Sữa tươi tách
chất béo
Sữa tươi tách
chất béo là nguồn cung cấp can-xi và vitamin D lý tưởng. Khi 2
chất này có cơ hội kết hợp với nhau có thể giúp giảm 3-10% huyết
áp. Con số này có vẻ không lớn, nhưng sự kết hợp này còn có thể
giảm 15% tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch.
Rau chân vịt, hạt
hướng dương tươi và các loại đậu
Thực tế, rau chân
vịt, hạt hướng dương tươi, và các loại đậu như đậu đen, đạu xanh,
đậu trắng... đều chứa magiê, là chất quan trọng trong việc giúp
duy trì và làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, trong
các loại thực phẩm trên còn có kali, cũng là thành phần chủ yếu
chống lại chứng cao huyết áp.
Khoai lang nướng,
chuối tiêu và đậu nành
Công dụng giảm
huyết áp của các thực phẩm này đều nằm ở chất kali. Bởi kali và
natri là hai nguyên tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giảm huyết
áp. Nếu hàm lượng kali trong máu thấp, tỉ lệ natri sẽ tăng cao,
từ đó dẫn đến huyết áp tăng theo.
Khi cơ thể được
nạp đủ lượng kali cần thiết, sẽ thúc đẩy quá trình bài thải các
nguyên tố natri dư thừa trong máu. Đồng thời, việc ăn các thực
phẩm giàu kali còn giúp thúc đẩy quá trình cân bằng các chất
khoáng trong cơ thể, mang lại hiệu quả giảm huyết áp.
Tất nhiên, nếu
bạn định sử dụng thực phẩm chức năng có chứa kali, cần chú ý
liều lượng phù hợp. Bởi quá nhiều kali sẽ khiến huyết áp mất ổn
định.
Sôcôla đen
Theo nghiên cứu
của Hiệp hội Y khoa Mỹ, những người bị cao huyết áp mỗi ngày ăn
30 calo sôcôla đen (khoảng 14g) có thể mang lại tác dụng hỗ trợ
làm giảm huyết áp, đồng thời không có tác dụng phụ. Sôcôla đen
có thể được coi là thực phẩm lý tưởng cho người bị huyết áp cao.