Đấng Cứu Nhân Trần - 2

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 552 Thứ Sáu 8/4/2011

 


Tóm lại, v́ Mầu Nhiệm Cứu Độ là Cốt Lơi của Giáo Triều Gioan Phaolô II theo chiều kích “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” là Lời Nhập Thể này, mà vị Giáo Hoàng đă từng là Nghị Phụ góp phần soạn thảo Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội “Vui Mừng Và Hy Vọng”, như ngài thú nhận trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, ấn bản Anh Ngữ, trang 159, và quyết tâm áp dụng đường hướng cùng giáo huấn của Công Đồng có tính cách mục vụ hướng ngoại như một Giáo Hội Trong Thế Giới Tân Tiến này, đă liên tục giảng dạy và mạnh mẽ hoạt động cho văn hóa sự sống, tức cho những ǵ hợp với phẩm vị cao quí của con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa nơi Mầu Nhiệm Tạo Dựng, mà c̣n được cứu chuộc bởi Thiên Chúa nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua nữa, và chống văn hóa sự chết là những ǵ không hợp với thiên chức cùng ơn gọi làm người đă được hoàn toàn sáng tỏ nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa.


Thật thế, về việc giảng dạy văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết, trong 16 bức Thông Điệp của ḿnh, ngoài những Thông Điệp về tín lư thần học, như bộ ba Thông Điệp về Ba Ngôi Thiên Chúa: Redemptor Hominis (4/3/1979), Dives in Misericordia (30/11/1980), và Dominum et Vivificantem (18/5/1986), hay bộ 3 Thông Điệp về hoạt động của Giáo Hội: Redemptoris Missio về truyền giáo (7/12/1990), Ut Unum Sint về hiệp nhất (25/5/1995) và Ecclesia de Eucharistia về nội tâm (17/4/2003), c̣n có 3 Thông Điệp về xă hội: Laborem Exercens (14/9/1981), Sollicitudo Rei Socialis (30/12/1987), và Centesimus Annus (1/5/1991), và 3 Thông Điệp về luân lư: Veritatis Splendor (6/8/1993), Evangelium Vitae (25/3/1995) và Fides et Ratio (14/9/1998). Trong hai bộ ba Thông Điệp về xă hội và luân lư này, ngài đă chính thức loan truyền “Phúc Âm Sự Sống”, nhất là, như các tín điều Thánh Mẫu được hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài dùng quyền tối cao tuyên tín, (Đức Piô IX với Tín Điều Vô Nhiễm ngày 8/12/1854, và Đức Piô XII với Tín Điều Thánh Mẫu Mông Triệu ngày 1/11/1950), ngài cũng đă mạnh mẽ chính thức sử dụng quyền bính tối cao của ḿnh để tuyên tín luân điều của Giáo Hội về sự sống buộc phải tuân giữ, (một sự kiện tuyên tín về luân lư như thế chưa từng xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội), trực tiếp liên quan tới vấn đề cấm phá thai (Thông Điệp Evangelium Vitae, khoản 62), cũng như tới hành động không được triệt sinh an tử (khoản 65).

 

Về những hoạt động cho văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết, lịch sử thế giới không thể chối căi được vai tṛ ngài đă đóng như “Nguyên Tố gây Sụp Đổ Đông Âu”, “Sứ Giả Ḥa B́nh Thế Giới ở Thánh Địa và Iraq”, “Khởi Xướng Chiến Dịch Băi Nợ Quốc Tế”, “Đẩy Mạnh Phong Trào Hủy Bỏ Án Tử H́nh”, và “Vô Địch Thủ của Hội Nghị Dân Số Cairô”, (những vấn đề đă được người viết bài này tŕnh bày khá đầy đủ trong cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Sống Là Chúa Kitô – Chết Là Vinh Thắng” (Cao-Bùi, 5/2005). Ngài chẳng những hoạt động từ chính Ngai Ṭa Phêrô của ḿnh ở Giáo Đô Vatican, mà c̣n đi khắp thế giới, theo chiều hướng Giáo Hội Trong Thế Giới Tân Tiến, mang “Vui Mừng và Hy Vọng” đến cho loài người, qua 104 chuyến tông du mục vụ, để cổ vơ công lư và ḥa b́nh, kêu gọi hết mọi thành phần “Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”. Bởi v́, theo ngài, con người được Thiên Chúa dựng nên không thể nào được cứu độ và được thăng hóa nếu không có “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, như được ngài vừa đặt vấn đề vừa giải đáp trong tác phẩm “Vược Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, (bản Anh Ngữ, trang 197), như sau:

 

“Con người là ai, một khi Người Con đi mặc lấy bản tính của con người? Con người này phải là ai, nếu Con Thiên Chúa lại phải trả giá cao nhất cho phẩm vị của họ đây?... Đấng Cứu Chuộc củng cố quyền lợi của con người chỉ nguyên bằng việc phục hồi tính cách trọn vẹn của phẩm vị mà con người đă lănh nhận khi Thiên Chúa tạo dựng nên họ theo h́nh ảnh Ngài và tương tự như Ngài”.

 

Mầu Nhiệm Cứu Độ nơi Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng (x Phil 1:21)

Kính thưa quí vị, Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, theo cảm nhận và chia sẻ của Đức Gioan Phaolô II được trích dẫn và chứng thực qua những ǵ vừa được tŕnh bày và trích dẫn, là mầu nhiệm liên quan đến Mầu Nhiệm Vượt Qua, tức chẳng những liên quan đến tội lỗi và sự chết, mà c̣n liên quan đến cả sự sống và vinh quang nữa, th́ chính bản thân và cuộc đời Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II đă chứng thực như thế, và do đó, lại càng là một chứng cớ hùng hồn cho khẳng định: Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II.


Trước hết, về khía cạnh đau khổ và sự chết liên quan tới Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, mầu nhiệm mà chính Con Thiên Chúa đă phải trải qua cuộc Khổ Nạn và Tử Giá vô cùng tang thương, nơi cuộc đời làm Giáo Hoàng của ngài, không phải hay sao, chính bản thân của ngài đă bị ám sát, gây ra bởi một tội ác, có thể nói, mở màn cho nạn khủng bố sau này, và cho dù có thoát chết, từ đó, bị ảnh hưởng bởi cuộc ám sát này, sức khỏe của một con người yêu thích thể thao như ngài đă bị sa sút, đến nỗi, nhiều lần dư luận đă cho rằng ngài sắp chết, v́ ngài đă được mang vào bệnh viện đến 10 lần, thứ tự như sau: ngày 13/5/1981 ở bệnh viện Gemelli sau khi bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô; ngày 20/6/1981, tái nhập bệnh viện này và chịu một cuộc giải phẫu thứ hai vào ngày 5/8, Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết; ngày 15/7/1992, nhập cùng bệnh viện để được mổ v́ cục bưới lành ở ruột; ngày 2/7/1993, được chụp CAST scan xem t́nh h́nh ra sao sau cuộc giải phẫu năm 1992; ngày 11/11/1993, cũng tại cùng bệnh viện sau khi bị găy xương vai bên phải; ngày 29/4/1994, lại nhập bệnh viện này v́ bị ngă gẫy xương đùi tối hôm trước; ngày 14/8/1996, nhập bệnh viện Regina Apostolorum Clinic ở Albano để được chụp CAST scan; ngày 8/10/1996, nhập bệnh viện Gemelli để cắt ruột dư; ngày 1/2/2005, nhập bệnh viện Gemelli v́ bộ phận hô hấp bị nhiễm trùng cấp tính, cho đến ngày 10/2; và lần cuối cùng cấp tốc trở lại bệnh viện này vào ngày 24/2, v́ cúm tái phát gây khó thở, và ở đó cho tới ngày 13/3. Để rồi, vào ngày 31/3, bị nhiễm trùng đường tiểu, và cuối cùng đă qua đời sau đó mấy ngày tại tông pḥng của ngài ở Vatican.


Vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trước khi được trúng tuyển làm giáo hoàng 13 ngày, tức vào hôm 8/4/2005, ở phần cuối bài giảng của ḿnh, đă nhận định về chung con người và về riêng cuộc khổ nạn cuối đời của Đức Gioan Phaolô II như sau:


“Bằng việc chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô, Thánh Phêrô đă đi vào mầu nhiệm vượt qua, thánh nhân đă tiến về phía thập tự giá và về cuộc phục sinh. Chúa Kitô đă nói về điều này bằng những lời: ‘… khi con c̣n trẻ, con thường tự ḿnh thắt lưng lấy và đi đâu tùy ư con muốn’ (Jn 21:18). Trong những năm đầu của giáo triều ḿnh, những năm c̣n trẻ trung và đầy nhiệt huyết, Đức Thánh Cha đă đi đến tận cùng trái đất theo sự dẫn dắt của Chúa Kitô. Thế nhưng sau đó, ngài càng ngày càng đi sâu vào cuộc hiệp thông khổ đau với Chúa Kitô; càng hiểu được sự thật của những lời này: ‘Người ta sẽ thắt lưng cho con’. Và trong chính cuộc hiệp thông đau khổ này với Chúa Kitô một cách liên tục và càng gia tăng hơn, ngài đă loan báo Phúc Âm, loan báo mầu nhiệm về một t́nh yêu thương cho đến cùng tận (x Jn 13:1).


“Ngài đă giải thích cho chúng ta mầu nhiệm vượt qua như là một mầu nhiệm của ḷng thương xót Chúa. Trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, ngài đă viết: Cái giới hạn áp đặt trên sự dữ ‘tối hậu là Ḷng Thương Xót Chúa’ (Hồi Niệm và Căn Tính, trang 60-61). Và khi suy nghĩ về biến cố mạng sống ngài bị cố sát, ngài đă nói: ‘Trong việc hy hiến ḿnh cho tất cả chúng ta, Chúa Kitô đă cống hiến cho đau khổ một ư nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một trật tự mới, đó là trật tự của yêu thương… Chính cái đau khổ này đốt cháy và thiêu rụi đi sự dữ bằng ngọn lửa yêu thương và rút ra ngay từ tội lỗi cả một cuộc bừng nở đầy những thiện hảo’ (cùng nguồn, trang 189-190). Được thôi thúc bởi nhăn quan ấy, vị Giáo Hoàng này đă chịu đựng khổ đau và đă yêu qúi việc hiệp thông với Chúa Kitô, nên đó là lư do tại sao sứ điệp về khổ đau của ngài cùng việc thinh lặng của ngài là những ǵ thật là sống động và hiệu năng.


”Không ai trong chúng ta có thể quên được cảnh tượng diễn ra hôm Chúa Nhật Phục Sinh vừa rồi trong cuộc đời của ngài, Đức Thánh Cha, đầy những đớn đau, lại tiến đến cửa sổ Tông Dinh của ḿnh để ban phép lành ‘urbi et orbi – cho thành Rôma và cho thế giới’ một lần cuối cùng”.


Tưởng cũng nên nhắc đến ở đây một chi tiết liên quan đến khổ đau và sự dữ trong Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, đó là, ngoài khổ đau và sự dữ mà chính bản thân ngài phải chịu trong cuộc đời làm Giáo Hoàng của ḿnh, như giá trả thiết yếu trong việc đồng công với Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần để giải thoát con người hiện đại nói chung và Khối Đông Âu nói riêng khỏi sự dữ Cộng Sản vô thần duy vật, ngài c̣n thiết lập Ngày Bệnh Nhân Thế Giới nữa, từ ngày 13/5/1992, và Ngày Bệnh Nhân Thế Giới đầu tiên được tổ chức tại ngayLinh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức vào chính Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2/1993, và sau đó, hằng năm, cũng vào chính ngày Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2 này, Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tại các Đền Thánh Mẫu khắp các châu lục, chẳng hạn như năm 2005 được tổ chức tại Đền Thánh Mẫu ở Yaounde Cameroon, Phi Châu.


Ngoài ra, ngài c̣n ban hành bức Tông Thư “Khổ Đau Cứu Độ - Salvifici Doloris” ngày Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2/1984 trong chính Năm Thánh Cứu Chuộc, v́ đau khổ của loài người có liên hệ mật thiết với Mầu Nhiệm Cứu Chuộc của “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”. Sau đây là những lời mở đầu cho bức Tông Thư chất chứa phần nào nội dung của nó:

 

“Khi loan báo về quyền năng của khổ đau cứu độ, Vị Tông Đồ Phaolô viết: ‘Tôi hoàn tất nơi xác thịt của tôi những ǵ c̣n thiếu nơi những cuộc khổ nạn của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24)


“…Vị Tông Đồ này chia sẻ việc khám phá của ḿnh và hân hoan với việc khám phá đó v́ tất cả những ai việc khám phá này có thể giúp hiểu được – như nó đă giúp cho ngài – ư nghĩa cứu độ của khổ đau”. (đoạn 1)


“Đề tài đau khổ là những ǵ cần phải đặc biệt đối diện trong bối cảnh của Năm Thánh Cứu Chuộc, và sở dĩ như thế, trước hết là v́ Việc Cứu Chuộc được hoàn tất nhờ Thập Giá của Chúa Kitô, tức là, nhờ khổ đau của Người. Đồng thời, trong Năm Cứu Chuộc, chúng ta cũng nhắc lại sự thật được diễn tả trong bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, đó là, nơi Chúa Kitô, ‘hết mọi người trở thành đường lối cho Giáo Hội’ (khoản 14,18,21,22). Có thể nói rằng, con người đặc biệt trở thành đường lối cho Giáo Hội khi khổ đau xẩy ra cho cuộc sống của họ”. (đoạn 3)


Chưa hết, vị Giáo Hoàng mà chính bản thân ngài cũng là một bệnh nhân trường kỳ đă giành riêng một Ngày Mừng Đại Năm Thánh 2000 cho thành phần bệnh nhân là ngày Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2/2000, và đă xức dầu cho riêng 200 bệnh nhân tiêu biểu rồi gặp gỡ chung họ với những lời huấn dụ theo chiều hướng của bức Tông Thư “Khổ Đau Cứu Độ”, như sau:


“Đau đớn và bệnh nạn là số phận nơi mầu nhiệm của con người trên trái đất này. Dĩ nhiên con người vẫn có quyền chiến đấu với bệnh nạn, v́ sức khỏe là một tặng ân của Thiên Chúa. Thế nhưng, người ta cũng cần phải làm sao có thể nhận ra dự án của Thiên Chúa mỗi khi đau khổ đến gơ cửa nhà của chúng ta nữa. ‘Ch́a khóa’ để có thể nhận thức được điều này ở nơi Thập Giá của Chúa Kitô. Lời nhập thể đă ôm lấy nỗi yếu đuối của chúng ta, mang lấy nó trong mầu nhiệm Thập Giá. Từ bấy giờ, tất cả mọi khổ đau có một ư nghĩa khả dĩ làm cho nó có một giá trị đáng kể. Từ ngày của Cuộc Khổ Nạn, qua 2000 năm rồi, Thập Giá vẫn chiếu sáng như là một cuộc bộc lộ tối hậu mối t́nh của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Những ai có thể chấp nhận nó trong đời sống của ḿnh đều cảm thấy rằng, theo ánh sáng đức tin, đau đớn đă trở thành nguồn hy vọng và cứu độ” (đoạn 3.1).


“Quí bệnh nhân thân mến, đây là giây phút tuyệt đỉnh của Cuộc Mừng Kỷ Niệm của anh chị em! Bằng việc bước qua ngưỡng Cửa Thánh, anh chị em hợp với tất cả những ai trên khắp thế giới đă bước qua đó và những ai sẽ bước qua đó trong Năm Mừng Kỷ Niệm này. Chớ ǵ việc bước qua Cửa Thánh là dấu hiệu của việc anh chị em thiêng liêng tiến vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc tử giá và phục sinh, Đấng v́ yêu đă mang lấy ‘những sầu thương và gánh chịu những buồn phiền của chúng ta’ (Is 53:4)” (đoạn 4.2).

 

Sau nữa, về khía cạnh sự sống và vinh quang liên quan tới Mầu Nhiệm Cứu Chuộc nơi cuộc đời làm Giáo Hoàng của ngài, không phải hay sao, trước hết, nhờ cuộc ám sát này, hay nhờ ngài đă đáp lại lời yêu cầu của Trời Cao, trong việc cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984, mà sau khi nhà lănh đạo cuối cùng của Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết xuất hiện đúng 1 năm sau đó, năm 1985, cũng vào Tháng 3, Nước Nga đă từ bỏ chế độ và chủ nghĩa Cộng Sản vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991.

 

Thế rồi, nếu ngài đă bị bệnh vào ngay trước Mùa Chay, nhất là trong suốt Mùa Chay 2005, đến nỗi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài bắt đầu bị câm nín, không thể nói được nữa, (ngay khi ngài muốn lên tiếng trước máy vi âm để ban huấn từ Chúa Nhật Phục Sinh), một thời điểm Mùa Chay mà cách đó đúng 26 năm, ngài đă ban hành bức Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, th́ ngài đă được về với Đấng tuyên phán: “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25) ngay trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, áp Chúa Nhật Lễ T́nh Thương.


Và Thánh Lễ An Táng của ngài, được diễn ra vào Thứ Sáu 8/4/2005, có thể nói, vinh quang của Giáo Hội Công Giáo đă lên đến tột đỉnh trong lịch sử của riêng Giáo Hội và của chung thế giới. Thi thể của vị Giáo Hoàng, như hạt múa miến bị mục nát đi mới sinh nhiều hoa trái này (x Jn 12:24), chẳng những đă được dân chúng chờ chực cả nửa ngày trời hay hơn để được kính viếng trong ṿng nửa phút trong Đền Thờ Thánh Phêrô, mà cả 9 tháng sau, Quảng Trường Thánh Phêrô, vẫn c̣n những hàng người nhẫn nại hằng ngày chờ chực lâu giờ, không phải để viếng Đền Thờ Thánh Phêrô như đă xẩy ra trong Đại Năm Thánh 2000, mà là để được kính viếng thi thể của vị Giáo Hoàng đă được châm chước thời hạn 5 năm trong tiến tŕnh phong chân phước cho ngài, vị Giáo Hoàng “totus tuus” sống động và hiện thực Mầu Nhiệm Cứu Chuộc như Cốt Lơi của một Giáo Triều ở vào cuối thiên niên thứ hai và đầu thiên niên thứ ba Kitô Giáo.


Vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong bài chia sẻ ngày 19/4 tại Nguyện Đường Sistine với Hồng Y Đoàn ngay sau ngày được bầu làm Giáo Hoàng, cũng như trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIX Thường Niên ngày 16/10/2005, kỷ niệm 27 năm Đức Gioan Phaolô II được bầu làm Giáo Hoàng, đă nhận định về sự kiện “chết là vinh thắng” của vị tiền nhiệm yêu dấu khả kính của ḿnh, như sau:


“Vào lúc này đây, kư ức của tôi nhớ lại cảm nghiệm không thể nào quên được mà tất cả chúng ta đă trải qua với cái chết và lễ an táng cho Đức Gioan Phaolô II tiếc thương. Quanh thi thể của ngài, nằm trên mặt đất trống, các vị lănh đạo chư quốc đă qui tụ lại, cùng với dân chúng thuộc tất cả mọi giai cấp xă hội, nhất là giới trẻ, để tỏ ḷng măi măi gắn bó quí mến và ca ngợi ngài. Toàn thể thế giới đă tin tưởng nh́n vào ngài. Đối với nhiều người th́ việc tham dự đông đảo này, một cuộc tham dự được các phương tiện truyền thông phóng đại đến cả những nơi xa xôi của hành tinh này, như thể là việc nhân loại văn minh tân tiến, một nhân loại bị hoang mang sợ hăi và bất ổn, đang tự hỏi ḿnh về tương lai, muốn đồng thanh yêu cầu vị Giáo Hoàng này giúp đỡ” (với Hồng Y Đoàn).

 

“Trước ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn không ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu hiệu hùng hồn là Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đă đi vào ḷng người như thế nào, trước hết, là v́ chứng từ yêu thương của ngài và việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài, chúng ta có thể ca tụng sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu của ngài, và cách ngài hoàn toàn phó thác bản thân ngài cho Đức Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với ngài và bảo vệ chở che ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi thảm nhất cuộc đời của ngài” (Huấn Từ Truyền Tin).

 

Trong bài diễn từ tất niên ngỏ cùng Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nhận định về vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ḿnh theo chiều kích Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là mầu nhiệm đă được thể hiện qua chính cuộc đời và cảm nhận của vị tiền nhiệm của ḿnh như sau:

 

“Không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đă để lại cho chúng ta một số lượng văn bản như ngài đă lưu lại cho chúng ta; không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đă có thể viếng thăm toàn thế giới và trực tiếp nói với dân chúng ở tất cả mọi châu lục.

 

“Thế mà, cuối cùng, số phận của ngài là một cuộc hành tŕnh đau thương và câm nín. Chúng ta không thể nào quên được những h́nh ảnh Chúa Nhật Lễ Lá, lúc mà, cầm trong tay cành lá cây dầu và cảm thấy đớn đau, ngài đă tiến đến cửa sổ để Ban Phép Lành của Chúa như chính bản thân ngài sắp sửa bước tới cây Thập Tự Giá.


“Sau đó là cảnh ở trong Nguyện Đường Riêng của ngài, lúc mà, cầm Thánh Giá trong tay, ngài tham dự Đường Thánh Giá bấy giờ đang diễn tiến ở Hí Trường Colosseum, nơi ngài rất hay thường vác Thập Giá dẫn đầu đoàn người diễn hành theo sau.


“Sau hết là Phép Lành âm thầm của ngài hôm Chúa Nhật Phục Sinh, nơi phép lành âm thầm này chúng ta đă thấy niềm hứa hẹn của cuộc Phục Sinh, của sự sống đời đời, rạng ngời tỏa sáng qua tất cả mọi nỗi đớn đau của ngài. Bằng cả lời nói và hành động, Đức Thánh Cha đă cống hiến cho chúng ta rất nhiều điều cao cả; bài học này cũng không kém phần quan trọng được ngài ban cho chúng ta từ ngai ṭa khổ đau và câm nín.


“Trong cuốn sách cuối cùng của ngài là “Hồi Niệm và Căn Tính” (Weidenfeld and Nicolson, 2005), ngài đă để lại cho chúng ta một dẫn giải về khổ đau, không phải như một thứ lư thuyết về thần học hay triết lư mà là một hoa trái chín mùi qua cuộc hành tŕnh khổ đau của bản thân ngài, một cuộc hành tŕnh khổ đau ngài đă quyết chịu bằng niềm tin tưởng vào Vị Chúa tử giá. Lời dẫn giải này, một việc dẫn giải được ngài khai triển bởi đức tin và là việc dẫn giải mang lại ư nghĩa cho khổ đau của ngài, một khổ đau được ngài chấp nhận trong mối hiệp thông với nỗi khổ đau của Chúa, là việc dẫn giải đă được vang lên qua thái độ âm thầm chịu đựng của ngài, khi ngài biến việc chịu đựng này thành một sứ điệp quan trọng.


“Cả ở phần mở đầu và lập lại một lần nữa ở cuối cuốn sách được đề cập tới trên đây, vị Giáo Hoàng này đă cho thấy rằng ngài cảm thấy rất thấm thía trước cảnh tượng của quyền lực sự dữ, một quyền lực sự dữ chúng ta đă trải qua một cách thê thảm trong thế kỷ vừa chấm dứt. Ngài nói trong cuốn sách này rằng: ‘Sự dữ này… không phải là một thứ sự dữ có tầm mức nhỏ hẹp… Nó là một sự dữ có những tầm vóc khổng lồ, một sự dữ được tổ chức đàng hoàng để thực hiện hoạt động gian ác của nó, một sự dữ trở thành một cơ cấu’ (trang 189).


“’Phải chăng sự dữ là những ǵ bất khả thắng? Phải chăng nó là một quyền năng tối hậu của lịch sử?’ V́ kinh nghiệm về sự dữ, mà đối với Giáo Hoàng Wojtyla, vấn đề cứu chuộc đă trở thành thiết yếu và là vấn đề trọng yếu trong đời sống của ngài và được suy tưởng như là một Kitô hữu. Có một giới hạn nào đó chống lại những ǵ bị quyền lực sự dữ này hủy hoại hay chăng? ‘Có chứ’, vị Giáo Hoàng này đă trả lời trong cuốn sách ấy của ngài cũng như trong Thông Điệp về việc cứu chuộc của ngài.


“Quyền năng hạn chế sự dữ này là Ḷng Thương Xót Chúa. Bạo lực, h́nh thức thể hiện của sự dữ, bị Ḷng Thương Xót Chúa chống lại qua gịng lịch sử. Chúng ta có thể nói theo Sách Khải Huyền là Con Chiên mạnh hơn con rồng.


“Ở cuối cuốn sách, bằng việc ôn lại quá khứ về cuộc tấn công vào ngày 13/5/1981, và dựa vào căn bản của kinh nghiệm nơi cuộc hành tŕnh của ngài với Thiên Chúa cũng như với thế giới, Đức Gioan Phaolô II c̣n giải đáp vấn đề này một cách sâu xa hơn nữa.


“Cái hạn chế quyền lực sự dữ, cái quyền lực chế ngự nó, theo cách ngài nói, đó là nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Người Con Thiên Chúa trên Thập Tự Giá: ‘Nỗi khổ đau của Vị Thiên Chúa Tử Giá không phải chỉ là một h́nh thức khổ đau duy nhất trong số những h́nh thức khổ đau khác…. Bằng việc hy sinh bản thân ḿnh v́ tất cả chúng ta, Chúa Kitô đă cống hiến cho đau khổ một ư nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một tầm vóc mới, đó là tầm vóc yêu thương…. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thập Giá là những ǵ cống hiến cho đau khổ một ư nghĩa hoàn toàn mới mẻ, biến đổi nó tự bản chất… Chính cái đau khổ này thiêu đốt và làm tiêu hao đi sự dữ, bằng ngọn lửa yêu thương…. Tất cả khổ đau của loài người, tất cả mọi đớn đau, tất cả mọi yếu đuối bạc nhược đều chất chứa nơi ḿnh một hứa hẹn cứu độ; …. Sự dữ hiện diện trên thế giới một phần là để khơi động lên ḷng yêu thương trong chúng ta, một t́nh yêu trao hiến bản thân ḿnh trong việc phục vụ cách quảng đại và vô tư những ai bị khổ đau dằn vặt… Chúa Kitô đă cứu thế giới: ‘Chúng ta đă được chữa lành nhờ những vết thương của Người’ (Is 53:5) (trang 189 và sau đó).


“Tất cả những điều này không phải chỉ là một thứ thuần kiến thức về thần học, mà là một bày tỏ của một đức tin sống động và trưởng thành qua đau khổ. Chắc chắn là chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để giảm bớt khổ đau và ngăn ngừa t́nh trạng bất công là những ǵ gây cho thành phần vô tội khổ đau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm mọi sự trong tầm tay của ḿnh để giúp con người có thể khám phá ra được cái ư nghĩa của khổ đau, nhờ đó, họ biết chấp nhận khổ đau của họ và liên kết nó với khổ đau của Chúa Kitô.


“Có thế, nó mới ḥa nhập với t́nh yêu thương cứu chuộc và nhờ vậy mới trở thành một quyền năng chống lại sự dữ trên thế giới này.


“Việc đáp ứng khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là việc nhiệt liệt bày tỏ ḷng tri ân về sự kiện là ngài đă hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa v́ thế giới, khi thi hành thừa tác vụ của ngài; một lời tạ ơn cho sự kiện là trong một thế giới đầy hận thù và bạo lực này, ngài đă dạy một cách mới mẻ t́nh yêu thương và khổ đau trong việc phục vụ tha nhân; có thể nói ngài đă tỏ cho chúng ta thấy trong xác thịt Đấng Cứu Chuộc, việc cứu chuộc, và đă cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, thật ra sự dữ không phải là phán quyết tối hậu trên thế gian này”.


Tóm lại, đối với Đức Gioan Phaolô II, tác giả cuốn sách triết học nhân bản “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” năm 1994, và là Vị Giáo Hoàng của “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, nhờ “Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc”, đă nỗ lực mang “Vui Mừng và Hy Vọng” đến cho thành phần Thụ Nhân Cứu Chuộc là nhân loại tân tiến cuối thiên kỷ thứ 2 và đầu thiên kỷ thứ 3 Kitô Giáo, th́ ngay cuối đường hầm sự dữ le lói ánh sáng sự sống, ngay trong tận cùng khổ đau nung nấu mầm hy vọng, hay nói ngược lại, khổ đau là kích tố hy vọng, sự dữ là cuộc vượt qua để vào sự sống, và sự dữ cùng khổ đau hướng về việc cứu độ và niềm vui, như chính ngài đă xác tín, khẳng định và loan truyền như thế trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” cuối đời của ḿnh, những lời sau hết (ở trang 168 ấn bản Anh Ngữ) được ngài viết ra chẳng những để hoàn toàn kết thúc một tác phẩm triết học luân lư (đă bắt đầu được thai nghén từ năm 1993) của ḿnh, mà tự chúng c̣n chứng thực cảm nhận “Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II”:

 

“Tất cả mọi khổ đau của loài người, tất cả mọi nhược bại yếu hèn, đều chất chứa nơi chúng niềm hứa hẹn cứu độ, niềm hứa hẹn hoan lạc: ‘Tôi giờ đây hân hoan nơi những khổ đau của ḿnh v́ anh chị em’, Thánh Phaolô đă viết như thế (Col 1:24). Điều này áp dụng cho tất cả mọi h́nh thức khổ đau là những ǵ xuất phát từ sự dữ. Nó áp dụng cho cái sự dữ cả thể về xă hội lẫn chính trị đang xâu xé và hành hạ thế giới ngày nay: sự dữ chiến tranh, sự dữ đàn áp hành khổ cá nhân con người cùng các dân tộc, sự dữ của t́nh trạng bất công xă hội, của t́nh trạng phẩm giá của con người bị chà đạp, của t́nh trạng kỳ thị về chủng tộc và tôn giáo, sự dữ bạo động, khủng bố, thi đua vơ trang – tất cả mọi sự dữ này, đang hiện diện trên thế giới đây, một phần, là để khơi động t́nh yêu của chúng ta, khơi động việc chúng ta hiến ḿnh một cách quảng đại và vô vị lợi trong việc phục vụ những ai đang bị khổ đau day dứt. Nơi t́nh yêu xuất phát từ trái tim của Chúa Kitô, chúng ta thấy được niềm hy vọng của thế giới. Chúa Kitô đă cứu chuộc thế giới: ‘Chúng ta đă được chữa lành bởi các thương tích của Người’ (Is 53:5)”.