Thánh Joan of Arc / Jeanne d’Arc

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 26/1/2011

Bài 129 Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền 

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về Thánh Joan Arc, một vị thánh trẻ ở vào cuối Thời Trung Cổ, vị đă chết năm 1431 khi mới 19 tuổi. Vị thánh Pháp quốc này, được trích dẫn nhiều lần trong cuốn Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt gần gũi với Thánh Catherine of Siena là vị quan thày của Ư quốc và Âu Châu, vị thánh tôi đă nói đến trong một bài giáo lư gần đây. Thật vậy, các vị là hai người nữ trẻ trung trong dân cúng, đều là giáo dân và hiến thân sống đời trinh khiết, cả hai đều là những vị sống thần bí, không ở trong viện tu, nhưng ở giữa những thực tại thê thảm nhất của Giáo Hội và của thế giới vào thời điểm của các vị. Có lẽ các vị là gương mẫu nổi bật nhất trong số những “người phụ nữ dũng mănh”, thành phần mà ở vào cuối Thời Trung Cổ, đă không sợ mang ánh sáng cao cả rạng ngời của Phúc Âm đến cho những thăng trầm phức tạp của gịng lịch sử.

 

Chúng ta có thể đặt ngài kế bên các người nữ thánh đức ở trên Đồi Canvê, gần với Cúa Giêsu tử giá, và Mẹ Maria, Mẹ của Người, trong khi các tông đồ đă tẩu thoát và chính tông đồ Phêrô đă chối bỏ Người ba lần.

 

Vào thời của ngài, Giáo Hội đă trải qua cuộc khủng hoảng sâu xa gây ra bởi cuộc đại ly giáo Tây phương kéo dài 40 năm. Khi Thánh Catherine qua đời vào năm 1380 vẫn đang có một vị giáo hoàng và một ngụy giáo hoàng. Khi Thánh Joan vào đời vào năm 1412 lại có đến 1 vị giáo hoàng và 2 vị ngụy giáo hoàng. Ngoài t́nh trạng rách nát này trong Giáo Hội, c̣n xẩy ra những cuộc chiến tranh tương tàn liên tục giữa các dân tộc Kitô giáo ở Âu Châu, trong đó cuộc chiến thảm khốc nhất là Cuộc Chiến 100 Năm giữa Pháp và Anh hầu như vô tận.

 

Thánh Joan Arc không biết đọc hay biết viết ǵ hết, nhưng thâm cung tâm hồn của ngài có thể được biết đến nhờ hai nguồn liệu có một giá trị lịch sử đặc biệt, đó là hai phiên ṭa mà ngài đă phải trải qua. Thứ nhất là “Phiên Ṭa Kết Tội - Trial of Conviction”, một phiên ṭa chất chứa bản sao chép nhiều điều chất vấn dài ḍng về Thánh Joan trong những tháng cuối cùng của đời ngài (2-5/1431), và bao gồm cả những lời nói của chính thánh nhân. Thứ hai là “Phiên Ṭa Hủy Án - Trial of Nullity of the Sentence” hay “Phiên Ṭa Phục Hồi -  Rehabilitation”, chất chứa những lời chứng của gần 120 chứng nhân mắt thấy tai nghe suốt các đoạn đời sống của ngài (cf. Procès de Condamnation de Jeanne d'Arc, 3 vol. and Procès en Nullité de la Condamnation de Jeanne d'Arc, 5 vol., ed. Klincksieck, Paris l960-1989). 

 

Thánh Joan được sinh ra ở Domremy, một ngôi làng nhỏ bé ở biên giới Pháp quốc và Lorraine. Cha mẹ của ngài là những nông gia khá giả, được mọi người biết đến như là những Kitô hữu rất tốt lành. Từ các vị, ngài đă được dạy dỗ về đạo đàng hoàng, chịu ảnh hưởng khá bởi linh đạo Thánh Danh Chúa Giêsu do Thánh Bernardine Siena giảng dạy và được các tu sĩ Ḍng Phanxicô truyền bá ở Âu Châu. Thánh Danh Maria bao giờ cũng được liên kết với Thánh Danh Giêsu, và v́ thế, theo chiều hướng đạo đức thịnh hành bấy giờ, linh đạo của Thánh Joan là linh đạo sâu xa có tính chất Chúa Kitô Nhân Trung và Thánh Mẫu. Từ thiếu thời, ngài đă tỏ ra cho thấy ḷng bác ái cao cả và xót thương đối với thành phần nghèo khổ nhất, thành phần bệnh nhân và tất cả những ai khổ sở v́ t́nh trạng thảm thương gây ra bởi chiến tranh loạn lạc.

 

Căn cứ vào những lời của ngài, chúng ta biết rằng đời sống đạo của Joan được chín mùi theo cảm nghiệm bắt đầu vào năm ngài 13 tuổi (PCon, I, p. 47-48). Qua “tiếng nói” của Tổng Thần Minh-Kha (Michael), Thánh Joan cảm thấy ḿnh được Chúa kêu gọi gia tăng đời sống Kitô hữu của ḿnh cũng như dấn thân ḿnh trong việc đích thân giải phóng dân tộc của ngài. Đáp ứng tức khắc của ngài, “tiếng “xin vâng” của ngài, đó là lời khấn sống khiết trinh, bằng một cuộc dấn thân hơn nữa sống bí tích và cầu nguyện, ở chỗ, dự Thánh Lễ hằng ngày, thường xuyên xưng tội và Hiệp Lễ, và bỏ lâu giờ để thinh lặng cầu nguyện trước Đấng Tử Giá hay trước ảnh Đức Trinh Nữ. Ḷng cảm thương và cuộc dấn thân này của người con gái quê mùa trẻ trung Pháp quốc này trước t́nh trạng khốn khổ của nhân dân ḿnh đă trở nên mănh liệt hơn bởi mối liên hệ thần bí của ngài với Chúa. Một trong những khía cạnh độc đáo nhất nơi sự thánh đức của ngươờ con gái trẻ trung này chính là mối liên hệ giữa cảm nghiệm thần bí và sứ vụ chính trị.

 

Sau những năm sống đời ẩn dật và trưởng thành nội tâm, ngắn ngủi nhưng mănh liệt, tiếp đến là một đoạn đời 2 năm ngài sống công khai, một năm hoạt động và một năm khổ nạn.

 

Vào đầu năm 1429, Thánh Joan đă khởi sự thực hiện việc giải phóng của ḿnh. Vô vàn các chứng cớ cho chúng ta thấy người nữ trẻ trung này mới 17 tuổi trở nên như một con người rất dũng mănh và quyết liệt, có khả năng thuyết phục thành phần nam nhi bị lung lay và thất đảm. Thắng vượt tất cả mọi ngăng trở, ngài đă gặp hoàng thái tử Pháp là vị Vua tương lại Charles VII, vị ở Poitiers đă trao ngài cho một số thần học gia trong đại học để họ khảo sát ngài. Phán quyết của các vị có tính cách tích cực: Họ không thấy bất cứ một sự dự nào nơi ngài, mà chỉ thấy ngài là một Kitô hữu tốt lành.

 

Vào ngày 22/3/1429, Thánh Joan đă đọc ra một bức thư quan trọng để gửi cho vua Anh quốc cùng những người của vua đang công hăm thành Orleans  (Ibid., p. 221-222). Bức thư của ngài là một dự thảo ḥa b́nh đích thực trong công lư giữa hai dân tộc Kitô giáo, theo chiều hướng các danh Thánh Giêsu Maria, thêánhưng dự thảo này đă bị loại bỏ, nên Thánh Joan đă đích thân chiến đấu để giải phóng thành ấy, một biến cố xẩy ra vào ngày 8 tháng 5. Một thời điểm tột đỉnh khác trong hoạt động chính trị của ngài đó là việc đăng quang của Vua Charles VII ở Rheims vào ngày 17 tháng 7 năm 1429. Cả một năm trời Thánh Joan đă sống voơi các binh lính, thi hành nơi họ sứ vụ truyền bá phúc âm hóa thực sự. Nhiều chứng từ cho thấy ḷng tốt của ngài, đức dũng cảm của ngài và sự tinh tuyền đặc biệt của ngài. Ngài được mọi người gọi là “the maiden”, tức là trinh nữ, và chính ngài đă tự nói về ḿnh như thế.


Cuộc khổ nạn của ngài bắt đầu vào ngày 23/5/1430, khi ngài trở thành tù nhân trong tay các quân thù của ngài. Vào ngày 23/12, ngài được đưa đến thành Rouen. Ở đó diễn ra Phiên Ṭa Kết Tội kéo dài và thảm thiết, phiên ṭa khởi sự vào Tháng 2 năm 1431 và kết thúc vào ngày 30/5 với án thiêu sống. Đó là một phiên ṭa trọng đại và trọng thể, được chủ tọa bởi hai vị thẩm phán của giáo hội, đó là Đức Giám Mục Pierre Cauchon và thẩm tra viên Jean le Maistre, thế nhưng thực ra được chi phối bởi một nhóm lớn các thần học gia của Đại Học Paris nổi tiếng, thành phần tham dự vào phiên ṭa này như là những tham vấn viên. Họ là thành phần giáo hội Pháp có khuynh hướng chính trị chống lại Joan, v́ thế ngài đă bị họ phán đoàn tiêu cực về con người của ngài cũng như về sứ vụ của ngài. Phiên ṭa này là một trang sử cảm động về sự thánh thiện cũng là một trang sử rạng ngời về mầu nhiệm Giáo Hội, theo lời của Công Đồng Cung Vatican II, “vừa thánh hảo lại luôn cần được thanh tẩy” ("Lumen Gentium," 8). Nó là một cuộc gặp gỡ giữa vị thánh này và các vị thẩm phán của ngài là thành phần thuộc giáo hội. Thánh Joan bị họ tố cáo và phân xử, cho đến độ bị kết án như là một kẻ lạc đạo và bị chết thiêu một cách rùng rợn. Phản lại với các thần học gia thánh hảo, thành phần đă làm rạng ngời Đại Học Paris, như Thánh Bonaventura, Thánh Thomas Aquinas và Chân Phước Duns Scotus, những vị tôi đă nói tới ở các bài giáo lư khác, những vị thẩm phán này là các thần học gia thiếu ḷng bác ái và đức khiêm nhượng để thấy được nơi cngười nữ trẻ trung ấy hành động của Thiên Chúa. Những lời của Chúa Giêsu thật đúng khi cho thấy các mầu nhiệm của Thiên Chúa được tỏ ra cho những ai có tâm hồn của những trẻ nhỏ, trong khi đó các mầu nhiệm này lại bị cha giấu không cho thành phần học thức và khôn ngoan thiếu khiêm nhượng biết (cf. Luke 10:21). Thế nên thành phần thẩm phán của Thánh Joan đă thực sự không thể hiểu được ngài, không thể thấy được vẻ đẹp của tâm hồn ngài: Họ không biết rằng họ bấy giờ đang lên án một vị thánh.

 

Lời kêu gọi của Thánh Joan xin Đức Giáo Hoàng can thiệp vào ngày 24/5 đă bị ṭa án hủy bỏ. Vào buổi sáng ngày 30/5 ngài đă được lănh nhận Thánh Thể lần cuối cùng trong tù, và ngay sau đó ngài đă trải qua hoạn nạn ở quảng trường của khu chợ cũ. Ngài đă xin một trong các vị linh mục hăy để trước cọc thiêu sống cây thánh giá của đoàn rước. Như thế, ngài đă chết khi nh́n lên Chúa Giêsu tử giá và kêu lên nhiều lần lớn tiếng Thánh Danh Chúa Giêsu (PNul, I, p. 457; cf. Catechism of the Catholic Church, 435). Gần 25 năm sau, Phiên Ṭa Hủy Án, được mở ra bởi lệnh của Đức Giáo Hoàng Calixtus III, đă kết luận bằng một tuyên án trọng thể tuyên bố cuộc lên án là vô hiệu và bất thành (July 7, 1456; PNul, II, p. 604-610). Phiên ṭa lâu dài này, một phiên ṭa bao gồm các lời phát biểu của những chứng nhân cùng với các phán đoán của nhiều thần học gia, tất cả đều thiên về Thánh Joan, nhấn mạnh đến sự vô tội của ngài và ḷng trung thành trọn hảo của ngài với Giáo Hội. Thánh Joan of Arc được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV phong thánh vào năm 1920.

 

Anh chị em thân mến, Thánh Danh Chúa Giêsu, được vị thánh của chúng ta kêu cầu cho tới những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, như hơi thở của hồn ngài, như nhịp đập của tim ngài, như tâm điểm của đời ngài. “Mầu nhiệm bác ái của Thánh Joan of Arc”, một mầu nhiệm đă quá thu hút nhà thơ Charles Peguy, là ở chỗ tất cả t́nh yêu Chúa Giêsu cũng như t́nh yêu tha nhân của ngài trong Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu. Vị thánh này đă hiểu được rằng t́nh yêu bao gồm tất cả thực tại về Thiên Chúa và về con người, thực tại về trời và về đất, thực tại về Giáo Hội và về thế giới. Chúa Giêsu bao giờ cũng ưu tiên trên hết trong suốt cuộc đời của ngài, theo lời khẳng định tuyệt vời của ngài như sau: “Phụng vụ Thiên Chúa trước hết - Serve God first" (PCon, I, p. 288; cf. Catechism of the Catholic Church, 223). 

 

Yếu mến Chúa nghĩa là luôn tuân theo ư muốn của Ngài. Ngài đă hoàn toàn tin tưởng và phó thác nói rằng: “Tôi xin phó thác bản thân tôi choc Thiên Chúa Hóa Công, tôi hết ḷng yêu mến Ngài” (Ibid., p. 337). Bằng lời khấn sống khiết trinh, Thánh Joan đă hoàn toàn hiến trọn con người của ḿnh cho Người T́nh duy nhất Giêsu: Chính “lời hứa của ngài đă khiến Chúa bảo vệ trọn vẹn đức trinh khiết xác hồn của ngài” (Ibid., p. 149-150). T́nh trạng tinh khiết về phần hồn là t́nh trạng ân sủng, một giá trị siêu việt cao cả, đối với ngài c̣n quí báu hơn cả sự sống: Nó là tặng ân của Thiên Chúa mà ngài đă lănh nhận và bảo vệ một cách khiêm tốn và tin tưởng. Một trong những bản văn nổi tiếng nhất của phiên ṭa thứ nhất có liên quan đến vấn đề này: “Được hỏi rằng ngài có biết rằng ngài ở trong ơn nghĩa Chúa hay chăng, ngài đă trả lời rằng: ‘Nếu tôi không ở trong ân nghĩa Chúa, th́ xin Chúa cho tôi được như vậy; bằng nếu tôi có ơn nghĩa với Ngài th́ xin Chúa giúp tôi cứ như thế” (Ibid., p. 62; cf. Catechism of the Catholic Church, 2005). 

 

Vị thánh của chúng ta đă sống cầu nguyện như là một h́nh thức liên tục đối thoại với Chúa, Đấng cũng soi sáng cho ngài những lời ngài đối đáp với các vị thẩm phán, ban cho ngài an b́nh và được an ninh. Ngài đă cầu nguyện với niềm tin tưởng rằng: “Lạy Thiên Chúa chí ái, để tôn kính Cuộc Khổ Nạn thánh hảo của Chúa, con xin Chúa, nếu Chúa yêu thương con, hăy tỏ cho con biết con phải ứng đáp với những con người này của Giáo Hội” (Ibid., p. 252). Thánh Joan đă thấy Chúa Giêsu như “Đức Vua Trời Đất”. Bởi thế, theo tiêu chuẩn của ngài, Thánh Joan đă cho vẽ một h́nh ảnh về “Chúa là Đấng nâng đỡ thế giới” (Ibid., p. 172), h́nh ảnh về sứ vụ chính trị của ngài. Cuộc giải phóng nhân dân của ngài là công cuộc của công lư loài người, một công cuộc được Thánh Joan thực hiện trong yêu thương, v́ mến yêu Chúa Giêsu. Đây là một gương mẫu đẹp về sự thánh thiện đối với thành phần giáo dân hoạt động chính trị, nhất là trong những trường hợp hết sức khó khăn. Đức tin là ánh sáng soi dẫn hết mọi quyết định, như vị đại thánh khác sau đó một thế kỷ minh chứng đó là Thánh Thomas Moore người Anh quốc. Trong Chúa Giêsu, Thánh Joan cũng chiêm ngưỡng thấy thực tại về Giáo Hội, một “Giáo Hội vinh thắng” trên Trời, và “Giáo Hội chiến đấu” trên trần gian. Theo lời của ngài, Chúa của chúng ta và Giáo Hội là “một toàn thể” duy nhất (Ibid., p. 166). Lời khẳng định này được trính dẫn trong Cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo (khoản 795), mang tính chất thực là anh hùng nơi bối cảnh của Phiên Ṭa Kết Án, trước các vị thẩm phán, những con người của Giáo Hội, thành phần bách hại ngài và lên án ngài. Trong t́nh yêu mến Chúa Giêsu, Thánh Joan đă t́m thấy được sức mạnh để mến yêu Giáo Hội cho đến cùng, bao gồm cả lúc ngài bị kết tội.

 

Tôi cảm thấy vui khi nhớ lại cách thức Thánh Joan of Arc đă gây một ảnh hưởng mănh liệt nơi một vị thánh trẻ khác của thời đại tân tiến, đó là Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu. Bằng một đời sống hoàn toàn khác hẳn, một đời sống trong viện tu, vị nữ tu Carmêlô thành Lisieux này đă cảm thấy rất gần gũi với Thánh Joan, khi sống trong ḷng Giáo Hội và tham phần với đau khổ của Chúa Giêsu cho phần rỗi của thế giới. Giáo Hội đă liên kết nhị vị thánh này làm quan thày của Pháp quốc, sau Trinh Nữ Maria. Thánh Thérèse đă bày tỏ ước muốn của ḿnh được chết như Thánh Joan, với lời tuyên xưng Danh Thánh Chúa Giêsu (Manuscript B, 3r); Thánh Thérèse cũng được tác động bởi cùng t́nh yêu mến Chúa Giêsu và tha nhân, đă sống đức trinh khiết hiến dâng.

 

Anh cị em thân mến, bằng chứng từ rạng ngời của ḿnh, Thánh Joan of Arc kêu gọi chúng ta tiến tới mức độ cao cả của đời sống Kitô hữu: biến việc cầu nguyện thành cốt lơi chi phối ngày sống của chúng ta; hoàn toàn tin tưởng hoàn trọn ư muốn của Thiên Chúa cho dù thế nào chăng nữa; sống trong bác ái một cách không thiên vị, không hẹp ḥi và sâu xa mến yêu Giáo Hội như ngài đă thể hiện v́ t́nh yêu Chúa Giêsu. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/1/2011