Hiện Tượng Gioan Phaolô

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 546-547 Thứ Sáu 25/2+4/3/2011

 

 

Vào trưa ngày Thứ Sáu 18/2/2011, Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, theo VIS (Vatican Information Service), đă phổ biến một thông báo về việc diễn tiến của biến cố phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nguyên văn như sau:

 

"Việc phong chân phước cho Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II sẽ là một biến cố chính yếu được chia ra làm 5 giai đoạn:

 

"Một đêm vọng canh thức được Giáo Phận Rôma tổ chức ở Circus Maximus vào tối Thứ Bảy ngày 30 tháng 4, (sửa soạn từ 8 giờ 30 tới 9 giờ, canh thức từ 9 tới 10 giờ 30), v́ Giáo Phận Rôma có Người Tôi Tớ Chúa Đáng Kính này làm giám mục. Đêm canh thức này sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Agostino Vallini, vị tổng đại diện của Đức Thánh Cha ở Giáo Phận Rôma, nhưng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ hiện diện một cách linh động qua màn h́nh chiếu.

 

"Nghi thức phong chân phước sẽ được bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật ngày mùng 1 tháng 5 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, do chính Đức Thánh Cha chủ sự. Việc tham dự vào biến cố này không cần phải có vé, tuy nhiên lối vào Quảng Trường này và các vùng lân cận vẫn được cảnh sát kiểm soát.

 

"Việc kính viếng các hài cốt của vị tân chân phước này đều khả dĩ với mọi tín hữu, được bắt đầu ngay sau nghi thức phong chân phước Chúa Nhật 1/5. Các hài cốt của vị tân chân phước sẽ được trưng bày để kính viếng trước Bàn Thờ của Ṭa Ḥa Giải trong Đền Thờ Vatican kéo dài bao lâu tín hữu c̣n tiếp tục.

 

"Một Thánh Lễ Tạ Ơn theo chương tŕnh sẽ được cử hành ở Quảng Trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai ngày 2/5, do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, SDB, chủ sự.

 

"Việc mai táng các hài cốt của vị tân chân phước ở Nguyện Đường Thánh Sebastian trong Đền Thờ Vatican sẽ diễn ra một cách thầm lặng".

 

Nếu Đức Gioan Phaolô II được gọi là hay cho là Hiện Tượng Gioan Phaolô th́ chính biến cố tuyên phong chân phước cho ngài sắp tới đây cũng rơ ràng cho thấy ngài quả thực là một hiện tượng, v́ việc tuyên phong này xẩy ra quá nhanh, chưa từng thấy trong lịch sử Giáo Hội Công giáo, với phép lạ xẩy ra đúng hai tháng sau khi chết (3/6/2005), và thời gian trở thành chân phước chỉ có 6 năm 1 tháng sau khi chết (2/4/2005-1/5/2011), nhanh hơn Mẹ Têrêsa Calcutta nửa tháng, vị nữ tu sáng lập Ḍng Thừa Sai Bác Ái phục vụ thành phần nghèo khổ nhất trong các người nghèo, sau khi chết một năm (5/9/2008) đă có phép lạ và đă trở thành Chân Phước sau khi qua đời 6 năm và 1 tháng rưỡi (5/9/1997-19/10/2003). Cả hai vị chân phước phá kỷ lục này đều được châm chước hạn kỳ chờ đợi 5 năm sau khi chết: vị nữ chân phước Têrêsa Calcutta được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II châm chước vào ngày 12/12/1998, tức sau khi vị nữ chân phước chết 1 năm 3 tháng, và vị nam chân phước Gioan Phaolô II được chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI châm chước vào ngày 13/5/2005, tức sau khi chết 1 tháng 10 ngày. Ngoài ra, trong lịch sử Giáo Hội cũng chưa từng xẩy ra chuyện Vị đương kim Giáo Hoàng tuyên phong chân phước cho vị Giáo Hoàng ḿnh vừa được kế nhiệm, như trường hợp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Đức Gioan Phaolô II vị vừa tiền nhiệm của ngài.

 

Thật vậy, nói đến Đức Gioan Phaolô II là nói đến các sự lạ lùng xẩy ra chẳng những cho riêng cá nhân con người mang danh Karol Józef Wojtyla, một nhân vật lịch sử xuất thân từ Balan vào ngày 18/5/1920, mà c̣n cho chung thế giới nữa, từ ngày ngài đóng vai tṛ lănh tụ Giáo Hội Công Giáo Rôma 16/10/1978. Chẳng hạn 3 sự kiện hiển nhiên bất khả phủ nhận sau đây: 1- Ngài là vị giáo hoàng không phải người Ư sau 455 năm kể từ năm 1523 và xuất thân từ một nước cộng sản; 2- Ngài là vị giáo hoàng bị ám sát giữa thanh thiên bạch nhật tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 và là vị giáo hoàng ảnh hưởng đến biến cố Đông Âu sụp đổ; 3- Ngài là vị giáo hoàng thiết lập Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa năm 2000 rồi qua đời ngay sau Lễ Vọng Ḷng Thương Xót Chúa ngày 2/4/2005, và ngày an táng 8/4/2005 của ngài đă diễn ra hết sức đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử loài người.

 

1- Vị giáo hoàng không phải người Ư xuất thân từ một nước cộng sản:

 

Theo cuốn “All Saints”, do Robert Ellsberg biên soạn, được The Crossroad Publishing Company ở New York xuất bản năm 1997, trang 415, th́ ngay vào năm 1947, sau khi giải tội cho vị linh mục trẻ là Karol Wojtyla, Cha Piô Năm Dấu (1887-1968) đă nói vị linh mục này một mai sẽ làm giáo hoàng.

 

Quả nhiên, có ai ngờ rằng, 31 năm sau, vị linh mục trẻ ấy đă được bầu lên làm giáo hoàng vào ngày 16-10-1978 và đă chính thức đăng quang giáo hoàng ngày 22-10-1978, một vị giáo hoàng không phải người Ư sau 455 năm, kể từ năm 1523, lại là một vị giáo hoàng đến từ một nước Cộng Sản thuộc khối Đông Âu.

 

Việc tiên đoán của một vị linh mục thánh thiện và lạ lùng như Cha Piô Năm Dấu này không phải không có thể xẩy ra. Tuy nhiên, ngay từ thời Cộng Sản c̣n đang lên, Cha Piô Năm Dấu làm sao lại có thể tiên đoán và dám khẳng định như thế, nếu không phải ngài được ơn linh ứng về một con người đặc biệt của Thiên Chúa. 

 

Về phn v linh mc tr được tiết l cho biết bí mt tương lai đời ḿnh như thế, v́ ḷng khiêm nhượng, chc cũng không tin cho lm, dù rt cm phc tiếng tăm thánh đức và được ơn l ḍng Phanxicô này, hay tin th́ cũng c biết vy trước li tiên báo xa vi của ngài. Tuy nhiên, khi ti thi đim viên trn, v linh mc by gi là hng y ni tiếng Balan và là mt v ngh ph năng n nht trong Công Đồng Chung Vaticanô II, theo tác gi George Weigel, trong cun “Witness to Hope” ca ông, do Cliff Street Books xuất bn năm 1999, nhng trang 248 đến 251, th́ các chng nhân thân cn vi v được tin định làm người tha kế Thánh Phêrô th 263 ca Giáo Hi by gi cho biết rng, sau khi nghe tin Đức Gioan Phaolô I qua đời, ngài đă t ra bi ri và bn chn khác thường, dường như th ngài linh cm thy gi ca ngài đă đim.

 

Trong cuốn His Holiness – John Paul II and The Hidden History of Our Time ca tác gi Carl Bernstein và Marco Politi, do Doubleday xut bn năm 1996, trang 152-154 cũng cho thy nhng du hiu khác thường như thế. Tuy nhiên, tác phm này c̣n cho biết thêm hai chi tiết đặc bit na, đó là, th nht, hng y Wojtyla có th linh cm thy gi ca ḿnh đă đim bi v́ ngài thy ḿnh đă được khá phiếu khi bu Giáo Hoàng Gioan Phaolô I ri. Chi tiết th hai mi hết xy hơn na, đó là li ca Dc Gioan Phaolô I tiên báo v v kế nhim ḿnh. trong 152, chúng ta đọc thy li ca Đức Gioan Phaolô I nói vi v Hng Y Quc V Khanh ca ḿnh là Villot mt ba ăn ti trước khi qua đời my hôm như sau: “Một người khác khá hơn tôi có th s được chn. Đức Phaolô VI đă b nhim v tha kế ca ḿnh: V y đă ngi trước tôi trong Nguyn Đường Sistine… V này s ti, v́ tôi s ra đi”. Đúng thế, Hng Y Wojtyla là v ngi trước Hng Y Albino Luciani, v giáo hoàng 33 ngày (26/8-28/9/1978) như là mt thi đim để chuyn tiếp và gi ư cho v tha nhim Gioan Phaolô II.

 

Thế nhưng, vn đề được đặt ra đây là làm thế nào v Đại Din Chúa Kitô th 264 trên trn gian Gioan Phaolô II này, đang sng trong mt đất nước cng sn, phi hc làm linh mc chui, li có th tr thành giáo hoàng như vy? Tc là, để làm giáo hoàng tt phi làm giám mc, nht là tng giám mc và hng y, nhưng làm thế nào ngài được tn phong giám mc, ri tr thành tng giám mc và hông y nếu nhà nước cng sn Balan không đồng ư hay cho phép, như là mt qui lut bt di bt dch vn thy xy ra các nước thuc khi cng sn? Cũng tác gi cun “His Holiness”, trang 99-101, cho biết biến c ca v tng giám mc Kracow Balan ngày 30/12/1963 rt l lùng theo đúng như s quan pḥng thn linh ca Đấng là ch t lch s loài người. ch, v giáo ch Balan by gi Đức Hng Y Wyszynski cn phi t́m mt v tng giám mc Kracow thay thế cho v va qua đời vào năm 1962 là Tng Giám Mc Baziak.

 

Tuy nhiên, hai lần lit kê danh sách 3 v có th thay thế để np sang cho Ṭa Thánh đều b nhà cm quyn cng sn Balan bác b. Trong hai danh sách này đều không có tên ca v đang x lư thường v by gi Tng Giáo Phn Kracow này là Đức Giám Mc Wojtyla. Thế nhưng, sau khi v giáo ch Balan là Đức Hng Y Wyszynski biết được ư mun ca nhân vt có quyn ph quyết hai danh sách ca ngài là Zenon Kliszko, th́ cho dù ngài dường như vn cm thy không hp hơn là không ưa Đức Giám Mc Wojtyla, cũng đành phi cho tên của v giám mc mà ngài cho là nghiêng v trí thc hơn là cng rn v chính tr như ngài, nhưng li là v được nhng tai mt đầu năo ca nhà cm quyn cng sn Balan by gi nghĩ rng có th nm đầu và d dàng sai khiến nên mi mun có tên v giám mc này trong danh sách thừa kế Tng Giáo Phn Kracow.

 

Mầu nhiệm thay sự quan pḥng của Thiên Chúa. Khôn ngoan thay đường lối của Ngài. Ngài không ép buộc cộng sản làm những ǵ ngược với ư của họ, trái lại, chính lúc họ làm theo ư của ḿnh, ư mà họ cho rằng khôn ngoan nhất, để có thể củng cố chế độ của họ, để có thể củng cố địa vị của họ, th́ lại là những ǵ tác hại họ, đến độ đất nước của họ cũng là của vị giáo hoàng Gioan Phaolô II, vào mùa thu năm 1989, đă trở thành nơi đầu tiên phát xuất ra những biến chuyển bất bạo động mănh liệt và quyết liệt nhất chống lại chế độ cộng sản, đến độ, chỉ trong ṿng mấy tháng cuối năm này, một thế giới Cộng Sản Đông Âu đă hoàn toàn tự giải thể. Bởi thế, t́nh trạng tồn tại của những chế độ cộng sản ở một số nước trên thế giới, (Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, Cam Bốt), thậm chí cho đến ngày nay, dù không đáng gọi là cộng sản nữa, v́ trong ruột gan của thành phần cán bộ, từ trên xuống dưới, đă đầy những tư bản và toàn là tư bản, vẫn là những dấu hiệu hùng hồn cho thấy, không ai có thể hủy diệt được họ, ngoài một ḿnh Đấng làm chủ lịch sử loài người, một khi tới thời điểm Ngài ra tay.  

 

2- Vị giáo hoàng bị ám sát đă ảnh hưởng đến biến cố Đông Âu sụp đổ:

 

Đúng thế, Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 5 giờ chiều ngày 13/5/1981, ngay trước buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, đă đột nhiên vang tiếng súng……, thật ra là mấy tiếng súng chứ không phải một, những tiếng súng vang lên chỉ cách chiếc giáo hoàng xa của Đức Gioan Phaolô II có 20 bộ (hay 6 thước), khi ngài ở trên chiếc xe này đang chạy chung quanh quảng trường ấy theo thường lệ để chào tín hữu đang qui tụ chờ ngài bấy giờ. Hậu quả là viên đạn phát ra từ ṇng súng lục tự động 9 ly đă xuyên vào thân thể của vị Giáo Hoàng này, trúng bao tử của ngài, cùi trỏ bên cánh tay phải của ngài và ngón tay trỏ bên trái của ngài. Ngài đă được cấp tốc đưa vào bệnh viện, và chỉ khi tới bệnh viện ngài mới hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Cuộc giải phẫu cứu mạng ngài đă kéo dài 5 tiếng 20 phút, và thân thể ở vào tuổi gần 61 của ngài bấy giờ đă bị mất đi tới 60% lượng máu loang chảy trong ḿnh. Tuy nhiên, kể từ biến cố bị ám sát hụt ấy, sức khỏe của con người vốn yêu chuộng thể thao này đă trở nên suy kém, cho tới ngày ngài qua đời 24 năm sau bởi một cơn kịch bệnh cuối cùng, kết thúc cuộc đời gần 85 tuổi đời của ngài (18/5/1920-2/4/2005).

 

Cho đến nay người ta vẫn cố gắng điều tra vụ ám sát ĐTC GPII, nhất là sau ngày ra mắt tác phẩm thứ 5 của ĐTC hôm 22/2/2005, ngày lễ ngai ṭa thánh Phêrô, tác phẩm mang tựa đề “Hồi Niệm và Căn Tính”, trong đó, ở phần cuối, ĐTC có đề cập đến biến cố ngài bị ám sát. Đúng thế, trong lời kết của cuốn sách này, ĐGH đă nhận định về giây phút bị ám sát như sau:

 

Tất cả đều là những ǵ chứng tỏ cho thấy ân sủng thần linh: Agca đă biết bắn ra sao và chắc chắn anh ta bắn là phải chết. Dường như có ai đă làm lệch đi viên đạn được bắn tới. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ sống sót: Tôi cảm thấy đớn đau, tôi đă có lư để lo sợ, nhưng tôi đă có cảm giác tin tưởng lạ lùng này. Tôi nói với Don Stanislaw là thư kư riêng của tôi rằng tôi tha thứ cho kẻ tấn công tôi”.

 

Cũng trong phần cuối sách này ĐTC cũng đề cập tới việc ngài viếng thăm Ali Agca trong tù vào dịp Giáng Sinh 1983, ngài viết:

 

Ali Agca, như mọi người nói, là một tay sát thủ lành nghề. Điều này có nghĩa là cuộc tấn công không phải do anh ta khởi xướng mà là một ai đó âm mưu, một ai đó truyền khiến. Trong suốt cuộc gặp gỡ này rơ ràng là Ali Agca cứ tiếp tục ngẫm nghĩ tại sao cuộc tấn công lại có thể bất thành được chứ. Có lẽ Ali Agca trực giác thấy rằng, ngoài quyền lực của ḿnh, ngoài khả năng bắn hạ, c̣n có một quyền lực cao tay hơn thế nữa. Để rồi anh ta bắt đầu t́m kiếm quyền năng này. Tôi hy vọng rằng anh ta đă t́m thấy quyền năng ấy”.

 

Vị giám đốc văn pḥng báo chí ṭa thánh c̣n nói:

 

Đức Giáo Hoàng tin rằng Ali Agca không hành động một cách t́nh cờ”.

 

Vị giám đốc nhận định thêm như thế này:

 

từ khi ở trong tù được nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, người ta thấy Ali Agca đă hoàn toàn bị ám ảnh ra sao với mầu nhiệm Fatima. Ở chỗ, anh ta không thể nào hiểu được có một cái ǵ đó đáng lẽ anh ta phải làm chủ về phương diện kỹ thuật trong cuộc tấn công Giáo Hoàng lại không xẩy ra như dự định. Ali Agca chỉ quan tâm tới những vấn đề về kỹ thuật mà thôi chứ không phải những vấn đề về luân lư”.

 

Vị giám đốc này tiết lộ cho biết là kẻ ám sát này “không hề xin Đức Giáo Hoàng thứ tha”.


ĐHY Ratzinger đă cho biết Đức Giáo Hoàng đă nói về Agca như là

 

nạn nhân của một thứ lư lẽ lỏng lẻo bất toàn xét về mọi khía cạnh. Anh ta là một người Hồi giáo, và có lẽ cũng v́ thế mà anh ta đă rơi vào một cơn lốc sợ hăi làm cho anh ta không bao giờ thoát khỏi, v́ anh ta tiếp tục tin rằng anh ta là một phần của điềm báo trong phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Thế nhưng, ngoài những suy đoán này ra, Agca đă không bao giờ tự hỏi ḿnh về những ǵ anh ta làm, sự kiện rơ ràng về cuộc ám sát vị Giáo Hoàng này chưa hề làm cho anh ta cảm thấy phiền hà ǵ hết. Anh ta chỉ quan tâm có một điều duy nhất thực sự đó là anh ta đă bị hụt mất mục tiêu”.

 

Được các kư giả hỏi về việc có nhận được những bức thư của tay ám sát ĐTC hay chăng, ĐHY Ratzinger cho biết rằng ngài đă nhận được các bức thư của Mehmet Ali Agca:

 

Anh ta cũng đă viết thư cho tôi mà nói rằng: ‘Xin nói cho tôi mầu nhiệm Fatima này là ǵ’. Ali Agca tin rằng nơi mầu nhiệm này anh ta sẽ t́m thấy câu giải đáp về kỹ thuật cho một mầu nhiệm không thể nào hiểu nổi, đó là cái lư do tại sao cuộc tấn công ĐGH không thành. Thế nhưng, như ai cũng đă quá biết, cái liên hệ duy nhất giữa Agca với Fatima là ngày 13/5, và những ǵ anh ta suy nghĩ chỉ hạn hẹp ở mức độ này thôi”.

 

Vị giám đốc văn pḥng báo chí ṭa thánh, sau buổi ra mắt tác phẩm của ĐTC, đă cho các phóng viên truyền h́nh biết nhận định của ḿnh về anh ta như sau:

 

Chúng là những cơn mê sảng, một thứ ám ảnh đă từng đeo đuổi Ali Agca nhiều năm trời”.

 

Vào ngày 15/2, tức sau khi Nữ Tu Lucia, thụ khải Fatima cuối cùng qua đời 2 ngày, anh ta đă gửi cho một tờ nhật báo một bản văn mang tựa đề “Bức Thư Ngỏ với Vatican”. Trong bản văn này, anh ta bày tỏ niềm cảm thông với việc qua đời của vị nữ tu, và nhấn mạnh rằng bí mật Fatima có liên quan đến ngày tận thế, và yêu cầu Vatican vạch mặt tên Phản Kitô (Quỉ Vương).

 

Ở phần phụ trương cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính” của ḿnh (ấn bản Anh ngữ, Rizzoli, New York, 2005), chính Đức Gioan Phaolô II đă cho biết những ǵ xẩy ra sau tiếng súng nổ và sau khi ngài được đưa vào bệnh viện thế này:

 

Tôi đă không tỉnh dạy cho đến ngày hôm sau, vào khoảng buổi trưa” (trang 161).

 

Cũng trong phần phụ trương này, (ở trang 163-164), ngài c̣n cho biết thêm về con người ra tay ám sát ngài như sau:

 

Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đă thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Aĺ Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ư nghĩ của một người khác; một người nào đó đă sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Aĺ Agca vẫn c̣n tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố t́nh ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đă rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ư tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xẩy ra như thế được cơ chứ? Cái hay là ở chỗ t́nh trạng bối rối của anh ta đă dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là ǵ. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái ǵ khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đă cho thấy rằng anh ta đă nắm được một điều ǵ đó thực sự là hệ trọng. Aĺ Agca có lẽ đă cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đă bắt đầu t́m kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta t́m thấy quyền lực cao cả ấy”. 

 

Căn cứ vào những chi tiết mới nhất từ tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC GPII về vụ ngài bị ám sát, một ủy ban của quốc hội Ư đă quyết định mở lại hồ sơ vụ này. Vị chủ tịch của Ủy Ban Điều Tra của Quốc Hội này là ông Paolo Guoffanti đă cho các cơ quan Ư biết hôm Thứ Tư 23/2/2004 là “Chúng tôi sẽ lập tức mở lại vụ tấn công Đức Giáo Hoàng này”. Ông này nói thêm là cuộc tái điều tra ấy sẽ được bắt đầu bằng “việc thu tích hồ sơ theo thủ tục liên quan đến tội ác ghê tởm ấy, bằng cách mở lại những ǵ liên quan tới Nga Sô, cả KGB lẫn GRU” là cơ quan t́nh báo quân sự của Nga. Vị chủ tịch này khẳng định là quyết định tái điều tra vụ này được thực hiện “sau những điều được chính Đức Giáo Hoàng chứng thực về nguồn gốc ư hệ của tội ác này”.  Tờ nhật báo Corriere della Sera xuất bản ở Ư vào ngày 30/3/2005 đă cho biết người ta đă t́m phá thấy hồ sơ về vụ ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981, và căn cứ theo sở mật vụ của cộng sản Đông Đức ngày xưa th́ hồ sơ cho thấy mật vụ KGB của cộng sản Nga đă ra lệnh cho nhân viên t́nh báo của Bulgaria thi hành âm mưu ám sát ĐGH.

 

Thế nhưng, dù loài người có chủ mưu và âm mưu sát hại người của Thiên Chúa, vẫn không ra khỏi việc quan pḥng thần linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Ngài, như việc Ngài đă dùng cộng sản để đưa ngài lên làm tổng giám mục vào đầu thập niên 1960, khi Công Đồng Chung Vatican II (11/10/1962-8/12/1965) vừa khai mạc được ít lâu. Nếu vụ ám sát ĐTC GPII liên quan đến Bí Mật Fatima, như chính ĐTC đă thấy h́nh ảnh của ḿnh nơi vị giám mục áo trắng bị sát hại trong phần thứ ba Bí Mật Fatima, sau khi ngài đọc phần bí mật này v́ sự vụ ám sát xẩy ra vào ngày  liên hệ đến Fatima, th́ nguyên do ngài bị ám sát là v́ Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, qua việc ngài bị ám sát không chết vào chính ngày 13/5 kỷ niệm biến cố Fatima, nhờ đó, ngài đă nhận ra được dấu chỉ thời đại và mới dứt khoát đáp ứng điều trời cao chính thức yêu cầu được ngỏ cùng chị Lucia từ ngày 13/6/1929, song vẫn chưa được thực hiện, đúng hơn đă được thực hiện mà chưa hoàn toàn đúng theo ư Chúa, đó là việc Đức Thánh Cha hiệp cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một việc hiến dâng cuối cùng ngài đă thực sự hoàn thành vào ngày 25/3/1984 và quả thực đă làm cho Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991, sau Biến Cố Đông Âu năm.

 

Biến cố ngày 13/5/1981 quả thực là một biến cố hết sức quan trọng, có thể được gọi là “Tiếng Súng Lệnh” được trời cao báo động cho biết những ǵ sắp sửa xẩy ra ở Âu Châu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, trong lịch sử hiện đại của loài người, ở vào cuối thiên kỷ thứ hai Kitô giáo và cuối thế kỷ 20 văn minh tân tiến. Thế mà, nhiều cuốn sách nổi tiếng viết về vị Giáo Hoàng đến từ “một xứ sở xa xôi” kỳ lạ như một “dấu chỉ thời đại” này đă hoàn toàn bỏ qua, như cuốn “Witness to Hope” của tác giả George Weigel (Cliff Street Books / Harper Collins, 1999, dầy 992 trang, khổ 6 x 9 in), hay cuốn “Man of the Century” của Jonathan Kwitny (Henry Holt and Company, 1997, dầy 754 trang, khổ 6 x 9 in). Chỉ có cuốn “His Holiness” của Carl Bernstein và Marco Politi (Doubleday, 1996, dầy 582, cỡ 6 x 9 in) là đề cập đến biến cố này khá kỹ, ở những trang 293-300, và 478-483, trong đó, hai vị tác giả của cuốn sách, (trong 8 chương có 2 chương về Cộng sản: chương 5 - “Làm Rung Động Đế Quốc” và chương 7 - “Cuộc Sụp Đổ của Cộng Sản”), đă đề cập tới chẳng những chính biến cố và cuộc điều tra nội vụ, mà c̣n đến cả tác dụng của biến cố này nơi bản thân vị Giáo Hoàng qua việc ngài hiến dâng Nước Nga theo Bí Mật Fatima, để rồi từ đó và nhờ đó đi tới hiện tượng Đông Âu năm 1989. Tác phẩm này (ở trang 480) đă móc nối cái trùng hợp giữa việc hiến dâng Nước Nga theo Bí Mật Fatima của vị Giáo Hoàng này vào tháng 3/1984, với việc xuất hiện của vị thủ lănh cuối cùng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết là Mikhail Gorbachev ngay năm sau đó, cũng vào Tháng 3, một nhân vật thiên định cho cuộc sụp đổ hoàn toàn chế độ và chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô, vị lănh tụ cuối cùng của cộng sản Liên Sô này đă phải công nhận ảnh hưởng chính yếu bất khả thiếu của Vị Giáo Hoàng đến từ Balan Gioan Phaolô II này.

 

Thứ Tư 24/3/2004, áp ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3 hằng năm, ĐTC đă dùng buổi triều kiến chung hằng tuần này, buổi triều kiến Ngài vẫn chia sẻ giáo lư từ năm 1979 đến bấy giờ, để nhắc lại mục đích của việc Ngài tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ 20 năm trước đây, vào dịp kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc, 25/3/1984 như sau:

 

Tôi đặc biệt nhớ đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Hai mươi năm đă qua đi từ ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô, hiệp nhất về tinh thần với tất cả các giám mục trên thế giới được ‘triệu tập’ trước đó, Tôi đă hiến dâng tất cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”. 

 

Tuy ở đây ĐTC không nói đặc biệt đến việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, nhưng Ngài đă xác nhận là Ngài có ư làm điều ấy “để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”, tức đáp ứng việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Đó là lư do trong lời hiến dâng của ḿnh bấy giờ, tức vào ngày 25/3/1984, Đức Thánh Cha đă nói một cách khôn khéo nguyện cầu cùng Mẹ như sau:

 

Chúng con hôm nay đặt ḿnh trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi. Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ư của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay. Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay! Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.

 

3- Vị giáo hoàng Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Hiện Tượng Gioan Phaolô II, như đă tŕnh bày và nhận định ở hai phần trên, trước hết được diễn ra khi ngài trở thành vị giáo hoàng xuất hiện từ một nước cộng sản Balan, và sau đó lại là vị giáo hoàng đă làm sụp đổ chế độ và chủ nghĩa cộng sản ở chung Âu Châu, nhưng đặc biệt nhất và lạ lùng nhất phải kể đến, sau hết, là thời điểm ngài qua đời, thời điểm xẩy ra vào đêm Thứ Bảy Đầu Tháng, ngày 2/4/2005, lúc 9 giờ 37 phút, sau khi ngài tham dự Thánh Lễ cuối cùng tại pḥng của ngài, lại chính là Thánh Lễ Vọng Ḷng Thương Xót Chúa cho Chúa Nhật 3/4/2005, Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, Chúa Nhật được ngài, trong Thánh Lễ Phong Thánh cho Chị Nữ Tu đồng hương Balan Faustina của ḿnh ngày 30/4/2000, đă thiết lập như Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa, đúng như Chúa Giêsu đă muốn qua người nữ sứ giả Faustina của Người.

 

Thời điểm ngài chết vào đêm Thứ Bảy Đầu Tháng sau Lễ Vọng Kính Ḷng Thương Xót Chúa quả thực đă cho thấy linh đạo sống và tác hành thừa tác vụ của ngài, một linh đạo được tóm gọn trong hai chữ "Totus Tuus", một khẩu hiệu được ngài lấy trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), số 233, nguyên văn câu Latinh như sau: "Totus Tuus ego sum et omnia mea Tua sunt. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Tuum, Maria", nhưng được Thánh Long Mộng Phố viết như thế này: “Ôi Chúa Giêsu yêu dấu, nhờ Mẹ Maria là Người Mẹ Thánh của Chúa, tất cả những ǵ con là đều là của Chúa và tất cả những ǵ con có là của Chúa Totus Tuus”. Bởi thế có thể gọi Đức Gioan Phaolô II là Vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Chúa. Nếu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vị Giáo Hoàng thần học gia về Thánh Kinh và Phụng Vụ, một thần học gia đă đặc biệt góp phần vào hai Hiến Chế Phụng Vụ Thánh và Hiến Chế Mạc Khải Lời Chúa trong Công Đồng Vaticanô II, th́ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng triết gia về nhân bản đă góp phần chính yếu vào hai Hiến Chế c̣n lại là Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân về chính căn tính của Giáo Hội và Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng về môi trường mục vụ của Giáo Hội liên quan đến con người và thời đại tân tiến của họ.

 

Bức Thông Điệp đầu tay mở màn cho giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis, ban hành ngày 4 tháng 3 năm 1979, một thông điệp như để dẫn giải và khai triển lời ngài trấn an và kêu gọi thế giới cũng như con người thời đại “Đừng sợ”  trong bài giảng cho Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng Chúa Nhật 22/10/1978 của ngài. Chúng ta có thể coi đoạn sau đây như đoạn cốt lơi của toàn thông điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần của ngài:

 

"Con người không thể nào sống mà không yêu thương. Họ măi là một hữu thể không hiểu được ḿnh, đời sống của họ vô nghĩa, nếu t́nh yêu không tỏ hiện cho họ thấy, nếu họ không gặp gỡ t́nh yêu, nếu họ không cảm nghiệm được nó và làm cho nó thành của ḿnh, nếu họ không mật thiết liên kết với nó. Đó là, như đă nói đến, lư do tại sao Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc 'hoàn toàn tỏ cho con người biết về chính con người họ'. Nếu chúng ta cần diễn tả, th́ đây là chiều kích nhân loại của mầu nhiệm của việc cứu chuộc. Trong chiều kích này, con người, một lần nữa, t́m được sự cao cả, phẩm vị và giá trị thuộc về nhân tính của họ. Nơi mầu nhiệm của việc cứu chuộc, con người được 'thể hiện' một cách mới mẻ, và, một cách nào đó, được tạo dựng một cách mới mẻ. Con người được tạo dựng một cách mới mẻ! 'Không c̣n Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ; v́ anh em tất cả là một trong Đức Giêsu Kitô' (Gal 3:28). Con người muốn hiểu ḿnh hoàn toàn - không chỉ hợp với những tiêu chuẩn và mức độ trực tiếp, bán phần, thường nông cạn, hay ảo tưởng về hữu thể ḿnh - họ phải đến gần Chúa Kitô, với nỗi khắc khoải và lo âu của họ, cả với nỗi yếu đuối và tội lỗi của họ, với sự sống và cái chết của họ. Như thế, họ phải vào trong Người với tất cả cái tôi riêng của họ, họ phải 'thích hợp' và đồng hóa với toàn thể thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc để t́m thấy chính ḿnh. Nếu tiến tŕnh sâu xa này xẩy ra nơi họ, th́ họ mới sinh hoa trái, chẳng những nơi việc tôn thờ Thiên Chúa, mà c̣n nơi cả sự bỡ ngỡ lạ lùng về ḿnh nữa. Con người qúi hóa là chừng nào trước mắt của Hóa Công, khi họ 'được một Đấng Cứu Chuộc cao cả như vậy' (tụng ca Lễ Vọng Phục Sinh), và khi Thiên Chúa 'đă ban Con duy nhất của ḿnh' để con người 'không phải chết nhưng được sự sống đời đời' (Jn 3:16)”.

 

Bởi thế chúng ta không lạ ǵ, vào lần tông du thứ 8 cũng là lần cuối cùng về quê hương Balan của ḿnh vào năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đă chẳng những tóm gọn t́nh h́nh nhân loại hết sức thảm thương sau 26 năm rưỡi làm giáo hoàng của ḿnh mà c̣n cống hiến cho họ một con đường giải thoát để mang lại cho họ "vui mừng và hy vọng", đó là con đường quay về với Ḷng Thương Xót Chúa. Ngài đă huấn dụ trong Bài Giảng Thánh Lễ Phong 4 tân Chân Phước Balan Chúa Nhật 18/8 tại Blonie Park ở Krakow Balan, đoạn 3 như sau:  

 

Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm “mystery of iniquity”. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. “Mầu nhiệm lầm lỗi” tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này. Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa. Sứ điệp t́nh yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ t́nh yêu này. Đă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị v́ và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đă đến lúc sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”.  

 

Chính v́ xác tín được rằng “Thế giới cần đến thứ t́nh yêu này” và cũng chính v́ cảm thấy rằng: “Đă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người” Đức Gioan Phaolô II đă sống và làm tông đồ cho Ḷng Thương Xót Chúa qua các việc ngài làm trong suốt giáo triều dài 26 năm rưỡi của ngài, chẳng hạn như 14 sự kiện sau đây:

 

1.      Ngày 4/3/1979 ban hành Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis

2.      Ngày 30/11/1980 ban hành Thông Điệp về Chúa Cha Giầu Ḷng Thương Xót – Dives in Misericordia

3.      Ngày 11/2/1984 ban hành Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ – Salvifici Doloris

4.      Ngày 13/5/1992, thiết lập Ngày Thế Giới Bệnh Nhân cử hành hằng năm vào Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2

5.      Ngày 10/11/1994 ban hành Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến dọn mừng Đại Năm Thánh 2000, trong đó bao gồm cả việc khởi xướng chiến dịch giảm nợ nần quốc tế cho các nước nghèo

6.      Ngày 25/3/1995 ban hành  Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae, trong đó bao gồm cả việc đẩy mạnh cuộc vận động chống án tử h́nh trên thế giới

7.      Ngày 13/2/2000 trong Đại Năm Thánh cử hành Ngày Ḥa Giải để thay cho toàn thể Giáo Hội công khai và chính thức xin lỗi và thứ lỗi

8.      Ngày 30/4/2000 phong Hiển Thánh cho Nữ Tu Maria Faustina, Sứ Giả của Ḷng Thương Xót Chúa

9.      Ngày 14/6/2000 tay sát thủ Ali Agca ra khỏi tù chung thân do ngài xin Tổng Thống Ư quốc ân xá cho anh ta trong năm 2000

10.  Ngày 1/1/2002 ban Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Ḥa B́nh với chủ đề “Ḥa B́nh Không Thể Thiếu Công Lư, Công Lư Không Thể Thiếu Thứ Tha

11.  Ngày 17/8/2002 long trọng hiến dâng loài người cho Ḷng Thương Xót Chúa khi cung hiến Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa ở Balan

12.  Ngày 1/2/2005 bắt đầu cuộc khổ nạn với cơn bệnh quyết liệt cuối đời

13.  Ngày 22/2/2005 phổ biến tác phẩm cuối đời “Hồi Niệm và Căn TínhMemory and Identity” liên quan đến sự dữ và Ḷng Thương Xót Chúa

14.  Ngày 3/4/2005 huấn từ dọn sẵn cho trưa Chúa Nhật II Phục Sinh như một Di Chúc cho Giáo Hội về việc chiêm ngưỡng và loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa cho một thế giới đáng thương.

 

Như thế, Đức Gioan Phaolô II quả thực là Vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Chúa đă mang "vui mừng và hy vọng" đến cho thế giới càng văn minh con người càng buồn chán, càng lo âu và càng bạo loạn. Đó là mục đích chính yếu của 104 chuyến tông du của vị giáo hoàng có giáo triều dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội, dài 26 năm rưỡi (16/10/1978-2/4/2005). Và v́ thế, khi ngài vừa nằm xuống, nhân loại đă mau mắn và nhiệt liệt đáp lễ ngài, từ thành phần lănh đạo chư quốc và quốc tế  (200 vị) lẫn thành phần giới trẻ, bằng cách đông đảo (khoảng 3 triệu người, trong đó có 6000 phóng viên đủ loại) tuốn về Vatican tham dự Lễ An Táng của ngài, (không kể khoảng 2 tỉ người theo dơi qua truyền h́nh), và thành phần tham dự tại chỗ c̣n cố gắng kính viếng thi thể của ngài, (cho dù phải đợi cả ngày cho 1 giây phút ngắn ngủi ngắm nh́n), một thân xác vốn đầy thể lực và thể thao nhưng đă bắt đầu quằn quại với bệnh nạn kể từ sau khi bị ám sát chết hụt vào ngày 13/5/1981. Sau đây là những nhận định của chính vị giáo hoàng kế nhiệm ngài về tác dụng cái chết của ngài.

 

Trong Sứ Điệp đầu tiên ngỏ cùng Hồng Y Đoàn ngày 20/4/2005:

 

Cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những ngày sau đó, đối với Giáo Hội cũng như toàn thế giới là một thời điểm đặc biệt ân sủng. Nỗi đớn đau cả thể về cái chết của ngài cùng cái trống không lưu lại nơi tất cả chúng ta đă được tôi luyện bởi tác động của Chúa Kitô Phục Sinh, một tác động, trong những ngày dài này, được tỏ hiện nơi một triều sóng tin tưởng, yêu thương và đoàn kết thiêng liêng, những ǵ đă lên đến tuyệt đỉnh vào lễ an táng trọng thể của ngài.

 

Chúng ta có thể nói rằng, lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II thực sự là một cảm nghiệm phi thường về những ǵ tỏ ra cho thấy một cách nào đó quyền năng của Thiên Chúa là Đấng, qua Giáo Hội của Ngài, muốn h́nh thành một đại gia đ́nh bao gồm tất cả mọi dân tộc, bằng quyền lực liên kết của Sự Thật và Yêu Thương. Trong giờ lâm chung, giống như Sư Phụ và Chúa của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II đă tôn vinh giáo triều lâu dài và thành công của ḿnh, bằng việc củng cố dân Kitô giáo trong đức tin, qui tụ họ lại bên ngài và làm cho cả nhân loại cảm thấy liên kết với nhau hơn...

 

Vào lúc này đây, kư ức của tôi nhớ lại cảm nghiệm không thể nào quên được tất cả chúng ta đă trải qua với cái chết và lễ an táng cho Đức Gioan Phaolô II tiếc thương. Quanh thi thể của ngài, nằm trên mặt đất trống, các vị lănh đạo chư quốc đă qui tụ lại, cùng với dân chúng thuộc tất cả mọi giai cấp xă hội, nhất là giới trẻ, để tỏ ḷng măi măi gắn bó quí mến và ca ngợi ngài. Toàn thể thế giới đă tin tưởng nh́n vào ngài. Đối với nhiều người th́ việc tham dự đông đảo này, một cuộc tham dự được các phương tiện truyền thông phóng đại đến cả những nơi xa xôi của hành tinh này, như thể là việc nhân loại văn minh tân tiến, một nhân loại bị hoang mang sợ hăi và bất ổn, đang tự hỏi ḿnh về tương lai, muốn đồng thanh yêu cầu vị Giáo Hoàng này giúp đỡ”.

 

Trong Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005:

 

Việc đáp ứng xẩy ra khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là việc hết ḷng bày tỏ ḷng tri ân về sự kiện là ngài đă hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa v́ thế giới khi thi hành thừa tác vụ của ngài; một lời tạ ơn cho sự kiện là trong một thế giới đầy hận thù và bạo lực này, ngài đă dạy một cách mới mẻ t́nh yêu thương và khổ đau trong việc phục vụ tha nhân; có thể nói ngài đă tỏ cho chúng ta thấy trong xác thịt Đấng Cứu Chuộc, việc cứu chuộc, và đă cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, thật ra sự dữ không phải là phán quyết tối hậu trên thế gian này”.

 

Trong Bài Giảng Lễ Giỗ 3 năm của Đức Gioan Phaolô II:

 

"Ngày 2/4 đă trở nên sâu đậm trong kư ức của Giáo Hội như là ngày của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II chào biệt thế giới này. Chúng ta hăy sống lại cảm xúc của những giờ phút buổi chiều Thứ Bảy hôm ấy, khi mà tin tức của việc ngài qua đời được nghe thấy bởi một đám rất đông dân chúng đang nguyện cầu đầy ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Trong ṿng có ít ngày mà Đền Thờ Vatican và Quảng Trường này đă thực sự trở nên tâm điểm của thế giới. Một gịng người hành hương liên tục tuôn đến kính viếng thi hài của vị Giáo Hoàng đáng kính và lễ an táng của ngài là một chứng từ cuối cùng cho thấy ḷng quí mến và cảm mến ngài đă chiếm được nơi tâm linh của rất nhiều tín hữu và dân chúng ở khắp cùng trái đất".

 

Tuy nhiên, trước khi có một Lễ An Táng vô tiền và có thể khoáng hậu này của Vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Chúa, vị Giáo Hoàng mang “vui mừng và hy vọng” của Đấng Cứu Chuộc Nhân TrầnRedemptor Hominis đến cho thế giới tân tiến đang quằn quại và chới với trong mầu nhiệm lỗi lầm, ngài đă được nên giống Chúa Kitô sống cuộc vượt qua cuối đời. Trong bài Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm đúng một năm băng hà của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II, ĐTC Biển Đức XVI đă chia sẻ về những ngày cuối đời của ngài như sau:  

 

“Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đă sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành tŕnh cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành tŕnh đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành tŕnh đă để lại một nét đậm nơi lịch của Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh. 

 

“Tất cả chúng ta vẫn c̣n nhớ các h́nh ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: V́ không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đă theo dơi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đă ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng…..

 

“Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đă dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không c̣n tông du được nữa, sau đó thậm chí không c̣n bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không c̣n nói được nữa, th́ cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những ǵ thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân ḿnh cho đến cùng….”  

 

Và ngay sau khi ngài vừa qua đời, hiện tượng lạ lùng nhất xuất phát từ Vị Giáo Hoàng xưng tội hằng tuần và là Tông Đồ Chúa T́nh Thương này không phải là Thánh Lễ An Táng chưa từng thấy của ngài sau đó 6 ngày, hay là phép lạ chữa lành phần xác cho một nữ tu xẩy ra sau đó 2 tháng, mà là phép lạ phần hồn xẩy ra ngay sau đó cho nhiều linh hồn trên thế giới cũng như ở ngay tại khu vực Vatican.

 

Trong tác phẩm "God's Choice" của tác giả George Weigel, do Harper Perennial xuất bản năm 2005, ở trang 82 đă thuật lại rằng sau khi giải tội vào chiều Thứ Bảy như thường lệ, một chiều Thứ Bảy lịch sử bởi biến cố qua đời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II theo giờ ở Miền Tây Hoa Kỳ (Vatican đi trước địa phương này 6 tiếng), Cha Jay Scott Newman, cha sở Nhà Thờ Công Giáo Thánh Maria ở Greenville, South Carolina, cho biết là ngài đă bắt được 6 con cá kếch sù, nặng từ 30 đến 40 năm chưa xưng tội, và từng người trong họ đều trả lời cho ngài rằng sở dĩ họ t́m về với Ḷng Thương Xót Chúa là v́ cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một cái chết chỉ 4 tiếng đồng hồ sau đă mang về cho Chúa 6 tâm hồn xa cách Chúa tưởng chừng vĩnh viễn ấy.

Chưa hết, ở trang 94, cùng vị tác giả này c̣n cho biết, dọc theo con đường Via della Conciliazione, một con đường rộng lớn đầy những cửa hàng, vào đêm Thứ Năm, 7/4/2005, lúc mà đă có khoảng 2 triệu người được phúc chiêm ngắm thi thể của Đức Gioan Phaolô II lần cuối cùng, trong khi đó c̣n cả chục ngàn người nữa vẫn đang canh thức qua đêm đợi chờ cho tới phiên của ḿnh trước khi không c̣n được phép để sửa soạn cho Thánh Lễ An Táng hôm sau, th́ cũng có những hàng dài đầy những con người dọc hai bên con đường ấy đang chờ xưng tội với các vị linh mục đeo giây stolla ngồi ở trên những bậc thềm của hầu hết các cửa hàng, như để dọn ḿnh xứng đáng tham dự Thánh Lễ An Táng của vị được dân chúng gọi là Đại Gioan Phaolô II và là vị đă được đột phát hô lên Thánh Ngay, kèm theo bằng những tràng vỗ tay ngay trong thánh lễ an táng, một cử chỉ hân hoan vui mừng hoàn toàn ngược đời chưa từng thấy ở một lễ an táng nào, nhưng lại là một dấu hiệu của cuộc phục sinh nơi vị giáo hoàng một đời "sống là Đức Kitô và chết là một thắng lợi" (Phil 1:21).