Thánh
Gioan Thánh Giá
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư
16/2/2011
Bài
132 Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh Chị Em thân mến,
Hai tuần trước tôi đă tŕnh bày về vị đại thần bí gia Tây Ban Nha
Teresa of Jesus. Hôm nay, tôi muốn nói về một vị thánh quan trọng
khác của mảnh đất này, một người bạn thiêng liêng của Thánh Teresa,
một cải cách nhân, và như Thánh Teresa, cũng là phần tử của gia đ́nh
Ḍng Carmelo, đó là Thánh Gioan Thánh Giá, vị thánh được Đức Giáo
Hoàng Piô XI vào năm 1926 công bố là một trong những vị tiến sĩ của
Hội Thánh, và là vị theo truyền thống được nói đến như là “Vị Tiến
Sĩ Thần Bí – Doctor Mysticus”.
Thánh Gioan Thánh Giá được sinh ra vào năm 1542 tại một khu làng nhỏ
Fontiveros, gần Avila, ở
Castilla la Vieja, con của
ông bà Gonzalo de Yepes và Catalina Álvarez. Gia
đ́nh
của
ngài rất
nghèo v́ người
cha, thuộc
gịng quí tộc
Toledo, bị
tẩy
chay khỏi
gia
đ́nh
và không cho hưởng
gia tài bởi
đă
ông
đă
lập
gia
đ́nh
với
Catalina, một
thợ
dệt
tơ
thường
hèn. Cha của
Thánh Gioan chết
khi ngài c̣n rất
trẻ,
và vào năm
lên 9 tuổi,
Thánh Gioan
đă
cùng với
mẹ
và người
anh em Phanxicô của
ḿnh
đến
Medina del Campo, gần
Valladolid, một
trung tâm thương
mại
và văn
hóa.
Ở
đây
ngài
đă
theo học
"Colegio de los Doctrinos",
đồng
thời
cũng
thi hành các việc
làm thấp
hèn cho các nữ
tu thuộc
tu viện
nhà thờ
Magdalen.
Về
sau, nhờ
phẩm
chất
nhân bản
và thành quả
học
vấn
của
ḿnh,
đầu
tiên ngài
được
nhận
làm y tá
ở
Hospital of the Conception rồi
ở
Học
Viện
các Cha Ḍng tên vừa
được
thiết
lập
ở
Medina del Campo. Thánh Gioan vào nay name 18 tuổi
và học
các khoa về
xă hội,
hùng biện
và các ngôn ngữ
cổ
điển
trong ṿng 3 năm.
Vào cuối
những
ngày
đào
luyện
của
ḿnh, ngài
đă
cảm
thấy
ơn
gọi
của
ḿnh rất
rơ ràng,
đó
là sống
đời
tu sĩ,
và trong số
nhiều
ḍng tu hiện
hữu
ở
Medina bay giờ,
ngài cảm
thấy
ơn
gọi
vào Ḍng Carmelo.
Vào mùa thu name 1563, ngài bắt
đầu
thời
gian tập
sinh của
ḿnh giữa
các tu sĩ
Ḍng Carmelo của
thành phố
ấy,
với
tên tu sĩ
là Mathêu. Năm
sau ngài
được
gửi
đến
Đại
Học
Salamanca danh tiếng,
nơi
ngài học
Triết
Lư và Nghệ
Thuật
3 năm.
Vào name 1567, ngài thụ
phong linh mục
và trở
về
Medina del Campo
để
cử
hành Thánh Lễ
mở
tay với
đầy
những
thong mean của
gia
đ́nh
ngài.
Chính ở nơi nay đă xẩy ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Thánh Gioan và
Teresa of Jesus. Cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp gỡ quan trọng cho cả
hai vị: Thánh Teresa phác họa dự án của ḿnh để canh tân Ḍng
Carmelo cho cả ngành nam nữa, và đề nghị Thánh Gioan cộng tác thực
hiện “cho Thiên Chúa được vinh quang hơn”. Vị linh mục trẻ này cảm
thấy được thu hút theo các ư nghĩ của Thánh Teresa cho đến độ trở
thành một đại trợ tá viên của dự án này. Cả hai đă làm việc với nhau
mấy tháng trời, chia sẻ với nhau các tư tưởng và dự thảo để sớm bao
nhiêu có thể mở nhà đầu tiên cho các Đan Sĩ Carmelo Đi Chân Không
(Discalced Carmelites). Việc khai trương này xẩy ra vào ngày
28/12/1568, ở Duruelo, một địa điểm hiu quạnh ở địa hạt Avila.
Nhờ Thánh
Gioan, cộng đồng nam giới đầu tiên được h́nh thành với 3 đồng bạn
khác. Khi tái khan ḍng theo Luật Primitive, cả 4 vị đă nhận những
tên mới: Thánh Gioan bay giờ gọi ḿnh là Gioan “Thánh Giá”, một danh
xưng sau này ngài được oàn vũ biết đến. Vào cuối name 1572, theo yêu
cầu của Thánh Teresa, ngài trở thành vị giải tội và đại diện của Đan
Viện Nhập Thể ở Avila là nơi Thánh Teresa là đan viện mẫu. Các vị có
những năm tháng hợp tác chặt chẽ và thân hữu thiêng liêng giúp cho
nhau trở nên phong phú hơn. Trong giai đoạn này các tác phẩm quan
trọng nhất của Thánh Teresa và những bản văn đầu tiên của Thánh
Gioan được viết ra.
Việc
thiết tha canh tân Ḍng Carmelo không trôi chảy xuôi may dễ dàng,
thậm chí nó c̣n gây đau khổ trầm trọng cho Thánh Gioan nữa. Sự vụ
thê thảm nhất đó là việc ngài bị bắt và giam giữ vào năm 1577 ở tu
viện của các tu sĩ Ḍng Carmelo Giữ Luật Cũ ở Toledo, gây ra bởi một
cáo buộc bất chính. Vị thánh ở trong tù 6 tháng trời, chịu đựng
thiếu thốn và kiềm chế về thể lư cũng như luân lư. Ở nay ngài đă
sáng tác, trong số các bài thơ, thi phẩm nổi tiếng “Ca Khúc Linh
Thiêng - Spiritual Canticle”. Sau heat, vào đêm 16 rạng 17 tháng 4
năm 1578, ngài đă có thể thoát thân một cách mạo hiểm liều lĩnh, trú
ẩn ở đan viện các Đan Sĩ Carmelo Đi Chân Không của thành phố này.
Thánh Teresa và các đồng bạn của Thánh Gioan đă heat sức vui mừng cử
hành việc thoát thân này của Thánh Gioan, và sau một thời gian ngắn
để lấy lại sức khỏe, Thánh Gioan được sai đến Andalucia, nơi ngài đă
sống 10 năm ở mấy tu viện, nhất là ở Granada. Ngài đă càng ngày càng
nắm giữ các chức vụ quan trọng trong hội ḍng, từ từ trở thành vị
đại diện tỉnh ḍng, và hoàn thành việc biên soạn các luận đề về đời
sống thiêng liêng.
Sau đó ngài trở về quê quán của ḿnh, như một phần tử của việc tổng
quản trị gia đ́nh tu tŕ Thánh Teresa, một gia đ́nh bấy giờ đă được
toàn quyền tự lập. Ngài đă sống tại Đan Viện Carmelo ở Segovia, thi
hành vai tṛ làm bề trên của cộng đồng này. Vào năm 1591, ngài đă
được thôi hết tất cả mọi trách nhiệm để nhắm tới một Tỉnh Ḍng tu
tŕ mới ở Mễ Tây Cơ. Trong khi sửa soạn cho cuộc hành tŕnh dài này
với 19 đồng bạn, ngài đă rút về một tu viện quạnh hiu gần Jean, nơi
ngài trở bệnh nặng.
Ngài đă
phải đương đầu những khổ đau khủng khiếp một cách thanh thản và nhẫn
nại đầy gương sáng. Ngài đă chết vào đêm ngày 13 rạng 14 Tháng 12
năm 1591, trong khi các an hem của ngài đang nguyện Kinh Ban Mai.
Ngài đă giă từ họ khi nói rằng: “Hôm nay tôi về Trời hát Kinh Phụng
Vụ”. Di hài của ngài được đưa về Segovia. Ngài được Đức Clemente X
phong chân phước vào năm 1675 và được Đức Benedict XIII phong thánh
năm 1726.
Thánh
Gioan được coi như là một trong những thi sĩ quan trọng nhất của văn
chương Tây Ban Nha. Những tác phẩm quan trọng nhất của ngài gồm có 4
cuốn sau đây: “Lên Núi Cát Minh - Ascent of Mount Carmel”, “Đêm Tối
Linh Hồn - Dark Night of the Soul”, Ca Khúc Linh Thiêng - Spiritual
Canticle”, và “Lửa Sống Yêu Thương - Living Flame of Love".
Trong
cuốn “Ca Khúc Linh Thiêng”, Thánh Gioan tŕnh bày con đường thanh
tẩy của linh hồn, tức là việc gia tăng hoan hỉ chiếm hữu Thiên Chúa
cho tới khi linh hồn cảm thấy rằng nó kính mến Thiên Chúa bằng chính
t́nh yêu nó được Ngài yêu thương.
Cuốn “Lửa Sống Yêu Thương” tiếp tục chiều hướng này, diễn tả chi
tiết hơn cuộc hiệp nhất biến đổi với Thiên Chúa. Thí dụ được Thánh
Gioan sử dụng là thí dụ về ngọn lửa: khi lửa cháy và đốt củi t́ nó
trở thành ngọn lửa rực sáng thế nào th́ Thánh Linh cũng vậy, Đấng
trong thời gian đêm tăm tối thanh tẩy và “rửa sạch” linh hồn, sau
đó, qua thời gian, soi chiếu và sưởi ấm linh hồn như một ngọn lửa.
Sự sống của linh hồn là việc liên tục cử hành của Thánh Linh, để con
người có thể thấy được vinh quang của mối hiệp nhất với Thiên Chúa
trong cơi vĩnh hằng.
Cuốn “Lên
Núi Cát Minh” tŕnh bày cuộc hành tŕnh thiêng liêng theo chiều
hướng của cuộc thanh tẩy tiến triển của linh hồn, cần thiết để tiến
lên đỉnh trọn lành Kitô giáo, được biểu hiệu bằng đỉnh Núi Cát Minh.
Việc thanh tẩy này được nêu lên như một cuộc hành tŕnh con người
trải qua, hợp tác với tác động thần linh trong việc giải thoát linh
hồn khỏi tất cả mọi thứ dính bén hay quyến luyến ngược lại với ư
muốn của Thiên Chúa. Cuộc thanh tẩy này, một cuộc thanh tẩy tiến đến
chỗ hiệp nhất với Thiên Chúa, cần phải là một cuộc thanh tẩy toàn
diện, bắt đầu với đường lối của các giác quan và tiếp tục với cuộc
thanh tẩy chiếm được nhờ ba thần đức - tin cậy mến – đó là cuộc
thanh tẩy về ư hướng, kư ức và ư muốn.
Cuốn “Đêm
Tối” diễn tả khía cạnh “thụ động”, tức là khía cạnh Thiên Chúa nhúng
tay can thiệp vào tiến tŕnh “thanh tẩy” của linh hồn. Thật vậy, tự
ḿnh, nỗ lực của loài người không thể vào tận căn gốc sâu xa của
những xu hướng và thói quen xấu xa: Nó có thể kềm chế chúng nhưng
không thể làm cho cúng hoàn toàn bật gốc. Để làm điều ấy cần đến tác
động đặc biệt của Thiên Chúa, tác động thanh tẩy tâm linh một cách
toàn diện và sửa soạn nó cho xứng với cuộc hiệp nhất yêu thương với
Ngài. Thánh Gioan diễn tả việc thanh tẩy này là ‘thụ động” chính là
v́, mặc dù được linh hồn chấp nhận, nó được hiện thực bởi tác động
mầu nhiệm của Thánh Linh, Đấng là một ngọn lửa, thiêu đốt hết mọi ô
nhơ. Trong t́nh trạng ấy, linh hồn phải trải qua tất cả mọi thứ thử
thách, như thể nó ở trong đêm tăm tối vậy.
Những nhận định này về các tác phẩm cính của vị thánh này giúp chúng
ta tiến đến những điểm nổi bật trong giáo huấn về thần bí bao rộng
và sâu xa của ngài, một giáo huấn có mục tiêu bày tỏ cho thấy con
đường vững chắc để đạt tới sự thánh thiện, đến t́nh trạng trọn lành
Thiên Cúa kêu gọi tất cả mọi người chúng ta. Theo Thánh Gioan Thánh
Giá, hết mọi sự hiện hữu, được Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành. Nhờ
các tạo vật, chúng ta có thể khám phá ra Đấng đă lưu lại dấu vết của
Ngài nơi chúng. Tuy nhiên, đức tin là nguồn duy nhất được ban cho
con người để họ nhận biết Thiên Chúa chính xác như Ngài là, như
Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi. Tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn
truyền đạt cho con người Ngài đều nói nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời hóa
thành nhục thể của Ngài. Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường lối duy nhất
và tối hậu đến cùng Cha (cf. John 14:6). Bất cứ một sự ǵ khác được
tạo dựng nên chẳng là ǵ so với Thiên Chúa, và không một sự ǵ chân
thực ngoài Ngài ra. Bởi thế, để có được một t́nh yêu Thiên Chúa trọn
hảo, hết mọi t́nh yêu khác cần phải nên giống như t́nh yêu thần linh
trong Chúa Kitô.
Đó là
điểm xuất phát ra việc nhấn mạnh của Thánh Gioan Thánh Giá về nhu
cầu cần phải được thanh tẩy và trống rỗng nội tâm để được biến đổi
trong Thiên Chúa, Đấng là cùng đích duy nhất của sự trọn lành. Cuộc
“thanh tẩy” này không phải là ở chỗ chỉ thiếu thốn về thể lư các sự
vật hay việc sử dụng chúng. Trái lại, những ǵ linh hồn tinh tuyền
và tự do làm đó là loại trừ đi hết mọi sự lệ thuộc lệch lạc vào các
sự vật. Hết mọi sự cần phải được đặt trong Thiên Chúa như là tâm
điểm và là cùng đích của đời sống. Tiến tŕnh thanh tẩy dài lâu và
khó khăn này đ̣i hỏi sự cố gắng của con người, nhưng vai chính thực
sự vẫn là Thiên Chúa: tất cả những ǵ con người có thể làm đó là
“phó ḿnh”, là cởi mở trước tác động thần linh và đừng gây trở ngại
cho tác động thần linh này.
Khi sống
các thần đức, con người được thăng hoa và cống hiến giá trị cho nỗ
lực của ḿnh. Nhịp điệu gia tăng của đức tin, đức cậy và đức mến là
những ǵ song hành với việc thanh tẩy cũng như với một hiệp nhất gia
tăng với Thiên Chúa cho tới khi họ được biến đổi trong Ngài. Khi
người ta tiến đến đích điểm ấy, th́ linh hồn được ch́m ngập vào
chính sự sống của Ba Ngôi, tới độ Thánh Gioan khẳng định rằng linh
hồn có thể yêu mến Thiên Chúa bằng chính t́nh yêu Thiên Chúa yêu
thương linh hồn, v́ Ngài yêu thương nó trong Thánh Linh. Đó là lư do
tại sao Vị Tiến Sĩ Thần Bí này chủ trương rằng không có vấn đề hiệp
nhất yêu đương với Thiên Chúa nếu không đạt đến tột đỉnh nơi cuộc
hiệp nhất Ba Ngôi. Ở trong t́nh trạng cao cả này, linh hồn thánh hảo
biết hết mọi sự trong Thiên Chúa và không c̣n phải qua tạo vật để
đến với Ngài nữa. Bấy giờ linh hồn cảm thấy tràn ngập t́nh yêu thần
linh và hoàn toàn hoan lạc trong t́nh yêu này.
Anh chị
em thân mến, cuối cùng vấn nạn c̣n lại là: Vị thánh giảng dạy về
thần bí cao cả này, về đường lối gian khổ để đạt đến đỉnh trọn lành
này, phải chăng muốn nói với chúng ta một điều ǵ đó, nói với thành
phần Kitô hữu b́nh thường sống trong các oàn cảnh của cuộc đời ngày
nay, hay ngài chỉ là một mẫu gương, một mô phạm cho một ít linh hồn
được tuyển chọn có thể thực sự thực hiện đường lối thanh tẩy này,
đường lối tiến lên huyền nhiệm ấy? Để có thể thấy được câu trả lời,
trước hết chúng ta cần phải nhớ rằng đời sống của Thánh Gioan Thánh
Giá không phải là một “chuyến bay ngang qua các đám mây huyền nhiệm”,
mà là một cuộc đời rất khó nhọc, rất thực tế và cụ thể, vừa là một
con người cải cách hội ḍng đến gặp phải nhiều chống đối, và vừa là
bề trên tỉnh ḍng, bị giam giữ bởi anh em ḍng ngài, bị những xỉ
nhục không thể nào tưởng tượng nổi cũng như việc đối xử tàn tệ về
thể lư. Nó là một đời sống khó nhọc, thế nhưng, chính trong những
tháng ngày ở trong tù ngục ấy, ngài đă viết một trong những tác phẩm
tuyệt vời nhất của ḿnh. Nhờ đó chúng ta mới có thể hiểu được rằng
đường lối với Chúa Kitô, bước đi với Chúa Kitô là “Đường Lối” không
phải là một đè nén chồng chất lên trên gánh nặng vốn đă đủ, mà là
một cái ǵ hoàn toàn khác hẳn, nó là một thứ ánh sáng, là một thứ
sức mạnh giúp chúng ta có thể mang vác gánh nặng ấy.
Nếu một
người có t́nh yêu cao cả trong Ngài th́ t́nh yêu này như cống hiến
cho họ đôi cánh, và họ chịu đựng những trục trặc trong đời sống một
cách dễ dàng hơn, v́ họ có trong chính ḿnh một thứ ánh sáng là đức
tin: được Thiên Chúa yêu thương và để ḿnh được yêu thương bởi Thiên
Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Tác động để ḿnh được yêu thương này là
ánh sáng giúp chúng ta mang vác gánh nặng hằng ngày của ḿnh. Thánh
thiện không phải là công việc của chúng ta, là công việc khó khăn
của chúng ta, mà đúng ra nó chính là “sự cởi mở”, ở chỗ mở ra các
cánh cửa sổ của linh hồn để ánh sáng của Thiên Chúa có thể lọt vào
bên trong, đừng lăng quên Thiên Chúa, v́ chính lúc cởi mở trước ánh
sáng của ngài linh hồn có được sức mạnh cũng như niềm vui của kẻ
được cứu chuộc. Chúng ta hăy cầu cùng Chúa để Ngài giúp chúng ta t́m
thấy sự thánh thiện ấy, đó là việc hăy để ḿnh được Thiên Chúa yêu
thương, một ơn gọi của tất cả mọi người chúng ta cũng là việc cứu
chuộc thực sự vậy. Cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
16/2/2011