Totus Tuus

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 548-550 Thứ Sáu 11-25/3/2011

 

 

Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, trước hết, được chứng thực nơi Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis” là những ǵ liên quan trực tiếp đến Tác Nhân Cứu Chuộc là chính Chúa Giêsu Kitô, và sau nữa, c̣n được chứng thực nơi lời kêu gọi thế giới loài người tân tiến hiện đại, đối tượng thụ nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, “Đừng sợ, hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, vào chính Lễ Đăng Quang mở màn cho giáo triều của ngài ngày 22/10/1978, th́, sau hết, c̣n được chứng thực qua đường lối cứu chuộc thời đại nữa, đó là Đường Lối Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, Vị được ngài hết ḷng tin tưởng và liên lỉ cậy trông, bằng việc tận hiến cho Mẹ, với câu tâm niệm “totus tuus”. 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Đức Gioan Phaolô II đă chọn khẩu hiệu “totus tuus” mà không chọn một khẩu hiệu nào khác về Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần? Ngài có thực sự sống “totus tuus” này hay chăng hay chỉ là những ǵ hữu danh vô thực?? Và đâu là những tác hiệu của “totus tuus” đối với vị Giáo Hoàng này và từ vị Giáo Hoàng này???

 

1.     

1.- “Totus Tuus”: Nguồn Gốc

 

Như vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, có lúc bản thân đă đặt vấn đề về Thánh Mẫu (xem The Ratzinger Report, ấn bản Anh Ngữ, trang 105), Đức Gioan Phaolô II cũng thú nhận là thoạt tiên ngài cũng cảm thấy không nên tôn sùng Đức Mẹ lắm kẻo làm giảm vị thế của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần của ngài, nhưng sau đó, nhờ Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), qua cuốn “Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của Thánh nhân, ngài chẳng những vỡ lẽ về Thánh Mẫu, mà c̣n dứt khoát chọn sống khẩu hiệu “totus tuus” từ đó cho tới khi làm Giáo Hoàng và cho tới chết, như chính ngài đă chia sẻ trong 2 tác phẩm thời danh của ngài là cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” và cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm”.                                                        

 

Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (ấn bản Anh Ngữ, 1994, trang 212-215), ngài đă cho biết như sau:

 

Totus Tuus. Câu này chẳng những là một lời diễn đạt của ḷng thảo hiếu, hay đơn giản hơn là một lời diễn đạt của ḷng tôn sùng. Mà c̣n hơn thế nữa ḱa. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, vào lúc tôi đang làm công cho một xí nghiệp th́ tôi đă được ḷng tôn sùng Thánh Mẫu thu hút. Thoạt tiên, dường như tôi cảm thấy cần phải lơ là một chút với ḷng tôn sùng Thánh Mẫu ở thuở niên thiếu, hầu chuyên chú tới Chúa Kitô hơn. Nhờ Thánh Long Mộng Phố, tôi đă hiểu được rằng ḷng thành thực sùng kính Người Mẹ của Thiên Chúa là việc thực sự qui về Chúa Kitô, thật sự nó được bắt nguồn sâu xa nơi Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như nơi những mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc.

 

“Bởi thế, bấy giờ tôi đă tái khám phá ra ḷng thảo hiếu Thánh Mẫu một kiến thức sâu xa hơn. H́nh thức chín chắn của việc tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa này đă tồn tại nơi tôi qua năm tháng, sinh hoa kết trái nơi các văn kiện Redemptor Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Biệt chú của người dịch: Bức Thông Điệp thứ 6 này được ban hành ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1987, sau Thông Điệp thứ 5 về Chúa Thánh Thần ngày Lễ Hiện Xuống 18/5/1986) và Mulieris Dignitatem – Phẩm Vị của Nữ Giới (Biệt chú của người dịch: Bức Tông Thư này được ban hành ngày Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/1988)….

 

“Khi tôi tham dự Công Đồng, tôi thấy phản ảnh nơi chương này (biệt chú, như ĐTC nói đến ngay trước đó là Chương Tám của Hiến Chế Tín Lỳ về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” là chương giành riêng bàn về Đức Mẹ), tất cả những cảm nghiệm thời niên thiếu của tôi, cũng như những liên kết đặc biệt tiếp tục nối thắt tôi với Người Mẹ Thiên Chúa nơi những cách thức luôn mới mẻ.

 

“Cách đầu tiên – và là cách lâu đời nhất – gắn liền với tất cả thời gian tôi c̣n nhỏ, thời tôi đă dừng chân đứng lại trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ giáo xứ Wadowice. Nó liên quan tới tập tục áo Đức Bà Carmêlô, phong phú về ư nghĩa và về biểu hiệu, những ǵ tôi đă biết từ khi c̣n trẻ nhờ đan viện Carmelo ‘ở trên đồi’ nơi tỉnh lỵ tôi ở. Nó c̣n gắn liền với truyền thống thực hiện hành hương tới Đền Kalwaria Zebrzydowska, một trong những địa điểm thu hút nhiều phái đoàn hành hương, nhất là từ miền nam Balan và từ cả ngoài dăy Núi Carpathia. Đền Thánh địa phương này là nơi đáng chú ư, v́ nó chẳng những có tính cách Thánh Mẫu mà c̣n hoàn toàn tập trung vào Chúa Kitô nữa…

 

Từ những năm thơ trẻ nhất của ḿnh, việc tôn sùng của tôi đối với Mẹ Maria đă được liên kết chặt chẽ với đức tin của tôi nơi Chúa Kitô. Đền Kalwaria đă giúp tôi rất nhiều về điều này…

 “Một chương khác nơi đời sống của tôi là Jasna Góra, với bức ảnh Hắc Đức Nữ …. (biệt chú: đoạn này được ngài làm sáng tỏ ở phần “Totus Tuus: Chủ Đích” cuối cùng sẽ được trích dẫn dưới đây)

 

“Tôi nghĩ rằng những ǵ tôi đă nói đủ để cắt nghĩa về ḷng tôn sùng Thánh Mẫu của vị Giáo Hoàng này, và nhất là về thái độ ngài hoàn toàn phó ḿnh cho Mẹ Maria – Totus Tuus của ngài”.

 

Trong cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm (ấn bản Anh Ngữ, 1996, trang 28-30), ngài đă tự thuật như thế

này:

 

Khi tôi c̣n ở Cracow, Debniki, tôi đă gia nhập nhóm ‘Kinh Mân Côi Sống’ thuộc giáo xứ Thánh Salesiô. Tại đây, đặc biệt là ḷng tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Ở Debrini, ở vào lúc ơn gọi linh mục đang triển nở trong tôi, th́ như tôi đă đề cập tới, chịu ảnh hưởng của Jan Tyranowski, tôi đă đổi thay việc hiểu biết của ḿnh về ḷng tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa. Tôi vốn đă thâm tín rằng Mẹ Maria là vị dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô, thế nhưng, vào lúc ấy, tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng Chúa Kitô dẫn chúng ta tới với Mẹ của Người nữa. Có dạo tôi đă bắt đầu đặt vấn đề về ḷng tôn sùng Mẹ Maria, với ư nghĩ rằng, nếu ḷng tôn sùng này trở nên quá trớn th́ có thể dẫn tới chỗ làm loăng đi tính cách thượng tôn của việc tôn thờ giành cho Chúa Kitô. Bấy giờ, tôi đă được trợ giúp rất nhiều bởi một tác phẩm của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort mang tên Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ. Ở đó, tôi đă t́m thấy những giải đáp cho các vấn nạn của tôi. Phải, Mẹ Maria thực sự mang chúng ta lại gần hơn với Chúa Kitô; Mẹ thực sự dẫn chúng ta tới với Người, nếu chúng ta sống mầu nhiệm của Mẹ trong Chúa Kitô. Luận phẩm này của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort có thể là một cái ǵ hơi chướng, v́ kiểu cách đánh bóng và kỳ dị của nó, thế nhưng, không thể chối căi được rằng nó chất chứa những chân lư thần học thiết yếu. Tác giả là một thần học gia nổi tiếng. Tư tưởng về khoa Thánh Mẫu Học của ngài được bắt nguồn từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thiên Chúa…

 

“Đây là nguồn gốc của khẩu hiệu Totus Tuus. Câu này xuất phát từ Thánh Louis Marie Grignion de Montfort. Nó là hai chữ viết tắt của toàn thể mẫu tận hiến cho Mẹ Thiên Chúa như thế này: Totus Tuus ego sum et omnia mea Tua sunt. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Tuum, Maria.

 

“Bởi thế, nhờ Thánh Louis, tôi đă bắt đầu khám phá ra những kho tàng dồi dào của ḷng tôn sùng Thánh Mẫu theo các quan điểm mới…” 

 

Trong Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria (ban hành ngày 16/10/2002), ngài c̣n cho biết thêm rằng:

 

"Kinh Mân Côi đưa chúng ta một cách kỳ diệu về ở bên cạnh Mẹ Maria khi Mẹ bận coi sóc việc phát triển về nhân bản của Chúa Kitô ở nhà Nazarét. Nhờ đó Mẹ có thể huấn luyện chúng ta và khuôn đúc chúng ta bằng cùng một việc chăm sóc ấy, cho đến khi Chúa Kitô “được h́nh thành trọn vẹn” nơi chúng ta (x Gal 4:19). Vai tṛ này của Mẹ Maria, một vai tṛ hoàn toàn gắn liền với vai tṛ của Chúa Kitô và thực sự đóng vai phụ cho vai tṛ của Chúa Kitô, “không thể nào lại làm lu mờ hay suy giảm đi vai tṛ trung gian chuyên nhất của Chúa Kitô, trái lại, c̣n cho thấy quyền lực của vai tṛ ấy” (Ibid., 60). Đây là một nguyên tắc sáng tỏ được Công Đồng Chung Vatican II bày tỏ, một nguyên tắc Tôi đă cảm nhận hết sức mănh liệt trong đời sống của Tôi và đă đặt nền tảng cho khẩu hiệu làm giáo phẩm của Tôi: Totus Tuus Tất cả của con là của Mẹ (Cf. First Radio Address Urbi et Orbi [17 October 1978]: AAS 70 [1978], 927). Thực sự th́ khẩu hiệu này đă được khơi hứng từ giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion Montfort, vị đă cắt nghĩa vai tṛ của Mẹ Maria trong tiến tŕnh nên giống Chúa Kitô bằng những lời lẽ sau đây: “Việc chúng ta hoàn toàn nên trọn lành là ở chỗ nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Kitô. Bởi thế, việc tôn sùng tuyệt hảo nhất phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô một cách hoàn hảo nhất. Vậy, nếu Mẹ Maria là một trong những tạo sinh giống như Chúa Giêsu Kitô nhất th́ trong tất cả mọi việc tôn sùng làm cho linh hồn thánh hiến cho và nên giống như Chúa Kitô đó là việc tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Thánh của Người, và linh hồn càng tận hiến cho Mẹ lại càng được thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô” (Treatise on True Devotion to the Blessed Virgin Mary). Chưa bao giờ thấy cuộc sống của Chúa Giêsu và cuộc đời của Mẹ Maria tỏ ra liên kết với nhau sâu xa như ở nơi Kinh Mân Côi. Mẹ Maria chỉ sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô mà thôi!"

 

Trong Tông Thư về cuốn “Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ (8/12/2003)

 

Thật vậy, trong Tông Thư đề ngày 8/12/2003 gửi Gia Đ́nh các Hội Ḍng do Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) thành lập, nhân dịp kỷ niệm 160 năm xuất bản tác phẩm Thánh Mẫu thời danh của vị thánh này, một tác phẩm đă ảnh hưởng sâu xa đến ḷng sùng kính Thánh Mẫu của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II đă tự thú ở ngay đoạn mở đầu như sau:

 

Một tác phẩm được viết để làm tác phẩm cổ điển về linh đạo Thánh Mẫu đă được xuất bản cách đây 160 năm trước. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đă viết cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ vào đầu thế kỷ 18, thế nhưng, trên thực tế, bản thảo đă không được biết đến trên một thế kỷ. Cuối cùng, hầu như là t́nh cờ, nó đă được t́m thấy vào năm 1842 và xuất bản vào năm 1843, tác phẩm này đạt được thành quả ngay, cho thấy hiệu năng phi thường của việc truyền bá ‘ḷng thành thực sùng kính’ đối với Vị Trinh Nữ Rất Thánh này. Chính tôi, trong những năm c̣n trẻ, đă t́m được hỗ trợ rất nhiều khi đọc tác phẩm này. ‘Tôi đă thấy ở đó những giải đáp cho các vấn nạn của ḿnh’, v́ có lúc tôi sợ rằng nếu việc tôi tôn sùng Mẹ Maria ‘trở thành quá đà th́ sẽ đi đến chỗ làm tổn thương tới tính cách tối thượng của việc tôn thờ giành cho Chúa Kitô’ (Dono e Mistero, Libreria Editrice Vaticana, 1996; English edition: Gift and Mystery, Paulines Publications Africa, p. 42). Với sự hướng dẫn khôn ngoan của Thánh Louis Marie, tôi đă nhận ra rằng nếu ai sống mầu nhiệm Mẹ Maria trong Chúa Kitô th́ không có vấn đề nguy cơ này. Thật thế, tư tưởng Thánh Mẫu của vị Thánh này ‘đă bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và từ sự thật Nhập Thể của Lời Thiên Chúa’ (ibid.).

 

“Từ khi được hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của ḿnh, Giáo Hội đă thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của ḿnh và môn đệ Người yêu đứng gần th́ Người nói với Mẹ ḿnh rằng: Hỡi Bà, này là con của bà! Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này là người mẹ của con! Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà ḿnh’ (Jn 19:25-27). Qua gịng lịch sử của ḿnh, Dân Chúa đă cảm nghiệm được tặng ân này của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ duy nhất (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62).

 

“Như đă quá rơ, cầu vai áo choàng giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43; Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đă viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của ḿnh như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những ǵ con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233)”.

 

Theo nhận định của Vị Giáo Hoàng thừa nhiệm Biển Đức XVI

 

Trong bài giảng cho lễ an táng Đức Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô, một lễ an táng tràn đầy niềm vui hơn thương tiếc, với những tràng pháo tay vang rền và những lời hoan hô chúc tụng một vĩ nhân thế giới của Giáo Hội Công Giáo vừa vĩnh viễn nằm xuống, Đức Hồng Y chủ tịch Hồng Y Đoàn Joseph Ratzinger đă nhận định về vị mà ngài không ngờ sau bài giảng này 13 ngày (6-19/4/2005) sẽ trở thành vị kế nhiệm của ngài.

 

Đức Thánh Cha đă thấy được cái phản ảnh thuần khiết nhất của t́nh thương Thiên Chúa nơi Người Mẹ Thiên Chúa. Ngài là người đă mồ côi mẹ từ nhỏ đă càng tỏ ra kính mến người mẹ thần linh này hơn nữa. Ngài đă nghe thấy những lời của Chúa Kitô tử giá như là lời nói với riêng ngài: ‘Này là Mẹ của con’. Bởi thế, ngài thực hiện như người môn đệ yêu dấu đă làm, đó là ngài đă đem Mẹ về nhà của ngài (eis ta idia: Jn 19:27) – ‘Totus Tuus – tất cả của con là của Mẹ’. Và từ người mẹ này, ngài đă học nên giống Chúa Kitô”.

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 16/10/2005 về Ngày Kỷ Niệm Được Bầu Làm Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng đă đề cập tới Linh Đạo Thánh Mẫu của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ḿnh như sau:

 

"Chúng ta có thể diễn tả Đức Gioan Phaolô II như là vị Giáo Hoàng hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria, như khẩu hiệu của ngài tỏ tường cho thấy: 'Totus tuus'. Ngài đă được tuyển chọn vào giữa tháng mân côi, và chuỗi mân côi, thường được ngài cầm trong tay, trở thành một trong những biểu hiệu cho giáo triều của ngài, một giáo triều được Đức Trinh Nữ trông nom săn sóc bằng mối quan tâm từ mẫu. Qua truyền thanh và truyền h́nh, tín hữu trên thế giới đă có thể liên kết với ngài vào một số dịp cầu loại kinh Thánh Mẫu ấy, và nhờ gương sáng cùng các giáo huấn của ngài, họ tái nhận thức được ư nghĩa đích thực của kinh nguyện này, một ư nghĩa chiêm niệm và Kitô học (xem tông thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, các khoản 9-17)".

 

Trong Bài Giảng Thánh Lễ Đồng Tế với Tân 15 Hồng Y Thứ Bảy ngày 25/3/2006, Lễ Mẹ Thai Lời, vị Giáo Hoàng thừa nhiệm của ngài đă nhấn mạnh đến chiều kích Thánh Mẫu của Giáo Hội là chiều kích đă được ngài làm nổi bật qua giáo triều dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội:

 

"Tầm vóc quan trọng của nguyên tố Thánh Mẫu trong Giáo Hội, sau công đồng chung Vaticanô II, được đề cao một cách đặc biệt bởi Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiền nhiệm yêu dấu của tôi, hợp với khẩu hiệu của ngài ‘Totus tuus’.

 

"Trong linh đạo của ngài, cũng như trong thừa tác vụ liên lỉ của ngài, sự hiện diện của Mẹ Maria như là Người Mẹ và là Nữ Vương của Giáo Hội đă trở thành hiển nhiên trước mắt mọi người. Nhất là ngài đă quảng bá sự hiện diện từ mẫu của Mẹ nơi vụ ám sát ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Để tưởng nhớ biến cố bi thương này, ngài đă đặt một bức ảnh Đức Trinh Nữ bằng vi thạch ghép trên cao Tông Dinh Giáo Hoàng, nh́n xuống Quảng Trường Thánh Phêrô, để hỗ trợ những giây phút chính yếu và diễn tiến hằng ngày cho giáo triều dài lâu của ngài".

 

 

2.- “Totus Tuus”: Hiện Thực

 

Với ư thức về Thánh Mẫu như thế, chẳng những Đức Gioan Phaolô II đă chọn khẩu hiệu “Totus Tuus” mà c̣n sống động và hiện thực niềm xác tín “Totus Tuus” này nữa, cả trước khi làm Giáo Hoàng, lẫn trong thời gian làm Giáo Hoàng, và trong thời gian làm Giáo Hoàng ngài đă hiện thực niềm xác tín “Totus Tuus” của ḿnh qua những văn kiện về Thánh Mẫu (như Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc, Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria), hay qua các huấn từ về Thánh Mẫu (như các bài Giáo Lư về Thánh Mẫu), cũng như qua những tác động về Thánh Mẫu của ngài (như việc mở Năm Thánh Mẫu và Năm Mân Côi, việc cầu Kinh Mân Côi và việc tin tưởng kư thác hiến dâng v.v.)

 

Trước Khi Làm Giáo Hoàng

 

Cũng trong cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm” trên đây, ngài đă cho biết những ǵ xẩy ra về ḷng tôn sùng Thánh Mẫu của ngài trước và sau khi ngài chọn sống chân lư “Totus Tuus” này, trong thời gian chưa làm Giáo Hoàng như sau.

 

Trước khi chọn sống “Totus Tuus”, ngài cho biết là

 

Tôi đă học biết các việc tôn sùng theo truyền thống đối với Người Mẹ của Thiên Chúa nơi gia đ́nh của tôi cũng như nơi giáo xứ của tôi ở Wadowice”.

 

Chẳng hạn như việc học sinh như ngài sáng chiều, trước sau mỗi ngày học, cùng nhau đến nguyện đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của giáo xứ “để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ”. Ngoài ra, giáo dân ở địa phương Wadowice cũng kéo nhau đông đảo tới đan viện Carmelo ở trên một ngọn đồi, một sự kiện được thể hiện qua việc phổ thông “mang áo Đức Bà Carmêlô” nơi họ, cũng như nơi thiếu nhi tương lai làm giáo hoàng của chúng ta, như ngài tự thú:

 

Tôi cũng nhận áo này, vào lứa tuổi lên 10, và tôi vẫn c̣n mang áo ấy”,

 

Việc làm này cũng đă được ngài tái xác nhận ở đoạn 6 kết bức Thư đề ngày 25/3/2001 gửi Ḍng Carmêlô dịp kỷ niệm 750 năm Áo Đức Bà.

 

Sau khi chọn sống “Totus Tuus”, ngài đă cho biết là kiến thức Thánh Mẫu của ngài trở nên sâu xa hơn nơi những việc tôn sùng Mẹ Maria, nhất là về việc nguyện Kinh Truyền Tin và chính Kinh Truyền Tin:

 

Tôi đă hiểu được tại sao Giáo Hội nguyện Kinh Truyền Tin một ngày 3 lần. Tôi đă nhận thức được tầm quan trọng biết bao của những lời lẽ trong kinh nguyện ấy”,

 

Về “Các Giờ Kinh Vô Nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria”, ngài cũng đă cho biết :

 

Tôi đă nghe hát về Các Giờ Kinh Vô Nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria ở nhà thờ của giáo xứ, nhưng chỉ sau đó tôi mới nhận ra cái nội dung phong phú về thần học và thánh kinh của những giờ ấy…”

 

Ngài tiếp tục chia sẻ cảm nhận thành quả của cái nhận thức Thánh Mẫu mới liên quan tới việc chọn sống “Totus Tuus” này như sau:

 

Những kinh nghiệm này là những ǵ nền tảng trong việc h́nh thành cuộc hành tŕnh nguyện cầu và chiêm ngưỡng dần dần dẫn tôi tới thiên chức linh mục, rồi sau đó tiếp tục hướng dẫn tôi qua tất cả mọi biến cố của đời sống tôi. Ngay cả khi c̣n nhỏ, hơn thế nữa khi làm linh mục và Giám Mục, nó khiến tôi thường xuyên thực hiện các cuộc hành hương Thánh Mẫu đến Kalwaria Zebrzydowska. Kalwaria là Đền Thánh Mẫu chính của Tổng Giáo Phận Cracow. Tôi thường đến đó, một ḿnh đi dọc theo những con đường và dâng lời nguyện lên Chúa về những vấn đề khác nhau của Giáo Hội, nhất là trong những lúc khốn khó ở vào thời đấu tranh chống cộng. Khi nh́n lại, tôi mới thấy được ra sao tất cả mọi sự có liên hệ với nhau: hôm nay cũng như hôm qua, chúng ta đều thấy ḿnh không ít ch́m đắm trong cùng một mầu nhiệm ấy”.

 

Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc và Năm Thánh Mẫu

 

Thông Điệp “Mẹ Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Mater” của ngài là bức Thông Điệp thứ 6 trong 14 văn kiện có tầm mức giá trị giáo huấn quan trọng nhất đối với thẩm quyền giảng dạy của một vị Giáo Hoàng, được ban hành ngày 25/3/1987. Nội dung của bức Thông Điệp Thánh Mẫu này, ngoài phần mở và phần kết, c̣n được chia làm 3 phần, thứ tự như sau: Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Người Mẹ Thiên Chúa ở Tâm Điểm của  Giáo Hội Lữ Hành, và Vai Tṛ Môi Giới Từ Mẫu. Riêng trong phần thứ ba, chương cuối cùng trong 3 chương của phần này, ngài giành để nói tới việc ngài mở Năm Thánh Mẫu, từ ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 7/6/1987 đến ngày Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/1988. Sau đây là mấy đoạn tiêu biểu có thể tổng tóm đại quan nội dung của bức Thông Điệp Thánh Mẫu “Mẹ Đấng Cứu Chuộc” này của ngài.

 

Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc chiếm một vị thế đặc biệt nơi dự án cứu độ, v́ ‘khi tới thời gian viên trọn th́ Thiên Chúa đă sai Con ḿnh, hạ sinh bởi người nữ, hạ sinh theo lề luật, để cứu chuộc những ai lệ thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được ơn làm nghĩa tử. Và v́ anh chị em là con mà Thiên Chúa đă sai Thần Linh Con Ngài đến với tâm can của chúng ta, để vang lên ‘Abba! Lạy Cha’ (Gal 4:4-6).

 

“Bằng những lời ấy của Thánh Phaolô, những lời được Công Đồng Chung Vaticanô II sử dụng để bắt đầu việc bàn đến Đức Trinh Nữ Maria (xem Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 52, và toàn chương 8), tôi cũng muốn bắt đầu việc chia sẻ của tôi về vai tṛ của Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng như về sự hiện diện chủ động và gương mẫu của Mẹ trong đời sống của Giáo Hội. V́ chúng là những lời tôn tụng chung cả t́nh yêu của Chúa Cha, sứ vụ của Chúa Con và tặng ân của Thần Linh, vai tṛ của người nữ sinh ra Đấng Cứu Chuộc, và thiên chức làm con cái thần linh của riêng chúng ta, trong mầu nhiệm ‘thời gian viên trọn’ (thời điểm theo Galata 4:4 và nội dung của toàn đoạn Thánh Kinh Tân Ước này th́ việc Con Thiên Chúa đến trần gian cho thấy rằng thời gian đă đạt tới giới hạn của nó theo lời Chúa hứa ban Đấng Thiên Sai)” (khoản số 1).  

  

“Giờ đây, theo đường hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II, tôi muốn nhấn mạnh đến sự hiện diện đặc biệt của Người Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội của Người. V́ đây là một chiều kích cốt yếu xuất phát từ Khoa Thánh Mẫu Học của Công Đồng này… 

 

“Trong ư nghĩa ấy, Năm Thánh Mẫu là năm phát động việc đọc lại một cách kỹ lưỡng hơn những ǵ Công Đồng đă nói về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội của Người, một đề tài là tất cả những ǵ được bức Thông Điệp này bàn tới. Ở đây chúng ta chẳng những nói về vấn đề tín lư của đức tin mà c̣n về sự sống của đức tin nữa, tức về ‘linh đạo Thánh Mẫu’ chân thực, theo chiều hướng của Thánh Truyền, và nhất là thứ linh đạo Công Đồng huấn dụ chúng ta sống (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 66-67). Ngoài ra, linh đạo Thánh Mẫu, như việc tôn sùng tương xứng của nó, c̣n có được một nguồn mạch rất dồi dào phong phú từ kinh nghiệm lịch sử của những cá nhân cũng như của những cộng đồng Kitô hữu khác nhau ở các dân tộc và các quốc gia khác nhau trên thế giới. Về khía cạnh này, tôi xin nhắc đến, trong số những chứng nhân và các bậc thày về linh đạo, h́nh ảnh Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (xem cuốn “Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria - Traite de la varie devotion a la sainte Vierge”. Thánh Montfort có lẽ liên hệ với Thánh Anphongsô, tác giả cuốn “Le glorie di Maria - Vinh Quang Mẹ Maria”), vị đă đề ra việc tận hiến cho Chúa Kitô nhờ tay Mẹ Maria, như là một phương tiện cho Kitô hữu sống trung thành với những lời hứa quyết rửa tội của họ. Tôi hân hoan nhận thấy rằng trong cả thời đại của chúng ta đây cũng không thiếu những dấu hiệu mới của thứ linh đạo và ḷng tôn sùng này”. (khoản số 48)

 

“Nhân loại đă thực hiện những khám phá kỳ diệu và đă chiếm được những thành quả phi thường nơi các lănh vực khoa học và kỹ thuật. Nó đă đạt được những thăng tiến lớn lao trên con đường tiến bộ và văn minh, để rồi, trong thời gian gần đây, người ta có thể nói rằng nó đă thành công trong việc gia tốc nhịp độ của lịch sử. Thế nhưng, việc biến đổi cốt yếu, việc biến đổi có thể được gọi là ‘chính cống’, là những ǵ hằng liên lỉ theo sát cuộc hành tŕnh của con người, và qua tất cả mọi biến cố của lịch sử, đồng hành với mỗi người và mọi người. Nó là cuộc biến đổi từ ‘gục ngă’ đến ‘chỗi dạy’, từ chết đến sống. Nó cũng là một thách đố liên lỉ đối với lương tâm của con người, một thách đố cho việc nhận thức về tất cả lịch sử của con người, đó là một thách đố trong việc đi theo con đường ‘không gục ngă’, bằng những cách thức vốn cũ mà hằng mới, cũng như đi theo con đường ‘lại chỗi dạy’ nếu bị ngă gục.

 

“… Giáo Hội thấy Người Mẹ Diễm Phúc của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm cứu độ của Chúa Kitô cũng như nơi chính mầu nhiệm của Mẹ. Giáo Hội thấy Mẹ Maria gắn bó sâu xa với lịch sử của nhân loại, với ơn gọi vĩnh hằng của con người theo dự án quan pḥng Thiên Chúa giành cho họ từ đời đời. Giáo Hội thấy Mẹ Maria, một cách từ mẫu, hiện diện nơi và chia sẻ vào nhiều vấn đề phức tạp ngày nay là những ǵ đang bủa vây đời sống của cá nhân, gia đ́nh và quốc gia; Giáo Hội thấy Mẹ hỗ trợ dân Kitô Giáo trong cuộc tranh đấu liên lỉ giữa thiện và ác, để bảo đảm là dân này ‘không gục ngă’, hay nếu có ngă gục th́ ‘lại chỗi dạy’”. (khoản 52).

 

Huấn Từ Về Thánh Mẫu

 

Đối với huấn từ về Thánh Mẫu của Đức Gioan Phaolô II phải kể đến loạt bài Giáo Lư Thánh Mẫu của ngài cho các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần. Loạt bài Giáo Lư Thánh Mẫu này gồm có 70 bài trong thời khoảng 1 năm rưỡi, từ ngày 6/9/1995 đến 12/11/1997, sau đó là loạt bài Giáo Lư về từng Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Kitô năm 1997, Chúa Thánh Thần năm 1998 và Chúa Cha năm 1999. Loạt bài về mỗi Ngôi này đều được kết thúc bằng một bài Giáo Lư về Thánh Mẫu, theo chiều hướng ngài bao giờ cũng kết lời về Thánh Mẫu ở tất cả mọi văn thư hay bài huấn dụ thuộc nội bộ Giáo Hội của ngài.

 

V́ ḷng tôn sùng Thánh Mẫu chân chính chẳng những có tính cách Kitô học mà c̣n liên hệ cả với Chúa Ba Ngôi nữa, như ngài đă nhờ Thánh Long Mộng Phố cảm nhận được trong thời gian có ơn gọi làm linh mục, một cảm nhận ngài đă chia sẻ trong cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm” (đă được trích dẫn trên đây): “Tư tưởng về khoa Thánh Mẫu Học của Thánh Long Mộng Phố được bắt nguồn từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thiên Chúa”, và ngài cũng đă lập lại cảm nhận này ở đầu bức Thông Điệp “Mẹ Đấng Cứu Chuộc”, ngay sau khi ngài trích dẫn lời Thánh Phaolô: “Khi tới thời gian viên trọn th́ Thiên Chúa đă sai Con ḿnh, hạ sinh bởi người nữ, hạ sinh theo lề luật, để cứu chuộc những ai lệ thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được ơn làm nghĩa tử. Và v́ anh chị em là con mà Thiên Chúa đă sai Thần Linh Con Ngài đến với tâm can của chúng ta, vang lên ‘Abba! Lạy Cha’ (Gal 4:4-6)”, như sau: “những lời này tôn tụng chung cả t́nh yêu của Chúa Cha, sứ vụ của Chúa Con và tặng ân của Thần Linh…”. Sau đây là ba đoạn được trích trong 3 bài Giáo Lư về Thánh Mẫu được ngài chia sẻ để kết thúc từng loạt bài Giáo Lư dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 về từng Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa:

 

Thánh Mẫu với Chúa Cha:

 

Nơi Mẹ, ‘Nữ Tử dấu ái của Chúa Cha’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 53), dự án thần linh yêu thương nhân loại được tở hiện. V́ nhắm tuyển lựa Mẹ làm mẹ cho Con của ḿnh, Chúa Cha đă chọn Mẹ giữa tất cả mọi tạo vật và đă nâng Mẹ lên tới một phẩm vị cao cả nhất, cũng như lên tới một sứ vụ trọng đại nhất trong việc phục vụ dân của Ngài.

 

“Dự án của Chúa Cha bắt đầu được mạc khải qua ‘Protoevangelium’ (phúc âm tiên khởi), khi mà, sau lúc Adong và Evà sa ngă phạm tội, Thiên Chúa loan báo cho biết rằng Ngài sẽ gây mối thù giữa con rắn và người nữ: chính người con trai của người nữ sẽ đạp nát đầu con rắn (x.Gen 3:15).

 

“Lời hứa này đă được nên trọn trước hết ở biến cố Truyền Tin, khi Mẹ Maria được mời gọi trở nên một Người Mẹ của Đấng Cứu Thế”. (Bài 79, ngày 5/1/2000, đoạn 1)

 

Thánh Mẫu với Chúa Con:

 

Trong thảm kịch Canvê, đức tin của Mẹ Maria cũng không hề xao xuyến. Đối với đức tin của các môn đệ th́ thảm cảnh này thật là quá sức. Chỉ nhờ có tác dụng của lời Chúa Giêsu cầu nguyện mà Phêrô, cùng với các tông đồ khác cũng bị thử thách, đă có thể tiếp tục theo con đường đức tin để trở nên các chứng nhân cho việc Chúa Phục Sinh.

 

“Khi viết rằng Mẹ Maria đứng dưới chân Thập Giá, Thánh kư Gioan (x.19:25) cho chúng ta thấy rằng Mẹ Maria vẫn đầy can đảm trong giây phút khẩn trương nhất. Giây phút khẩn trương này thực là giai đoạn khó vượt nhất trong ‘cuộc hành tŕnh đức tin’ của Mẹ (x.Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 58). Thế nhưng, v́ Mẹ vẫn vững mạnh đức tin nên Me đă có thể đứng đó. Bị thử thách, Mẹ Maria vẫn tiếp tục tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, và tin rằng, bằng hy hiến của Người, Người sẽ biến đổi định mệnh con người”. (ngày 6-5-98, bài 15, đoạn 5)

 

Thánh Mẫu với Thánh Thần:

 

Từ Thập Giá, Đấng Cứu Thế muốn đổ xuống trên nhân loại những gịng sông chảy nước sự sống (x.Jn.7:38), tức là đổ xuống dồi dào Thánh Linh. Thế nhưng, Người muốn việc trào đổ ân sủng này phải được gắn liền với dung nhan của một người mẹ, Mẹ của Người. Vậy Mẹ Maria đă hiện lên như một tân Evà, một người mẹ sinh linh, hay Nữ Tử Sion, người mẹ của tất cả mọi dân nước. Tặng ân mẫu thân phổ quát này được bao gồm trong sứ vụ cứu chuộc của Đấng Thiên Sai: ‘Sau đó, biết rằng tất cả đă hoàn tất, Chúa Giêsu…’, Thánh Kư viết lời này ngay sau hai câu: ‘Này bà, người con của bà đó!’ và ‘Đó là người mẹ của con!’ (Jn.19:26-28).

 

“Nơi khung cảnh này, chúng ta mới có thể hiểu được sự ḥa điệu của ư định Thiên Chúa liên quan đến vai tṛ của Mẹ Maria trong tác động cứu độ của Chúa Thánh Thần. Nơi mầu nhiệm Nhập Thể, Mẹ đă đóng một vai tṛ trọng yếu trong việc Mẹ cộng tác với Thần Linh; nơi mầu nhiệm hạ sinh và tăng trưởng con cái Thiên Chúa, việc trợ giúp từ mẫu của Mẹ Maria cũng gắn liền với tác động của Chúa Thánh Thần”.  (ngày 9/12/98, bài 43 đoạn 3).

 

Năm Mân Côi và Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria

 

Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” là văn kiện mở màn cho Năm Mân Côi (16/10/2002-19/10/2003) và về Kinh Mân Côi của vị Giáo Hoàng được qua đời vào chính đêm Thứ Bảy Đầu Tháng (2/4/2005), cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Nội dung của Tông Thư Kinh Mân Côi ra sao? Và tại sao ngài lại mở Năm Mân Côi vào thời điểm này, mà không vào thời điểm khác? Theo ngài, là v́ “Totus Tuus”, là v́ ngài đă dâng phú cho Mẹ cả bản thân ngài lẫn giáo triều của ngài, một giáo triều đă trọn 24 năm và tiến vào năm thứ 25. Ngài đă bày tỏ như thế trong buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần vào chính ngày 16/10/2002, ngày kỷ niệm đúng 24 năm biến cố ngài được bầu làm giáo hoàng. Sau đây là nguyên văn những ǵ ngài đă nói liên quan cả về nội dung Tông Thư Kinh Mân Côi lẫn ư nghĩa việc ngài mở Năm Mân Côi:

 

1.-   Trong cuộc trở về Balan của Tôi mới đây, Tôi đă dâng lên Đức Mẹ những lời sau đây: ‘Hỡi Mẹ Rất Thánh, [,,,] xin Mẹ cũng hăy ban cho con sức mạnh về cả thể xác lẫn tinh thần, để con có thể chu toàn đến cùng sứ mệnh Đấng Phục Sinh đă ủy nhiệm cho con. Con dâng lên Mẹ tất cả mọi hoa trái của cuộc đời con cũng như của thừa tác vụ con làm, con kư thác cho Mẹ tương lai của Giáo Hội; […] con tin tưởng nơi Mẹ và con xin thưa cùng Mẹ một lần nữa là: ‘Totus tuus, Maria! Totus tuus!’, ‘Ôi Maria, tất cả của con là của Mẹ! Tất cả của con là của Mẹ!’ Amen”. (Kalwaria Zebrzydowska, Aug. 19, 2002). Hôm nay, Tôi lập lại cũng những lời này để cảm tạ Thiên Chúa về 24 năm Tôi phục vụ Giáo Hội nơi Ṭa Thánh Phêrô. Vào ngày đặc biệt này, một lần nữa, Tôi xin trao phó vào bàn tay Mẹ Thiên Chúa sự sống của Giáo Hội cùng với sự sống của nhân loại đang bị thử thách đau thương. Tôi cũng xin kư thác tương lai của Tôi cho Mẹ. Tôi đặt tất cả nơi tay Mẹ, để Mẹ lấy t́nh yêu từ mẫu của Mẹ mà hiến dâng mọi sự cho Con Mẹ, “hầu chúc tụng vinh quang của Người” (Eph 1:12).

 

2.-   Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc của con người, là tâm điểm của đức tin chúng ta. Mẹ Maria không làm cho Người bị lu mờ đi, cũng không làm lu mờ đi công cuộc cứu độ của Người. Được mông triệu về trời cả hồn lẫn xác, Đức Trinh Nữ, người đầu tiên được hoan hưởng các hoa trái tử nạn và phục sinh của Con ḿnh, Mẹ là Vị dẫn chúng ta đi con đường chắc chắn nhất đến với Chúa Kitô, đích điểm tối hậu của tác hành cũng như của tất cả đời sống chúng ta. Bởi thế, khi ngỏ lời cùng toàn thể Giáo Hội trong tông thư “Vào Lúc Mở Màn Cho Một Ngàn Năm Mới - Novo Millennio Ineunte”, Tôi đă thêm vào lời Chúa Kitô kêu gọi “hăy thả lưới ở chỗ nước sâu” là “trong cuộc hành tŕnh này, chúng ta được Đức Trinh Nữ Maria hỗ trợ, Đấng […] đă được Tôi kư thác ngàn năm thứ ba trước sự hiện diện của một số đông các vị giám mục […]” (số 58). Và, trong việc mời gọi các tín hữu hăy không ngừng chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa Kitô, Tôi đă hết ḷng mong muốn trong việc chiêm ngưỡng ấy, Maria, Mẹ của Người, phải là vị tôn sư chỉ dạy cho tất cả mọi người.

 

3.-   Hôm nay, Tôi muốn thể hiện ḷng ước muốn này một cách rơ ràng hơn nữa, bằng hai cử chỉ tiêu biểu. Trong ít phút nữa đây, Tôi sẽ kư bức tông thư “Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria - Rosarium Virginis Mariae”. Chưa hết, cùng với việc ban hành văn thư nói về kinh nguyện mân côi này, Tôi cũng công bố một năm kéo dài từ Tháng Mười 2002 tới Tháng Mười 2003, đó là “Năm Mân Côi”. Tôi làm như vậy, chẳng những v́ đây là năm thứ 25 giáo triều của Tôi, mà c̣n v́ là dịp kỷ niệm 120 năm thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” được Vị Tiền Nhiệm của Tôi là Đức Lêô XIII ban hành vào ngày 1/9/1883 để mở màn cho một loạt các văn kiện đặc biệt khác của Ngài về kinh mân côi. Ngoài ra, c̣n có một lư do nữa, đó là trong lịch sử của Các Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm c̣n có một truyền thống tốt lành, ở chỗ, sau Năm Thánh dâng kính Chúa Kitô và tôn kính công cuộc Cứu Chuộc của Người c̣n có một năm dâng kính cho Mẹ Maria nữa, như thể muốn kêu cầu với Mẹ để Mẹ giúp cho các ân sủng đă nhận lănh từ Năm Thánh được sinh hoa kết trái.


4.-   Có lẽ không c̣n phương tiện nào tốt hơn kinh nguyện mân côi đối với nỗ lực cần thiết nhưng hết sức sâu xa trong việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô? Tuy nhiên, để làm điều này, chúng ta cần phải tái nhận thức cái thâm sâu của mầu nhiệm được chất chứa nơi tính cách giản dị của kinh nguyện rất được truyền thống phổ thông yêu chuộng này. Thật vậy, theo kết cấu của ḿnh, kinh nguyện Thánh Mẫu trước hết là việc suy niệm về các mầu nhiệm thuộc đời sống và hoạt động của Chúa Kitô. Bằng việc lập đi lập lại tiếng kêu cầu “Kính mừng Maria”, chúng ta sâu xa suy nghĩ về những biến cố chính yếu của sứ vụ Con Thiên Chúa thực hiện trên thế gian, những biến cố được Phúc Âm và Truyền Thống lưu truyền cho chúng ta. Để bản tổng hợp Phúc Âm này được trọn vẹn hơn, cũng như để thêm khởi sắc, trong tông thư Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria “Rosarium Virginis Mariae”, Tôi đă đề ra năm mầu nhiệm khác nữa, thêm vào những mầu nhiệm vốn được suy niệm trong kinh mân côi, và Tôi đă gọi 5 mầu nhiệm mới này là “những mầu nhiệm ánh sáng”. Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Dược Đăng cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn. Mục đích của việc đề ra này là để mở rộng chân trời kinh mân côi, nhờ đó, ai lần hạt mân côi với ḷng sùng mộ chứ không phải một cách máy móc mới có thể càng đi sâu hơn nữa vào nội dung của Tin Mừng và càng kết hợp hơn nữa cuộc sống của ḿnh với cuộc sống của Chúa Kitô.

 

Việc ngài mở Năm Mân Côi ngay giữa Đại Năm Thánh (25/12/1999-6/1/2001) mừng Mầu Nhiệm “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” Nhập Thể và Năm Thánh Thể (17/10/2004-23/10/2005) về Mầu Nhiệm “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” Sự Sống, phải chăng theo chiều hướng, như ngài đă đề cập tới trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, như được trích dẫn trên đây: “Mẹ Maria là vị dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô, thế nhưng, vào lúc ấy, tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng Chúa Kitô dẫn chúng ta tới với Mẹ của Người nữa”. Đại Năm Thánh 2000 trước Năm Mân Côi, chẳng những đúng như Đức Thánh Cha nói trên đây, là theo thông lệ theo sau Năm Thánh về Chúa, mà c̣n như thể “Chúa Kitô dẫn chúng ta tới với Mẹ của Người”, và Năm Mân Côi trước Năm Thánh Thể như thể “Mẹ Maria là vị dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô”.

 

Việc Cầu Kinh Mân Côi

 

Nếu nội dung và chủ đích của Tông Thư “Mở Màn cho Một Tân Thiên Kỷ” được ngài ban hành vào ngày bế mạc Đại Năm Thánh 2000, 6/1/2001, là để kêu gọi Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba Kitô Giáo “Duc in altum – Ra chỗ nước sâu thả lưới đánh cá”, mà chỗ nước sâu đây là ǵ nếu không phải là việc sâu xa sống đức tin, và c̣n ai có một đức tin sâu xa như Mẹ, một đức tin đầy ơn phúc (x Lk 1:45; 11:28). Việc sống đức tin sâu xa đây được thể hiện như thế nào, nếu không phải, theo chiều hướng của cùng bức Tông Thư này (phần 2), đó là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, mà việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô này không thể nào trọn vẹn nếu không với Mẹ Maria, nếu không bằng đức tin đồng công của Mẹ, tuyệt đối tin vào Thiên Chúa, liên lỉ tin vào các mầu nhiệm của Người Con Thiên Chúa Nhập Thể và Vượt Qua, những mầu nhiệm là hồn sống của Kinh Mân Côi. Cầu Kinh Mân Côi là cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, như ngài đă đề cập tới chi tiết này ở ngay đầu đoạn 4 của huấn từ cho buổi triều kiến chung trên đây, hay trong chính Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ở đoạn 3.

 

Thế nhưng, dầu sao Kinh Mân Côi, đúng hơn Mầu Nhiệm Mân Côi cũng chỉ là những ǵ nhắc nhở lại những biến cố lịch sử thuộc về quá khứ mà thôi, chứ không phải là những ǵ hiện thực và sống động, như Hiến Tế Thánh Thể của “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” được Giáo Hội cử hành nơi Phụng Vụ. Phải chăng đó là lư do Năm Mân Côi phải được m ra trước Năm Thánh Thể, để “Mẹ Đấng Cứu Chuộc” giúp chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô từ các Mầu Nhiệm Mân Côi đến chính Mầu Nhiệm Thánh Thể. Đức Gioan Phaolô II đă xác nhận tính cách dạo khúc của Kinh Mân Côi đối với việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể ở đoạn 4.

 

Nói đến Biến Cố Fatima là nói đến danh hiệu “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” của Mẹ Maria, như Mẹ tự nhận ḿnh vào lần hiện ra cuối cùng với 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13/10/1917, và như Mẹ lần nào hiện ra, trong cả 6 lần, đều kêu gọi “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”. Không ai có thể chối căi là bản thân Đức Gioan Phaolô II đă thực hiện việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” này. Ngài chẳng những làm riêng, mà c̣n, những khi có thể, phát động làm chung nữa, điển h́nh nhất là ngày 14/8/1983, lần ngài viếng thăm Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức lần đầu tiên. Sau đó, ngài c̣n tiếp tục thực hiện ít là những lần công khai được ghi nhận sau đây: ngày 7/10/1995 ở Vương Cung Thánh Đường Saint Patrick, Nữu Ước Hoa Kỳ, ngày 4/5/1996 ở Vương Cung Thánh Đường Mẹ Mông Triệu của Giáo Phận Como Ư quốc, ngày 5/10/1996 và 3/5/1997 ở Đền Thờ Thánh Phaolô Rôma, ngày 7/6/1997 ở Đền Thánh Đức Mẹ Ludzmierz Balan, ngày 5/7/1997 và 6/6/1998 ở Khuôn Viên Thánh Damascô Vatican, ngày 2/8/1997 và 6/9/1997 ở khuôn viên tông dinh nghỉ mát Castel Gandolfo. Lần cuối cùng ngài cầu Kinh Mân Côi chung với cộng đồng Dân Chúa là ngày 14/8/2004, lần ngài viếng thăm Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức lần thứ hai cũng là lần sau hết, trong lần này, ngài đă ngỏ lời huấn dụ cùng đoàn tín hữu Hành Hương Thánh Mẫu để kết thúc cuộc Cung Nghinh Thánh Mẫu Cầu Kinh Mân Côi như sau, những lời lẽ như nhắc nhở con cái ḿnh hăy tôn kính Mẹ Maria hiển vinh và nhờ Mẹ đến với Chúa Kitô Phục Sinh:

 

Năm nay, vị Giáo Hoàng đây cũng tham gia với anh chị em nơi hành động tôn sùng và mến yêu đối với Đức Nữ Trinh Rất Thánh này, người nữ hiển vinh của Sách Khải Huyền, được đội triều thiên 12 ngôi sao (x Rev 12:1). Cầm trong tay cây đuốc sáng, chúng ta nhớ lại và tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh. Nơi Người toàn thể đời sống của chúng ta được chiếu soi và hy vọng”.

 

Hành Hương Thánh Mẫu

 

Để mở màn cho giáo triều của ḿnh, việc đầu tiên, ngay một tuần sau Lễ Đăng Quang của ḿnh, vị Giáo Hoàng Totus Tuus này đă thực hiện, đó là đến kính viếng Đền Thánh Mẫu Đức Trinh Nữ Maria ở Mentorella Rôma ngoài thành Vatican ngày 29/10/1978, cũng ngay trong Tháng 10, tháng Thánh Mẫu cũng là Tháng Giáo Hoàng của ngài (như vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă đề cập tới chi tiết này trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 16/10/2005), để rồi, không hẹn mà ḥ, ngài cũng đă chấm dứt 104 chuyến tông du mục vụ của ḿnh ngoài nước Ư ở Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức ngày 15/8/2004, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Lần đầu tiên ngài đến Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức này là thời khoảng 14-15/8/1983, trong Năm Thánh Cứu Chuộc (25/3/1983-22/4/1984), v́ đối với ngài, “Mẹ Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Mater” là vị bất khả phân ly với chính “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”. 

 

Nói đến việc kính viếng Linh Địa Thánh Mẫu của ngài, lịch sử Giáo Hội c̣n ghi nhận ngài đă đến Linh Địa Thánh Mẫu Fatima 2 lần: Lần thứ nhất vào thời khoảng 12-15/5/1982 để tạ ơn Mẹ đă cứu mạng ngài trong cuộc ám sát ở Quảng Trường Thánh Phêrô đúng một năm trước đó, nhất là để hiến dâng chung thế giới và riêng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, đáp ứng yêu cầu của Trời Cao, đúng như những ǵ được nữ tu Lucia đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII trong bức thư đề ngày 18/8/1940; lần thứ hai vào thời khoảng 12-13/5/2000, dịp phong Chân Phước cho hai thiếu nhi Phanxicô và Giaxinta (trong 3 Thiếu Nhi Fatima đă được thị kiến Mẹ Maria trong Biến Cố Fatima năm 1917), và tuyên bố sẽ tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba c̣n lại (là phần có liên quan đến việc ngài bị ám sát như ngài cảm nhận), một bí mật đă được Ṭa Thánh, qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin công bố chính thức vào ngày 26/6/2000.

 

Sau đây là những lời cuối cùng của vị Giáo Hoàng Totus Tuus cho các cuộc Hành Hương Thánh Mẫu nói riêng và cho các lời Huấn Từ về Thánh Mẫu nói chung, những lời trực tiếp liên quan tới Thụ Nhân Cứu Chuộc là con người thời đại, đối tượng của “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, những lời ngài đă phải tận dụng hơi tàn sức kiệt của ḿnh để lên tiếng giảng trong Thánh Lễ được cử hành hôm Lễ Mẹ Mông Triệu tại chính địa điểm Mẹ hiện ra ở Lộ Đức như sau:

 

Anh chị em thân mến! Từ động Massabielle này, Vị Trinh Nữ Maria đây nói với cả chúng ta nữa, thành phần Kitô hữu của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hăy lắng nghe Mẹ!


Hăy lắng nghe Mẹ, hỡi giới trẻ là thành phần t́m kiếm một câu đáp có thể cống hiến cho cuộc đời của các bạn ư nghĩa; Ở nơi đây, các bạn có thể t́m thấy câu giải đáp ấy. Nó là một câu giải đáp gay go, tuy nhiên nó lại là câu trả lời duy nhất thực sự làm thỏa măn. V́ nó chất chứa cái bí mật của niềm vui và an b́nh thực sự.


”Từ hang động này, tôi đặc biệt kêu gọi nữ giới. Hiện ra ở nơi đây, Mẹ Maria đă kư thác sứ điệp của Mẹ cho một em gái trẻ tuổi, như thể Mẹ muốn nhấn mạnh đến sứ vụ đặc biệt của nữ giới trong thời đại của chúng ta đây, một sứ vụ thực sự đang bị lôi cuốn bởi chiều hướng duy vật và trần tục: một sứ vụ trong xă hội ngày nay phải trở thành một chứng nhân cho những giá trị thiết yếu chỉ được thấy bằng con mắt tâm hồn. Hỡi nữ giới, chị em là thành phần mang trách nhiệm làm những người lính canh của Đấng Vô H́nh! Tôi thiết tha kêu gọi hết mọi anh chị em, anh chị em thân mến, hăy làm mọi sự có thể để bảo đảm rằng sự sống, mỗi một sự sống và mọi sự sống, được tôn trọng từ khi được thụ thai cho đến khi tự nhiên qua đi. Sự sống là một tặng ân thánh hảo, không ai có thể cho ḿnh có quyền làm chủ nó.


”Sau hết, Đức Mẹ Lộ Đức gửi một sứ điệp cho hết mọi người. Đó là hăy trở thành những con người nam nữ của tự do! Thế nhưng, xin nhớ rằng: niềm tự do của con người là một niềm tự do đă bị tội lỗi làm tổn thương. Nó là một niềm tự do tự bản chất cũng cần phải được giải thoát. Chúa Kitô là vị giải phóng của nó; Người là Đấng ‘v́ tự do đă giải phóng cho chúng ta’ (cf. Gal 5:1). Hăy bênh vực niềm tự do ấy!

 

”Quí bạn thân mến, về vấn đề này chúng ta biết rằng chúng ta có thể tin tưởng vào Mẹ Maria, vị mà, v́ không bao giờ nhường bước cho tội lỗi, là tạo vật duy nhất hoàn toàn tự do. Tôi xin trao phó quí bạn cho Mẹ. Hăy bước đi bên Mẹ Maria khi quí bạn hành tŕnh tiến tới chỗ hoàn toàn làm trọn nhân tính của ḿnh!

 

Việc Tin Tưởng Kư Thác Hiến Dâng

 

Ngoài lời hiến dâng biến đổi lịch sử thế giới vào ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1984, bế mạc Năm Cứu Chuộc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II c̣n thực hiện một số lần hiến dâng khác nữa cho Mẹ, chẳng hạn lần ngài hiến dâng loài người và tổ quốc của ngài cho Mẹ ở Đền Thánh Mẫu Balan Kalwaria Zebrzydowska ngày 19/8/2002, dịp kỷ niệm 400 năm của khu đền thánh này, và lần ở Tháp Trụ ở Rôma vào Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2003. Ở đây chỉ xin trích lại một số đoạn quan trọng những lần hiến dâng tiêu biểu ấy thôi.

 

Lời hiến dâng biến đổi lịch sử thế giới vào ngày Lễ Mẹ Thai Lời ngày 25/3/1984

 

Chúng con hôm nay đặt ḿnh trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi. Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ư của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay. Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay! Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.

 

Lời hiến dâng loài người và Balan ở Đền Thánh Mẫu Kalwaria Zebrzydowska ngày 19/8/2002

 

“Vậy hỡi Đấng Bầu Cử rất khoan nhân,
xin mắt Mẹ hăy nh́n đến chúng con,
để sau cuộc lưu đầy của chúng con, Mẹ chỉ cho chúng con thấy
hoa trái quả phúc của ḷng Mẹ là Chúa Giêsu.
Ôi Trinh Nữ Maria dịu hiền, ưu ái, ngọt ngào!
Hỡi Tôn Nữ của ân sủng, xin Mẹ hăy nh́n đến dân tộc này
Một dân tộc đă trung thành với Mẹ và Con Mẹ qua nhiều thế kỷ.
Xin Mẹ hăy nh́n đến đất nước này,
Một đất nước đă luôn đặt niềm hy vọng của ḿnh nơi t́nh yêu từ mẫu của Mẹ.
Xin Mẹ hăy ghé mắt t́nh thương nh́n đến chúng con,
Xin Mẹ hăy ban cho chúng con những ǵ con cái của Mẹ cần đến nhất.
Xin Mẹ hăy mở ḷng của thành phần dư dật trước những nhu cầu của thành phần nghèo khó và khổ đau.
Xin Mẹ cho những ai thất nghiệp có công ăn việc làm.
Xin Mẹ giúp cho những ai bần cùng có nhà để ở.
Xin Mẹ ban cho các gia đ́nh t́nh yêu làm cho họ có thể thắng vượt được tất cả mọi khó khăn.
Xin Mẹ hăy tỏ cho giới trẻ con đường và chân trời tương lai.
Xin Mẹ hăy lấy áo choàng của Mẹ che chở các trẻ em cho họ khỏi bị gương mù gương xấu.
Xin Mẹ hăy củng cố các cộng đồng tu tŕ bằng ơn đức tin, đức cậy và đức mến.
Xin Mẹ hăy ban cho các linh mục ơn biết theo chân của Con Mẹ trong việc hiến cuộc sống ḿnh mỗi ngày cho đàn chiên.
Xin Mẹ ban cho các vị Giám Mục ánh sáng của Thánh Linh, để các ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội này đến cửa Vương Quốc Con Mẹ theo một con đường thẳng duy nhất.
Hỡi Người Mẹ Rất Thánh là Đức Bà Canvê,
Xin cũng ban cho con sức mạnh phần xác và tinh thần,
Để con có thể thi hành cho đến cùng sứ vụ mà Chúa Kitô Phục Sinh đă trao cho con.
Con xin dâng về Mẹ tất cả mọi hoa trái của cuộc đời và thừa tác vụ của con;
Con xin kư thác tương lai của Giáo Hội cho Mẹ;
Con xin dâng tổ quốc của con cho Mẹ;
Con tin tưởng nơi Mẹ và một lần nữa con tuyên xưng rằng:
Totus Tuus, Maria!
Tất cả của con là của Mẹ. Amen”. (đoạn 5)

 

Lời hiến dâng loài người ở Tháp Trụ Piazza di Spagna Rôma vào Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2003

 

ĐTC Gioan Phaolô II, mặc áo choàng đỏ, trong luồng gió lạnh buổi chiều, đă đến viếng ảnh Mẹ Chúa Kitô đúng như Ngài đă đề cập trong huấn từ truyền tin buổi trưa. Mặc dù khàn tiếng và có những lúc hết hơi, Đức Gioan Phaolô II cũng đă đọc trọn lời nguyện cầu của Ngài sau đây:

 

1.     Nữ Vương ban sự bằng an, cầu cho chúng con!

Vào dịp lễ Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm,
Ôi Maria, con đến để kính tôn Mẹ,
Ở dưới chân bức ảnh mà từ Piazza de Spagna
Mẹ ghé mắt từ mẫu trông đến thành phố Rôma cổ kính này, và đối với con rất dấu yêu này.
Buổi chiều tối này con đến đây để viếng thăm Mẹ với ḷng thành thực sùng kính của con.
Đó là cử chỉ được vô số người Rôma hợp với con ở Piazza này đây,
những người luôn cảm mến hỗ trợ con
trong suốt những năm con phục vụ ở Ngai Ṭa Phêrô.

Con đến đây để cùng với họ bắt đầu 
tiến đến cuộc mừng kỷ niệm 150 năm
tín điều chúng con hôm nay hân hoan mừng Mẹ với t́nh con cái.

 

2.     Nữ Vương ban sự bằng an, cầu cho chúng con!
Chúng con hết ḷng cảm kích hướng mắt về Mẹ,
Chúng con hết ḷng tin tưởng chạy đến với Mẹ
vào những lúc đầy những bất ổn và sợ hăi lo âu
bao trùm số phận hiện tại và tương lai của trái đất chúng con đây.
Chúng con dâng lên Mẹ là con người đầu tiên được Chúa Kitô cứu chuộc,
được thực sự giải thoát khỏi bị làm tôi cho sự dữ và tội lỗi,
những lời khẩn nguyện chân thành và tin tưởng của chúng con đây:

 

Xin Mẹ hăy lắng nghe tiếng kêu than đau đớn của những nạn nhân chiến tranh
cũng như của rất nhiều h́nh thức bạo lực
làm nhuốm máu trái đất này.
Xin Mẹ hăy đánh tan tối tăm buồn đau và cô độc,
hận thù và trả đũa,
Xin Mẹ hăy mở ḷng trí của tất cả mọi người ra để họ biết tin tưởng nhau và thứ tha cho nhau!

 

3.     Nữ Vương ban sự bằng an, cầu cho chúng con!
Lạy Mẹ t́nh thương và niềm hy vọng,
xin Mẹ hăy xin cho con người nam nữ của thiên kỷ thứ ba này
tặng ân ḥa b́nh quí báu:
b́nh an trong tâm hồn và trong gia đ́nh,
trong cộng đồng và giữa các dân tộc,
b́nh an nhất là cho những quốc gia
ngày ngày chiến tranh và chết chóc không ngừng.

Xin Mẹ giúp cho hết mọi người cũng như cho tất cả mọi gịng dơi và văn hóa
được gặp gỡ và chấp nhận Chúa Giêsu,
Đấng đến thế gian trong mầu nhiệm Giáng Sinh
để ban cho chúng con ‘b́nh an’ của Người.

Maria, Nữ Vương Ḥa B́nh,
xin ban cho chúng con Chúa Kitô là ḥa b́nh thực sự của thế giới này!

 

 


3.-  “Totus Tuus”: Tác Hiệu

 

 “Mẹ Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”: “Đừng Sợ”

 

Đức Gioan Phaolô II cho biết nguồn gốc của “Totus Tuus” xuất phát từ Linh Đạo Thánh Mẫu của Thánh Long Mộng Phố, và ngài đă hết sức hiện thực “Totus Tuus” qua giáo huấn và tác động đầy tính cách Thánh Mẫu của ngài. Thế nhưng, ngài c̣n tiết lộ một chi tiết rất đặc biệt nữa nơi “Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II”, một chi tiết liên hệ giữa chiều kích “Mẹ Đấng Cứu Chuộc” và thành phần Thụ Nhân Cứu Chuộc được ngài trấn an “Đừng sợ”, một chi tiết, có thể nói, chẳng những cho thấy chủ đích của việc ngài chọn khẩu hiệu “Totus Tuus” mà c̣n cho thấy được thành quả hay tác hiệu vượt bực ngoài cả sức tưởng tượng của ngài (nhất là vụ ngài bị ám sát thoát chết liên quan tới Biến Cố Đông Âu). Chi tiết quan trọng cho thấy ngài luôn thực hiện việc phó dâng và sống tin tưởng nơi “Người Mẹ Đấng Cứu Chuộc” này đă được ngài cho biết trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh ngữ, trang 220-221).

 

Đến đây, một lần nữa, chúng ta cần trở lại với Totus Tuus. Nơi những câu hỏi trước đây của bạn về Người Mẹ của Thiên Chúa cũng như về nhiều mạc khải tư đă xẩy ra, nhất là trong hai thế kỷ vừa qua. Tôi đă giải đáp bằng việc giải thích ḷng tôn sùng Mẹ Maria đă phát triển ra sao nơi cuộc sống của bản thân tôi, bắt đầu từ tỉnh lỵ tôi sinh sống, đến đền thánh Kalwaria, sau cùng là tới Jasna Góra. Jasna Góra đă thuộc về lịch sử của quê hương tôi trong thế kỷ thứ 17, như một thứ ‘Đừng sợ!’ được Chúa Kitô nói qua môi miệng của Mẹ Người. Vào ngày 22/10/1978, khi tôi thừa kế Tác Vụ của Thánh Phêrô ở Rôma, th́ đó chính là cái cảm nghiệm và ḷng tôn sùng Mẹ Maria nơi đất nước của tôi, những ǵ tôi đă mang theo ḿnh hơn bất cứ một cái ǵ khác.

 

“’Đừng sợ!’ Chúa Kitô nói với các vị tông đồ (x Lk 24:36) cũng như nói cùng các người phụ nữ (x Mt 28:10) sau khi Phục Sinh. Theo các Phúc Âm th́ những lời này không được ngỏ cùng Mẹ Maria. Đức tin của Mẹ mănh liệt, Mẹ không biết sợ. Việc Mẹ Maria thông dự vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô đă sáng tỏ đối với tôi trước hết từ cảm nghiệm của dân tộc tôi. Đức Hồng Y Stefan Wyszynski đă nói với tôi rằng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y August Hlond, đă nói những lời tiên tri này trước khi chết: ‘Nếu có được một cuộc chiến thắng th́ cuộc chiến thắng này xẩy ra nhờ Mẹ Maria’. Trong khi thi hành thừa tác mục vụ của ḿnh ở Balan, chính tôi thấy được rằng những lời này xẩy ra đúng biết bao.

 

“Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, lúc tôi có liên hệ hơn nữa với các vấn đề của Giáo Hội hoàn vũ, tôi đă tiến đến chỗ có cùng một niềm xác tín như thế: Ở tầm cấp hoàn vũ này, nếu có được cuộc chiến thắng nào th́ đều là những cuộc chiến thắng được Mẹ nhúng tay vào. Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ, v́ Người muốn các cuộc chiến thắng của Giáo Hội hiện nay và tương lai đều liên hệ với Mẹ.

 

“Tôi có được niềm xác tín này cho dù tôi không biết nhiều về Fatima. Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng có một sự liên tục nào đó giữa La Salette, Lộ Đức và Fatima – và trong quá khứ trước nữa, với cả Jasna Góra Balan nước tôi nữa.

 

“Vậy là chúng ta tiến đến với ngày 13/5/1981, ngày tôi bị đă thương bởi những viên đạn bắn vào người ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Mới đầu, tôi không để ư tới sự kiện là cuộc cố sát này đă xẩy ra vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra với 3 thiếu nhi Fatima ở Bồ Đào Nha và nói với các em những lời mà giờ đây, vào cuối thế kỷ này, dường như đă gần được nên trọn.

 

“Qua biến cố ấy, không phải hay sao, Chúa Kitô có lẽ muốn nói lại một lần nữa rằng: ‘Đừng sợ’? Không phải hay sao, Người đă lập lại lời huấn dụ Phục Sinh ấy cho vị Giáo Hoàng này, cho Giáo Hội, và một cách gián tiếp cho toàn thể nhân loại?”.

 

“Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ”: Bí Mật Fatima phần hai ứng nghiệm

 

Những lời chia sẻ rất chân thành trên đây của Đức Gioan Phaolô II cho thấy là ngài, qua câu: “Mẹ Maria hiện ra với 3 thiếu nhi Fatima ở Bồ Đào Nha và nói với các em những lời mà giờ đây, vào cuối thế kỷ này, dường như đă gần được nên trọn”, muốn nói tới lời tiên tri của Mẹ Maria ở Fatima, cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai, thế này: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh”.

 

Những lời tiên báo của Mẹ Maria ở Fatima ngày 13/7/1917 này quả thực đă xẩy ra đúng từng chấm từng phẩy. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đă không thực sự “thắng” hay sao, khi mà, trước hết, Đức Gioan Phaolô II đă hợp cùng hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984 ở Giáo Đô Vatican; sau đó, Nước Nga đă trở lại, bằng cách tự động (chứ không phải bởi áp lực kinh tế hay chính trị từ khối tư bản trong thời Chiến Tranh Lạnh) giải thể chế độ và từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản; và nhờ đó, thế giới đă được hưởng một thời gian ḥa b́nh… Một thời gian ḥa b́nh bao lâu? Phải chăng thời gian bao lâu này là những ǵ được hàm ẩn nơi lời “dường như đă gần được nên trọn” của Đức Gioan Phaolô II trên đây, những lời ngài nói sau khi Nước Nga đă trở lại, qua tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” được xuất bản năm 1994.

 

Theo lịch sử diễn tiến cho thấy th́ “thế giới được hưởng một thời gian ḥa b́nh” là 10 năm. Không phải hay sao, nếu tính từ năm 1991, năm Nước Nga trở lại, th́ biến cố 9/11 (2001) ở Hoa Kỳ, một biến cố khủng bố tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật của một nhóm thuộc thế giới Hồi Giáo, một biến cố từ đó đă đẩy thế giới vào một giai đoạn lịch sử mới, hoàn toàn mới: một thế giới bạo loạn hơn bao giờ hết, một nhân loại hận thù sát hại nhau hơn bao giờ hết! Việc xuất hiện của một lực lượng thứ ba, đó là lực lượng khủng bố xuất phát từ một số thành phần thuộc Hồi Giáo, (sau lực lượng Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu năm 1989, nhất là Nga Sô năm 1991), một lực lượng thứ ba ngang nhiên ra mặt chống Hoa Kỳ là đệ nhất cường quốc tiêu biểu cho lực lượng tư bản và khối Tây Phương, phải chăng là những ǵ đă ứng nghiệm lời tiên báo của Thánh Long Mộng Phố trong tác phẩm “Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh nhân ở đoạn số 58 nhất là 59, những đoạn được vị thánh tác giả này, ngay từ đầu thế kỷ 18, đă viết về việc Thiên Chúa chiến thắng qua Mẹ Maria, đúng như cảm nhận của Đức Gioan Phaolô II trên đây, liên quan đến lời kêu gọi mở đầu cho giáo triều của ngài: “Đừng sợ!”. Câu của Thánh Long Mộng Phố là thế này:

 

Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...” (cùng nguồn, đoạn 58).

 

Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của ḿnh thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” ( đoạn 59).

 

“Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ”: Vương Quốc của Thiên Chúa bao trùm…

 

Những lời trên đây của Thánh Long Mộng Phố chẳng những cho thấy việc Thiên Chúa chiến thắng qua Mẹ Maria, mà c̣n cả phương tiện được Ngài sử dụng trong tay Mẹ Maria để thực hiện cuộc chiến thắng này “là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, trong đó c̣n ai hơn (căn cứ vào những ǵ được thánh nhân diễn tả cùng đoạn và bản thân của vị giáo hoàng thứ 264 “đến từ một xứ sở xa xôi”) Đức Gioan Phaolô II. Ngoài ra, cũng trong lời tiên báo trên đây của Thánh Nhân, th́ thứ tự sụp đổ của ba vương quốc bị bao trùm bởi vương quốc của Thiên Chúa này, đó là, trước hết, “vương quốc của người vô đạo”, sau đó đến “vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng”, và  cuối cùng mới tới “vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo”.

 

Lịch sử đă cho thấy lời tiên báo này đă và đang trở thành sự thật, ở chỗ, vương quốc thứ nhất là vương quốc của người vô đạo, được hiện thân nơi chế độ vô thần Cộng Sản, thế mà, vương quốc này đă bị vương quốc của Thiên Chúa là Giáo Hội Công Giáo nói chung và thế lực thiêng liêng của Đức Gioan Phaolô II nói riêng bao trùm, qua hiện tượng tự động sụp đổ của Khối Cộng Sản Đông Âu năm 1989 và tự động giải thể của Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết năm 1991. (Nếu cả một lực lượng Cộng Sản đầu năo của Cộng Sản là Liên Sô và Đông Âu c̣n bị vương quốc của Thiên Chúa bao trùm như thế, th́ vấn đề tồn tại của tàn quân Cộng Sản nơi Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn chỉ là một hiện tượng chẳng những đang mờ dần trước nạn khủng bố toàn cầu hiện nay mà c̣n đang ch́m vào thế giới văn minh nhân quyền, gắng gượng bám víu lấy cái phao tư bản để sống c̣n trong trạng thái biến dạng).

 

Nếu vương quốc của Thiên Chúa, qua “Mẹ Đấng Cứu Chuộc”, đă quả thực, như lịch sử cho thấy, bao trùm vương quốc của thành phần vô đạo là Cộng Sản như thế, th́ vương quốc của Thiên Chúa sẽ bao trùm vương quốc của lực lượng tôn thờ ngẫu tượng là một thế giới Tây Phương duy nhân bản chỉ biết tôn thờ con ḅ vàng tuyệt đối tự do “pro choice” ở mọi lănh vực của cuộc sống văn minh vật chất và nhân quyền của ḿnh này ra sao? Có thể xẩy ra một trong hai trường hợp được suy đoán theo chiều hướng lịch sử: chiều hướng tự động đại kết Kitô Giáo và chiều hướng nhu cầu đại kết Kitô Giáo v́ Hồi Giáo.

 

Trước hết, về chiều hướng tự động đại kết Kitô Giáo có thể sẽ xẩy ra thế này. Nếu xuất thân từ Balan, từ Đông Âu, Đức Gioan Phaolô II đă làm cho Cộng Sản Đông Âu Sụp Đổ, kéo theo cả sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh (Berlin Wall) là biểu hiệu cho t́nh trạng phân cách Châu Âu, một Đông Âu và một Tây Âu, th́ Giáo Hoàng Biển Đức XVI, xuất thân từ Tây Âu, từ Đức Quốc, từ một quốc gia gây ra hai Thế Chiến trong thế kỷ 20, và cũng chính là nơi xuất phát ra phong trào Thệ Phản Cải Cách từ đầu thế kỷ 16, có thể là vị cũng sẽ được Thiên Chúa quan pḥng sử dụng để thực hiện cho một Âu Châu Hiệp Nhất như vậy. Bởi v́, chỉ khi nào Tây Phương, tiêu biểu là Âu Châu (chưa kể Bắc Mỹ), trở về với căn tính của ḿnh, qua việc Hiệp Nhất Kitô Giáo, bấy giờ họ mới có thể làm cho Âu Châu Hiệp Nhất, một Hiệp Nhất Âu Châu hiện đang quằn quại dẵm chân tại chỗ theo chiều hướng duy kinh tế và chính trị, và một khi Âu Châu Hiệp Nhất, th́ Kitô Giáo, hiện thân vương quốc của Thiên Chúa, “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo”.

 

Sau nữa, về chiều hướng chiều hướng nhu cầu đại kết Kitô Giáo v́ Hồi Giáo có thể xẩy ra như sau. Với những cuộc khủng bố tấn công liều mạng theo chủ nghĩa tuyệt mạng và bảo thủ cuồng tín của một số con người thuộc tín đồ Hồi Giáo, những cuộc khủng bố tấn công chẳng những vào các cơ sở đầu năo về chính trị và kinh tế của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, mà c̣n cả vào các nơi ăn chơi của người Tây Phương hay theo kiểu Tây Phương ở bất cứ nơi nào trên thế giới nữa (điển h́nh nhất ở Bali năm 2002), cuộc chiến này phần thắng có thể sẽ về tay Hồi Giáo. Họ thắng không phải v́ họ có vũ khí và lực lượng quân sự cùng kinh tế mạnh hơn Tây Phương, nhưng v́ Thiên Chúa muốn dùng họ để trừng phạt thế giới Tây Phương văn minh tội lỗi, như Ngài đă từng sử dụng “cái roi” Cộng Sản để trừng trị con cái của Ngài v́ những bất công xă hội xẩy ra từ Thời Cách Mạng Kinh Tế.

 

Bấy giờ, phải, chỉ bấy giờ Kitô giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo và các giáo phái Tin Lành, v́ định mệnh tồn vong của chung đạo giáo của ḿnh, mới có thể gắn bó với nhau, mới có thể nhờ đó tiến đến chỗ hiệp nhất nên một Giáo Hội duy nhất như Chúa Kitô mong muốn, một t́nh trạng hiệp nhất mà nếu không ở trong hoàn cảnh như một dân Yến Duyên bị lưu đầy Babylon như thế, Kitô giáo chắc không thể nào hay rất khó ḷng đạt được, dù có cố gắng đối thoại đại kết với nhau từ ngay sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965). Nếu thực sự cần phải bị trừng trị bởi cái roi “Hồi Giáo”, Kitô giáo mới hiệp nhất nên một, th́ không phải là Hồi Giáo chỉ là dụng cụ Thiên Chúa muốn dùng để thưc hiện ư định của Ngài hay sao, Đấng toàn năng có thể biến dữ nên lành cho những ai tin vào Ngài. Đằng nào cuối cùng th́ “vương quốc của Đấng Tối Cao (cũng) bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo” vậy.

 

Chưa hết, nếu Khối Cộng Sản Đông Âu, nhất là “Nước Nga trở lại”, là những ǵ có liên hệ với Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima, qua sự kiện trực tiếp liên quan tới bản thân của Đức Gioan Phaolô II, th́ việc Âu Châu Hiệp Nhất, để “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo” cũng liên quan đến Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima như vậy. Bởi v́, không phải ngẫu nhiên Mẹ Maria chọn địa điểm hiện ra ở một nơi được gọi là “Fatima”, tên gọi của người con gái được vị Giáo Tổ Hồi Giáo Mohammed sinh ra. Và cũng không phải vô t́nh mà Mẹ Maria đă tự xưng ḿnh ở Fatima ngày 13/10/1917 này rằng “Mẹ là Đức Mẹ Mân Côi”, một tước hiệu liên quan đến biến cố quân Kitô Giáo đang yếu thế đă có thể toàn thắng lực lượng dũng mănh của Hồi Giáo ở trận hải chiến Lepantô năm 1571. 

 

Nếu thực sự, như Bí Mật Fatima phần thứ hai tiết lộ: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, một thế giới đă được biến đổi sau Biến Cố Đông Âu cuối thập niên 1980 và Biến Cố Nước Nga đầu thập niên 1990, th́ chắc chắn Ngài cũng sẽ làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến qua biến cố “vương quốc của Đấng Tối Cao bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo”, bằng biến cố Âu Châu Hiệp Nhất, qua cuộc Hiệp Nhất Kitô Giáo, một cuộc Hiệp Nhất Kitô Giáo, biết đâu, sẽ xẩy ra vào năm 2017, dịp kỷ niệm 100 năm Biến Cố Fatima, cũng là dịp kỷ niệm đúng 500 năm xuất phát Phong Trào Thệ Phản Cải Cách ở Đức, năm có thể là cuối đời của Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vị đă lấy danh hiệu của ḿnh theo Giáo Hoàng Biển Đức XV là vị Giáo Hoàng chăn dắt Giáo Hội Chúa vào thời điểm của Biến Cố Fatima.

 

 “Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ”: Bí Mật Fatima phần ba cảm nghiệm

 

Cuộc chiến thắng của Thiên Chúa qua Mẹ Maria đă được tỏ hiện nơi lịch sử thế giới có liên quan tới Biến Cố Fatima nói chung và Bí Mật Fatima nói riêng.

 

Trong Lời Giới Thiệu Văn Kiện của Đức Tổng Giám Mục Bertone, chúng ta biết rằng Bí Mật Fatima phần thứ ba được chị Lucia viết ra ngày 3/1/1944, và bản chép tay duy nhất phần bí mật ấy đă được Đức Giám Mục địa phương Leiria niêm ấn trong một bao thư, và sau cùng đă được Ṭa Thánh cất giữ trong Lưu Mật Viện ngày 4/4/1957. Đức Thánh Cha Gioan XXIII đă đọc phần bí mật này ngày 17/8/1959, và Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng đă đọc phần bí mật ấy ngày 27/3/1965, song cả hai đều quyết định không công bố ǵ.

 

Để trả lời cho một trong hai vị đại diện Đức Thánh Cha là Đức Tổng Giám Mục Tổng Thư Kư Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Tarcisio Bertone (cùng với Đức Giám Mục Serafim de Sousa Ferreira e Silva cai quản giáo phận địa phương Leiria-Fatima) đến gặp chị ngày Thứ Năm 27/4/2000 tại đan viện Camêlô của chị ở Coimbra, cho vấn đề “tại sao chỉ (được tiết lộ phần bí mật này) sau năm 1960? Phải chăng Đức Mẹ đă ấn định thời điểm như vậy?”, (v́ chị viết ở ngoài bao thư đựng phần bí mật c̣n lại này như thế khi chị gửi nó đến vị giám mục địa phương bấy giờ), chị Lucia đă thành thực thú nhận:

 

Không phải là Đức Mẹ. Chính con là người đă ấn định thời điểm này, v́ con linh cảm thấy rằng phần bí mật ấy không thể nào hiểu được vào trước năm 1960 mà chỉ sau khi đó thôi. Đến nay th́ người ta đă hiểu rơ hơn rồi. Con chỉ viết lại những ǵ con đă thấy; c̣n việc giải thích những điều này th́ không phải nhiệm vụ của con mà là của Đức Thánh Cha”.

 

Thật thế, v́ thấy rằng đă đến lúc thích hợp và cần thiết, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chẳng những cho công bố phần Bí Mật Fatima thứ ba này, (phần được hé mở vào ngày 13/5/2000 tại Fatima qua Đức Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh và toàn bộ vào ngày 26/6/2000 qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin), mà c̣n nhờ Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin giải thích rơ ràng phần bí mật này nữa. Tại sao? Phải chăng v́ Ngài là nhân vật chính trong phần Bí Mật Fatima c̣n lại này? Trong cuộc trao đổi với hai vị đại diện của Đức Thánh Cha ngày 27/4/2000, chị Lucia đă xác nhận là đúng cho vấn đề được đặt ra với chị là “Bộ mặt chính trong thị kiến phải chăng là Đức Giáo Hoàng?”.

 

Thật thế, vị giáo hoàng này, như trong lời Giới Thiệu Văn Kiện của Đức Tổng Giám Mục Bertone cho biết, sau khi bị ám sát trọng thương tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 mới đọc phần Bí Mật Fatima thứ ba, (chứ không phải là Ngài đă đọc trước đó). Thế rồi, Ngài đă cố gắng “đáp ứng trọn vẹn những ǵ ‘Đức Mẹ’ yêu cầu” vào những ngày 7/6/1981 tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, và đă lập lại ngày 13/5/1982 ở Fatima, nhất là ngày 25/3/1984 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, bằng việc “hiệp thông trong tinh thần với các giám mục trên thế giới được Ngài ‘kêu gọi’ trước đó để dâng hiến hết mọi con người nam nữ và tất cả mọi dân tộc cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”.

 

Trong Lời Giới Thiệu Văn Kiện, Đức Tổng Giám Mục Bertone cũng lập lại nguyên văn những phần quan trọng của Bản Kinh Dâng Hiến do Đức Thánh Cha dọn đọc từ năm 1981, trong đó có câu: “Chúng con xin dâng Mẹ đặc biệt những người và những dân nước cần được hiến dâng và phó thác”.

 

 Qua bức thư ngày 8/11/1989, chị Lucia đă khẳng định:

 

Vâng, việc hiến dâng ngày 25/3/1984 đă đươc thực hiện đúng như những ǵ Đức Mẹ xin”.

 

Nếu động lực hay nguyên do thúc đẩy Đức Gioan Phaolô II cho tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba này là v́ ngài cảm thấy lời tiên tri trong đó đă được ứng nghiệm nơi ngài qua vụ ngài bị ám sát ngày 13/5/1981, th́, ở phần cuối Lời Giới Thiệu Văn Kiện của Đức Tổng Giám Mục Bertone, chúng ta thấy được mục đích của việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă quyết định cho tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba, đó là v́ Ngài mong muốn con người nhận biết t́nh yêu thương của Thiên Chúa qua dấu chỉ thời đại hiện lên nơi lịch sử của họ.

 

Quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong việc cho công bố phần thứ ba của ‘bí mật’ Fatima chấm dứt một giai đoạn lịch sử mang dấu vết con người bi thảm tham lam t́m kiếm quyền lực và sự dữ, song lại là một giai đoạn lịch sử được thấm đẫm t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa cùng với việc chuyên tâm chăm sóc của Mẹ Chúa Giêsu cũng là Mẹ của Giáo Hội”.

 

Đức Tổng Giám Mục Bertone đă xác nhận ư hướng của Đức Thánh Cha với hai đoạn kết thúc Lời Giới Thiệu Văn Kiện như sau:

 

Tác động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử, cùng với việc con người cũng phải có trách nhiệm đối với màn bi kịch của cuộc sống tự do theo ư riêng của nó, là hai cột trụ xây dựng lên lịch sử nhân loại. Khi hiện ra ở Fatima, Đức Mẹ đă nhắc lại các giá trị bị lăng quên đó. Mẹ nhắc lại cho chúng ta nhớ lại rằng tương lai của con người là ở nơi Thiên Chúa, và chúng ta là thành phần phải tích cực lănh nhận trách nhiệm trong việc kiến tạo tương lai ấy”.

 

Tóm lại, niềm xác tín về việc Chúa Kitô chiến thắng qua Mẹ Maria của Đức Gioan Phaolô II trên đây cũng là những ǵ phản ảnh chủ trương của Thánh Long Mộng Phố trong tác phẩm “Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ”, như chính vị giáo hoàng nhận định trong thư ngày 8/12/2003 gửi cho Hội Ḍng Montfort nhân dịp kỷ niệm 160 năm xuất bản tác phẩm Thánh Mẫu rất ảnh hưởng đến ngài, như sau:

 

Chiều kích cánh chung được Thánh Louis Marie chiêm ngưỡng đặc biệt khi ngài nói về ‘thành phần tông đồ ở những thời sau này’ là thành phần được Đức Trinh Nữ h́nh thành để mang lại cho Giáo Hội cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên các lực lượng sự dữ” (xem các đoạn 49-59).