Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2011 tại Tháp Trụ Mẹ Vô Nhiễm ở Quảng Trường Rôma

 

Anh chị em thân mến!

 

Đại lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm hằng năm mời gọi chúng ta qui tụ lại nơi đây, ở một trong những quảng trường đẹp nhất Rôma, để tôn kính Mẹ, Mẹ của Chúa Kitô cũng là Mẹ của chúng ta….

 

Ở trên đỉnh của cột tháp chúng ta tôn vương Mẹ Maria đây được biểu hiệu bằng một bức tượng nhắc nhở một phần nào đó đoạn Sách Khải Huyền (12:1) vừa được công bố: “Một dấu cả thể xuất hiện trên trời đó là một người nữ mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng và đội triều thiên 12 ngôi sao”. H́nh ảnh này có ư nghĩa ǵ đây? Nó tiêu biểu cho cả Đức Mẹ và Giáo Hội.

 

Trước hết, “người đàn bà” trong Sách Khải Huyền đây là chính Mẹ Maria. Mẹ xuất hiện như “mặc mặt trời”, tức là mặc Thiên Chúa: Trinh Nữ Maria thật sự được bao bọc bởi ánh sáng của Thiên Chúa và sống trong Thiên Chúa. Biểu hiệu y phục sáng láng này diễn tả thân phận liên quan tới toàn thể con người của Mẹ Maria: Mẹ là con người “đầy ân phúc”, sự “Vô Nhiễm” nơi toàn thể con người của Mẹ là những ǵ phản ánh “mặt trời” là Thiên Chúa.

 

Người đàn bà này chân đạp mặt trăng, biểu hiệu cho tử thần và chết chóc. Thật vậy, Mẹ Maria hoàn toàn được liên kết với cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ trên tội lỗi và tử thần; Mẹ thoát được bóng dáng chết chóc và hoàn toàn tràn đầy sự sống. Như cái chết không c̣n làm chủ được Chúa Giêsu phục sinh (cf Rm 6:9) thế nào th́, nhờ ân sủng và đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, Mẹ Maria đă qua mặt tử thần, Mẹ đă thắng vượt nó. Và điều này được bộc lộ nơi hai mầu nhiệm cả thể trong cuộc đời của Mẹ: đầu đời, được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, mầu nhiệm chúng ta cử hành hôm nay đây; và cuối đời, hồn xác được mông triệu về trời trong vinh quang của Thiên Chúa. Thế nhưng cả cuộc sống của Mẹ trên trái đất này là một cuộc chiến thắng trên tử thần, v́ cuộc đời của Mẹ hoàn toàn dấn thân phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. V́ thế ở nơi bản thân ḿnh Mẹ Maria là một bản thánh ca sự sống: Mẹ là một tạo vật hiện thực lời Chúa Kitô: “Tôi đến cho chiên được sự sống, và cho chúng được sự sống viên măn” (Jn 10:10).

 

Trong thị kiến này của Sách Khải Huyền c̣n một chi tiết nữa, đó là trên đầu của người đàn bà mặc mặt trời có “một triều thiên 12 ngôi sao”. Dấu hiệu này tiêu biểu cho 12 chi tộc Yến Duyên và có nghĩa là Trinh Nữ Maria là tâm điểm của Dân Chúa, của tất cả mối hiệp thông chư thánh. Và v́ thế h́nh ảnh triều thiên 12 ngôi sao này dẫn chúng ta tới việc dẫn giải quan trọng thứ hai về dấu hiệu trên trời của “người đàn bà mặc mặt trời”: ngoài việc biểu hiệu cho Đức Mẹ, dấu hiệu này c̣n tiêu biểu cho Giáo Hội, cộng đồng Kitô hữu của tất cả mọi thời đại. Giáo Hội đang mang thai, ở chỗ Giáo Hội đang cưu mang Chúa Kitô trong ḷng của ḿnh và cần phải mang Người đến cho thế giới: đó là nỗi đớn đau của Giáo Hội lữ hành trên trần thế, một Giáo Hội đi giữa những niềm an ủi của Thiên Chúa và cuộc bách hại của thế gian, cần phải mang Chúa Giêsu đến cho con người.  

 

Chính v́ thế, v́ Giáo Hội mang Chúa Giêsu, mà Giáo Hội gặp chống đối từ một đối phương dữ tợn, được Sách Khải Huyền tiêu biểu bằng “con khủng long đỏ” (12:3). Con rồng này t́m cách luống công trong việc nuốt Chúa Giêsu – “một trẻ nam được ấn định cai quản tất cả mọi dân nước” (12:5). Con rồng cố gắng vô ích v́ Chúa Giêsu, bằng cuộc tử nạn và phục sinh của ḿnh, đă lên cùng Thiên Chúa và Người đă ngự trên ngai ṭa của ḿnh. Đó là lư do tại sao con rồng, bị thảm bại một lần vĩnh viễn ở trên trời, quay sang tấn công người nữ – Giáo Hội – trong hoang địa thế gian. Thế nhưng, ở hết mọi thời đại, Giáo Hội được nâng đỡ bởi ánh sáng và quyền năng của Thiên Chúa, Đấng nuôi dưỡng Giáo Hội trong hoang địa bằng bánh Lời của Ngài cũng như bằng Thánh Thể. V́ thế trong hết mọi cơn gian nan khốn khó, qua tất cả mọi thử thách Giáo Hội đương đầu trong gịng thời gian cũng như ở các phần đất khác nhau trên thế giới, Giáo Hội chịu bách hại nhưng bao giờ cuối cùng cũng chiến thắng. Và chính v́ đường lối ấy cộng đồng Kitô hữu là sự hiện diện, là bảo đảm của t́nh yêu Thiên Chúa chống lại với hết mọi ư hệ về hận thù và cái tôi.

 

Mối đe dọa duy nhất Giáo Hội có thể và cần phải sợ đó là tội lỗi của các phần tử Giáo Hội. Thật vậy, trong khi Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm, không vương một t́ vết nào của tội lỗi, th́ Giáo Hội là thánh nhưng đồng thời lại bị t́ vết bởi tội lỗi của chúng ta. Đó là lư do tại sao Dân Chúa, trong cuộc hành tŕnh qua gịng thời gian, hướng về Người Mẹ thiên đ́nh của ḿnh mà van xin sự trợ giúp của Mẹ; họ xin như thế để Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh đức tin, để Mẹ phấn khích thi hành đời sống Kitô hữu và nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta cần đến Mẹ nhất là trong chính giây phút rất khó khăn này đối với Ư quốc, với Âu Châu, với các phần đất khác trên thế giới. Mẹ Maria giúp chúng ta thấy rằng có một thứ ánh sáng ở bên ngoài những đám mây mù dường như đang bao phủ thực tại. Đó là lư do cả chúng ta nữa, nhất là nhân dịp này, bằng ḷng tin tưởng con cái không ngừng xin Mẹ trợ giúp rằng: “Ôi Maria, Đấng hoài thai vô nhiễm tội, xin cầu cho chúng con chạy đến cùng Mẹ”. Ora pro nobis, intercede pro nobis ad Dominum Iesum Christum! – Xin cầu cho chúng con, xin chuyển cầu cho chúng con với Chúa Giêsu Kitô!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2011