc tụng được đan kết với nhau, và ḥa hợp với nhau thành một bài ca duy nhất, cử hành ân sủng vĩnh hằng của Chúa đối với t́nh trạng mỏng ḍn yếu hèn của chúng ta.

 

Cuốn Sách Thánh Vịnh được cống hiến cho Dân Yến Duyên (Israel) và cho Giáo Hội, chính là để thành phần tín hữu có cơ hội liên kết ḿnh với bài ca ấy. Các bài Thánh Vịnh, thật vậy, dạy chúng ta cầu nguyện. Nơi các bài thánh vịnh ấy, Lời Chúa trở thành lời cầu nguyện – và các bài thánh vịnh này là những lời cảm hứng của Thánh Vịnh gia – lời cầu nguyện cũng trở thành lời của con người cầu nguyện các Thánh Vịnh. Đó là vẻ đẹp và là bản chất đặc biệt của cuốn sách thánh kinh này: Không như các lời cầu nguyện khác chúng ta thấy trong Thánh Kinh, các lời cầu nguyện được chất chứa (trong Sách Thánh Vịnh này) không được xen kẽ vào một truyện kể cho thấy ư nghĩa hay phần vụ của chúng. Những bài Thánh Vịnh được cống hiến cho tín hữu thực sự như là một bài cầu nguyện, có mục đích duy nhất là trở thành lời cầu nguyện của những ai sử dụng chúng, và cùng với chúng đích thân ngỏ lời cùng Thiên Chúa. V́ chúng là Lời Chúa, Đấng nguyện Thánh Vịnh để nói cùng Thiên Chúa bằng chính những lời Thiên Chúa ban cho chúng ta; Người ngỏ lời cùng Ngài bằng những lời chính Ngài ban cho chúng ta. Như thế, trong việc nguyện Thánh Vịnh là chúng ta học biết nguyện cầu. Chúng là một học đường của việc cầu nguyện.

 

Xẩy ra tương tự như khi một con trẻ bắt đầu tập nói; tức là khi chúng ta học bày tỏ các cảm thức của ḿnh, các xúc động của ḿnh và các nhu cầu của ḿnh bằng những lời tự nhiên vốn không thuộc về nó, nhưng là những ǵ nó học được từ cha mẹ của nó, cũng như từ những ai sống chung quanh nó. Những ǵ đứa nhỏ này muốn bày tỏ đó là cảm nghiệm riêng tư của nó, nhưng các phương tiện để bày tỏ lại là của người khác; và từ từ nó sở hữu hóa những phương tiện này – những lời lẽ từ cha mẹ nó trở thành của nó, và qua những lời này nó cũng học được cách thức suy tư và cảm thức; nó tiến vào một thể giới tổng thể của các tư tưởng, và nơi thế giới này nó lớn lên, liên hệ tới thực tại, tới con người và tới Thiên Chúa. Sau hết, ngôn từ của cha mẹ của nó trở thành ngôn từ của nó; nó nói bằng các lời lẽ nhận được từ các người khác, những lời lẽ mà giờ đây trở thành những lời lẽ của nó.

 

Việc nguyện cầu các Thánh Vịnh cũng thế. Các Thánh Vịnh được cống hiến cho chúng ta để chúng ta có thể học thân thưa chính ḿnh với Thiên Chúa, thông đạt với Ngài, nói cùng Ngài về chúng ta bằng những lời của Ngài, t́m được ngôn từ cho cuộc hội ngộ với Ngài. Và, nhờ những lời lẽ ấy, cũng có thể biết và có được những tiêu chuẩn về đường lối tác hành của Ngài, có thể tiến tới với mầu nhiệm của những ǵ Ngài nghĩ và về những đường lối của Ngài (cf Is 55:8-9), nhờ đó hằng lớn lên hơn nữa trong đức tin và đức ái. Như những lời lẽ của chúng ta, chẳng những là ngôn từ mà c̣n dạy chúng ta về một thế giới thực sự và thế giới theo nhận thức, cũng thế, những lời cầu nguyện ấy dạy chúng ta về tấm ḷng của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta mới có thể chẳng những nói với Thiên Chúa mà c̣n biết Thiên Chúa là ai và – trong việc học cách nói với Ngài – chúng ta biết thế nào để làm người, để là chúng ta. 

 

Về vấn đề này, danh xưng được truyền thống Do Thái tặng cho Psaltery trở thành những ǵ có ư nghĩa. Nó được gọi là Tehellim, một từ ngữ Hebraic có nghĩa là “các bài ca chúc tụng”, [một ư nghĩa] xuất phát từ nguyên ngữ chúng ta thấy nơi lời diễn tả “Halleluiah” – nghĩa là “chúc tụng ngợi khen Chúa”. Bởi vậy, mặc dù cuốn sách cầu nguyện này rất đa diện và phức tạp – với những thể loại văn vẻ khác nhau, cũng như với mối liên hệ giữa việc chúc tụng và thỉnh nguyện – cuối cùng nó cũng là một cuốn sách chúc tụng, cuốn sách dạy chúng ta dâng lời tạ ơn, cử hành sự cao cả của tặng ân Thiên Chúa, nh́n nhận vẻ đẹp nơi các lời của Ngài và tôn vinh Danh thánh của Ngài. 

 

Đó là việc đáp ứng thích đáng nhất trước việc Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, và cảm nghiệm về sự thiện hảo của Ngài. Bằng việc dạy cho chúng ta cầu nguyện, các bài Thánh Vịnh dạy chúng ta rằng, cho dù giữa nỗi cô độc, cho dù trong đau thương, th́ sự hiện diện của Thiên Chúa vẫn c̣n đó và là nguồn kỳ diệu cùng ủi an; chúng ta có thể kêu lên, nài xin, chuyển cầu, than van, nhưng [chúng ta làm như thế] khi nhận thức rằng, chúng ta đang bước tới ánh sáng là nơi cuối cùng là việc chúc tụng; “trong ánh sáng của Chúa con thực sự thấy được ánh sáng” (Psalm 36:10 [9]).

 

Thế nhưng, ngoài danh xưng chung của cuốn sách này, truyền thống Do Thái c̣n đặt những danh xưng đặc biệt cho nhiều bài thánh vịnh nữa, qui một phần lớn thánh vịnh cho Vua Đavít. Là một nhân vật sâu xa về nhân bản và thần học đáng kể, Vua Đavít là một con người phức tạp, một con người đă trải qua các cảm nghiệm khác nhau nhất thiết yếu cho đời sống. Là một mục đồng trẻ trung chăn dắt đàn vật của cha ḿnh – băng qua những thăng trầm, và có những lúc qua những biến cố thảm thương của cuộc sống – ông đă trở thành vua của dân Do Thái, vị mục tử chăn dắt dân Thiên Chúa. Mặc dù là một con người sống ḥa b́nh, ông cũng đă chiến đấu ở nhiều trận chiến; là một kẻ t́m kiếm Thiên Chúa không mỏi mệt và kiên tŕ, ông cũng đă phản bội t́nh yêu của Ngài, và những ǵ đặc biệt đó là ông luôn là một con người t́m kiếm Thiên Chúa, cho dù ông đă nhiều lần trầm trọng sa ngă phạm tội; là một hối nhân khiêm hạ, ông đă được Thiên Chúa thứ tha, thậm chí được Thiên Chúa xót thương, và ông đă chấp nhận số phận đầy đau thương. Như thế, nơi tất cả nỗi yếu hèn của ḿnh, Đavít là một vị vua “theo ḷng mong ước của Thiên Chúa” (cf. 1 Samuel 13:14); tức là, một con người đam mê việc cầu nguyện, một con người biết ư nghĩa của việc thỉnh nguyện và chúc tụng. Bởi vậy cái liên kết của các bài Thánh Vịnh với vị vua lừng danh của dân Do Thái này là những ǵ quan trọng, v́ ông là một nhân vật thiên sai, Vị Được Chúa Xức Dầu, nơi ông mầu nhiệm về Chúa Kitô được báo trước một cách nào đó.

 

Như các cách thức và t́nh cách thường xuyên mà các lời thánh vịnh được lập lại trong Tân Ước có tính chất quan trọng và ư nghĩa thế nào, th́ cũng vậy, đối với việc tiếp tục và nhấn mạnh đến giá trị ngôn sứ, được cho thấy bởi mối liên kết của Sách Thánh Vịnh với h́nh ảnh thiên sai của Đavít. Nơi Chúa Giêsu, Đấng trong cuộc sống trần gian của ḿnh đă cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh, những lời thánh vịnh đă được vĩnh viễn nên trọn, và cho thấy ư nghĩa hoàn toàn nhất và sâu xa nhất của ḿnh. Các lời cầu nguyện của Sách Thánh Vịnh, nhờ đó chúng ta nói với Thiên Chúa, nói với chúng ta về Ngài, chúng nói với chúng ta về Người Con, h́nh ảnh của vị Thiên Chúa vô h́nh (Col 1:15), Đấng hoàn toàn tỏ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Cha. Bởi thế, Kitô hữu, khi cầu nguyện Thánh Vịnh, là nguyện cầu cùng Cha trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô, tiếp tục những bài ca đó trong một bối cảnh mới, một bối cảnh thấy được cái then chốt dẫn giải tối hậu của ḿnh nơi mầu nhiệm Vượt Qua. Bởi vậy những chân trời của con người cầu nguyện hướng tới những thực tại không ngờ – mỗi một Thánh Vịnh chất chứa một ánh sáng mới nơi Chúa Kitô, và Sách Thánh Vịnh có thể tỏa chiếu bằng tất cả những ǵ phong phú vô tận của ḿnh.

 

Anh chị em rất thân mến, chúng ta hăy cầm lấy cuốn sách thánh này trong tay; chúng ta hăy để cho Thiên Chúa dạy cho chúng ta tự thân thưa với Ngài; chúng ta hăy làm cho Sách Thánh Vịnh thành một hướng đạo viên giúp chúng ta, và hằng ngày đồng hành với chúng ta trên con đường nguyện cầu. Như các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng hăy xin: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lk 11:1), mở ḷng chúng ta ra để lănh nhận lời cầu nguyện của Vị Sư Phụ này, trong đó tất cả mọi lời cầu nguyện đạt được tầm vóc viên trọn của chúng. Nhờ đó, được là những người con trong Người Con này, chúng ta sẽ có thể nói cùng Thiên Chúa khi gọi Ngài là “Lạy Cha chúng con”. Xin cám ơn anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/6/2011