Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục Nichols trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Thứ Bảy 15/1/2011 cho 3 nguyên giám mục Anh giáo ở Anh và Wales

 

 

Nhiều cuộc thụ phong đă được diễn ra nơi Vương Cung Thánh Đường này trong 100 năm lịch sử của nó. Thế nhưng không có một cuộc thụ phong nào như cuộc thụ phong đây. Hôm nay là dịp đặc biệt đánh dấu một bước đường mới trong đời sống và lịch sử của Giáo Hội Công Giáo. Sáng nay chúng ta đă nghe thấy việc thành lập Giáo Quản Riêng đầu tiên theo qui chế của Tông Hiến 'Anglicanorum Coetibus'. Bởi vậy tôi cũng xin chào ba vi John Broadhurst, Andrew Burnham và Keith Newton, những người trở thành những linh mục đầu tiên của Giáo Quản Riêng Đức Bà Walsingham. Tôi đặc biệt nguyện cầu và nguyện chúc cho tân chức Keith là người được Đức Thánh Cha chọn làm vị Bản Quyền đầu tiên của Giáo Quản này.

 

Đây thực sự là một giây phút lịch sử. Trong lời mở đầu này, tôi ân cần đón nhận anh em Keith, Andrew và John. Anh em có những quá khứ nổi nang, đầy những chiếm đạt thực sự. Giờ đây, trước mắt anh em là một tương lai quan trọng và gay go! Trong việc đón mừng anh  em, tôi hoàn toàn nhận thấy những đ̣i hỏi của cuộc hành tŕnh an hem đă thực hiện cùng với gia đ́nh của ḿnh, qua nhiều năm suy nghĩ và cầu nguyện, với đầy những hiểu lầm đớn đau, xung khắc và chới với. Tôi xin đặc biệt nh́n nhận việc dấn thân của anh  em trong vai tṛ làm linh mục và giám mục của Giáo Hội Anh Quốc và xác nhận thành quả nơi thừa tác vụ của anh  em.

 

Tôi cám ơn rất nhiều người trong Giáo Hội Anh Quốc đă nhận thấy ḷng thành và liêm chính của anh  em trong việc thực hiện cuộc hành tŕnh này và những ai hứa nguyện cầu cho anh  em và cầu chúc cho anh  em. Người đầu tiên trong số này là Đức Rowan Tổng Giám Mục Canterbury, với minh thức đặc biệt của ngài cùng với tấm ḷng và tinh thần quảng đại. Dĩ nhiên cuộc hành tŕnh này bao gồm cả một số chia ly buồn thảm với các bạn bè. Chúng tôi cũng nhận thấy cả điều này nữa và nó đẩy mạnh t́nh nồng thắm của việc chúng tôi đón mừng anh  em. 

 

Chính Hồng Y John Henry Newman là người thực sự đă nói một cách cảm động về ‘việc chia ly buồn thảm với các bạn bè’ này. Chúng ta cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của chúng ta không phải chỉ v́ ngài đă đặt Giáo Quản Riêng này dưới sự bảo vệ của Đức Bà Walsingham mà c̣n đặt Chân Phước John Henry Newman làm quan thầy của nó nữa.

 

Ở Dinh Lambeth vào Tháng Chín vừa qua, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nói: ‘Nơi h́nh ảnh của Đức Hồng Y John Henry Newman, vị sẽ được phong chân phước vào Chúa Nhật, chúng ta mừng một vị giáo sĩ có nhăn quan về giáo hội được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm Anh giáo của ḿnh và được chín mùi qua nhiều năm làm thừa tác viên thụ phong trong Giáo Hội của Anh quốc. Ngài có thể dạy chúng ta những nhân đức cần cho phong trào đại kết: một đàng ngài được tác động theo lương tâm của ḿnh, cho dù có phải trả giá to lớn cho bản thân ḿnh; đàng khác, thái độ ngài vẫn tỏ ra ân cần thân t́nh với các người bạn xưa kia của ḿnh đă dẫn ngài đến chỗ cùng họ xem xét, với một tinh thần Ái Nhĩ Lan, những vấn đề khác biệt, bằng một ḷng sâu xa mong ước hiệp nhất trong đức tin’. (Lambeth Palace, 18 September 2010).

 

Thế rồi sau đó ở Rôma ngày 20/12/2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă chia sẻ thêm về Đức Hồng Y Newman. Ngài đă nói những lời sau đây. Chúng là những ǵ thích đáng và hy vọng cho ngày hôm nay:

 

‘Con đường nơi những cuộc hoán cải của chàng Newman là con đường của lương tâm - không phải là một con đường tự định một cách chủ quan, trái lại, là con đường thuận phục chân lư đang từ từ mở ra cho chàng. Cuộc hoán cải thứ ba của ngài, về với Công giáo, đ̣i ngài phải bỏ hều như hết mọi sự thân thương và quí báu dối với ngài: sở hữu, nghề nghiệp, cấp bậc về hàn lâm, các liên hệ về gia đ́nh và nhiều bạn hữu. Việc hy sinh này đ̣i ngài cần phải tiến xa hơn nữa, bằng việc tuân phục chân lư, theo lương tâm của ngài. Hồng Y Newman đă luôn ư thức rằng ḿnh có một sứ vụ đối với Anh quốc. Thế nhưng, nơi khoa thần học Công giáo thời của ngài, tiếng nói của ngài khó có thể được lắng nghe. Nó là những ǵ quá xa lạ trong một bối cảnh của h́nh thức đang thịnh hành về tư tưởng thần học và ḷng đạo đức. Vào tháng Giêng năm 1863, ngài đă viết trong cuốn hồi kư của ngài những lời buồn thảm này: Là một người Tin Lành, tôi cảm thấy tôn giáo của tôi ảm đạm, chứ không phải là đời sống của tôi - thế nhưng, là người Công giáo, đời sống của tôi lại buồn thảm, chứ không phải là tôn giáo của tôi. Ngài đă chưa đạt tới giờ khắc trở thành một nhân vật nổi tiếng. Bằng ḷng khiêm nhượng và tuân phục tối tăm, ngài đă phải chờ cho tới khi sứ điệp của ngài được tiếp nhận và hiểu biết. Trong vấn đề ủng hộ cho quan niệm của Đức Hồng Y Newman về lương tâm hợp với kiến thức chủ quan tân tiến, người ta thường trích một bức thư, trong đó ngài nói rằng - nếu ngài cần phải tỏ ra nâng chén - th́ trước hết sẽ uống chén lương tâm của ngài rồi mới tới chén Giáo Hoàng. Thế nhưng, nơi lời phát biểu này, "lương tâm" không tiêu biểu cho phẩm tính hoàn toàn liên kết với cái trực giác chủ quan. Nó là một bày tỏ của khả đạt tính của chân lư và của năng lực liên kết với sự thật: cái căn bản của nó là như thế. Nâng chén thứ hai có thể dâng cho Giáo Hoàng v́ phận vụ của ngài đ̣i phải tuân phục chân lư’.  (December 20, 2010)

 

Hôm nay chúng ta cám ơn Đức Thánh Cha về vai tṛ lănh đạo can đảm ngài cống hiến trong việc thiết lập Giáo Quản Riêng đầu tiên này. Ư định của ngài là những ǵ rơ ràng. Như ngài nói, nó là ‘một cử chỉ ngôn sứ’. Nó góp phần vào đích điểm lớn lao hơn của mối hiệp nhất hữu h́nh giữa hai Giáo Hội của chúng ta, bằng việc giúp chúng ta trên thực tế biết đâu là gia sản đức tin của chúng ta mà sống để có thể kiên cường nhau trong sứ vụ của chúng ta ngày nay. Ở Đại Học Oscott, Đức Thánh Cha đă nói với các giám mục chúng tôi rằng: ‘Giáo Quản này giúp chúng ta hướng cái nh́n của ḿnh về đích điểm tối hậu của tất cả mọi hoạt động đại kết: việc phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn của giáo hội liên quan tới việc trao đổi cho nhau các tặng ân từ các thứ gia sản thiêng liêng của ḿnh là những ǵ giúp phong phú hóa tất cả chúng ta’.

 

Mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội, bởi thế, là tâm điểm đối với tâm tưởng của chúng ta ngày nay. Thật vậy, nó không bao giờ xa cách với tấm ḷng của Thánh Phaolô, như nó được diễn tả hay ho trong Thư ngài gửi cho giáo đoàn Êphêsô, và trước đó một chút, cho giáo đoàn Philiphê. Lời kêu gọi của thánh nhân là những ǵ vững chắc, đó là việc tin tưởng vào Chúa Kitô là Chúa, việc thông phần vào một Thần Linh duy nhất, là tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và là Cha tạo nên một mối hiệp nhất cần phải được liên lỉ hỗ trợ bằng thực hành ḷng khiêm nhuợng, hiền lành, nhẫn nại và yêu thương. Nơi thư gửi cho giáo đoàn Philiphê, thánh nhân c̣n nói rơ hơn về thái độ và hành vi đe dọa cho mối hiệp nhất ấy: tham vọng vị kỷ về quyền lực vai tṛ; việc t́m kiếm ủng hộ hay thế giá riêng tư; đề cao bản thân ḿnh theo tinh thần tranh đấu, tất cả đều khiến chúng tax a hỏi ‘tâm trí của Chúa Giêsu Kitô’ (cf Phil 2:1-5).

 

Lịch sử chứng tỏ cho thấy thánh nhân thật đă nói đúng. Những thứ kiểu thua bại này là những ǵ đánh dấu lịch sử của chúng ta. Chúng cũng được diễn tả nơi đời sống của từng người chúng ta ngày nay. Bởi thế chúng ta xin thứ tha cho những sai lầm và t́m cách canh tân nơi chúng ta tâm trí của chính Chúa Giêsu Kitô.

 

Việc t́m cầu mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội vẫn là những ǵ thúc bách bó buộc. Vai tṛ của vị thừa kế Thánh Phêrô là vai tṛ quan trọng trong vấn đề này. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă bày tỏ điều này ở Đan Viện Westminster: ‘Trung thành với lời Chúa, chính v́ là lời chân thực, đ̣i chúng ta một đức tuân phục dẫn chúng ta cùng nhau tới việc hiểu sâu xa hơn nữa ư muốn của Chúa, một đức tuân phục cần phải được thoát khỏi chủ nghĩa tuân thủ của tri thức hay dễ dàng chiều thao tinh thần thời đại. Đó là lời của niềm phấn khởi tôi muốn lưu lại cho anh chị em tối hôm nay, và tôi làm như thế để trung thành với thừa tác vụ của ḿnh là Giám Mục Rôma và là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, đặc trách về mối hiệp nhất của đàn chiên Chúa Kitô’ (Westminster Abbey, 18 Sept 2010).

 

Thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng về mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội là tâm điểm cho đức tin của Giáo Hội Công Giáo. Nó là tâm điểm cho đứcx tin của những ai tiến vào mối hiệp thông trọn vẹn ở Giáo Quản này. Nó là tâm điểm cho việc đón mừng, phấn khích và nâng đỡ được cộng đồng Công Giáo ở Anh và Wales thực hiện đối với cuộc phát triển này cũng như đối với tất cả những ai t́m cách thuộc về cuộc phát triển ấy.

 

Trong Thư gửi giáo đoàn Êphêsô của ḿnh, Thánh Phaolô nói về sự khác nhau của những tặng ân được ban cho cộng đồng tín hữu. Trong khi nh́n nhận sự khác biệt ấy, trong Thánh Lễ này, chúng ta đặc biệt chú trọng tới tặng ân linh mục được tuyên phong trong Giáo Hội Công Giáo. Đó là chức linh mục có h́nh thành, mục đích và cảm nghiệm của ḿnh từ Thập Giá Chúa Kitô, cây thập giá lớn bên trên chúng ta đây, cây thập giá đă được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc tới hết sức cảm động. Nhờ chức linh mục được thụ phong này, cùng một hy tế duy nhất của Chúa Kitô được thực hữu trên bàn thờ và được tái hiến dâng lên Cha Hằng Hữu. Hy tế này trở thành hiện hữu như một bí tích của phần rỗi chúng ta. Thánh Lễ này, hết mọi Thánh Lễ, đồng thời cũng là lời nguyện cầu của Chúa Kitô và là lời cầu nguyện của Thân Ḿnh Chúa Kitô, dân của Người. Bằng hy tế ấy, Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội một cách mới mẻ từng ngày, cả nơi Bản Thân ḿnh cũng như nơi mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội, nơi thế giới. Đó là công việc của vị linh mục được thụ phong – việc hằng ngày thành lập của Giáo Hội – và đó là một tặng ân và là việc phục vụ vô giá nhớ đó chúng ta liên lỉ tạ ơn Thiên Chúa. Cùng với hy tế duy nhất này, chúng ta mang những hy sinh nhỏ bé của chúng ta, những mất mát và khốn khó gây ra bởi việc chúng ta thất bại và sa ngă phạm tội, bởi việc chúng ta theo đuổi sự thật và t́nh yêu, bởi việc qua đi của thời gian. Tất cả đều được hiến dâng cho Cha trong một hy tế chúc tụng duy nhất để trở thành phương tiện cho phần rỗi của chúng ta.

 

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay của Thánh Gioan, chúng ta đă nghe thấy một lần nữa về việc hiện ra của Chúa Kitô Phục Sinh với các môn đệ của Người. Bấy giờ Người đă mang đến cho các vị những hoa trái của cuộc Người chiến thắng tử thần, đó là ơn tha tội và tặng ân an b́nh. Cả ở đây nữa, chúng ta để với công việc của vị linh mục được thụ phong, đó là việc tin tưởng loan truyền ơn tha thứ của Thiên Chúa và mang lại an b́nh cho một tâm hồn trăn trở và một thế giới trục trặc.

 

Chúng ta đón mừng ba vị linh mục của chúng ta hôm nay vào việc phục vụ ấy, vào thừa tác vụ đây. Thế nhưng, chúng ta cần phải chú ư tới những lời ấy của bài Phúc Âm. Trong việc ban những tặng ân này, Chúa Kitô Phục Sinh cũng sử dụng một cử chỉ sống động, đó là Người tỏ cho họ thấy đôi tay và cạnh sườn của Người.

 

Người tỏ cho họ thấy các vết thương của Người. Sứ vụ họ lănh nhận, một sứ vụ ḥa giải, xuất phát từ những thương tích của Chúa Kitô. Đây là một sứ vụ cúng ta chia sẻ và ở hết mọi Thánh Lễ chúng ta lại gắn mắt lên thân xác thương tích rách nát của CHúa Kitô phục sinh. Sứ vụ của chúng ta mang đặc tính của việc bị thương tích: một sứ vụ cho một thế giới bị thương tật; một sứ vụ được trao phó cho một Giáo Hội bị thương tích, được thi hành bởi thành phần môn đệ bị thương đau. Những vết thương tội lỗi là việc làm của chúng ta. Những thương tích của Chúa Kitô, cho dù do chúng ta gây ra, cũng là nguồn an ủi và là sức mạnh của chúng ta.

 

Người đầu tiên chứng kiến thấy những thương tích này, người đầu tiên có lẽ nắm bắt được ư nghĩa đích thực của các thương tích ấy, là Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Đứng dưới chân thập giá, Mẹ đă chứng kiến thấy t́nh trạng nhức nhối của các vết thương này. Ôm lấy thân thể chết chóc của Người, Mẹ chắc chắn mang các dấu máu loang ra bởi các thương tích ấy. Giờ đây Mẹ nh́n xuống các tân linh mục của chúng ta từ bên kia của cây thập giá trong Vương Cung Thánh Đường này bên trên tôi đây. Mẹ Maria bao giờ cũng ôm Con Mẹ trước mắt chúng ta, trao Người cho chúng ta như là niềm hy vọng và ơn cứu độ của chúng ta. Không đâu Mẹ làm như thế với nhiều ân sủng hơn và thanh tú hơn nơi ́nh ảnh Đức Bà Walsingham. V́ Giáo Quản này, Giáo Quản của Mẹ, được thành lập, chúng ta hăy hiến dâng cho Mẹ công việc làm cho nó nên hoàn trọn.

 

Đức Bà Walsingham: cầu cho chúng con.

Chân Phước John Henry Newman: cầu cho chúng tôi.

Amen

 

Tổng Giám Mục Vincent Nichols

Tổng Giám Mục Westminster

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Anh và Wales

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/1/2011