Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 7/9/2011 – bài th 8 v Thánh Vnh 3

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta trở về với những buổi triều kiến chung ở quảng trường Thánh Phêrô, và nơi “học đường của khoa cầu nguyện” chúng ta đang cùng nhau nghiệm cảm ở những buổi giáo lư Thứ Tư này, tôi muốn bắt đầu suy niệm về một số bài Thánh Vịnh, những bài – như tôi đă nói Tháng Sáu vừa rồi – làm nên “cuốn sách cầu nguyện” tuyệt nhất.

 

Bài thánh vịnh đầu tiên tôi muốn nói đến là một bài thánh vịnh than van và thỉnh nguyện đầy ḷng tin tưởng sâu xa, trong đó niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa là những ǵ làm nên căn bản cho một lời nguyện cầu được dâng lên từ t́nh trạng cực kỳ khốn khó đang gặp phải nơi con người cầu nguyện.  Đó là bài Thánh Vịnh thứ 3, được tr5uyền thống Do Thái qui cho Đavít trong giây phút ông thoát thân cho khỏi Absalom con ḿnh (xem câu 1): Đây là một trong những giai đoạn thêthảm nhất và đau buồn nhất nơi đời sống của vị vua này, khi con của vua lật đổ ngai vàng của vua, buộc vua phải rời thành Giêrusalem để cứu lấy mạng sống của ḿnh (cf. 2Sam 15ff). T́nh trạng hiểm nghèo và đau buồn cảm nghiệm được nơi vua Đavít đă trở thành bức phông cho lời cầu nguyện ấy, và nó giúp chúng ta hiểu được lời cầu này, bằng việc nó tự hiện lên như một t́nh trạng thông thường để xướng lên một bài thánh vịnh như thế. Ai cũng có thể nhận thấy nơi tiếng kêu của vị thánh vịnh gia này những cảm xúc đớn đau và cay đắng cùng với một niềm tin tưởng vào Thiên Chúa – theo tŕnh thuật thánh kinh đây – hằng theo đuổi Đavít khi ông tẩu thoát. 

 

Bài thánh vịnh ấy được mở đầu bằng một lời kêu cầu lên cùng Chúa:

 

“Ôi Chúa, thành phần thù địch của tôi nhiều biết bao!

Nhiều kẻ đang day lên chống lại tôi;

Nhiều kẻ đang nói về tôi,

Hắn chẳng có được một trợ giúp nào nơi Thiên Chúa hết!” (Câu 1-2)

 

Việc diễn tả trong lời nguyện cầu về t́nh trạng của ông được đậm đà những cung giọng rất thảm thiết. Có ba lần ông lập đi lập lại ư nghĩ về đám đông – “đông đảo”, “nhiều”, “nhiều biết bao” – một ư nghĩ theo nguyên bản được nói lên cũng cùng nguyên ngữ Do Thái, để nhấn mạnh hơn nữa cái lớn lao của sự nguy hiểm một cách tái tấu hầu như không thôi. Việc nhấn mạnh về con số và cái lớn lao của thành phần thù địch cho thấy nhận thức của vị thánh vịnh gia về t́nh trạng hoàn toàn bất cân đối xẩy ra giữa bản thân ông và các kẻ bách hại ông – một thứ bất cân đối chính đáng hóa và làm nên căn bản cho việc khẩn trương kêu cầu trợ giúp của ông; các kẻ tấn công th́ nhiều; họ đang nắm phần thắng thế, trong khi con người nguyện cầu này lẻ loi cô độc một ḿnh và không thể nào tự vệ đáng thương trước những kẻ tấn công của ông.

 

Tuy nhiên, chữ đầu tiên được vị thánh vịnh gia này thốt lên đó là “Chúa”; tiếng kêu của ông được bắt đầu bằng một lời kêu cầu lên Thiên Chúa. Một đám đông bao phủ trên ông và chống lại ông, gây ra một nỗi sợ hăi căng phồng lên mối đe dọa, khiến nó xuất hiện thậm chí c̣n to tát hơn và kinh khủng hơn nữa; thế nhưng con người cầu nguyện ấy không để cho ḿnh bị chế ngự bởi thứ nhăn quan chết chóc này; ông vẫn vững vàng trong mối liên hệ của ḿnh với vị Thiên Chúa của sự sống, và điều đầu tiên ông thực hiện đó là hướng về Ngài xin ơn trợ giúp.

 

Tuy nhiên, các kẻ thù của ông cũng cố gắng phá vỡ mối liên hệ này với Thiên Chúa của ông và hủy diệt niềm tin tưởng của kẻ nạn nhân của chúng. Họ bóng gió nói rằng Chúa không thể nào nhúng tay vào can thiệp; họ chủ trương rằng kể cả Thiên Chúa đi nữa cũng không cứu nổi ông ta. Bởi vậy, kẻ tấn công chẳng những đụng đến ciều kích thể lư mà c̣n cả chiều kích thiêng liêng nữa: “Chúa không thể nào cứu được hắn” – họ nói – thậm chí linh hồn của vị thánh vịnh gia bị tấn công đến tận cốt lơi. 

 

Đó là cơn cám dỗ lớn lao mà thành phần tín hữu phải chịu đựng – chước cám dỗ mất đức tin, mất ḷng tin tưởng vào việc gần gũi của Thiên Chúa. Người công chính thắng vượt được cơn thử thách tối hậu này; họ vẫn kiên cường trong đức tin, trong cái vững chắc của sự thật và ở ḷng tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa, và chính v́ thế họ thấy được sự sống và sự thật. Theo tôi th́ bài thánh vịnh đây chạm đến cúng ta một cách riêng tư; nơi quá nhiều rắc rối trục trặc chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng có thể kể cả Thiên Chúa cũng không cứu được tôi, Ngài không biết đến tôi, có lẽ nó là những ǵ bất khả đối với Thiên Chúa; chước cám dỗ phản lại đức tin là cuộc tấn công cuối cùng của kẻ thù, và chúng ta cần phải chống lại nó – làm như thế, chúng ta gặp được Thiên Chúa và thấy được sự sống.

 

Bởi thế, con người cầu nguyện bài thánh vịnh của chúng ta đây được kêu gọi để tin tưởng đáp ứng với các cuộc tấn công của thành phần vô đạo: Như tôi đă nói, kẻ thù này chối bỏ là Thiên Chúa có thể cứu hắn; nhưng ông lại kêu lên cùng Ngài, ông kêu đến tên của Ngài, “Chúa”; đoạn ông hướng về Ngài bằng một chữ “Ngài” mạnh mẽ như thể bày tỏ mối liên hê 5 bất khả phân ly vững chắc, và trong cính bản thân ḿnh ông bám lấy niềm tin tưởng về một đáp ứng thần linh nào đó:

 

“Thế nhưng, Ôi Chúa, Chúa là khiên thuẫn che chở tôi,

là vinh quang của tôi và là Đấng nâng đầu tôi lên.

Tôi kêu lớn tiếng cùng Chúa,

Và Ngài đáp lời tôi từ núi thánh của Ngài” (câu 4-5)

 

Nhăn quan về kẻ thù ấy bấy giờ đă biến mất; họ không đánh bại ông là người tin tưởng nơi Thiên Chúa tin tưởng rằng Thiên Chúa là thân hữu của ông: Vẫn chỉ có “Ngài” của Thiên Chúa – cái “nhiều” bấy giờ bị đối chọi bởi Đấng duy nhất này, Đấng cao cả hơn và quyền năng hơn nhiều đối phương. Vị Chúa này là sự trợ giúp, là sự bênh vực, là ơn cứu độ; như là một cái thuẫn, Ngài bảo vệ kẻ tin tưởng phó ḿnh cho Ngài, và Ngài nâng đầu họ dậy bằng một cử chỉ ciến thắng và vinh thắng. Con người ấy không c̣n lẻ loi cô độc, thành phần thù địch của ông không c̣n dường như co rằng bất khả thắng nữa, v́ Chúa nghe tiếng kêu của thành phần bị áp bức và rat ay từ nơi Ngài hiện diện, từ núi thánh của Ngài. Con người này kêu lên trong buồn thương, trong nguy nàn, và trong đớn đau; con người này kêu xin sự trợ giúp và Thiên Chúa đă đáp ứng.

 

Mối giao kết này giữa tiếng kêu của con người với việc đáp ứng thần linh là tính chất biện chứng của lời cầu nguyện và là cái then chốt để đọc toàn thể lịch sử cứu độ. Tiếng kêu này bày tỏ nhu cầu trợ giúp và nại vào sự trung thành của bên kia; việc kêu lên là để bày tỏ niềm tin tưởng vào sự cận kề của Thiên Chúa cũng như vào việc Ngài sẵn sàng lắng nghe. Cầu nguyện là việc bày tỏ niềm tin tưởng vào một sự hiện diện thần linh đă được cảm nghiệm và tin tưởng, một sự hiện diện được bày tỏ hầu như hoàn toàn bởi việc đáp ứng cứu độ của Thiên Chúa. Đó là điều quan trọng, ở chỗ, nơi việc nguyện cầu của chúng ta niềm tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa là những ǵ quan trọng, cần phải có. Bởi vậy, vị thánh vịnh gia, vị cảm thấy ḿnh bị vây hăm bởi chết chóc, tuyên xưng niềm tin của ḿnh nơi vị Thiên Chúa của sự sống là Đấng như khiên thuẫn che chở họ bằng việc bảo vệ bất khả tổn thương; ai là kẻ đă nghĩ rằng ḿnh hoàn toàn lạc mất th́ giờ đây ngẩng đầu lên, v́ Chúa cứu độ họ; kẻ cầu nguyện – bị đe dọa và khinh thường – th́ ở trong vinh quang v́ Thiên Chúa là vinh quang của họ.

 

Việc đáp ứng thần linh tiếp nhận lời cầu của ông là những ǵ cống hiến cho vị thánh vịnh gia sự bảo đảm hoàn toàn; nỗi sợ hăi cũng biến mất và tiếng kêu của ông êm dịu và âm thầm trong an b́nh, bằng một thứ an b́nh nội tâm sâu xa:

 

“Tôi nằm xuống và thiếp ngủ;

Tôi lại thức giấc, v́ Chúa đỡ nâng tôi.

Tôi không sợ mười ngàn người

Thành phần bủa vây chung quanh tôi” (câu 5-6)

 

Con người cầu nguyện này, cho dù ở giữa hiểm nguy và trận chiến, vẫn có thể nằm nghỉ an b́nh bằng một cử chỉ cương quyết tin tưởng phó thác. Thành phần đối phương của họ trấn đóng quanh họ, chúng bủa vây họ, cúng đông đảo, chúng nổi lên chống họ, chúng chế diễu họ và cố gắng làm cho họ ngă đổ; thế nhưng, trái lại, họ nằm xuống mà ngủ cách b́nh an, được sự hiện diện của Thiên Chúa bảo đảm. Và khi họ thức giấc, họ thấy Thiên Chúa vẫn ở bên họ, như một canh giữ viên không bao giờ thiếp ngủ (cf Ps 121:3-4), Đấng nâng đỡ họ, Đấng nắm lấy tay họ, Đấng không bao giờ bỏ rơi họ. Nỗi sợ hăi chết chóc được không chế bởi sự hiện diện của Đấng không bao giờ chết. Và đêm tối, đầy những nỗi sợ hăi của tổ tiên, thứ đêm đớn đau của c ô quạnh và của việc đợi chờ buồn thảm, giờ đây được biến đổi: Những ǵ kêu gợi lên chết chóc trở thành sự hiện diện của Đấng Hằng Hữu.

 

Cuộc tấn công hữu h́nh, ào ạt, lấn át của kẻ thù này bị tương phản bởi sự hiện diện vô h́nh của Thiên Chúa với tất cả quyền năng vô địch của Ngài. Và vị thánh vịnh gia đă dâng lên Ngài một lần nữa – theo sau hai lần bày tỏ ḷng tin tưởng của ông – lời nguyện này: “Ôi Chúa, xin hăy đứng lên! Xin giải cứu tôi, Ôi Chúa Trời của tôi!” (câu 8). Thành phần thù địch “nổi lên” (x câu 2) chống lại nạn nhân của chúng, nhưng Đấng “đứng lên” là Chúa, để hạ chúng xuống. Thiên Chúa sẽ cứu họ bằng việc đáp ứng lời kêu lên của họ. V́ thế vị thánh vịnh gia có thể kết lại bằng một nhăn quan giải phóng khỏi hiểm nguy là những ǵ sát hại cũng như khỏi chước cám dỗ làm cho họ hư vong.

 

Sau khi hướng về Chúa và xin Ngài đứng lên cứu ḿnh, con người cầu nguyện này diễn tả cuộc vinh thắng thần linh: Thành phần thù địch – thành phần, với việc đàn áp bất công và ung tàn, là tiêu biểu cho tất cả những ǵ chống lại Thiên Chúa cũng như phản lại sự án cứu độ của Ngài – đă bị thảm bại. Bị đánh vào môi miệng, họ không c̣n tấn công bằng bạo lực hủy hoại của ḿnh nữa, hay chẳng có thể tung ra những thứ bóng gió sự dữ ngờ vực trước sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa nữa: lời nói vô nghĩa và lộng ngôn của họ hoàn toàn bị phủ nhận và câm nín trước hành động can thiệp cứu độ của Chúa (xem câu 7bc). Bởi vậy vị thánh vịnh gia này đă kết thúc lời cầu nguyện của ḿn h bằng một câu có những ư nghĩa về phụng vụ, những ư nghĩa mừng Vị Chúa của sự sống một cách tri ân và chúc tụng: “Việc giải cứu thuộc về Chúa; phúc lành của Ngài được ban xuống trên dân của Ngài! (câu 8).

 

Anh chị em thân mến, bài Thánh Vịnh 3 cho cúng ta thấy một lời cầu nguyện đầy ḷng tin tưởng và an ủi. Khi cầu nguyện bằng bài thánh vịnh này chúng ta có thể biến các cảm thức của vị thánh vịnh gia thành của chúng ta – vị thánh vịnh này là h́nh ảnh của con người công chính bị bách hại, và là vị t́m thấy tầm vóc viên trọn của ḿnh nơi Chúa Giêsu. Tronh đau khổ, trong hiểm nguy, trong cay đắng của t́nh trạng bị hiểu lầm và xúc phạm, những lời của vị thánh vịnh gia này mở ḷng của chúng tar a trước cái vững chắc an ủi của đức tin. Thiên Chúa bao giờ cũng kề cận – thậm chí trong những lúc khó khắn, nơi những thứ trục trặc, trong đêm tối của cuộc đời – Ngài lắng nghe, Ngài đáp ứng và Ngài cứu vớt theo các cách thức của riêng Ngài. Thế nhưng, chúng ta cần biết làm sao để nhận ra sự hiện diện của Ngài và chấp nhận các đường lối của Ngài, như Đavít trong cuộc tẩu thoát đảo điên cho khỏi bàn tay của Absalom con ḿnh; như con người công chính bị bách hại trong Sách Khôn Ngoan; và sau cùng và hoàn toàn như Chúa Giêsu trên Golgotha. Và, khi mà trước con mắt của thành phần vô đạo, Thiên Chúa dường như không rat ay can thiệp để cho Con ḿnh chết đi, th́ chính lúc bấy giờ là lúc thực sự vinh quang và việc hiện thực tối hậu ơn cứu độ được tỏ hiện cho tất cả những ai tin tưởng. Xin Chúa ban cho chúng ta đức tin; xin Ngài đến trợ giúp nỗi yếu hèn của chúng ta; và xin Ngài giúp chúng ta có thể tin tưởng và nguyện cầu trong mọi nỗi lo âu, trong các đêm tối đau buồn của ngờ vực cũng như trong những tháng ngày dài của đau thương, bằng việc tin tưởng phó ḿnh cho Ngài, Đấng là “khiên thuẫn” của chúng ta và là “vinh hiển” của chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/9/2011