Vị Chân Phước
Dự Phong
Gioan Phaolô II
nhận định của Cha Giám Đốc Chương Tŕnh Đài Phát Thanh Vatican
Rev.
Andrzej Koprowski SJ
nhân dịp Ṭa Thánh loan báo Sắc Phong Chân Phước
cho Vị Giáo Hoàng này Thứ Sáu 14/1/2011
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ Vatican Radio của
Ṭa Thánh ngày 21/1/2011
http://www.radiovaticana.org/en1/Articolo.asp?c=454138
Phong Chân Phước: Dấu hiệu cho thấy niềm tin sâu xa và là lời mời
gọi sống trọn vẹn cuộc đời Kitô hữu
Việc Giáo Hội công bố một Vị Thánh hay một Vị Chân Phước là kết quả
của việc cứu xét chung về các khía cạnh khác nhau liên quan đến một
Con Người đặc biệt nào đó. Trước hết, việc công bố này là hành động
cho thấy một điều ǵ đó quan trọng nơi đời sống của chính
Giáo Hội. Nó liên hệ tới một ḷng “sùng kính”, tức là liên hệ tới
việc tưởng nhớ về con người ấy, tới việc hoàn toàn cảm nhận về con
người này nơi ư thức của họ với cộng đồng giáo hội, với xứ sở, với
Giáo Hội hoàn vũ ở các xứ sở, châu lục và văn hóa khác nhau, Một
khía cạnh khác đó là vấn đề ư thức rằng “việc đưa lên bàn thờ” sẽ là
một dấu hiệu quan trọng liên quan tới niềm tin sâu xa, tới
việc truyền bá đức tin trong cuộc hành tŕnh sống đời của con người
ấy, và dấu hiệu này sẽ trở thành một lời mời gọi, một phấn khích cho
tất cả chúng ta hướng tới một đời sống Kitô hữu sâu xa hơn và trọn
vẹn hơn. Sau hết, điều kiện
sine
qua non
là
thánh đức của đời sống con người này, được kiểm chứng nhận theo tiến
tŕnh xác đáng và chính thức được Giáo Hội ấn định. Tất cả những
điều ấy cung cấp tài liệu cho việc quyết định của Vị Thừa Kế Thánh
Phêrô, của Đức Giáo Hoàng liên quan tới việc công bố một Vị Chân
Phước hay một Vị Thánh, tới việc sùng kính trong môi trường cộng
đồng giáo hội cũng như trong phụng vụ.
Giáo
triều của Đức Gioan Phaolô II là một dấu hiệu hùng hồn và tỏ tường,
chẳng những đối với người Công giáo mà c̣n đối với quần chúng trên
thế giới nữa, đối với dân chúng thuộc tất cả mọi mầu da và tín
ngưỡng. Phản ứng của thế giới đối với lối sống của ngài, với việc
phát triển sứ vụ tông đồ của ngài, tới cách thức ngài chịu đựng khổ
đau, tới quyết định tiếp tục sứ vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài cho
đến cùng theo ư muốn của Đấng Quan Pḥng thần linh, và sau hết, phản
ứng về cái chết của ngài, đó là việc đại chúng yêu chuộng hô lời
“Thánh ngay lúc này đây!” được ai đó vang lên trong ngày an táng của
ngài, tất cả đều có một nền tảng vững chắc của chúng nơi cảm nghiệm
của việc từng được gặp gỡ con người là vị Giáo Hoàng này. Thành phần
tín hữu đă cảm thấy, đă cảm nghiệm rằng ngài là “người của Thiên
Chúa”, vị thực sự nh́n thấy những bước đi cụ thể cùng những cơ cấu
của thế giới đương thời “trong Chúa”, theo quan điểm của Thiên Chúa,
với ánh mắt của một nhà thần bí chỉ biết nh́n lên Thiên Chúa. Ngài
rơ ràng là một con người của nguyện cầu: cầu nguyện nhiều tới độ từ
tính chất năng động của việc ngài hiệp nhất bản thân với Thiên Chúa,
từ việc liên lỉ lắng nghe những ǵ Chúa muốn nói trong từng
hoàn cảnh cụ thể, đă tuôn ra tất cả mọi “hoạt động của Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II”. Những ai thân cận nhất với ngài đă thấy được
rằng, trước khi gặp gỡ khách khứa, gặp gỡ các vị Lănh Đạo Quốc Gia,
gặp gỡ các viên chức cao cấp của Giáo Hội hay thành phần công dân
b́nh thường, Đức Gioan Phaolô II đă tĩnh lặng nguyện cầu cho ư chỉ
của các người khách và cho cuộc gặp gỡ sắp xẩy ra.
1-
Việc đóng góp của Đức Karol Wojtyla vào Công Đồng Chung Vaticanô II
Sau
Công Đồng Vatican II, trong các giáo triều của Đức Phaolô VI và của
Đức Gioan Phaolô II, cách thức tŕnh bày và do đó cách thức tự diễn
đạt vai tṛ giáo hoàng, đă trở nên rất rơ ràng. Vào dịp 25 năm mừng
kỷ niệm giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, vị Bộ Trưởng Ngoại Vụ Ư
quốc đă phát hành tác phẩm tựa đề Hăy đi khắp thế gian.
Giancarlo Zizola, một “nhân vật Vatican”, đă nhận định về sự kiện là
“vai tṛ giáo hoàng đă đă vượt thắng vai tṛ công dân của nó trong
lănh giới của tính chất hữu h́nh công chúng, thoát khỏi cuộc công
hăm của việc cho ra ŕa vấn đề thờ phượng, nơi nó bị giam hăm bởi
mệnh lệnh của xă hội trần thế, nhân danh một thứ nhăn quan hiếu
chiến của chủ nghĩa cấp tiến Phân Rẽ GiáoHội với Quốc Gia” (trang
17). Sử gia Đức quốc Jesuit Klaus Schatz, khi nói về Đức Phaolô VI
và Gioan Phaolô II, đă nhấn mạnh đến ư nghĩa của “vai tṛ giáo hoàng
đang tiến hành” – am hợp với Công Đồng Chung Vatican II – theo cách
thức của một phong trào truyền giáo hơn là như một trụ cột hiệp nhất
bất động. Sử gia Schatz muốn nói về cách thức diễn giải sứ vụ của
giáo hoàng như là một thứ thách đố cho việc “củng cố đức tin của anh
em ḿnh” (Lk 22:32), ở chỗ gắn liền với thẩm quyền của cơ cấu, thế
nhưng lại bằng một cái bóng mạnh mẽ thiêng liêng và đặc sủng, liên
quan tới uy tín cá nhân và xuất phát từ chính Thiên Chúa.
Chúng
ta hăy dừng lại một chút về Công Đồng Vatican II. Vị tổng giám giám
mục trẻ ở Cracow là một trong những vị Nghị Phụ chủ động nhất của
Công Đồng. Ngài đă góp phần quan trọng cho “Đề Án III” là đề án trở
thành Hiến Chế Mục Vụ của Công Đồng Vui Mừng Và Hy Vọng về Giáo
Hội trong Thế Giới Tân Tiến. Cũng như cho Hiến Chế Tín Lư Ánh
Sáng Muôn Dân. Nhờ việc học hỏi của ḿnh ở hải ngoại, đức giám
mục Wojtyla đă có được một kinh nghiệm về việc truyền bá phúc âm hóa
cũng như việc sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, ở Tây Âu cũng như ở
các châu lục khác, nhất là về chủ nghĩa vô thần chuyên chế ở Balan
cũng như ở các xứ sở khác thuộc “Khối Sô Viết”. Ngài đă mang tất cả
kinh nghiệm ấy vào các cuộc tranh luận của Công Đồng, những cuộc
tranh luận không giống như những cuộc nói chuyện ở pḥng khách sau
khi dự tiệc có tính cách hết sức lịch thiệp những hoàn toàn trống
rỗng. Ở đây là một nỗ lực chính thực và quyết liệt để đem năng lực
của Phúc Âm vào nhiệt t́nh của công đồng được xuất phát từ niềm xác
tín rằng Kitô giáo có khả năng cống hiến “hồn sống” ccho việc phát
triển của nền tân tiến cũng như cho thực tại của thế giới xă hội và
văn hóa.
Tất cả
những sự ấy được sử dụng vào việc sửa soạn cho các trách nhiệm tương
lai của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô này. Như Đức Gioan Phaolô nói, ngài
đă cưu mang trong ḷng bức thông điệp đầu tiên của ḿnh, Đấng Cứu
Chuộc Nhân Trần, và mang nó từ Cracow đến Rôma. Tất cả những ǵ
ngài cần phải làm ở Rôma là viết xuống tất cả tư tưởng ấy. Trong bức
thông điệp này chất chứa một lời mời gọi bao rộng nhân loại hăy tái
nhận thức thực tại về việc cứu chuộc trong Chúa Kitô:
Con
người
(…)
vẫn là một hữu thể bất khả thấu về bản thân ḿnh, th́ đời sống của
họ vô nghĩa, nếu t́nh yêu không được mạc khải cho họ, nếu họ không
gặp gỡ t́nh yêu, nếu họ không cảm nghiệm được nó và làm cho nó thành
của ḿnh, nếu họ không thân mật thông phần với nó. Điều này, như đă
nói, là lư do tại sao Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc “hoàn toàn tỏ cho con
người thấy bản thân họ”(…) con người t́m lại được cái cao cả, phẩm
vị và giá trị thuộc về nhân tính của ḿnh. Trong mầu nhiệm Cứu Chuộc,
con người trở thành những ǵ được “thể hiện” một cách mới mẻ, và ở
một nghĩa nào đó, được tân tạo. (…) Con người muốn hiểu thấu bản
thân ḿnh – và không chỉ ở những tiêu chuẩn cùng tầm vóc trực tiếp,
bán phần, thường hời hợt bề ngoài, thậm chí ảo tưởng về hữu thể của
ḿnh – họ cần phải đến gần với Chúa Kitô, bằng tất cả những ǵ là
khắc khoải, bất ổn và thậm chí yếu hèn cùng tội lỗi của ḿnh,bằng
đời sống và cái chết của ḿnh. Có thể nói ọ cần phải nhập vào Người
với tất cả bản thân họ, họ cần phải “thích ứng” và đồng hóa với toàn
thể thực tại của việc Nhập Thể và Cứu Chuộc để thấy được chính ḿnh
(số 10).
Cuộc hiệp nhất này của Chúa Kitô với con người tự nó là một mầu
nhiệm. Từ mầu nhiệm này xuất phát một “con người mới”, được kêu gọi
để trở thành kẻ thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, và được tân
tạo trong Chúa Kitô để được tràn đầy ân sủng và chân lư. (…) Con
người được biến đổi ở bên trong bởi quyền năng này như là nguồn mạch
của sự sống mới là sự sống không biết mất và qua đi nhưng kéo dài
cho tới sự sống trường sinh. (…) Sự sống này, một sự sống được Chúa
Cha hứa ban và cống hiến cho mỗi một người trong Chúa Giêsu Kitô
(…), ở một nghĩa nào đó là tầm vóc viên trọn “định mệnh” được Thiên
Chúa đă sửa soạn sẵn cho họ từ thuở đời đời. “Định mệnh thần linh”
này là những ǵ đang tiến triển, bất chấp tất cả mọi thứ bí ẩn,
những uẩn khúc nan giải, những méo mó và cong queo của “định mệnh
con người” nơi thế giới của thời gian này. Thật vậy, trong khi tất
cả những sự ấy, bất chấp tất cả mọi dồi dào phong phú của đời sống
trong thời gian, chắc chắn phải tiến đến biên giới của chết chóc và
cùng tận của việc thân xác con người bị hủy hoại, th́ ở bên ngoài
cái tận cùng ấy chúng ta lại thấy Chúa Kitô. “Thày là sự sống lại và
là sự sống, ai tin Thày … sẽ không bao giờ chết” (số 18).
2- “Totus Tuus”, Tin Tưởng vào Maria Mẹ Thiên Chúa
Cuộc sống của Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn hiến thân phục Chúa, nhờ
việc chuyển cầu của Người Mẹ. Khẩu hiệu của ngài là “Totus Tuus”,
cho tiện ích của Giáo Hội hay cho thiện ích của con người là đường
lối của Giáo Hội (Redemptor Hominis, n 14). Đó là “raison
d’tre” của các chuyến Tông Du, của những cuộc gặp gỡ dân chúng hằng
ngày, của việc gặp gỡ các thành phần có trách nhiệm trong các cộng
đồng giáo hội, gặp gỡ các vị hồng ư và giám mục, các vị Thủ Lănh các
Giáo Hội khác và các cộng đồng Kitô giáo khác, các vị Lănh Đạo các
tôn giáo khác, cũng như thành phần giáo dân. Điều này cũng đúng với
các văn kiện của Vị Giáo Hoàng này, với những liên hệ ngoại giao của
Ṭa Thánh cùng các Quốc Gia và Tổ Chức Quốc Tế. Niềm xác tín sâu xa
của Giáo Hội về giá trị của Công Đồng Vatican II – chẳng những về
nhu cầu mà c̣n về khả thể trong việc mang Phúc Âm của Chúa Kitô và
xây dựng trên Phúc Âm cảm nghiệm về Giáo Hội như là một nguồn cảm
hứng mạnh mẽ và nhiệt liệt của nhăn quan và việc năng động nơi thế
giới tân tiến – bao giờ cũng là niềm xác tín của Vị Giáo Hoàng này.
Vào năm 1989, “Bức Tường Bá Linh” sụp đổ, thế nhưng, ở tầm cấp
quốc tế, người ta có thể cảm thấy quyền lực hủy diệt của các guồng
máy thương mại và của các khuynh hướng về kinh tế cũng như về ư hệ
đặc biệt trở nên tàng h́nh hơn bao giờ hết, gây ra bất công và loại
trừ đi tất cả mọi dân nước – thậm chí cả những quyền lực hủy hoại
của một số nhóm xă hội tại các xứ sở phát triển – nhất là người ta
có thể thấy được sự sống con người bị hạ giá là chừng nào. Trong
nhiều Chuyến Tông Du Quốc Tế ở các châu lục khác nhau, Vị Giáo Hoàng
này đă vang vọng Phúc Âm của Chúa Kitô và mối quan tâm của Giáo Hội.
Ngài đă viết về mối quan tâm này một cách có hệ thống hơn trong các
thông điệp: Laborem Exercens, Sollicitudo Rei Socialis,
Centesimus Annus; cũng như Evangelium Vitae, Veritatis
Splendor, Fides et Ratio; và các thông điệp trực tiếp bàn đến
vấn đề đời sống cùng việc tông đồ của Giáo Hội như Dominum et
Vivificantem, Redemptoris Missio, Ut Unum Sint, Ecclesia de
Eucharistia.
3-
Chiến Tranh Iraq và “vấn đề tấn công ḥa b́nh”
Đôi khi, như trong trường hợp thực hiện các nỗ lực để tránh chiến
tranh giữa Hiệp Chủng Quốc và Iraq, có một “cuộc tấn công ḥa b́nh”
thực sự, chẳng những để cứu lấy mạng sống của dân chúng mà c̣n mang
lại một cuộc ngăn chặn t́nh trạng gia tăng hận thù cũng như những ư
nghĩ điên cuồng về những cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, hay về
hiện tượng mới liên quan tới nạn khủng bố khắp thế giới. Bởi vậy,
lời diễn từ Tân Niên ngỏ cùng Ngoại Giao Đoàn làm việc với Ṭa Thánh,
và Tháng 2 không thể qua đi bằng một chuỗi gặp gỡ của Vị Giáo Hoàng
này với các thành phần ngoại giao “thượng hạng”: J. Fischer (7th
Feb.); Tarek Aziz (14th Feb.); Kofi Annan (18th
Feb.); Tony Blair (22nd Feb.); José Maria Aznar và phái
đoàn tùy tùng của Seyyed Mohammad Khatami, Head of the Islamic
Republic of Iran (27th Feb.); và sau hết, v́ t́nh h́nh
bất khả chấp nhận về phía nhân loại, quyết định gửi Đức Hồng Y
Etchegaray với sứ vụ đặc biệt tới Baghdad (15th Feb.) và
Đức Hồng Y Pio Laghi tới Washington (3rd – 9th
March). “Tháng Hai của Vị Giáo Hoàng này” đă chấm dứt ở cuộc gặp gỡ
Đức Hồng Y J. L. Tauran cùng với 74 vị đại sứ và ngoại giao trên
khắp thế giới; với tư cách là Bí Thư Đặc Trách Các Mối Liên Hệ Chư
Quốc, “Bộ Trưởng Ngoại Vụ” của Đức Giáo Hoàng là Đức Hồng Y Tauran
đă lên tiếng kêu gọi để tránh chiến tranh và nhắc nhở tất cả những
ǵ Đức Giáo Hoàng đă nói trong “việc tấn công ḥa b́nh” của ngài.
4- Đại Hỷ Năm 2000: một thực tại lịch sử để tưởng nhớ cuộc giáng
sinh của Chúa Giêsu Nazareth
Công việc thường xuyên của Đức Gioan Phaolô II tập trung vào việc
mục vụ và đời sống của Giáo Hội: những cuộc viếng thăm ngủ niên của
các vị giám mục trên khắp thế giới, các buổi triều kiến chung Thứ Tư
và những cuộc gặp gỡ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật với tín hữu,
những cuộc viếng thăm mục vụ các giáo xứ ở Rôma. Tất cả đều được
thực hiện để cổ vơ việc loan báo Chúa Kitô, để chúng ta hiểu biết
hơn về Con Người của Người và về sự kiện là “những lời Chúa Kitô
đă nói khi Người sắp ĺa bỏ các Tông Đồ cho chúng ta biết về mầu
nhiệm lịch sử của con người, của mỗi người và của mọi người, mầu
nhiệm về lịch sử của nhân loại. Phép Rửa nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần là một cuộc ch́m ngập trong Vị Thiên Chúa hằng sống,
‘trong Đấng đang có, Đấng đă có và Đấng sẽ có’. Phép rửa là khởi
điểm của cuộc gặp gỡ ấy, của mối hiệp nhất, của mối hiệp thông, và
của đời sống trần gian như là lời mở đầu và là phần dẫn nhập; việc
hoàn tất và viên trọn là những ǵ thuộc về vĩnh hằng. ‘Bóng dáng của
thế gian này đang qua đi’. Chúng ta bởi thế cần phải t́m thấy bản
thân ḿnh ‘nơi thế giới của Thiên Chúa’, để đạt tới đích điểm, để
tiến đến tầm vóc viên trọn của đời sống và của ơn gọi con người”(Cracow,
10th June 1979).
“Chính v́ một trong những điều ấy mà Đức Gioan Phaolô II đă muốn
hơn hết: đó là giải thích một cách rơ ràng là chúng ta t́m kiếm Chúa
Kitô là Đấng đang đến; dĩ nhiên, t́m kiếm Đấng đă đến, nhưng thậm
chí c̣n hơn thế nữa, t́m kiếm Đấng đang đến, và theo chiều hướng ấy,
đức tin của chúng ta giữ chúng ta hường về tương lai. Nhờ đó chúng
ta thực sự có thể tŕnh bày sứ điệp đức tin một cách mới mẻ theo
chiều hướng Chúa Kitô là Đấng đang đến” (Benedict XVI, Light of the
World).
Cuộc Đại Hỷ Mừng Ơn Cứu Chuộc trong Năm 2000, đối với Đức Gioan
Phaolô II, không phải là một “thứ che đậy” cho hoạt động mục vụ,
nhưng trước hết và trên hết là một thực tại lịch sử nhắc nhở chúng
ta về việc xuất hiện của Chúa Giêsu Nazarét và hết mọi sự bao gồm
trong biến cố lịch sử này, tức là Ơn Cứu Chuộc, Chứng Từ về T́nh Yêu
Thiên Chúa cho tới Thập Giá và Phục Sinh, đời sống của Giáo Hội sơ
khai, con đường cứu độ được hoàn thành bởi Chúa Cứu Thế, nhờ đó
Người đă giới thiệu Giáo Hội của Người như là dấu hiệu và là dụng cụ
của mối hiệp nhất nội tại với Thiên Chúa cũng như mối hiệp nhất nội
tại của gia đ́nh nhân loại. Cuộc Đại Hỷ Năm 2000 nhắc nhở chúng ta
về Thánh Địa, về mảnh đất của Chúa Giêsu cũng như về Rôma, nơi của
vai tṛ tông đồ vị Thừa Kế Thánh Phêrô, mối liên hết cho tính xác
thực của sứ điệp và của mối hiệp nhất cộng đồng giáo hội. Sứ điệp
này đă được tái công thức hóa nơi các Tông Thư Tertio Millenio
Adveniente và Novo Millennio Ineunte. Thế nhưng, đối với
vị Giáo Hoàng này, cái cần đặt vấn đề nhất đó là việc tạ ơn riêng tư
cũng như việc tạ ơn của toàn thể Giáo Hội đối với Chúa Giêsu cũng
như đối với cuộc gặp gỡ trong đức tin với Đấng đă yêu thương cho đến
cùng, Đấng đă cứu chúng ta và vẫn là một dấu hiệu quá cần thiết
trong một thế giới đang càng ngày càng trở nên điếc lác, trong lúc
cố gắng tổ chức đời sống của ḿnh như thể Thiên Chúa không c̣n hiện
hữu, v́ thế lạc lơng mất cả căn tính và chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nữa.
5- Chú trọng tới Giới Trẻ và ư nghĩa của Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Đức Gioan Phaolô II thường thẩm định các thành quả của những Chuyến
Tông Du Quốc Tế với thành phần hợp tác viên của ḿnh, để vạch ra
những ǵ đă được thực hiện cách tốt đẹp cũng như để cứu xét những ǵ
cần thay đổi cho những cuộc tông du kế tiếp. Sau chuyến tông du
Balan năm 1991, Vị Giáo Hoàng này đă nhận định rằng trong Thánh Lễ ở
Warsaw, ở chỗ xa nhất, giới trẻ đến rồi đi, uống bia hay coca-cola,
rồi trở lại. “Ngài nhận xét rằng nó không giống như các chuyến tông
du trước, đă có một thay đổi nào đó nơi tâm thức của xă hội. Điều
này không đáng lưu tâm ‘trên hết’. Thành phần trọng vọng bao giờ
cũng được ngồi cùng một kiểu cách, c̣n thành phần ‘chầu ŕa’ là
thành phần quan trọng và đáng chúng ta chú ư”. Ở đây điều đáng lưu
ư là Vị Giáo Hoàng này không sử dụng chữ “đám đông”: ngài luôn nh́n
và chú ư tới “con người”. Ngài rất lưu tâm tới vai tṛ của giáo dân
trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Thật là ư nghĩa khi ngài c̣n
là tuyên úy Đại Học ở Cracow, ngài đă khai thác một đoạn ngắn của
“t́nh trạng tan vỡ về chính trị” vào năm 1957 để tổ chức – với sự
hợp tác của đức tổng giám mục Cracow, Boleslaw Kominek – một hội
nghị chuyên đề trong thành phố cho trên 100 sinh viên đại học khắp
Balan (lần đầu tiên từ các thập niên!) về ngay chủ đề “vai tṛ của
giáo dân trong Giáo Hội” (và năm đó xẩy ra trước Công Đồng Chung
Vaticanô II!). Sau đó, trong các cuộc nghỉ hè, ngài đă tổ chức linh
thao ở địa điểm của các Sơ Ursuline của Roman Union ở Bado Ślaskie
cho nhóm nhỏ hơn một chút thành phần tham dự của hội nghị chuyên đề
Wroclaw, chính v́ để phát động việc “huấn luyện thành phần giáo dân”.
Qua việc thành lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới, vị Giáo Hoàng này nâng
đỡ các h́nh thức hoạt động khác nhau của thành phần giáo dân trong
đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, nhờ đó mở đường cho những khởi động
rất ư nghĩa vào mấy năm sau đó, trong giáo triều của Đức Biển Đức
XVI: Việc tổ chức vào tháng 9/2010 ở Đại Hàn một Hội Nghị quan trọng
cho giáo dân Công Giáo Á Châu; những cuộc gặp gỡ của những vị giám
mục Phi Châu là những vị hằng khuyến khích giáo dân nắm giữ các vị
thế trách nhiệm ở những lănh vực truyền bá phúc âm hóa, hoạt động xă
hội và trong lănh vực giáo dục của Giáo Hội; việc hiện diện quan
trọng của giáo dân Công gioáo ở Công Cuộc Truyền Giáo đại lục Mỹ
Châu La Tinh.
Kiểm điểm lại giáo triều của ḿnh, Đức Biển Đức XVI đă ghi nhận
về những thay đổi thế hệ ở tầm cấp thế giới, và đi đến cùng một kết
luận như vị tiền nhiệm của ḿnh, đó là “thời gian đă đổi thay”.
Trong lúc đó một thế hệ mới xuất hiện, với những vấn đề mới. Thế hệ
của hạ bán thập niên 1960, với những cái riêng biệt của ḿnh, đă đến
rồi đi. Thậm chí thế hệ sau đó, thực dụng hơn, đang già đi. Ngày
nay, chúng ta cần phải hỏi rằng: “Chúng ta làm sao có thể đương đầu
với một thế giới đang đe dọa chính ḿnh, trong đó tiến bộ trở thành
một thứ nguy hiểm? Phải chăng cúng ta không cần phải bắt đầu lại từ
Thiên Chúa?” (Light of the World). Vậy Đức Biển Đức XVI đă lên tiếng
kêu gọi “để tân thế hệ Công giáo xuất hiện, con người được canh
tân nội tâm phải dấn thân vào chính trị mà không có bất cứ một phức
tạp tồi tàn nào” (một tư tưởng thường được vị Giáo
Hoàng này lập lại, tức là trong Sứ Điệp cho Tuần Xă Hội thứ 46 của
Công Giáo Ư Quốc, ngày 12/10/2010). Ngài tiếp tục kêu gọi một tân
thế hệ có những nhà trí thức và khoa học gia tốt lành, chú trọng tới
sự kiện “là một quan điểm khoa học bất chấp chiều kích đạo lư và
tôn giáo của đời sống th́ trở thành hẹp ḥi nguy hiểm, như một thứ
tôn giáo không biết chấp nhận việc góp phần hợp lư của khoa học vào
kiến thức của chúng ta về thế giới” (London, St. Mary’s College,
17th September 2010); Vị Giáo Hoàng này kêu gọi “một tân
thế hệ của thành phần giáo dân Kitô hữu dấn thân có khả năng t́m
kiếm, bằng khả năng và nghị lực luân lư, những giải pháp của việc
phát khả trợ” (7th September 2008).
6- Tính chất đơn sơ nơi kinh nguyện của Đức Gioan Phaolô II
Khi chúng ta nhắc lại những ǵ Đức Gioan Phaolô II đă hoàn thành,
“những biến cố lớn lao” được trộn lẫn với việc tưởng nhớ về các giây
phút đơn sơ nguyện cầu, việc nguyện cầu từng là những ǵ gây lạ lùng
thậm chí cho cả những hợp tác viên của ngài. Tôi sẽ chỉ đề cập đến
hai sự kiện, xuất phát từ hai giai đoạn khác nhau trong đời sống của
ngài. Trong thập niên 1970, tôi là tuyên úy cho các sinh viên ở Đại
Học Công Giáo Lublin. Vào lúc mở đầu cho năm học này, vị Hồng Y ở
Cracow bấy giờ đă đến tham phần cử hành Thánh Thể ở nhà thờ của đại
học ấy, để chính thức khai mạc năm học tại Sảnh Đường lớn, cũng như
để dùng bữa trưa. Sau đó, vị Hồng Y này sửa soạn trở về Cracow. Vị
Viện Trưởng Đại Học là Cha Krapiec, hộ tống ngài r a xe, nhưng đă
dừng lại để nói chuyện với một người khách khác, lâu tới nỗi cả hai
đă trễ giờ r axe. Thế nhưng lạ chưa! Vị Hồng Y đă “biến mất”! Mười
phút họ chờ đợi dài như 10 thế kỷ. Vị viện trưởng, vốn quen làm chủ
mọi sự, chẳng biết vị Hồng Y ở đâu nữa. Vị này hỏi tôi rằng:
“Wojtyla đâu rồi? Đức Hồng Y đă biến mất! Ngài đang ở đâu nhỉ?” Bằng
một nụ cười nhẹ nhàng diễu cợt, tôi nhẫn nha không trả lời vị ấy
ngay, để chọc vị này một chút. Sau đó tôi bảo vị này rằng: “Ngài có
lẽ đến nhà thờ rồi”. Chúng tôi đă đến đó và quả thực chúng tôi thấy
Đức Hồng Y đang qú cầu nguyện trước Đàng Thánh Giá.
Một lần khác xẩy ra vào năm 1999, trong chuyến Tông Du Balan lần
thứ bảy. Chuyến tông du kéo dài 13 ngày, với 22 chỗ viếng thăm theo
chương tŕnh, từ miền Bắc xuống miền Nam của xứ sở này. Một chương
tŕnh khá mệt vượt khả năng thể lư của Vị Giáo Hoàng. Một trong
những ngày ấy, theo chương tŕnh. Có cuộc làm phép Đền Thánh ở
Lichen, Thánh Lễ ở Bydgoszcz, rồi gặp gỡ thành phần đại học, phụng
vụ Thánh Tâm Chúa, liên quan tới việc phong chân phước cho Cha
Frelichowski ở một thành phố khác, ở Torun, rồi trở về Lichen để ở
qua đêm. Một ngày quá ư là bận roan! Bởi vậy, sau bữa tối, dăy pḥng
ngủ giàng cho phái đoàn của Giáo Hoàng đă đi ngủ ngay. Nhưng Vị Giáo
Hoàng lại âm thầm ở trong nhà nguyện lâu thật lâu để cầu nguyện. Ở
đó chỉ có 3 người chúng tôi, đó là Đức Giám Mục Chrapek, đặc trách
chương tŕnh viếng thăm của hàng giáo phẩm; bản thân tôi với tư cách
là “phụ tá”, và vị lănh đạo an ninh của Vatican là nhân vật nổi
tiếng Camillo Cibin. Cuối cùng vị Giáo Hoàng đă ra khỏi nguyện đường
để về pḥng ngủ của ḿnh. Ông Cibin đă nói cùng tôi rằng: “Cha
Andrea, làm ơn mang cho tôi một cái ghế. Thế nhưng là một cái ghế
cứng, làm bằng gỗ, chứ không phải cái sofa, hail y cà phê, cà phê
đậm, và một quả táo”. Tất cả những điều ấy là để giúp cho ông ta
canh cả đêm trước pḥng ngủ của vị Giáo Hoàng, một pḥng ngủ không
đóng hết, để canh chừng xem vị Giáo Hoàng – chẳng những mệt mà c̣n
bị già yếu – thở có b́nh thường hay ngài có cần giúp đỡ ǵ chăng.
Sự thánh thiện của bản thân vị Giáo Hoàng này là những ǵ được sâu
xa cảm phục bởi thành phần cộng sự viên thân cận nhất của ngài và
điều này thật là ư nghĩa.
7- Di Chúc của Đức Gioan Phaolô II
Đức Gioan Phaolô II đă ư thức về sự kiện là chúng ta đang trải
qua một thời điểm thử thách của lịch sử, một thời điểm mà vị Thừa Kế
Thánh Phêrô có nhiệm vụ phải củng cố đức tin, thế nhưng ngài đồng
thời cũng ư thức thấy được sự kiện là khía cạnh quan trọng nhất ở
chỗ cần phải lệ thuộc vào Thiên Chúa. Di chúc ngài viết vào năm
1979, và là bản di chúc ngài đă điều chỉnh hằng năm, trong các tuần
pḥng, cống hiến cho chúng ta một chứng từ mănh liệt về điều này. Từ
ngày 24/2 đến ngày 1/3 năm 1980, ngài đă viết:
”24.II-1.III.1980. Trong những tuần pḥng này, tôi đă suy tư về
sự thật của Thiên Chức Linh Mục Chúa Kitô liên quan tới Cuộc Vượt
Qua, đối với mỗi người chúng ta, tức là giờ chết của chúng ta. Đối
với chúng ta, việc ra khỏi đời này – để được tái sinh vào đời sau,
vào thế giới mai hậu, dấu hiệu hùng hồn (ngài thêm chữ quyết
liệt bên trên chữ dấu hiệu) – là cuộc Phục Sinh của Chúa
Kitô. (…) Những khoảng thời gian chúng ta sống đă trở thành những ǵ
là khó khăn và lo âu khôn tả. Đời sống của Giáo Hội cũng trở nên khó
khăn và căng thẳng, một thứ thử thách đặc biệt của những thời điểm
ấy – đối với thành phần tín hữu cũng như đối với các vị mục tử. Ở
một số xứ sở (như xứ sở tôi đọc thấy trong tuần pḥng), Giáo Hội
thấy ḿnh ở vào một thời điểm bị bách hại như cuộc bách hại của các
thế kỷ đầu tiên, có thể c̣n hơn thế nữa, theo mức độ dữ tợn và hận
thù. Sanguis martyrum – semen christianorum máu tử đạo – hạt giống
Kitô hữu. Ngoài ra, rất đông con người vô tội đă biến mất, thậm chí
ngay ở xứ sở chúng ta đang sống đây…
Một lần nữa, tôi muốn kư thác bản thân tôi hoàn toàn cho ân sủng
Chúa. Ngài là Đấng sẽ quyết định khi nào và cách nào tôi cần phải
chấm dứt cuộc đời trần gian của ḿnh và thừa tác mục vụ của ḿnh.
Trong khi sống cũng như lúc chết, Totus Tuus, nhờ Đấng Vô Nhiễm Tội.
Bằng việc sẵn sàng chấp nhận cái chết này, tôi y vọng rằng Chúa Kitô
ban cho tôi ân sủng cho việc qua đi cuối cùng này, tức là cho cuộc
Vượt Qua (của tôi). Tôi cũng hy vọng rằng Người làm cho ân sủng ấy
trở thành hữu dụng v́ lư do quan trọng hơn tôi đang phục vụ, đó là
phần rỗi của con người, việc bảo vệ gia đ́nh nhân loại, nơi tất cả
mọi quốc gia cũng như nơi tất cả mọi dân tộc (trong số đó tôi đặc
biệt nghĩ đến xứ sở trần gian của tôi), hữu ích cho những ai đặc
biệt được trao phó cho tôi, trong Giáo Hộic, cho vinh quang của Vị
Thiên Chúa này”.
Vào ngày 5/3/1982, ngài đă thêm như thế này: “Cuộc cố sát mạnh
sống của tôi, hôm 13.V.1981, đă xác định đặc biệt chính xác những
lời được viết trong tuần pḥng 1980 (24.II – 1.III). Tôi cảm
thấy càng sâu xa hơn là tôi hoàn toàn ở trong Tay Thiên Chúa – và
tôi vẫn liên tục sẵn sàng đối với Chúa của tôi, kư thác bản thân
ḿnh cho Người nơi Người Mẹ Vô Nhiễm của Người (Totus Tuus)”.
Thế rồi
vào ngày 17/3 của Đại Năm Thánh 2000, ở khoản số 3 ngài viết: “Như
mọi năm, trong tuần pḥng, tôi đọc lại di chúc của tôi về ngày
6.III.1979. Tôi tiếp tục giữ các khoản chất chứa trong đó. Những ǵ
được thêm thắt, vào thời gian và trong các tuần pḥng sau đó, tạo
nên một phản ảnh về t́nh trạng khó khăn và căng thẳng đánh dấu thập
niên 1980. Từ mùa thu năm 1989, t́nh trạng này đă đổi thay. Thập
niên cuối cùng của thế kỷ qua đă được thoát khỏi những căng thẳng
trước kia; điều này không có nghĩa là không c̣n những vấn đề hay
những khốn khó mới. Một cách đặc biệt, chớ ǵ Đấng Quan Pḥng
Thần Linh được chúc tụng về t́nh trạng ấy, ở chỗ giai đoạn
‘chiến tranh lạnh’ đă chấm dứt mà không xẩy ra xung đột bạo lực
nguyên tử, một thứ đe dọa đè nặng trên thế giới trong giai đoạn
trước đó” (những chỗ gạch dưới do chính Đức Giáo Hoàng muốn nhấn
mạnh).
8-
Một khía cạnh thiết yếu của vị tân Chân Phước: “Thiên Chúa là nền
tảng của tất cả những ǵ chúng ta nỗ lực”
Đây là một khía cạnh thiết yếu, nếu người ta muốn hiểu biết sâu
xa hơn con người vị tân Chân Phước của Giáo Hội, Đức Karol Wojtyla –
Gioan Phaolô II. Nền tảng của tất cả những ǵ chúng ta nỗ lực đều ở
nơi Thiên Chúa. Chúng ta được bao phủ bởi t́nh yêu thần linh, bởi
những thành quả của Ơn Cứu Chuộc và Cứu Độ. Thế nhưng chúng ta cần
phải giúp cho con người được sâu xa hơn trong cính Thiên Chúa; chúng
ta cần phải làm mọi sự có thể để có được những thái độ riêng tư và
xă hội sâu xa trong thực tại của Thiên Chúa. Điều này đ̣i phải nhẫn
nại, thời gian và khả năng thấy mọi sự bằng ánh mắt của Thiên Chúa.
Cuộc hành hương cuối cùng ngắn ngủi của Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II ở Balan, đúng hơn ở “xứ sở nhỏ bé” của ngài, tức ở Cracow,
Wadovice và Đường Thánh Giá (ở Kalwaria Zebrzydowska), đă cho thấy
một quyết tâm, cũng là một tính chất sắc bén về thiêng liêng “trong
tiến tŕnh cín mùi qua thời gian” nhờ đó tất cả nhân loại, nhất là
cộng đồng giáo hội và Kitô hữu, có thể hiểu được hoàn toàn hơn một
số khía cạnh nền tảng của đức tin. Từ ban đầu của giáo triều ḿnh,
vào năm 1978, Đức Gioan Phaolô II thường nói ở trong các bài giảng
của ḿnh về t́nh thương của Thiên Chúa. Điều này đă trở thành đề tài
cho bức thông điệp thứ hai của ngài, Giầu Ḷng Thương Xót, năm 1980.
Ngài đă thấy rằng nền văn hóa tân tiến cùng với ngôn ngữ của nó
không c̣n chỗ co t́nh thương, coi t́nh thương như là một cái ǵ đó
xa lạ; chúng cố gắng ghi khắc tất cả mọi sự theo thứ hạng về công lư
và luật pháp. Thế nhưng vấn đề này vẫn không đủ, v́ nó không phải là
những ǵ về thực tại của Thiên Chúa.
9- Kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa
Sau đó, vị Giáo Hoàng này đă thực hiện một số điều để kết thúc
tiến tŕnh Phong Chân Phước cho Nữ Tu Faustina Kowalska, và phong
thánh (2000). Toàn thể cộng đồng giáo hội được dẫn đến chỗ cảm thấy
gần gũi với con người quá thân mật gắn liền với sứ điệp của T́nh
Thương; điều này giúp dễ dàng hóa việc phát triển của đề tài đối với
Đức Gioan Phaolô II, cho thấy thực tại của Ḷng Thương Xót Chúa nơi
nhiều môi trường trên thế giới, ở các châu lục khác nhau, của nhân
loại ngày nay.
Sau hết, vào tháng Tám năm 2002, ở Lagiewniki, nơi Nữ Tu Faustina
đă sống và qua đời, Đức Gioan Phaolô II đă hiến dâng thế giới cho
Ḷng Tương Xót Chúa, bằng ḷng tin tưởng vô biên vào Thiên Chúa T́nh
Thương, vào Đấng đă từng là nguồn phấn khởi cũng là mănh lực cho
việc ngài phục vụ với vai tṛ là vị Thừa Kế Thánh Phêrô.
Chính là Chúa Thánh Thần, Đấng Ủi An và là Thần Chân Lư, Đấng hướng
dẫn chúng ta theo những đường nẻo của Ḷng Thương Xót Chúa. Bằng
việc làm cho thế gian nhận ra những ǵ “liên quan đến tội lỗi, sự
công chính và việc phân xử” (Jn 16:8), Ngài cũng làm tỏ hiện tất cả
ơn cứu độ trong Chúa Kitô. Việc “thuyết phục” liên quan đến tội lỗi
này có liên hệ nhị trùng với Thập Giá Chúa Kitô. Một mặt, Thánh Linh
khiến cho chúng ta, nhờ Thập Giá của Chúa Kitô, có thể nh́n nhận tội
lỗi, hết mọi tội lỗi, nơi tất cả chiều kích sự dữ chất chứa và tiềm
ẩn nơi tội lỗi. Mặt khác, Thánh Linh cho phép chúng ta, cũng nhờ
Thập Giá Chúa Kitô, thấy được tội lỗi theo chiều kích của mysterium
pietatis, tức là chiều kích mầu nhiệm t́nh yêu nhân hậu và thứ tha
của Thiên Chúa (x Thông Điệp Dominum et vivificantem, 32). Như thế,
việc “thuyết phục liên quan đến tội lỗi” này cũng trở thành một niềm
xác tín là tội lỗi có thể bị loại trừ và con người có thể phục hồi
phẩm vị của ḿnh là con cái dấu yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, Thập
Giá “là việc Thiên Chúa hạ ḿnh thẳm sâu nhất xuống với con người
[…]. Thập giá chẳng khác ǵ một sự giao chạm của t́nh yêu hằng hữu
trên những vết thương đau trong cuộc sống của con người” (Dives in
misericordia, 8). Tảng đá nền của Ngôi Đền Thờ này sẽ măi măi nhắc
nhở cho chúng ta về chân lư này, v́ nó được mang về đây từ Núi Canvê,
như thể từ chân Cây Thập Giá là nơi Chúa Giêsu Kitô đă chiến thắng
tội lỗi và sự chết. Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên
Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài
người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù
hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau
thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng
t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi
nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó
cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của
Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần
phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới
này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời. Thế nên, hôm nay đây,
tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng
Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước
thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây
qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết
đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ
nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho
khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở
chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra “tia sáng sửa soạn thế giới cho
lần đến cuối cùng của Cha” (x Nhật Kư, 1732).
Vậy những tháng ngày cuối cùng nơi đời sống của Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II đầy những khổ đau đă hoàn trọn Giáo Triều của ngài.