Cuộc gặp gỡ này là dịp cùng nhau thực hiện cuộc hành tŕnh tiến về chân lư, một dịp để quyết liệt tranh đấu cho phẩm vị con người và là một dịp cùng dấn thân cho ḥa b́nh chống lại hết mọi h́nh thức của lực lượng hủy diệt”.

 

ĐTC Biển Đức XVI 

Ngày Suy Tư, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Ḥa B́nh và Công Lư trên Thế Giới, Thứ Năm 27/10/2011

 

 [Video]

 

Anh Chị Em thân mến,

Quí Tôn Vị Lănh Đạo và Đại Diện Chư Giáo Hội, Các Cộng Đồng Giáo Hội và Các Tôn Giáo Thế Giới,

Các Bạn thân mến,

 

Hai mươi năm năm đă qua đi từ ngày Vị Giáo Hoàng Chân Phước Gioan Phaolô II thoạt mời các vị đại diện các tôn giáo thế giới đến Assisi cầu nguyện cho ḥa b́nh. Những ǵ đă xẩy ra vào thời ấy? T́nh trạng đang diễn ra liên quan tới ḥa b́nh ngày nay ra sao? Vào lúc ấy đang xẩy ra một đe dọa cả thể cho ḥa b́nh thế giới gây ra bởi cuộc phân chia trái đất này thành hai khối chống chọi nhau. Một biểu hiệu hiển nhiên cho cuộc phân rẽ này là Bức Tường Bá Linh là những ǵ vạch vẽ đường biên giữa hai thế giới ngay trung tâm thành phố ấy. Vào năm 1989, 3 năm sau biến cố Assisi, bức tường này sụp đổ mà không đổ máu. Đột nhiên những ḷ vũ khí khổng lồ ở đằng sau bức tường này không c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Chúng đă mất đi cái khủng khiếp của chúng. Ư muốn sống tự do của dân chúng đă mạnh hơn cả những ḷ khí giới của bạo lực. Vấn đề về nguyên nhân đưa đến cuộc thay đổi nay ấn tượng này th́ phức tạp và không thể trả lời một cách đơn sơ giản dị được. Thế nhưng, ngoài những yếu tố về kinh tế và chính trị, lư do sâu xa nhất cho biến cố này đó là yếu tố về mặt thiêng liêng, ở chỗ, ở đằng sau quyền lực vật chất không c̣n những niềm xác tín thiêng liêng nào. Ư muốn sống tự do cuối cùng mănh liệt hơn nỗi sợ hăi trước bạo lực là nỗi hăi sợ bấy giờ đă thiếu vắng bộ mặt thiêng liêng. Chúng ta tạ ơn về cuộc chiến thắng này của tự do, một cuộc chiến thắng trước hết là cuộc chiến thắng của ḥa b́nh. C̣n ǵ hơn nữa về quyền tự do tin tưởng, một thứ quyền không phải chỉ đơn thuần thậm chí cũng chẳng chính yếu, cho dù quyền này cũng được bao gồm. Về phương diện này chúng ta có thể liên kết một cách nào đó tất cả những thứ ấy với việc cầu nguyện của chúng ta cho ḥa b́nh. 

 

Thế nhưng sau đó những ǵ đă xẩy ra? Bất hạnh thay, chúng ta không thể nói rằng từ đó tự do và ḥa b́nh đă ghi dấu vết t́nh h́nh ấy. Cho dù không xẩy ra mối đe dọa về một cuộc đại chiến lơ lửng trên đầu chúng ta hiện nay, nhưng tiếc thay thế giới lại nay những bất ḥa. Không phải chỉ có những cuộc chiến tranh rải rác đang tiếp tục diễn ra – t́nh trạng bạo động như vậy đang có thể diễn tiến và trở nên một đặc tính nổi bật của thế giới chúng ta. Tự do là một sự thiện cao cả. Thế nhưng thế giới của tự do đă cho thấy hầu như đă lạc hướng, và không ít người đă giải thích sai lầm về tự do như thể bao gồm cả quyền tự do bạo động. T́nh trạng bất ḥa đă mặc lấy những chiếc mặt nạ mới mẻ và rùng rợn, và cuộc chiến đấu cho tự do cần phải bao gồm tất cả chúng ta một cách mới mẻ.

 

Chúng ta hăy cố gắng nhận định những bộ mặt mới về bạo lực và bất ḥa một cách kỹ lưỡng hơn. Theo tôi th́, nói một cách tổng quát, chúng ta có thể phân biệt hai loại h́nh thức mới mẻ về bạo lực, những h́nh thức rất trái ngược nhau liên quan tới động lực của chúng và cho thấy một số chi tiết khác biệt. Trước hết là khủng bố, một h́nh thức thay v́ một cuộc đại chiến đă nhắm đến các mục tiêu để tấn công hạ thủ đối phương một cách tàn hại ở những chốt điểm, bất kể mạng sống của thành phần vô tội có bị sát hại một cách dă man hay bị thương tích. Trong con mắt của thành phần thủ phạm th́ mục đích thắng vượt hơn cái thiệt hại gây ra cho kẻ thù là những ǵ biện minh cho bất cứ h́nh thức dă man nào. Hết những ǵ đă được nh́n nhận và chuẩn nhận công khai nơi luật lệ quốc tế như để ngăn chặn bạo lực đều đă bị qua mặt. Chúng ta biết rằng khủng bố thường được tác động một cách đạo giáo và mamg đặc tính tôn giáo đặc biệt này của các cuộc tấn công được cho là những ǵ biện minh cho tính chất dă man táo bạo coi ḿnh được quyền gạt bỏ những nguyên tắc luân lư theo “sự thiện” dự tính. Trong trường hợp này, tôn giáo không giúp cho ḥa b́nh mà là được sử dụng để biện minh cho bạo lực.

 

Việc b́nh phẩm về tôn giáo thời hậu Minh Tri vẫn cứ chủ trương rằng tôn giáo là một nguyên nhân gây ra bạo lực và như thế nó châm ng̣i thù hận đối với các tôn giáo. Sự thật đó là, nơi trường hợp chúng ta đang bàn đến ở đây, vấn đề tôn giáo thực ra tác động bạo lực phải là những ǵ hết sức nhức nhối đối với chúng ta là thành phần đạo giáo. Bằng cách thức tinh xảo hơn nhưng không kém hung tàn, chúng ta cũng thấy tôn giáo như là nguyên nhân của bạo lực khi sức mạnh được thành phần bênh vực tôn giáo này chống lại tôn giáo kia sử dụng tới. Các vị đại biểu tôn giáo hội nhau ở Assisi năm 1986 đă muốn nói, và giờ đây chúng ta dứt khoát và mạnh mẽ lập lại nó rằng đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Nó là những ǵ phản giáo và góp phần vào việc hủy giáo. Đáp lại, có một một chống đối như thế này: làm thế nào các bạn biết được bản chất chân thực của tôn giáo chứ? Chủ trương của các bạn không xuất phát từ sự kiện là tôn giáo của các bạn đă trở thành một quyền lực tàn rụi hay sao? Về phần ḿnh, có những người khác chống lại rằng: Chẳng lẽ không có một cái ǵ đó như là một bản chất chung về tôn giáo được thể hiện nơi tất cả mọi tôn giáo và v́ thế có thể áp dụng cho tất cả mọi tôn giáo hay sao? Chúng ta cần phải tự hỏi ḿnh những câu hỏi này, nếu chúng ta muốn lập ;uận một cách thực tiễn và uy tín đối với vấn đề bạo lực được tôn giáo tác động. Ở đó chất chứa một công việc thiết yếu cho cuộc đối thoại liên tôn – một thực hành được tái nhấn mạnh qua cuộc gặp gỡ này. Là một Kitô hữu, tôi muốn nói về điểm này: phải, đúng thế, trong gịng lịch sử, sức mạnh cũng đă được sử dụng nhân danh đức tin Kitô giáo. Chúng tôi nh́n nhận nó một cách hết sức hổ thẹn. Thế nhưng, vấn đề hoàn toàn rơ ràng rằng đó là một thứ lạm dụng đức tin Kitô giáo, một lạm dụng hiển nhiên phản lại bản chất chân thực của nó. Vị Thiên Chúa là Đấng Kitô hữu chúng tôi tin tưởng là Hóa Công và là Cha của tất cả mọi người, và từ Ngài tất cả mọi người đều là anh chị em và làm nên một gia đ́nh duy nhất. Đối với chúng tôi, Thập Giá của Chúa Kitô là dấu hiệu của Thiên Chúa là Đấng thay thế sức mạnh “bằng đau khổ” (cảm thương) và “bằng yêu thương”. Danh Ngài là “Thiên Chúa của yêu thương và ḥa b́nh” (2Cor 13:11). Đó là công việc của hết mọi người mang trách nhiệm đối với niềm tin Kitô giáo trong việc tiếp tục thanh tẩy tôn giáo tận cốt lơi của thành phần Kitô hữu, nhờ đó nó thực sự trở thành một khí cụ cho b́nh an của Thiên Chúa trên thế giới, bất chấp tính chất yếu hèn của con người.

 

Nếu một loại bạo lực căn bản ngày nay được tác động bởi tôn giáo và v́ thế thách thức các tôn giáo về vấn đề bản chất chân thực của ḿnh và bắt buộc tất cả chúng ta thực hiện việc thanh tẩy, th́ một thứ bạo lực thứ hai đuợc tác động một cách hoàn toàn ngược lại, như là thành quả của t́nh trạng thiếu vắng Thiên Chúa, của thái độ chối bỏ Ngài và mất đi nhân tính là những ǵ bất khả tránh. Thành phần kẻ thù của các tôn giáo – như chúng ta đă nói trước đây – thấy nơi tôn giáo một trong những nguồn mạch chính của bạo lực nơi lịch sử loài người và v́ thế họ muốn nó biến khuất đi. Thế nhưng, việc chối bỏ Thiên Chúa đă dẫn đến chỗ c̣n dă man hơn nhiều và dẫn tới một cấp độ bạo lực vô hạn, một cấp độ chỉ trở nên khả dĩ khi con người không c̣n công nhận bất cứ tiêu chuẩn nào hay bất cứ phán quyết nào bên trên bản thân ḿnh, bấy giờ chỉ có bản thân họ là qui chuẩn mà thôi. Những kinh hoàng của các trại tập trung đă cho thấy hết sức rơ ràng những hậu quả của t́nh trạng thiếu vắng Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, tôi không muốn nói thêm ở đây về chủ nghĩa vô thần áp đặt quốc gia, mà nói về t́nh trạng suy thoái của con người, một t́nh trạng được hộ tống bởi một thứ thay đổi nơi bầu khí thiêng liêng đang xẩy ra một cách kín đáo và v́ thế lại càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Việc tôn thờ giầu sang phú quí, những thứ chiếm hữu và quyền lực đang cho thấy là một thứ tôn giáo đảo lộn, trong đó con người không c̣n đáng kể mà chỉ c̣n cái lợi lộc tư riêng. Ước muốn được hạnh phúc chẳng hạn đang thoái hóa thành một thứ thèm thuồng buông thả phi nhân, như được thấy ở nhiều h́nh thức nghiền thuốc khác nhau. Đang có thành phần quyền lực buôn bán thuốc phiện và v́ thế nhiều người bị dụ dỗ và thuốc phiện hủy hoại về thể lư lẫn tâm thần. Sức mạnh trở nên những ǵ được vớ lấy và ở các phần đất trên thế giới nó đang đe dọa hủy diệt thành phần giới trẻ của chúng ta. V́ quyền lực được vớ lấy, mà ḥa b́nh bị hủy hoại và con người hủy diệt bản thân ḿnh trong cái không tưởng ḥa b́nh này.

 

T́nh trạng vắng bóng Thiên Chúa dẫn đến t́nh trạng suy thoái của con người và của nhân tính. Thế nhưng, Thiên Chúa đang ở nơi đâu? Chúng ta có biết Ngài hay chăng, và chúng ta có thể tỏ Ngài ra một cách mới mẻ cho nhân loại hay chăng, để xây dựng ḥa b́nh đích thực? Trước hết chúng ta hăy vắn tắt tóm gọn những bàn luận của chúng ta cho tới đây. Tôi đă nói rằng có một đường lối về việc hiểu biết và sử dụng tôn giáo khiến nó trở thành một thứ nguồn bạo lực, trong khi đó mối liên hệ được áp dụng đứng đắn giữa con người với Thiên Chúa là một lực lượng cho ḥa b́nh. Theo chiều hướng này, tôi đề cập tới nhu cầu cần đối thoại và tôi đă nói về nhu cầu cần phải liên lỉ thanh tẩy tôn giáo bằng đời sống. Mặt khác tôi cũng đă nói rằng việc chối bỏ Thiên Chúa là những ǵ làm băng hoại con người, bóc lột con người khỏi qui chuẩn của Ngài và đẩy họ tới chỗ bạo lực.

 

Ngoài hai hiện tượng về tôn giáo và phản giáo, c̣n có một khuynh hướng căn bản nữa được thấy trong một thế giới gia tăng về chủ nghĩa bất khả thần tri, ở chỗ, thành phần chưa được ban cho tặng ân đức tin nhưng lại là những người t́m kiếm sự thật, t́m kiếm Thiên Chúa. Những con người này không chỉ chủ trương “Không có Thiên Chúa”. Họ chịu đựng bởi t́nh trạng thiếu vắng Ngài này nhưng trong ḷng lại t́m đường đến với Ngài, bao lâu họ t́m kiếm sự thật và sự thiện. Họ là “khách hành hương của chân lư, khách hành hương của ḥa b́nh”. Họ đặt vấn nạn về cả hai bên. Họ lấy đi khỏi thành phần vô thần hiếu chiến niềm tin tưởng sai lầm được thành phần ấy căn cứ cho rằng ḿnh biết rằng không có Thiên Chúa và họ mời thành phần ấy hăy dẹp bỏ các cuộc luận chiến để trở thành kẻ t́m kiếm không mất hy vọng vào sự hiện hữu của sự thật cũng như vào khả năng cùng nhu cầu cần phải sống bởi chân lư. Thế nhưng họ cũng thách thức thành phần môn đồ của các tôn giáo đừng coi Thiên Chúa như là sở hữu riêng của ḿnh, như thể Ngài thuộc về họ, một cách thành phần môn đồ của các tôn giáo cảm thấy có lư do được sử dụng bạo lực chống lại kẻ khác. Những con người này đang t́m kiếm sự thật, họ đang t́m kiếm Vị Thiên Chúa chân thực, Đấng có h́nh ảnh thường được dấu ẩn nơi các tôn giáo v́ những cách thức họ thực hành sống đạo. Cái bất lực của họ trong việc t́m kiếm Thiên Chúa một phần là trách nhiệm của thành phần tín hữu đối với một thứ h́nh ảnh về Thiên Chúa bị hạn chế hay thậm chí bị bóp méo. Bởi vậy mà tất cả cuộc tranh đấu của họ và vấn nạn của họ một phần là lời kêu gọi thành phần tín hữu hăy thanh tẩy đức tin của ḿnh, để Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa chân thực, trở nên khả tri. Thế nên tôi đă có ư mời các vị đại biểu của nhóm thứ ba này đến với cuộc họp của chúng ta ở Assisi đây, một cuộc gặp gỡ không chỉ qui tụ các vị đại diện những cơ cấu tôn giáo mà thôi.  Trái lại, cuộc gặp gỡ này là dịp cùng nhau thực hiện cuộc hành tŕnh tiến về chân lư, một dịp để quyết liệt tranh đấu cho phẩm vị con người và là một dịp cùng dấn thân cho ḥa b́nh chống lại hết mọi h́nh thức của lực lượng hủy diệt. Sau hết, tôi xin cam đoan với quí vị là Giáo Hội Công Giáo sẽ không ngừng chiến đấu chống lại bạo lực, không ngừng dấn thân cho ḥa b́nh thế giới. Chúng ta được tác động bởi niềm ước muốn chung trong việc trở thành “những khách hành hương của chân lư, những khách hành hương của ḥa b́nh”.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2011/october/documents/hf_ben-xvi_spe_20111027_assisi_en.html

 

Nhận định của người dịch:

 

Trong bài diễn từ này, ĐTC Biển Đức XVI:

1.      mở đầu bằng t́nh h́nh 1989 sau biến cố Assisi 1986 và t́nh h́nh sau đó được tự do;

2.      t́nh h́nh sau biến cố 1989 có hai khuynh hướng bạo lực ngược hẳn nhau: đó là khuynh hướng khủng bố nhân danh tôn giáo và khuynh hướng vô thần hưởng thụ;

3.      hiện tượng thứ ba thách thức cho cả hai khuynh hướng trên đó là chủ nghĩa bất khả thần tri.