Thánh Francis de Sales

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/3/2011

Bài 134 Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền 

 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

"Dieu est le Dieu du coeur humain - Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa của cơi ḷng con người» (Luận về T́nh Yêu Thiên Chúa, I, XV): nơi những lời có vẻ giản dị này chúng ta thấy được yếu tính về linh đạo của vị đại sư này, Thánh Francis de Sales, giám mục và là tiến sĩ của Giáo Hội, vị tôi muốn nói với anh chị em hôm nay đây.

 

Được sinh ra vào năm 1567, ở miền biên giới Pháp quốc, ngài là con của Chúa Boisy, thuộc gia tộc Savoy cổ kính và quí phái. Sống băng ngang thời khoảng của 2 thế kỷ, thế kỷ 16 và 17, ngài đă qui tụ lại với nhau những ǵ là hay ho nhất về các giáo huấn cũng như về các chiến thắng văn hóa của thế kỷ đang tới hồi kết thúc, bằng cách kết hợp một gia sản về nhân bản với niềm ước mong Đấng Tuyệt Đối về thần bí. Việc giáo dục của ngài hoàn toàn được trọn vẹn: Ngài đă theo đuổi các ngành cao học ở Ba Lê, dấn thân theo đuổi cả thần học nữa, và ở Đại Học Padua, ngài đă học ngành luật khoa như cha ngài mong muốn, hoàn tất một cách rạng ngời với một bằng cấp về utroque iure, cả giáo luật lẫn dân luật.

 

Trong thời trẻ tuổi an lành của ḿnh, trong khi suy tư về tư tưởng của Thánh Âu Quốc Tinh cũng như của Thánh Thomas Aquinas, ngài đă trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng đẩy ngài đến vấn đề phần rỗi đời đời của ngài và về việc tiền định của Thiên Chúa liên quan tới ngài, do đó ngài đă chịu một thảm cảnh thực sự về tinh thần những ǵ đă là các vấn nạn thần học chính yếu ở vào thời điểm của ngài.

 

Ngài đă thiết tha cầu nguyện, thế nhưng mối ngờ vực vẫn hành hạ ngài mănh liệt tới độ ngài khó ḷng ăn ngủ qua mất tuần lễ. Ở tột đỉnh của cuộc thử thách này, ngài đă đến nhà thờ của các tu sĩ Ḍng Đaminh ở Paris, mở ḷng ra mà nguyện cầu như thế này: “Lạy Chúa, bất kể xẩy ra ǵ đi nữa, Chúa là Đấng nắm trong tay tất cả mọi sự, và đường lối của Chúa là những ǵ công minh và chân thật, bất cứ điều ǵ Chúa ấn định liên quan tới con … Chúa là Đấng bao giờ cũng là vị quan án công minh và là Cha nhân hậu, con sẽ mến yêu Chúa, lạy Chúa […] con sẽ mến yêu Chúa nơi đây, Ôi Chúa Trời con, con sẽ luôn hy vọng vào t́nh tương của Chúa, và con luôn lập lại việc con chúc tụng Chúa… Ôi Chúa Giêsu, Chúa bao giờ cũng là niềm hy vọng của con và là phần rỗi của con trong miền đất của nhân sinh” (I Proc. Canon., vol I, art 4). 

 

Chàng thanh niên Francis 20 tuổi này đă t́m thấy an b́nh nơi thực tại sâu xa và giải pḥng của t́nh yêu Thiên Chúa, ở chỗ, kính mến Người mà không xin bất cứ một điều ǵ bù đắp và tin tưởng vào t́nh yêu thần linh của Người; không xin nữa những ǵ Thiên Chúa sẽ làm nơi tôi: tôi sẽ chỉ biết kính mến Người, bất kể những ǵ Người ban hay không ban cho tôi. Thế là ngài đă cảm thấy b́nh an và vấn đề tiền định – một vấn đề từng được bàn luận vào thời ấy – đă được giải tỏa, v́ ngài không c̣n t́m kiếm những ǵ ngài có thể đạt được từ Chúa; ngài chỉ biết kính mến Người, phó ḿnh cho ḷng nhân lành của Người. Và đó là bí quyết sống của ngài, một bí quyết sáng tỏ trong tác phẩm chính của ngài, cuốn “Luận về T́nh Yêu của Thiên Chúa”.

Thắng vượt được việc chống đối của thân phụ, chàng Francis đă theo tiếng Chúa gọi và vào ngày 18/12/1593, được thụ phong linh mục. Năm 1602, ngài trở thành giám mục ở Geneva, ở vào lúc thành này là thành tŕ của phái thệ phản Calvin, mạnh tới độ ṭa giám mục đă “bị lưu đầy” ở Annecy. Là mục tử của một giáo phần nghèo nàn và bị dằn vặt, trong một cảnh trí núi non được ngài biết rơ về cả cái xù x́ và duyên dáng của nó, ngài đă viết: “Tôi đă t́m thấy Thiên Chúa đầy những ngọt ngào và êm ái giữa những núi non ngất ngưởng và lởm chởm, nơi có nhiều tâm hồn đơn sơ mến yêu và tôn thờ Người với tất cả chân t́nh và thành tín; và nai cùng dê chạy nhảy đây đó giữa sương mù chập chùng để chúc tụng Người” (Letter to the Mother of Chantal, October 1606, in Oeuvres, Mackey publishers, T. XIII, o. 223). 

 

Tuy nhiên, ảnh hưởng xuất phát từ đời sống của ngài cũng như từ giáo huấn của ngài nơi Châu Âu vào thới ấy và các thế kỷ sau đó là những ǵ rộng lớn. Ngài là một vị tông đồ, một nhà giảng thuyết, một tác giả, một con người của hoạt động và nguyện cầu; dấn thân thi hành các lư tưởng của Công Đồng Chung Triđentinô; tham gia tranh luận và đối thoại với những người Thệ Phản, càng lúc càng cảm nghiệm hơn nữa cái hiệu năng của những mối liên hệ riêng tư cũng như của đức bác ái, ngoài vấn đề đối đầu cần thiết về thần học. Ngài đảm trách các sứ vụ về ngoại giao ở cấp Âu Châu, và các công việc làm môi giới và ḥa giải về xă hội. 

 

Tuy nhiên, trên hết, Thánh Francis de Sales là một vị hướng đạo của các linh hồn: từ cuộc gặp gỡ giữa ngài với một người nữ trẻ là Bà de Charmoisy, ngài đă có ư nghĩ viết một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất vào thời tân tiến, đó là cuốn “Dẫn Vào Đời Sống Đạo Đức”. Từ cuộc hiệp thông thiêng liêng sâu xa của ngài với một con người ngoại thường là Thánh Jane Frances de Chantal, đă xuất phát một gia đ́nh tu tŕ, đó là Ḍng Thăm Viếng, một ḍng có đặc tính – như vị thánh mong muốn – hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa bằng đời sống đơn sơ và khiêm hạ, làm những điều b́nh thường một cách tốt đẹp đặc biệt: “… Tôi muốn các Nữ Tử của ḿnh – ngài đă viết – không có một lư tưởng ǵ khác ngoài lư tưởng tôn vinh (Chúa của chúng ta) bằng ḷng khiêm nhượng của họ” (Letter to Monsignor de Marquemond, June 1615). Ngài đă chết vào năm 1622, ở vào tuổi 55, sau một cuộc đời được đánh dấu bằng tính chất khốn khó của thời điểm và việc vất vả hoạt động tông đồ.

 

Đời sống của Thánh Francis tương đối ngắn ngủi, nhưng đă sống hết sức mănh liệt. Có một ấn tượng về việc hoàn trọn hiếm thấy phát tỏa ra từ vị thánh này, được bày tỏ nơi sự trầm lặng nghiên cứu về tri thức của ngài, nhưng cũng phong phú về cảm tính của ngài, và “dịu dàng” nơi các giáo huấn của ngài, những giáo huấn đă gây ảnh hưởng lớn lao trên lương tâm Kitô hữu. Ngài đă hiện thực hóa một vào ư nghĩa của chữ “nhân tính”, một chữ, hôm nay cũng như hôm qua, có thể biểu hiệu cho văn hóa và tác phong, tự do và hiền dịu, cao sang và đoàn kết. Dáng vẻ bề ngoài của ngài có một cái ǵ đó uy nghi của vùng đất ngài đă sống, nhưng cũng vẫn giữ được tính chất đơn thành và tự nhiên. Những lời lẽ xa xưa cùng với những h́nh ảnh được ngài sử dụng để diễn tả bản thân ḿnh giống một cách lạ lùng như là một thứ ngôn ngữ địa phương và quen thuộc đối với tai nghe của dân chúng thậm chí cả đến ngày hôm nay.

 

Với Philotea, một lănh nhận viên giả tưởng tác phẩm “Dẫn Vào Đời Sống Đạo Đức” của ngài (1607), Thánh Francis de Sales đă ngỏ một lời mời gọi vào thời ấy có thể là những ǵ có tính chất cách mạng. Đó là lời mời gọi hăy hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, sống sự hiện diện của Người trên thế giới và các công việc ctheo bậc sống của ḿnh một cách trọn vẹn. “Chủ ư của tôi đó là hướng dẫn những ai sống trong thành phố, trong đời sống phu thê, nơi ṭa án […]” (Preface to "Introduction to the Devout Life"). Văn kiện được Đức Lêô XIII, hơn hai thế kỷ sau, ban hành để công bố ngài là tiến sĩ của Giáo Hội đă nhấn mạnh đến việc nới rộng này của lời mời gọi nên trọn lành, nên thánh. Vị Giáo Hoàng đă viết trong văn kiện ấy như thế này: “(cuộc sống đạo đức thật) đă thấu tới tận ngai ṭa của vua chúa, ở nơi các lều trại của thành phần lănh binh, nơi các ṭa quan án, nơi các văn pḥng, nơi các cửa hàng và thậm chí nơi các cái cḥi chăn chiên […]” (Brief "Dives in misericordia," Nov. 16, 1877).

 

Thế là xuất hiện lời kêu gọi thành phần giáo dân, đó là hăy thánh hóa những sự vật trần thế và nên thánh mỗi ngày, những ǵ được nhấn mạnh bởi Công Đồng Chung Vaticanô II cũng như bởi linh đạo của thời đại chúng ta.

 

Ngài đă nói về lư tưởng của một thứ nhân tính được ḥa giải, về mối ḥa hợp giữa oạt động trần thế và việc cầu nguyện, giữa bậc sống trần thế với việc theo đuổi trọn lành, nhờ ơn trợ giúp của Thiên Chúa, một ơn sủng thấm nhập nhân tính mà không hủy hoại nhân tính, thanh tẩy nhân tính, thăng hóa nó tới cao điểm thần linh. Với Theotimus, một người lớn, một Kitô hữu trưởng thành về đời sống thiêng liêng, người được ngài ngỏ cùng một ít năm sau dó bằng tác phẩm “Luận về T́nh Yêu của Thiên Chúa” (1616), Thánh Francis de Sales đă cống hiến một bài học phức tạp hơn. Mở đầu nó nêu lên một nhăn quan cính xác về nhân loại, một khoa nhân loại học: “lư trí” của con người, thật vậy, “linh hồn hữu lư”, được thấy như là một cấu trúc ḥa hợp, một đền thờ ăn khớp với những khoảng cách bao quanh một tâm điểm, một tâm điểm, cùng với các thần bí gia khác, đă được ngài gọi là “tuyệt đỉnh”, là “điểm” của thần trí, hay thẳm cung của linh hồn. Nó là điểm trong đó lư trí, sau khi vượt qua khỏi tất cả mọi mức độ của ḿnh, “nhắm mắt lại” th́ kiến thức hoàn toàn nên một với t́nh yêu (cf. Book I, Chapter XII). Sự kiện là t́nh yêu, nơi chiều kích thần học thần linh của ḿnh là lư do cho việc hiện hữu của tất cả mọi sự, theo một thang cấp tiến lên không biết đến những rạn nứt và vực thẳm, Thánh Francis de Sales đă nêu lên một câu nói thời danh như sau: “Con người là tầm vóc trọn hảo của vũ trụ; tinh thần là tầm vóc trọn hảo của con người; t́nh yêu là tầm vóc trọn hảo của tinh thần, và đức bác ái là tầm vóc trọn hảo của t́nh yêu thương” (ibid., Book X, Chapter I).

 

Trong một kỷ nguyên triển nở mănh liệt về thần bí, th́ tác phẩm “Luận Về T́nh Yêu của Thiên Chúa” là một tổng luận thực sự và thích đáng, và là một tác phẩm văn chương thu hút. Ngài diễn tả cuộc hành tŕnh tiến về Thiên Chúa bắt đầu từ việc nhận ra “bản năng tự nhiên” (ibid., Book I, Chapter XVI) được in ấn trong tâm can con người để kính mến Chúa trên hết mọi sự, cho dù ḿnh chỉ là một tội nhân. Theo mẫu thức của Thánh Kinh, Thánh Francis de Sales đă nói về mối iệp nhất giữa Thiên Chúa và con người bằng việc khai triển tất cả những loạt h́nh ảnh về các tương quan liên cá thể. Thiên Chúa của họ là Cha và là Chúa, là phu quân và là thân ữu; Người có đặc tính mẫu thân và nuôi nấng. Người là mặt trời mà cho dù là đêm tối cũng là một tỏ hiện diệu huyền. Vị Thiên Chúa này lôi kéo con người đến với ḿnh bằng các mối giây yêu thương, mối giây của tự do đích thực; “v́ t́nh yêu không ép buộc hay nô lệ hóa, nhưng biến hết mọi sự theo tác động của nó bằng một quyền lực tinh tế như thể không ǵ mănh liệt như t́nh yêu, không ǵ khả ái như quyền lực của Người” (Book I, Chapter VI). Chúng ta thấy nơi cuốn “Luận đề” của vị thánh cúng ta đây một suy niệm sâu xa về ư muốn con người cùng với việc tŕnh bày cho thấy cái lưu loát, qua mau, chết đi của nó để sống (cf. Ibid., Book IX, Chapter XIII) ở chỗ hoàn toàn phó ḿnh chẳng những cho ư muốn của Thiên Chúa mà c̣n cho những ǵ làm hài ḷng Người, cho “con plaisir” của Người, cho những ǵ Người ưng ư (cf. Ibid., Book IX, Chapter I). Ở tột đỉnh của mối hiệp nhất với Thiên Chúa, ngoài những lúc chiêm niệm ngất trí xuất thần, là việc tái diễn đức bác ái cụ thể, một đức bác ái chú trọng tới các nhu cầu của kẻ khác và là đức bác ái được ngài gọi là “t́nh trạng xuất thần trong đời sống cũng như trong các việc làm” (Ibid., Book VII, chapter VI).

 

Đọc cuốn về t́nh yêu của Thiên Chúa và thậm chí đọc nhiều bức thư hướng dẫn và t́nh bằng hữu thiêng liêng, người ta nhận thấy những ǵ Thánh Francis de Sales tỏ ra là một nhà chuyên môn về tâm can con người. Với Thánh Jane of Chantal, ngài đă viết: “[…} Đây là qui tắc chung đối với đức tuân phục của chúng ta, được viết bằng những chữ hoa: HĂY LÀM MỌI SỰ BẰNG T̀NH YÊU, KHÔNG G̀ V̀ BỊ ÉP BUỘC; HĂY YÊU THÍCH TUÂN PHỤC HƠN LÀ CON SỢ BẤT PHỤC TÙNG. Cha muốn con có một tinh thần tự do, không phải thứ tự do loại trừ tuân phục – đó là thứ tự do theo xác thịt – mà là thứ tự do loại trừ những ǵ là ép uổng, lo âu và lưỡng lự”. (Letter of Oct. 14, 1604). Không phải là vô ích đâu, ở nguồn mạch của nhiều đường lối sư phạm và linh đạo trong thời đại của ḿnh, chúng ta tái khám phá ra dấu ấn của vị bậc thày này, vị mà nếu thiếu vắng đă không có Thánh Don Bosco hay “con đường nhỏ” hào hùng của Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu.

 

Anh cị em thân mến, ở một thời đại đang t́m kiếm tự do như của chúng ta đây, thậm chí bằng bạo động và hỗn độn, những mấu chốt thời gian của vị đại sư về linh đạo và ḥa b́nh này vẫn không bị mất mát, một vị sư phụ đă cống hiến cho thành phần môn đệ của ḿnh “tinh thần tự do”, một tự do đích thật, như là tột đỉnh nơi giáo huấn đầy thu hút và trọn vẹn của ngài về thực tại của t́nh yêu thương. Thánh Francis de Sales là một chứng nhân gương mẫu về nhân bản Kitô giáo; nhờ cách thức khả đạt, với những lời lẽ có những lúc mang tính chất thi ca, ngài đă nhắc nhở chúng ta rằng con người được khắc ghi nỗi sâu xa khát vọng Thiên Chúa và chỉ ở nơi Người họ mới t́m thấy được niềm vui thực sự và tầm vóc viên trọn hoàn toàn nhất.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/3/2011