40 năm sau một
cuộc bội phản
Nguyễn Vy-Khanh
Với tư cách hậu sinh và
nghiệp-dư nghiên cứu lịch-sử,
chúng tôi xin có một số nhận xét
về biến cố lịch-sử và chính-trị
1-11-1963 đă xảy ra 40 năm trước,
mong độc giả xem đây là những
góp ư hướng về tương lai hơn là
tranh luận hơn thiệt và biên
khảo lịch-sử.
1. Trước hết,
cuộc đảo-chánh 1-11-1963 nói
chung là một vụ bội-phản có tính
toán và v́ quyền lợi (1) phe
nhóm cá nhân hơn là quốc-gia,
của một số sĩ quan cao cấp trong
đó phần lớn là thành phần đă
được người Pháp đào tạo. Xảy ra
như ở một số thuộc địa ở Phi
châu mà t́nh trạng c̣n măi đến
nay! Cuộc đảo-chánh 1-11 thêm
một lần chứng minh và làm nổi
bật cái năo trạng (mentality)
phản trắc, hai ḷng và cái
năo-trạng phục tùng ngoại bang
của một số người Việt Nam. Ngay
hai đảng viên Cần Lao đă phản là
tướng Tôn Thất Đính và đại tá Đỗ
Mậu: ông Đính, “con cưng của chế
độ”, ngày 25-10 trước đảo-chánh,
đă xin cải tổ chính phủ và cho
ông chức bộ-trưởng Nội-Vụ nhưng
bị từ chối (ông Trần Văn Đôn th́
mong được chức bộ trưởng
Quốc-Pḥng) ngoài ra ông mang
thêm mặc cảm tấn công các chùa
đêm 21-8-63 và bị ông Nhu khiển
trách họp báo nói tiếng Pháp bồi
và cho đi nghĩ Đà-Lạt, c̣n đại
tá Đỗ Mậu theo đảo-chánh v́ tức
đă không được lên tướng trong
khi bạn ông (cùng tŕnh độ như
ông) được đeo sao. Sau ngày
2-11-1963, lon tướng tá được gắn
thoải mái, cả tự gắn, có người (tướng
Đỗ Cao Trí) phải khiếu nại và
rồi dù vừa mới lên lon chưa đầy
tháng cũng được thêm một lon nữa!
Thời Trịnh Nguyễn và phân tranh
Gia Long - Tây Sơn được tái diễn
trên mảnh đất nhiều ngàn năm văn
hiến đó! Những năo trạng đáng
buồn đó, tiếc thay, hăy c̣n hiện
diện sống động trong cộng đồng
người Việt hải-ngoại!
2. Cuộc đảo-chánh này nay
nh́n lại thấy rơ là một mưu đồ
chống phá những nền tảng cùng tư
tưởng dân-chủ của một nền Cộng
Hoà (République) non nớt 9 năm.
Cá nhân một số tướng tá
đảo-chánh đă phản chủ, phản thầy,
phản đảng trưởng, nhưng toàn thể
những người liên hệ xa gần với
đảo-chánh đă phản bội chính thể
dân chủ. Chế độ Ngô đ́nh
Diệm vào 2, 3 năm cuối có thể
bắt đầu mất ḷng dân v́ tỏ ra
độc tài, đối lập bị tù, cả bị
chết oan, đồng ư, nhưng đối lập
ở Việt Nam ta cứ nhắm lật đổ
chính quyền hợp pháp, cứ một
sống một chết, mà không chấp
nhận tṛ chơi dân chủ. Nếu tranh
đấu chính-trị như ở các nước Tây
phương th́ đă không đưa đến
những hậu quả đó. Vả lại tất cả
những người bị chính quyền bắt (sinh
viên, học sinh, phật tử,
chính-trị gia, cả những người bị
bắt sau vụ đảo-chánh 11-11-1960
chờ ra ṭa) đều đă được Hội đồng
cách-mạng thả tự do - nhưng bắt
tù lại một số cao cấp của chính
quyền vừa bị đảo-chánh, có người
sau sẽ bị xử tử! Xét về toàn bộ
nguyên nhân đưa đến cuộc
đảo-chánh 1-11, yếu tố tôn giáo
chỉ là cái cớ, một cớ có tổ chức
chứ không tự bộc phát và “pháp
nạn” chỉ xảy ra ở một số nơi có
đầu năo phe Phật giáo chính-trị!
3. Nếu phải nói đến Chính Nghĩa,
Chính Danh, th́ nh́n chung, đă
bị phe đảo-chánh và đồng minh Mỹ
xem thường. 1-11-1963 là một
cuộc đảo-chánh nghĩa là phá đổ
Chánh đề phù Tà hoặc tạo-dựng
một Chánh khác không thể Chánh
bằng cái Chánh do dân chủ tạo
nên, v́ dù ǵ th́ chính quyền đệ
nhất cộng-ḥa là một cơ cấu hợp
hiến, hợp pháp và tương đối có
chính nghĩa! Ngay sau khi chắc
chắn anh em tổng-thống Ngô đ́nh
Diệm đă chết, chiều 2-11-1963,
Ủy Ban Cách-mạng (2) đă ra Quyết
nghị số 2 ngưng áp dụng Hiến
Pháp 26-10-1956! Có người đổi
“đảo-chánh” thành “cách-mạng”
th́ cũng chẳng thấy cách-mạng ǵ
hơn v́ cũng từng ấy nhân vật, từ
thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ đến
các tướng nhiều sao trong Hội
đồng Cách-mạng đều do quân đội (và
công an) thực dân Pháp đào luyện,
và cũng chẳng có lư-thuyết
cách-mạng ǵ mới! Những người
làm đảo-chánh tự cho có
chính-nghĩa dù không tôn trọng
trật tự, dân chủ, cả những người
làm đảo-chánh 11-11-1960 trước
đó. Có người phê phán ông Ngô
đ́nh Diệm “lật lọng”, “phản” cựu
hoàng Bảo Đại là người đă bổ
nhiệm ông làm thủ-tướng, có
người c̣n nhân danh phong hoá
Nho giáo hoặc dân tộc. Chúng tôi
nh́n thời đó như một thời Trịnh
Nguyễn và Gia Long-Tây Sơn: th́
Quang Trung cũng đă nhận lời vua
Lê Hiển Tông phù Lê diệt Trịnh
và c̣n được gả công chúa
Ngọc-Hân cho, mà rồi sau quần
thần vua Lê bị ông rượt sang Tàu.
Thứ nữa sử cũng ghi rằng anh em
Tây Sơn nhận phục tùng chúa
Nguyễn, chỉ cốt lật đổ quyền
thần Trương Phúc Loan thôi, mà
rồi thành Phú Xuân đă bị anh em
Tây Sơn đốt cháy, c̣n quần thần
Chúa Nguyễn phải bỏ chạy vô Nam.
Thứ nữa, thời điểm tháng 6 và 7
năm 1954 là lúc chiến-tranh
Việt-Pháp lên cao độ, khủng
hoảng chính-trị (chính-phủ Bửu
Hội không được lâu), xă hội băng
hoại và miền Nam th́ thập nhị sứ
quân. Cựu hoàng Bảo Đại dù là
quốc trưởng nhưng không hề đụng
việc, chỉ giải trí riêng với hậu
thuẫn (và tiền bạc, bổng lộc)
của các sứ quân. Bảo Đại lại
do người Pháp đặt ở chức quốc
trưởng, nên trưng cầu dân ư và
Hiến Pháp 26-10-1956 không phải
là một bước đầu dân chủ đấy sao?
Trong hoàn cảnh bất an hậu thế
chiến và thuộc địa đó, làm thủ
tướng đâu phải dễ (trước đó mấy
năm thủ tướng BS Nguyễn Văn
Thinh đă phải tự sát!). Chính
những người pro-Bảo Đại ở Pháp
lúc đó đă nhận xét như LM Cao
Văn Luận nhân chứng ghi lại
trong hồi kư của ngài:” Bảo Đại
đưa Ngô đ́nh Diệm ông Diệm về
Việt Nam là để đốt cháy tương
lai chính-trị của ông mà thôi!”
(3). Thành quả và sự thực
lịch-sử đă hiển nhiên, viết
lịch-sử là đứng ở tổng thể và
cân nhắc phải-trái, sao lại có
người đi soi móc chi tiết thổi
phồng cho to, mà lại làm một
cách thiên vị hoặc giả dối, đạo
đức giả ? Tiện đây chúng tôi
xin mở dấu ngoặc nói thêm là đối
với cuộc chiến-tranh vừa qua
(1954-1975), giới viết lách
trong nước và một phần ở
hải-ngoại đă nhận ra rằng chẳng
có chính nghĩa nào hết nếu xét
cho cùng. Tất cả chỉ là cường
điệu, và hai bên đều là công cụ
cho những “lư-tưởng” đối chọi
nhau. Và v́ không có chính nghĩa
(dù có chính-đáng) nên cũng đă
chẳng có một chung cuộc theo
nghĩa có bên thắng có phe thua.
Nga, Trung quốc và Hoa-Kỳ chỉ
ngưng ... chơi v́ kiệt quệ, vậy
thôi! Phạm Kim Vinh, vốn khó
tính, vẫn nh́n nhận “chính quyền
Ngô đ́nh Diệm là chính quyền duy
nhất của người Việt quốc-gia tạo
được chính danh, chính thống và
chính nghĩa cho công cuộc chống
Cộng của người Việt Nam” (4).
4. Để “hoàn thành” cuộc
đảo-chánh, trong hai ngày 1 và
2-11-1963, những kẻ chủ mưu và
thừa hành đă ám sát theo thứ tự
thời gian: đại tá Hồ Tấn Quyền
tư lệnh hải quân trưa 1-11, đại
tá Lê Quang Tung tư lệnh Lực
Lượng Đặc Biệt, và em ông là
thiếu tá Lê Quang Triệu tối
1-11; tổng-thống Ngô đ́nh Diệm
và em ông là cố vấn Ngô đ́nh Nhu
sáng 2-11. Bốn người, anh em ông
tổng-thống và anh em ông Tung
Triệu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung
cận vệ của Dương Văn Minh giết
và bắn chết (thiếu tá Dương Hiếu
Nghĩa cùng với đại úy Nhung giết
anh em tổng-thống), đại tá Quyền
bị thuộc hạ phản thùng là thiếu
tá Lực và đại úy Giang giết. Các
sĩ quan khác không thuận theo
đảo-chánh hoặc bị nghi ngờ th́
bị giam ở bộ Tổng Tham mưu như
Cao Văn Viên, Lê Nguyên Khang,
Nguyễn Ngọc Khôi, Đỗ Ngọc Nhận,
v.v.
Người trách nhiệm hàng đầu
trong vụ ám sát anh em
tổng-thống là trung tường Dương
Văn Minh. Các tướng thuộc Ủy Ban
Cách-Mạng ở Sài-G̣n lúc đó như
Trần Văn Đôn (5), Tôn Thất Đính
(6) và đại tá Đỗ Mậu (7), ...
hoặc ở xa như tướng Khánh, Thi
đều xác nhận điều này. Dù ǵ th́
anh em tổng-thống Ngô đ́nh Diệm
đă bị ám sát chết, do thiếu tá
Dương Hiếu Nghĩa hay đại úy
Nguyễn Văn Nhung thừa hành th́
tướng Dương Văn Minh và Ủy Ban
Cách-Mạng phải liên đới trách
nhiệm trước lịch-sử, cũng như
các tướng Mai Hữu Xuân (“Mission
accomplie!” chào tŕnh tướng
Dương Văn Minh) và hai đại tá
Nguyễn Văn Quan và Dương Văn Lắm,
... chỉ huy đoàn quân xa đi đón
đă không làm tṛn trách nhiệm,
hoặc có chỉ huy mà như không
hoặc đồng lơa v́ sự đă rơ là hai
ông Nghĩa và Nhung muốn làm ǵ
th́ làm (cả cho biết trước!).
Ông Trần Văn Đôn kết luận chuyện
t́m kẻ chủ xướng đă tỏ đồng ư và
khen “người nào đó ra lịnh giết
nầy quả là một người thấy xa,
ông ta không phải ngu dại khi
làm việc đó” (8). Dĩ nhiên người
Mỹ hài ḷng v́ tham vọng bành
trướng chiến-tranh sẽ hết bị cản
trở bởi vị nguyên thủ quốc-gia
hợp hiến, đă mừng reo lên chiều
ngày 2-11 khi đón hai ông Đôn và
Lê Văn Kim đại diện các tướng
đảo-chánh: “C'est formidable!
C'est magnifique! (Tuyệt vời!)”
(9).
Vai-tṛ của Nguyễn Văn Nhung th́
đă rơ (10), c̣n thiếu tá Dương
Hiếu Nghĩa th́ nhiều nhân chứng
từ sau 1963 đă ám chỉ ông tham
gia việc giết anh em tổng-thống
- cả hai đều ngồi chung xe
thiết-giáp với anh em tổng-thống.
Theo Trần Văn Đôn, ông Nghĩa đ̣i
đi theo đoàn đón tổng-thống và
nói “Moa có nhiệm vụ” (11).
Hoàng Văn Lạc (biệt bộ tham mưu
phủ tổng-thống lúc đảo-chánh) và
Hà Mai-Việt trong Nam Việt-Nam
1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề
Nhắc Tới xuất-bản năm 1990, buộc
tội ông Nghĩa là đao phủ thủ thứ
hai trong vụ ám sát tổng-thống.
Điều tra của ông bà Hoàng Ngọc
Thành và Thân Thị Nhân Đức
xuất-bản năm 1994 cũng đưa tới
cùng kết luận đó (12) nhưng ông
Nghĩa từ chối trả lời phỏng vấn
sau khi qua Mỹ theo diện H.O.
Năm 1996, ông Nghĩa cuối cùng
lên tiếng, tự biện hộ cho rằng
ông có biết tướng Dương Văn Minh
ra lệnh giết ông Nhu. Ngay
sau đó, ông bà Hoàng Ngọc Thành
và Thân Thị Nhân Đức viết bài
vạch mười điểm sai lầm và ngụy
biện của ông Nghĩa, cho biết
thêm đại úy Phan Ḥa Hiệp (sau
lên chuẩn tướng) đă nói với hai
soạn giả (cũng như với nhiều
người khác như Ngô Đ́nh Châu
(13)), rằng ông đă nghe ông
Nghĩa nói sẽ giết anh em ông
Diệm để trả thù cho đại úy thiết
giáp Bùi Ngươn Ngăi bạn ông và
cùng đảng viên Đại-Việt bị tử
thương trong ngày đảo-chánh
(14). Ông Duệ th́ chắc chắn về
việc ông Nghĩa nhúng tay giết
tổng-thống v́ có hai nhân chứng
thấy ông Nghĩa lau tay dính máu.
Về sau ông Nghĩa làm phụ thẩm
ṭa án cách-mạng xử tử ông Ngô
đ́nh Cẩn, vậy theo ông Duệ, ông
Nghĩa đă dính máu ba anh em ông
tổng-thống (15)! Ông Huỳnh
Văn Lang trong bộ hồi kư Nhân
Chứng Một Chế Độ đă cho biết
thêm một số chuyện: đại tá
Nguyễn Văn Quan có vai-tṛ trong
cái chết của anh em Ngô đ́nh
Diệm, ông Quan thuộc đảng Đại
Việt và có thù cá nhân với ông
Nhu (16). Thứ nữa, tướng Dương
Văn Minh bất măn bị lấy lại
“chiến lợi phẩm” từ Bảy Viễn
(17). Ông Nguyễn Hữu Duệ, lúc
đảo-chánh là thiếu tá tư lệnh
phó cho trung tá Nguyễn Ngọc
Khôi Lữ đoàn Pḥng vệ tổng-thống
phủ, đă ghi lại trong Nhớ Lại
Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô
đ́nh Diệm (18), rằng ông Quan đă
chối với ông vai-tṛ trong vụ ám
sát tổng-thống v́ ông Quan chỉ
t́nh cờ đi theo. Cựu đại tướng
Cao Văn Viên trong Những Ngày
Cuối Của Việt Nam Cộng-Ḥa trong
lời Bạt viết thêm khi bản dịch
xuất-bản (19), đă tiết lộ thêm
ông suưt bị cách-mạng giết vào
tối 1-11 sau khi đại úy Nhung đă
đưa anh em Lê Quang Tung đi giết
ở Nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.
Ông Ngô đ́nh Cẩn và Phan
Quang Đông th́ bị “cách-mạng nối
dài” xử tử ngày 9-5-1964 tức sáu
tháng sau. Ông cố vấn Ngô đ́nh
Cẩn cả-tin ở lời hứa của người
Mỹ, đă vào trốn ở toà lănh sự Mỹ
ở Huế để cuối cùng bị đại sứ
Henry Cabot Lodge giao lại cho
những người v́ họ ông phải ...
xin tị nạn, rồi khi có án tử th́
Lodge (vờ) xin ân xá cho nạn
nhân của y! Như vậy cái chết đến
với ông v́ một tướng Cần lao
phản bội khác v́ muốn lấy ḷng
Phật giáo nhưng lư do chính có
thể v́ không khai thác được tiền
tưởng ông Cẩn và gia-đ́nh gửi ở
Thụy Sỹ trong thực tế có thể
không hề có (20)!
Đảo-chánh 1-11-1963 cùng với
những cái chết bi đát không
những đối với người chết, với
công lao và hành trạng của họ,
mà c̣n bi đát cả đối với người
sống, bởi vậy đă 40 năm qua,
tang thương đă nhiều mà những
cái chết đó vẫn c̣n ám ảnh nhiều
người, Việt cũng như Mỹ, Pháp!
Bà Anne Blair gọi là một “mối ám
ảnh đeo đuổi dai dẵng lương tâm
nước Mỹ, quần chúng và nhà lănh
đạo xứ này, tạo ra hội chứng
Việt Nam / Vietnam Syndrome”
(21). Người bản chất đă xấu càng
tệ hơn bên cạnh con người thanh
cao càng tỏ rạng hơn với thời
gian!
5. Đảo-chánh này đă có lợi cho
kẻ thù nghịch là Hà-Nội và cho
đồng minh Hoa-Kỳ. Hà-Nội từ sau
đảo-chánh không c̣n phải đối đầu
chính-trị với Ngô đ́nh Diệm -
một người yêu nước, thanh liêm
mà nay chỉ phải đối đầu với tay
sai, bù nh́n của thực dân Mỹ,
lại tham nhũng, mất tư cách, gây
“khoảng trống chính-trị khổng lồ”
cho miền Nam th́ dễ dàng quá xá!
Cựu đảng viên cộng-sản Bùi Tín
cho biết đảo-chánh đă gây thuận
lợi cho mưu đồ thôn tính miền
Nam của Hà-Nội, tháng 4-1964,
chính tướng Nguyễn Chí Thanh đă
đích thân vào Nam điều khiển
cuộc chiến đó (22)! Hoa-Kỳ thủ
phạm và ṭng phạm giết Ngô đ́nh
Diệm, tổng-thống một quốc gia
độc lập vừa là đồng minh, nay ai
cũng biết là v́ quyền lợi đế
quốc kinh tế chứ chẳng v́ lư
thuyết cao quư ǵ cả! Lobby áp
lực tư bản Mỹ đứng sau ba ông cố
vấn “anti-Diem activists” của
tổng-thống Kennedy là tác-giả
bức công điện định mạng Deptel
243 gửi cho đại sứ “thực dân”
Cabot Lodge, công điện bật đèn
xanh cho vụ đảo-chánh! C̣n
chuyện Hoa-Kỳ giết lănh tụ đồng
minh, từ hơn 50 năm nay danh
sách khá dài; khiến sau cái chết
của tổng-thống Diệm, một vị lănh
tụ ở á-châu là Ayoub Khan, thủ
tường Pakistan, đă tuyên bố rằng
làm đồng minh Hoa-Kỳ thật nguy
hiểm, tốt hơn nên trung lập hoặc
làm kẻ thù - sau này Kissinger
cũng lập lại nhưng đạo đức giả
v́ tay ông ta nhúng chàm ở
Chili, Việt Nam và nhiều nơi
khác! Chính phủ Mỹ chứng minh
với thế giới rằng khi họ cần th́
là đồng minh, khi hết xử dụng
được hoặc đụng chạm quyền lợi Mỹ
th́ ám sát, kể cả người đó là
theo chủ nghĩa quốc gia hoặc
cùng tôn giáo Thiên Chúa với
người Mỹ. Và làm đại sứ Mỹ ở đâu
là hôm trước tŕnh ủy nhiệm thư,
hôm sau trở thành chuyên viên
đảo-chánh!
6. Đă là một thiết yếu có tính
cách giai-đoạn, thành thử về
trường kỳ đă là một sai lầm lớn.
Các tài liệu được bạch hóa cũng
như nhiều nghiên cứu, sách báo
từ đó đă đi đến cùng một kết
luận: tổng-thống Kennedy đă cho
phép (chứ không phải “ra lệnh” -
đây là cách hiểu lệnh theo ư của
tùy ṭng phụ tá ở Mỹ như ... và
ở Việt Nam như Lucien Conein,
Henri C. Lodge). Nghiên cứu mới
nhất của kư giả James Rosen tựa
The Strong Man: John Mitchell,
Nixon and Watergate về vụ
Watwergate nhưng trở về một
nguồn là vụ ám sát tổng-thống
Ngô đ́nh Diệm. Cuốn sách
Doubleday sẽ xuất bản tháng
8-2004 nhưng đă có một số bài
báo tiết lộ một số chi tiết, như
chuyện một cuộn băng được
bạch-hoá ngày 28-2-2003 cho biết
phó tổng-thống Johnson đă xác
nhận tổng-thống Kennedy và ban
tham mưu kể cả ông, không những
đă bật đèn xanh mà c̣n “tổ chức
và thi hành vụ thảm sát này”
(“organized and executed it”)
với lư do “tham nhũng / corrup”)
(?), do đó đă “giết ông ta.
Chúng ta đă họp với nhau và dùng
một bọn giết mướn đáng nguyền
rủa để làm việc này” (“So we
killed him. We all got together
and got a goddam bunch of thugs
and assassinated him”! Xin để ư
chữ dùng của phó tổng-thống
Johnson để gọi những người phe
đảo-chánh! Nhưng ông thêm một
câu cho nhẹ tội đồng lơa: “Chúng
ta đă giết ông ta v́ cho rằng
ông ta không tốt. Lúc đó tôi đă
can đừng làm việc đó nhưng họ
không nghe tôi và cứ thi hành”
(“And I just pledge with them
please don't do it. But that is
where it started and they
knocked him off”). Trong
Triangle of Death: The Shocking
Truth About the Role of South
Vietnam and the French Mafia in
the Assassination of JFK , hai
nhà báo Bradley O'Leary và L.E.
Seymour cho rằng vụ ám sát
tổng-thống Kennedy là hậu quả
của vụ ám sát anh em tổng-thống
Ngô đ́nh Diệm và do bàn tay của
mafia gốc Pháp ở New Orleans LA
và cả người Việt Nam. Dù những
cố vấn và chóp bu toà Bạch ốc có
chia ra hai phe bảo-thủ và tự-do,
nhưng trách nhiệm lịch-sử đă đổ
lên đầu tổng-thống Kennedy!
Tổng-thống Kennedy 2 ngày sau,
4-11-1963, xúc động và tỏ ư hối
tiếc vụ đảo-chánh và nhận trách
nhiệm (23) nhưng v́ muốn lấy
phiếu cử tri nên ngày 20-11-1963
họp báo ở Hononulu đă tuyên bố
sẽ rút quân về nếu thắng cử, và
hai ngày sau th́ ông bị ám sát ở
Dallas, phó tổng-thống Johnson
lên thay sẽ tha hồ đổ quân vào
Việt Nam như tư bản Mỹ muốn!
Dĩ nhiên CIA cũng đă có một
vai-tṛ quan trọng dù kín đáo
hơn trong vụ ám sát hai anh em
ông tổng-thống Ngô đ́nh Diệm
(24). Ngoài ra, các thông tấn,
báo chí nhất là New York Times
từ 28-11-1962 đă “dám” cảnh cáo
tổng-thống Ngô đ́nh Diệm nếu
không nghe lời Mỹ, sẽ bị rớt đài
(25). Các nhà báo Hoa-Kỳ như
David Halberstam, Neil Sheehan,
Malcolm Brownw, v.v… t́m liên hệ
với báo chí Việt Nam đứng đầu là
Bùi Diễm tờ Saigon Times để hoàn
thành “chiến dịch” lật đổ
tổng-thống một nước đồng minh!
Báo chí và truyền thông Hoa-Kỳ
sau đó vẫn tiếp tục can dự vào
chính-trị Việt Nam đưa đến biến
cố 30-4-1975 khiến nhiều người
đă kết luận là báo chí Mỹ đă
thua cuộc chiến đó, v́ vậy mà
sau này quân đội Hoa-Kỳ đi đánh
vùng Vịnh ở Trung đông đă giảm
thiểu tối đa sự có mặt của giới
truyền thông Mỹ!
7. Biến cố đảo-chánh này và
những diễn biến chính-trị sau đó
chứng tỏ vai-tṛ tệ hại của các
chính đảng vốn nhập cảng từ Bắc
vào với Hiệp định đ́nh chiến
1954, đă không thật thích hợp
với miền đất phía Nam. Các chính
khách đó chỉ nhắm ghế bộ trưởng
và quyền hành (thời kham khổ
chiến đấu bí mật hay từ quần
chúng nơi thôn quê hẻo lánh đă
... xa lắc!). Rồi từ ngoại quốc
về thẳng ghế phó thủ tướng, bộ
trưởng, ... rồi chạy theo người
Mỹ vận động chức chưởng. Xuất
hiện những Tân Đại Việt, Phong
Trào Cấp Tiến cùng với những
biến mất v́ ám sát của những
Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn,
... Những đại tá Nguyễn Văn Quan,
thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa đều là
đảng viên Đại Việt. Vai-tṛ của
các đảng phái đặc biệt là
Đại-Việt Quan Lại tuy không là
yếu tố quyết định nhưng góp phần
phía chính trị lật đổ chế độ hợp
hiến Ngô đ́nh Diệm. Bùi Diễm
khoe trong hồi kư và qua các tài
liệu mật Pentagon cũng như các
tài liệu nói chung, đă cho thấy
ông đă đóng vai khá động, với tư
cách nhà báo của Saigon Times và
đồng thời đảng viên Đại-Việt, đă
làm “con thoi” của người Mỹ,
ngay từ đảo-chánh 11-11-1960!
Chính Đạo từng hơn một lần gọi
ông Diễm và Đặng Văn Sung là
“đảng viên Đại-Việt thời cơ”
(26). Ông Diễm từ 1960, nhất là
sau vụ Caravelle, đă liên hệ
cũng như “tường tŕnh” vạch lá
t́m sâu chế độ Ngô đ́nh Diệm cho
các nhà báo người Mỹ như Neil
Sheehan, M. Brown, David
Halberstam, v.v. (27). Họ Bùi và
đảng Đại-Việt v́ tham vọng quyền
lực chính-trị đă “tế thần” chế
độ tổng-thống Ngô đ́nh Diệm, qua
connection Joseph Buttinger và
thủ lănh Nguyễn Tôn Hoàn đang ở
Hoa-Kỳ lúc đó (chờ về ... chấp
chánh) làm lobby với chính quyền
Kennedy. Các tướng lănh
đảo-chánh cũng như chỉnh lư và
biểu dương lực lượng sau đó
(1963-1965) đều rơi vào mê hồn
trận của đảng Đại-Việt, chi phối
cho đến hoà đàm Paris và biến cố
30-4-1975 và cả sau đó ở
hải-ngoại (28). Cũng không nên
quên vai-tṛ của thiếu tá Dương
Hiếu Nghĩa trong cái chết của
anh em ông tổng-thống Ngô đ́nh
Diệm, ông Nghĩa là đảng viên
Đại-Việt và từng tuyên bố trả
thù cho đồng đảng bị tử trận
ngày đảo-chánh. Sau ông lên đại
tá và ra hải-ngoại được chất vấn
vẫn chưa trả lời thỏa đáng.
8. Nhiều nhân-vật liên hệ và sự
kiện, diễn biến chung quanh vụ
đảo-chánh cũng như chế độ Ngô
đ́nh Diệm đă bị huyền thoại hóa,
về gia tài gia đ́nh họ Ngô -
tiền của tổng thống Ngô đ́nh
Diệm gửi cha Toán Ḍng Chúa Cứu
Thế đă bị tướng Trần Văn Minh
cho người đến lấy, tiền của cố
vấn Ngô đ́nh Cẩn đă bị tướng Đỗ
Cao Trí và Nguyễn Khánh lấy -
ông này c̣n đ̣i thêm tiền ở Thụy
sỹ nhưng có lẽ không có nên đă
phó mạng ông Cẩn cho phe Phật
giáo bạo động lấy ḷng. Một vài
sự vật và việc nhỏ nhoi khác
cũng được thổi phồng, huyễn hóa
cho lớn chuyện: nghiên mực Tức
Mặc Hầu có người t́nh cờ thấy
trong dinh Tổng thống, Vương
Hồng Sển, một thư-kư thuộc địa
(1923-43) lên đến Quản thủ Viện
Bảo Tàng Sài-G̣n (1947-1964),
lại đi thắc mắc và tố ông
tổng-thống chiếm đoạt một nghiên
mực (bằng suy luận) (29) - trong
khi bao vàng bạc châu báu triều
đ́nh Huế đă dâng cho Trần Huy
Liệu, Cù Huy Cận đại diện Hồ Chí
Minh buộc nhà Vua cuối cùng
Triều Nguyễn thoái vị - th́ chưa
ai “dám” nói đến! Nghiên mực
trong một căn pḥng tổng thống
mà vật dụng, trang hoàng chưa
chắc đă hơn pḥng ngũ của tài xế
những ông tướng cùng thời, th́
có ǵ đáng nói ? Nhưng, nhiều
“khoa bảng, sử gia” dùng đó để
kết luận về ... con người
tổng-thống Ngô đ́nh Diệm và phê
cả chế độ!
9. Rồi chỉnh lư, biểu dương lực
lượng và một số quả báo đă xảy
ra cho những người liên hệ xa
gần vụ đảo-chánh: TT Mỹ John F.
Kennedy bị ám sát 3 tuần sau,
ngày 22-11-1963, bốn tướng
đảo-chánh (DV Minh, Xuân, Đôn,
Kim), Nguyễn Văn Nhung thiếu tá
mới lên, Trần Văn Chương, ...
hoặc bộ mặt thật chẳng ra ǵ của
họ! Về Dương Văn Minh, bà Tùng
Long đă có nhận xét rất đáng kể
khi Huỳnh Thành Vị mời bà vào
nhóm Ba phe sau khi ông Minh ở
Thái Lan về lại Việt Nam, bà đă
từ chối lấy lư do không làm
chính-trị mà nếu có làm cũng
không bao giờ hợp tác với ông
Minh với lư như sau: “Khi cờ đến
tay mà c̣n không phất được th́
bây giờ c̣n có cơ hội nào để làm
nữa” (30). Bà Tùng Long lúc nhỏ
ở gần nhà ông Minh ở đường
Trương Công Định gần vườn Tao
đàn, và học chung với các em gái
ông Minh. Đại tướng Lê Văn Tỵ
cũng từng phát biểu rằng tướng
Big Minh chỉ “là một thùng phuy
rỗng” (31).
10. Trong số những người trung
thành với chế độ Ngô đ́nh Diệm,
đă có những người nh́n thấy trục
trặc của chế độ do đó đă lên
tiếng, ra tay, nhưng không được
đáp ứng và do đó phải chịu trả
giá bản thân: BS Trần Kim Tuyến,
ông Nguyễn Văn Châu. V.v. Sau
đảo-chánh 11-11-1960 của các sĩ
quan như Vương Văn Đông, Nguyễn
Chánh Thi và có bàn tay của một
số chính khách, một số người
thân tín của chế độ đă nh́n thấy
cần cải cách, thay đổi. Một lực
lượng đối lập dân chủ được h́nh
thành, Phong Trào Đại Đoàn Kết,
từ đầu năm 1961 đă có một số đề
nghị cải cách trong đó đề nghị
lập chức Thủ tướng và giao cho
BS Phan Huy Quát là bộ mặt
chính-trị tương đối thanh liêm
và có tầm cỡ. Nhưng ông cố vấn
Sài-G̣n không cùng ư kiến, do đó
ông Châu mất chức, phải đi D.C.
làm tùy viên quân sự từ tháng
9-1962, ông Tuyến làm tổng lănh
sự ở Ai cập nhưng chưa nhận
nhiệm sở th́ đảo-chánh đă xảy ra.
Cuộc đảo-chánh 1-11-1963 xảy ra
th́ t́nh h́nh Việt Nam về
chính-trị, quân sự đă khác với
thời đảo-chánh 11-11-1960: ba
năm sau, người Mỹ thao túng mạnh
mẽ hơn và các vị trung thành với
chế độ đă bị ly tán, không có
quân hoặc quyền hành như trước!
Ông Châu bị ông Nguyễn Ngọc Khôi
trách đem quân ủy vào làm yếu
quân đội (32). C̣n ông Nguyễn
Hữu Duệ th́ đưa ra sự kiện trước
đảo-chánh, khi “đại tá Tung được
lệnh cô lập ông Mậu để dằn mặt
những người mưu toan” nhưng ông
trung tá Châu “nhảy bổ vào tŕnh
diện tổng-thống khóc lóc than
phiền là ông Nhu bây giờ hết tin
anh em, đă đẩy ông đi xa , nay
c̣n anh Mậu theo cụ từ bao lâu
nay mà cũng ra lệnh bắt (...)
Nếu ông Châu đừng xía vô việc
này th́ ông Mậu bị bắt, như vậy
các tướng sẽ không dám làm
đảo-chánh, tôi hỏi thêm ông Châu.
Việc này có thể đúng, ông trả
lời” (33)! Ông Duệ hỏi ông Châu
chỉ vài ngày sau đảo-chánh. Theo
Trần Văn Đôn và nhiều người th́
ông Đỗ Mậu theo đảo-chánh v́ sợ
hơn là chủ động theo!
11. Vụ hiệp thương hoặc cố vấn
Ngô đ́nh Nhu tiếp xúc với đại
diện Hà-Nội (Phạm Hùng, và có
thể cả Trần Độ theo như lời ông
Tôn Thất Thiện (34)) trước nay
vẫn được dùng như một luận cứ để
bênh vực ... Mỹ và nhóm tướng
lănh đảo-chánh! Chính ông Ngô
đ́nh Nhu trong một số buổi học
tập chính-trị đă kể - chứ không
giấu diếm như nhiều người lầm
tưởng để khiến CIA Mỹ phải ŕnh
rập! Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
nhiều lần nhưng nhất là trong
Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng,
1945-1975, đă chứng minh “hành
động “ve văn” Cộng-Sản của anh
em Diệm-Nhu (...), yếu tố “phiến
Cọng” này mới thực sự mang lại
sự sụp đổ của đệ Nhất Cộng Ḥa
(1956-1963) mà không phải cuộc
tranh đấu của Phật Giáo, hay cái
gọi là “bảo vệ chủ quyền
quốc-gia”, “quốc thể”, “nền độc
lập” như nhiều người tưởng nghĩ”
(35). Một số người để biện hộ
cho những hành vi phản bội, phá
đổ miền Nam đă lấy lư do ông Nhu
nói chuyện với miền Bắc mà họ
gọi là “thỏa hiệp với Cọng, xé
bỏ Hiến pháp” như Đỗ Mậu từng
ngụy biện (36), v́ rồi cũng
chính ông Mậu mấy năm trước khi
chết đă viết Tâm Thư (1995) và
về lại trong nước và đă có những
thái độ, lời nói rất khả nghi!
Lịch-sử chưa phê phán, chính
ḿnh đă tự lột mặt nạ! Giả dụ
chuyện đó (cũng như chuyện cành
đào chủ tịch họ Hồ miền Bắc gửi
cho tổng-thống miền Nam) có thật
và thành công, thiển nghĩ nhiều
triệu người Việt, Nam và Bắc, đă
không phải hy sinh, nằm xuống
hoặc mất tích, thương tật, v.v.
và hôm nay cũng chẳng có ai phải
bàn căi chuyện chất độc Orange
đă thiêu hủy, gây thương tật cho
thiên nhiên, môi trường sống ở
Việt Nam cũng như những quái
thai trong các ống thí nghiệm
của Nhà Nước Hà-Nội! Và biết đâu
miền Nam đă trở thành Nam Hàn!
V.v. Ừ nhỉ, thế th́ cái diaspora
Việt Nam hải-ngoại làm sao giải
thích? * Vấn-đề nghiên cứu về
biến cố, người trẻ sau này sẽ
gặp nhiều khó khắn cũng như dễ
dàng (37). Xin tham khảo chính
văn, đừng nghe kể lại dù người
đó là khoa bảng hay có tiếng;
nhăn “linh mục, pháp danh” cựu
này cựu kia, với một thiểu số có
khi c̣n nguy hại hơn tài liệu và
chứng giám của một tù nhân hay
lính quèn! Có thật sự tham khảo
mới có thể có nhận định, phán
đoán chính đáng, công bằng. Hăy
tập bỏ lư luận v́ người cùng phe,
v́ danh tiếng người nào đó, nếu
muốn tránh hời hợt và trở thành
tṛ xiếc!
Muốn nghiêm chỉnh nghiên cứu và
phê phán cuộc đảo-chánh
1-11-1963, thiển nghĩ không thể
không làm (thêm) những việc sau
đây: - Nghiên cứu lư thuyết
chính-trị Nhân Vị của ông Ngô
đ́nh Nhu. Thuyết này không từ
trên trời rơi xuống, có thông
hiểu nó và con người chủ tŕ ra
nó đông-tây tổng hợp và có cái
nh́n viễn kiến - cũng như muốn
hiểu Trung cộng không thể không
tham khảo những ǵ Mao Trạch
Đông đă viết từ những thập niên
1930, 40. Chính đảng trong chính
quyền mà có lư thuyết nghiêm túc
dĩ nhiên là cần thiết, băng đảng
mới là nguy hại! - Nghiên cứu
lại những lư-thuyết chống Cộng
của ông Nhu cũng như của các
người khác, của những thời 1954,
1960, 1963, v.v. so với sau đó
cho đến 30-4-1975. - Khách quan
t́m hiểu những thực hiện của chế
độ đệ nhất Cộng-hoà như chính
sách dinh điền, khu trù mật,
ấp-chiến-lược, v.v. Cũng tránh
thiên-kiến, cảm tính là những
điều khó tránh cho những người
có liên hệ xa gần đến các biến
cố, và tránh những tổng quát hóa
đơn sơ như kết luận kiểu “Ngô
đ́nh Diệm tạo nên thời đại hoàng
kim của Ki-tô giáo” (38) trong
khi thực tế phức tạp nhiều! -
Một khía cạnh khác cũng đáng kể
nhưng ít ai đi sâu vào: vai-tṛ
ông cố vấn miền Trung Ngô đ́nh
Cẩn. Ông Cẩn liên hệ tốt đẹp với
giáo hội Phật giáo ở Huế cũng
như với Thích Trí Quang. Nhạy
bén và biết hành xử chính-trị,
trong vụ khủng hoảng Phật giáo
mùa Hè 1963, ông đă mời được các
vị lănh đạo Phật giáo đến nhà
ông ngày 7-5-1963 và đă nói như
sau khi tiễn họ ra cửa: “Một tṛ
Ơn chết mà chết cả một chính phủ,
huống chi của một tôn giáo lớn
nhất mà bị triệt hạ ngang như
thế!” (39). Giáo sư Nguyễn Văn
Trung trong tập bản thảo “Vẽ
Đường Cho Hươu Chạy” đă tổng kết
về những sự kiện lịch-sử chưa ai
nói đến về ông Ngô đ́nh Cẩn.
Giáo sư đưa
ra ánh sáng hai điểm qua hai tài
liệu Bội Phản Hay Chân Chính,
hồi kư tập thể của một số
cựu tù nhân của Đội Công Tác Đặc
Biệt Miền Trung và bài viết của
luật sư Vơ Văn Quan đăng trên
Thế Giới Ngày Nay cuối năm 1992
- ông Quan là người từng biện hộ
cho ông Ngô đ́nh Cẩn: thứ nhất,
ông Cẩn không phải là thủ phạm
hay có dính líu đến vụ đàn áp
Phật giáo, ngược lại ông c̣n ủng
hộ cuộc “đấu tranh” đó và chống
lại hai ông anh ở Sài-G̣n đă
nghe lời TGM Ngô Đ́nh Thục. Thứ
nữa, cách ông Cẩn chống Cộng làm
cho cộng-sản Hà-Nội sợ và đă đem
lại an ninh cho miền Trung vốn
rất xáo động. Trích đoạn đă được
đăng trên tờ Ngày Nay Houston
(40) nói đến “thành tích chống
Cộng của Mật vụ Ngô đ́nh
Cẩn-Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ,
siêu tổ chức”; và tù cộng-sản ở
nhà tù ông Cẩn ra đều bị Hà-Nội
nghi ngờ và không được tin dùng
nữa! Ngoài ra, ông Trung c̣n đưa
ra lư lẽ tại sao thượng tọa
Thích Trí Quang muốn xử tử ông
Ngô đ́nh Cẩn: chỉ để bịt miệng
thế gian là chế độ Ngô đ́nh Diệm
đàn áp Phật giáo trong khi thực
tế ngược lại. Thích Trí Quang
cộng tác với ông Cẩn lúc đầu là
để trá hàng, lợi dụng ông Cẩn,
và cuối cùng TT Quang đă để cho
cộng-sản Hà-Nội lợi dụng ông!
Cái chết của ông Cẩn là một sỉ
nhục và ông đă khẳng khái tỏ ra
khinh miệt kẻ gian khi không
chịu bịt mặt!
Về các tài liệu, hồi kư của bên
người miền Nam, quốc gia đă đành,
mà cũng nên xem qua tiếng nói,
nhân chứng phía người Cộng sản
Việt Nam và cựu đảng viên
cộng-sản. Nếu lướt qua những tài
liệu chúng tôi đă tham-khảo về
biến cố đảo-chánh 1-11, xin lược
lại đây một số ư kiến: một số
người (Nguyễn Mạnh Quang,...).
không tham khảo nguyên bản, chỉ
lập lại lời người khác, hoặc
trích lời dịch từ những nguyên
bản tiếng ngoại ngữ có thể bất
khả tín. Người khác, như Trần
Ngọc Ninh (40 Năm Sau (41)), một
cựu ủy viên tương đương
bộ-trưởng của miền Nam, 40 năm
sau đảo-chánh mà không cập nhật
tài liệu và khám phá mới, đọc
ông cứ như mới viết sau
đảo-chánh thời cao trào Phật
giáo hoặc suưt gây thánh chiến
với Công giáo. Người khác nữa
th́ nhầm lẫn nhân sự: một ông ở
Úc (42) lầm Nguyễn Văn Châu với
Nguyễn Hữu Châu, người khác ghi
Trần Văn Châu khi nói tới
giám-đốc Nha Chiến-tranh Tâm-lư
không biết ông ta muốn nói Trần
Văn Trung hay Nguyễn Văn Châu v́
cả hai đều giữ chức đó, ông
Trung trước, ông Châu kế nhiệm.
Tài-liệu hoặc tác giả có thể tin
hoặc giúp ích cho nghiên cứu về
biến cố có: LM Cao Văn Luận (Bên
Gịng Lịch-Sử, 2 ấn bản khác
nhau, 1972 & 1983 ở hải-ngoại),
Hoàng Lạc & Hà Mai-Việt (Nam
Việt-Nam 1954-1975: những sự
thật chưa hề nhắc tới. 1990),
Nguyễn Trân (Công Và Tội: những
sự thật lịch sử; hồi-kư lịch sử
chính trị miền Nam 1945-1975.
1992); Hoàng Ngọc Thành và Thân
Thị Nhân Đức (Những Ngày Cuối
Cùng Của Tổng-Thống Ngô đ́nh
Diệm. 1994, một điều tra lịch-sử
khá khách quan (43); bản dịch ra
tiếng Anh: President Ngô D́nh
Diêm and the US: his overthrow
and assassination. 2001), Phan
Văn Lưu (Biến Cố Chính-Trị Việt
Nam Hiện Đại. 1994), Vĩnh Phúc (Những
Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ
Ngô Đ́nh Diệm. 1998), Minh Vơ (Ngô
Đ́nh Diệm: Lời Khen Tiếng Chê.
1998), Huỳnh Văn Lang (Nhân
Chứng Một Chế Độ, 3 tập), Nguyễn
Hữu Duệ (Nhớ Lại Những Ngày ở
Cạnh Tổng-Thống Ngô đ́nh Diệm.
2003),... Cũng như những ấn phẩm
xuất-bản trong nước trước 1975
như của Lê Tử Hùng, Đỗ Thọ,
Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng,
Minh Hùng Nguyễn Văn Bảo, v.v.
Phía tác-giả ngoại quốc, trước
hết phải kể đến những tài liệu
giải mật của Pentagon (44), của
chính quyền Hoa-Kỳ, Bản tường
tŕnh của Phái đoàn điều tra LHQ
(công bố ngày 13-12-1963 chứ
không bị ch́m xuồng như một đôi
người viết (45)), B. S. N. Murti
(Vietnam divided; the unfinished
struggle, 1960, tb 1964), Dennis
J. Duncanson (Government and
Revolution in Vietnam. 1968),
Marguerite Higgins (Our Vietnam
Nightmare, 1965), R. Shaplen
(The Lost Revolution. 1965),
Ellen J. Hammer (A Death in
November: America in Vietnam,
1963. 1987), Frederick Nolting
(From Trust to Tragedy: the
political memoirs of Frederick
Nolting, Kennedy's ambassador to
Diem's Vietnam. 1988), Anne E.
Blair (Lodge in Vietnam: a
Patriot Abroad. 1995), Francis
X. Winters (The Year of the
Hare: America in Vietnam,
January 25, 1963-February 15,
1964; xuất-bản 1997, từ tài liệu
giải mật Foreign Relations of
the U.S. 1961-1984),
Những tài-liệu hoặc tác giả sau
dùng được nhưng đề cao cảnh giác:
Bùi Diễm (In the Jaws of
History. 1987; Gọng Ḱm Của
Lịch-Sử. 2000); Trần Văn Đôn
(Our Endless War: inside
Vietnam. 1978; Việt Nam Nhân
Chứng. 1989), Nguyễn Cao Kỳ (How
we lost the Vietnam War. 1976;
Buddha's Child: my Fight to Save
Vietnam. 2002), Phạm Văn Liễu.
Trả Ta Sông Núi. Tập 1&2, 2002-,
Nguyễn Ngọc Khôi (“Những sai lầm
của Đệ Nhất Cộng Ḥa” (46)),
Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi
của Đỗ Mậu (1986), Việt Nam: Một
Trời Tâm Sự (1987) của Nguyễn
Chánh Thi, 20 Năm Binh Nghiệp,
tức Nghĩa Biển T́nh Sông. 1998)
của Tôn Thất Đính - đều là những
biện hộ không khéo hoặc quá đánh
bóng cá nhân, Những bịa đặt,
xuyên tạc của những Đệ Nhất Phu
Nhân của Hoàng Trọng Miên, Đảng
Cần Lao (1971) của Chu Bằng Lĩnh
tức Mặc Thu, Việt Nam Đệ Nhất
Cộng Ḥa Toàn Thư 1954-1963
(1998) của Nguyễn Mạnh Quang,
Những Bí ẩn Lịch-sử Dưới Chế độ
Ngô đ́nh Diệm, Những Con Tḥ Ḷ
Chính-Trị ... và tương cận của
Lê Trọng Văn, những bài viết và
ấn-phẩm của nhóm Giao Điểm ở
Cali và ở trong nước, cả cuốn
Sáu Tháng Pháp Nạn của Vũ Văn
Mẫu, cựu ngoại trưởng đă cạo đầu
từ chức nhân biến cố Phật Giáo
22-8-1963 và cũng là thủ tướng
hai ngày (28-4-1975) của
tổng-thống cộng-ḥa cuối cùng
Dương Văn Minh, đă viết cuốn này
lúc c̣n ở trong nước và in ronéo
năm 1984, đến 2003, TT Thích Măn
Giác viết tựa và nhóm Giao Điểm
in lại ở Nam California. Ngoài
ra có những tài liệu, hồi kư
khác có thể xử dụng về xa gần
biến cố đảo-chánh hoặc con người:
Nhị Lang (Phong Trào Tŕnh Minh
Thế. 1984), Văn Bia (Đời Một
Phóng Viên Và Những Ngày Chung
Sống Với Chí Sĩ Ngô Đ́nh Diệm,
2001 (47)), Vương Văn Đông (Binh
Biến 11-11-60. 2000), Nguyên Vũ
(Chính Đạo, Vũ Ngự Chiêu) có
nhiều tài liệu sử và biên thuật
đáng kể và khá tinh tế sử dụng
văn liệu, nhưng nếu ông nén cảm
tính (dù ông đă ghi là “tâm bút”
cho ít nhất hai cuốn Paris Xuân
1996 và Ngàn Năm Soi Mặt), khi
sử-liệu-hóa lịch-sử th́ giá trị
khách quan và khoa học sẽ rơ hơn
và thuyết phục được giới trẻ.
Những ám ảnh thường thấy trong
toàn bộ các biên khảo của ông về
chế độ đệ nhất cộng ḥa, đó là
ngày sinh của tổng-thống Diệm
thời mà giấy tờ hộ tịch chưa như
sau này, đó là đánh giá cao hoặc
cả tin những người Hoa-Kỳ, Pháp
(48), v.v. trong mục-đích hạ giá
các nhân vật người Việt, đó là
mặc cảm về quyền lực của giáo
hội Công giáo, đó là không khai
thác những văn khố hoặc sự kiện
có lợi cho chế độ đó, đó là quá
đề cao các đảng phái khác khi
phê phán đảng Cần Lao và chế độ,
thiếu so sánh và căn cứ trên
những sự kiện lịch-sử đă xảy ra,
riêng vụ đảo-chánh, ông lư luận
như bênh phe đảo-chánh (tại sao
anh em tổng-thống vào trốn ở nhà
Mă Tuyên, “một địa điểm đầy nghi
hoặc” (49) - nhưng vụ ám sát đă
xảy ra khi anh em tổng-thống đă
bị bắt và đang bị đưa về bộ chỉ
huy đảo-chánh! C̣n giả thuyết
nếu xin đại sứ Hoa-Kỳ C. Lodge
bảo vệ đưa ra khỏi nước th́ kết
quả chắc ǵ đă khác hậu quả đă
xảy ra với ông Cẩn: giao kẻ xin
tị nạn cho phe ... giết người
(!). Khi kết luận, thiển nghĩ
Chính Đạo không công bằng khi
núp sau luật nhân quả (nhưng ai
đủ thẩm quyền để xét luật nhân
quả?) để xem rất nhẹ tội kẻ chủ
mưu giết anh em tổng-thống Diệm
hơn là lời nói và cái ông gọi là
“vỗ tay” của bà Trần Lệ Xuân khi
bà nói đến các vị sư tự thiêu
BBQ: sự tự thiêu dù sao cũng có
phần nào nghi vấn, trong khi lời
nói dù quá lố hoặc được hiểu là
thêm dầu vô lửa hay vỗ tay cũng
không phải là chính hành động
... giết người rồi chối tội sau
khi đă nhận tiền ngoại bang và
chia chác tiền của chiếm được!
Nhiều luận án ở các đại học Pháp,
Mỹ và Úc đă nghiên cứu nghiêm
túc một số biến cố hoặc cả chân
dung chính-trị miền Nam thời này,
về chế độ đệ nhất cộng-hoà, về
vai tṛ một số đảng phái ở miền
Nam, và đă có những cái nh́n
theo tôi là can đảm, trung thực,
công bằng và khoa học. Ở Pháp có
rất nhiều luận án từ cao học đến
tiến sĩ không thể kể dài ḍng ở
đây, ở Úc là nơi đang lên về
nghiên cứu các vấn-đề Việt Nam
từ chính-trị đến văn-học có
những luận án tiến sĩ đại học
Monash xin kể sau: The Miracle
of Vietnam: the Establishment
and Consolidation of Ngo Đinh
Diem 's Regime, 1954-1959 của
Nguyễn Ngọc Tân, The Budhish
Crises in Vietnam 1963-1966 của
Phan Văn Lưu, v.v.
Ngoài ra cũng nên t́m hiểu thái
độ cũng như những phát biểu của
những người từng được chế độ đệ
nhất cộng hoà cho đi du học, xem
họ trung hoặc phản ra sao, cũng
như nghiên cứu trường hợp những
vị trí thức, khoa bảng hoặc thời
cơ, “bảo hoàng hơn vua” để nịnh
chế độ ra sao cũng như “tác phẩm”
và thái độ của họ sau đó thế nào.
Cũng như những người bỏ đạo gốc
để theo đạo mới nịnh chế độ để
tiến thân, rồi sau đảo-chánh, bỏ
đạo mới! Và cả những người cao
cấp nằm vùng, gián điệp nhị, tam
trùng, v.v. Từ đó có thể có thêm
những kết luận khác, về cái tâm
địa khốn-cùng của con người
chẳng hạn!
Gần đây, một sinh viên tiến-sĩ
người Mỹ đă gây ngạc nhiên cho
tôi khi anh gặp tôi v́ muốn t́m
hiểu rơ hơn vai tṛ của ông
Nguyễn Văn Châu cũng như một số
người khác liên hệ và chỉ ở
những ngày trước sau vụ
đảo-chánh 1-11. Một trí thức
người Việt tốt nghiệp ở Nga cũng
hỏi thăm tôi như vậy! Nghĩa là
có người vẫn đi t́m sự thực
lịch-sử, việc tôi vẫn và tiếp
tục theo dơi! Ngoài ra mới đây,
hai ngày 24-25 tháng 10-2003,
một cuộc hội thảo về biến cố
đảo-chánh 1-11 đă được Vietnam
Center thuộc đại học Texas
Technology ở Lubbock tổ chức.
Cựu đảng viên cộng-sản Bùi Tín
đă có bài tham luận đă kết luận
như sau về tổng-thống Ngô đ́nh
Diệm: “ông Diệm là một nhân vật
chính-trị đặc sắc, có ḷng yêu
nước sâu sắc, có tính cách cương
trực thanh liêm, nếp sống đạm
bạc giản dị” (50). Bà Ngô đ́nh
Nhu ở Paris h́nh như sắp ra
hồi-kư (51), thế nào cũng sẽ cho
thấy một số bộ mặt thật của nhân
t́nh thế thái. Hy vọng các nhân
chứng khác hoặc liên hệ đến cuộc
đảo-chánh sẽ tiếp tục góp phần
làm sáng tỏ một số sự kiện và
con người!
* Vài ḍng thêm: Khi vụ đảo
chánh xảy ra, chúng tôi đang học
trung học đệ nhất cấp. Một số
tai mắt và quan-yếu của chế độ
đệ nhất cộng hoà t́nh cờ có mặt
trong nhà chúng tôi ở Tân-định
khi tiếng súng phản-bội bắt đầu
nổ sau 1 giờ 30 trưa. Sau đó là
bể dâu đối với phần lớn trong
các vị này và nay hầu như tất cả
đều đă chết, phần lớn trên đường
lưu-vong ở xứ người, ngay sau
biến cố hoặc sau ngày 30-4-1975
và cả gần đây với những đợt H.O.
- đă 40 năm rồi c̣n ǵ? Cá nhân
chúng tôi - cũng như một số
người Việt Nam, dù muốn dù không,
đă bị lịch sử cuốn hút và
ảnh-hưởng đến cuộc sống và cả
cuộc đời! Rồi cuộc sống lưu vong,
rồi những cơn băo ḷng của người
Việt nhất là của một số bậc
trưởng thượng hoặc đi trước,
giữa đường đời thấy sự bất b́nh,
khiến chúng tôi cũng đă đôi lần
làm đôi việc rất khiêm tốn.
Năm 1988, chúng tôi đă dịch và
xuất bản cuốn Ngô Đ́nh Diệm Và
Nổ Lực Hoà B́nh Dang Dở (Los
Alamitos CA: Xuân Thu, 1989, tái
bản cùng năm), một cách cung cấp
thêm tiếng nói và quan-điểm của
người trong cuộc là ông Nguyễn
Văn Châu (1923-1985) cũng là cậu
của chúng tôi. Đây là luận-văn
Cao-học về sử mà ông đă tŕnh ở
đại học Paris nhưng có tính
hồi-kư v́ sự liên hệ và quá khứ
của ông - tựa là Ngo Dinh Diem
en 1963: une autre paix manquée.
Lúc bấy giờ ông sống với nghề
dạy học môn sử ở thành phố
Orléans là nơi ông tị nạn chính
trị sau khi ông về lại
Hoa-thịnh-đốn sau vụ đảo-chánh
1-11. Ngày đảo-chánh ông đang có
mặt ở Sài-G̣n lo đám táng người
em ông là linh mục Ḍng Chúa Cứu
Thế bị quân-xa đồng-minh Mỹ tung
xe chết ở Vũng Tàu là nơi ngài
đang dạy tiểu chủng-sinh ḍng -
chứ ông Châu không phải về lại
Việt Nam tổ chức hay liên hệ đến
các phe đảo-chánh như một số
người viết (52). Ông trung-tá
Châu từng là giám-đốc Nha
Chiến-tranh Tâm-lư, trưởng pḥng
5 Bộ Tổng tham-mưu và một số
cơ-quan liên-hệ thuộc bộ Quốc
pḥng. Với chế độ đệ nhất
cộng-hoà, ông từng là quân-ủy
của đảng Cần-Lao (Ban 5), đảng
viên thuộc tiểu tổ Phan Đ́nh
Phùng là tổ đầu tiên của đảng,
nhánh Ngô đ́nh Cẩn cũng như bạn
ông là Lê Quang Tung, là người
khi được tin cẩn đă làm nhiều
việc cũng như đă để lại một số
sách lư thuyết về chống Cộng và
lịch-sử (Thế Hệ Mới, Con Đường
Sống; Con Người Mới; Gịng
Lịch-sử; Thất bại của Việt Cộng,
v.v.). Tài liệu Hà-Nội c̣n cho
biết ông Châu lập và điều khiển
Liên Đoàn Sỹ Quan Công Giáo khu
thủ đô Sài-G̣n để làm mạnh và
hiệu lực cho chế độ hơn cơ cấu
“tổng tuyên úy quân đội” do quốc
trưởng Bảo Đại lập với sắc lệnh
từ 1952 (53)! Trở lại ngày
đảo-chánh đă nói ở phần đầu, bạn
hữu ông đến thăm sau đám tang
(54). Khi tiếng súng đảo-chánh
bắt đầu nổ, ông c̣n mặc áo tang
đă vội vàng leo xe gắn máy một
người lính thuộc quyền cũ (và từ
chối lên xe jeep của NB, một đại
úy do phe đảo-chánh gửi đến, sau
ông đại úy làm lớn và cũng trở
thành lư thuyết gia chống Cộng
sáng giá của miền Nam và là
người của Mỹ) và ẩn thân trong
một nhà Ḍng rồi đổi chỗ. Khi
đảo-chánh thành công, các bạn
ông như anh em đại tá Lê Quang
Tung tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt,
như đại tá Hồ Tấn Quyền chỉ huy
Hải quân, đều bị đảo chánh giết,
sinh mạng ông như ngọn đèn dầu
trước băo táp bất nhân, phải
nhiều lần ra phi trường ông mới
được thoát trở về Hoa-Thịnh-đốn
rồi bị nghĩ giă-hạn không lương.
Thoát đạn vài vị tướng như nghe
nói là TTĐ từng phải “nhịn nhục”
ông trong quá khứ. Chán đồng
minh Mỹ, ông đi Pháp, đổi sang
nghề dạy học cũng như đi học lại.
Sau Cao học, ông làm tiếp luận
án tiến sĩ, có sang Canada và
trở thành khách bộ Ngoại giao Mỹ
muà hè 1984 khi đến D.C. nghiên
cứu tài liệu. Chúng tôi lúc đó
hành nghề thủ-thư ở thư viện
Quốc hội Québec, đă phụ t́m giúp
ông nhiều tài liệu của Anh nhất
là của Sir R. Thompson, Dennis
J. Duncanson, của Phi-Luật-Tân,
(55)... Ông mất v́ bệnh tại miền
Nam nước Pháp tháng 8-1985, hết
c̣n có thể trả lời, bạch hóa một
số hồi kư và nghi vấn về vụ
đảo-chánh và vai-tṛ của ông
trong quá-khứ! * Từ năm 1962,
nội bộ anh em và gia-đ́nh Ngô
đ́nh Diệm đă có những dấu hiệu
rạn nứt, có thể bất đồng về một
số quyết định chính-trị. Ông
tổng-thống bắt đầu hết thích hợp
thời thế (như chọn người ḍng
dơi, biết chắc gốc gác), vả lại
ông quá nhân từ và tin người -
dùng người do Pháp đào tạo hoặc
quá khứ khả nghi, cuối cùng là
v́ sống theo tinh thần Nho giáo
quyền huynh thế phụ mà ông đă
không ngăn cản những sai trái
của ông anh tổng giám mục và vợ
chồng ông em cố vấn có con trai
nối dơi. Hai ông cố vấn có lúc
hai đường lối và nhân sự có khi
không hẳn như nhau, đưa đến việc
nghi ngờ và xa lánh những người
thân tin từ đầu như ông trung tá
NV Châu, bs Trần Kim Tuyến. Cả
hai ông cố vấn đă dùng người đầu
thú, chiêu hồi rất gentlemen,
phần lớn thu phục người, nhưng
có khi bị phản (Vũ Ngọc Nhạ,
Phạm Ngọc Thảo, v.v.). Ba năm
trước đó, sau vụ đảo-chánh
11-11-1960, ông trung tá Châu là
thư kư Ủy Ban Nhân dân Chống
Đảo-Chánh, các sĩ quan trung
thành lúc đó nhiều hơn là người
có ư phản. Ba năm sau, t́nh h́nh
chính-trị và nhân sự đă thay đổi
nhiều. Những cán bộ của Ngô đ́nh
Cẩn hiệu nghiệm ở miền Trung
nhưng bớt ở Sài-G̣n v́ không c̣n
đồng thuận có trước đó và ê-kíp
thu hẹp hơn trước (56). Chế độ
sau 9 năm cầm quyền, với nhân
t́nh đảo điên, với những quá đà
và chia rẽ nội bộ, thế nào ngày
cuối cũng đến, dù có hay không
vụ đảo-chánh 1-11-1963. Nhưng
nếu đến với nhiều lá phiếu thật
của dân và không phải xảy ra
những vụ giết người hèn nhát (anh
em Diệm Nhu đă bị trói tay), bất
công (ông Ngô đ́nh Cẩn ra đầu
thú, thù hận và chính-trị đă xử
thay v́ công lư xử), th́ lịch-sử
đă bước đi ngă khác! Tổng-thống
Ngô đ́nh Diệm dù có một số
khuyết điểm (tinh thần gia tộc
mạnh, nghe nịnh hót, xa dân,
...) đă hành xử lúc b́nh sinh và
rồi tuẫn tiết như một nhà Nho,
chứng tỏ khí tiết của một người
quốc-gia yêu nước chân thành,
trong khi đối lập và những kẻ
phản dân chủ chạy theo tiền và
ngoại bang. Có thể lúc về nước
năm 1954 ông được sự ủng hộ của
ngoại bang, nhưng đă tỏ ra có
tài điều khiển khiến kéo dài
được 9 năm. Ông không thật sự
thiên vị đạo Công giáo và nếu có
chăng là do những người tâng
công hoặc lạm dụng, cả TGM Ngô
Đ́nh Thục anh ông. (Năm 1959,
tổng-thống Diệm được giải
Leadership Magsaysay $15,000 đô
nhưng ông đă chuyển cho đức Đạt
Lai Lạt Ma qua lănh sự ở New
Delhi). Kết luận như ông Minh Vơ:
“Tổng-thống Ngô đ́nh Diệm là một
lănh tụ xứng đáng của miền Nam”
(57). LM Cao Văn Luận lúc gần
cuối đời đă phê phán như sau:
“Sự thanh toán ông Diệm và chế
độ ông Diệm phải chăng là một
sai lầm tai hại cho đất nước
Việt Nam. Những hỗn loạn
chính-trị, những thất bại quân
sự sau ngày 1-11-1963 đă trả lời
cho câu hỏi đó” (58).
Cuộc đảo-chánh 1-11-1963 đă mở
cửa cho cuộc chiến-tranh toàn
diện, huynh đệ bị hy-sinh cho lư
tưởng cường điệu của hai phe
chiến-tranh lạnh, quốc-cộng trở
nên lằn ranh hằn sâu lên tâm trí
và thân xác con người Việt Nam
cho đến hôm nay. Biến cố đó đă
mở toang cho thú-tính tung hoành,
cho thói tính vô-chính-phủ lên
ngôi! Hậu quả này, nay đă rửa
sạch, đă trả nợ xong chưa ? Một
điều chắc chắn là thời gian 40
năm đă cắt nghĩa nhiều sự kiện,
hành động, cũng như cho thấy bộ
mặt thật của một số người (Nguyễn
đ́nh Thuần, Phan Quang Đán, Bùi
Diễm, TV Đôn, TT Đính, Đỗ Mậu
(59), v.v.).
Một nhận xét khác, từ biến cố
1-11, từ khi có quân có súng có
“OK” của quan thầy cả tự ư nhân
danh Chính nghĩa, để làm loạn,
đảo-chánh, chỉnh lư, biểu dương
lực lượng - mà năm 1964 là năm
trăm hoa đua nở nhất, nhiều
người làm chính-trị mỗi lúc một
đưa Chính nghĩa ra làm ngáo ộp.
Và xuất cảng ra đến hải-ngoại từ
sau 1975. Chính nghĩa vốn là cái
cao quư, hệ trọng cho cả một dân
tộc, đă bị con người ta hễ có
chuyện là lôi ra. Trục trặc phe
nhóm, cá nhân, buôn bán bảo hiểm,
làm ăn không như ư, thế là lại
lôi Chính nghĩa ra. Thế mà cũng
có thể lôi kéo, quyên góp được
tiền bạc của nhiều người - th́
cứ xem như là một cách chống
Cộng hay chống nằm vùng, chao
đảo hoặc để lương tâm được ...
yên ổn! Dĩ nhiên có những lúc mà
Chính nghĩa đă được xử dụng đúng
chỗ trong hơn 28 năm qua - phần
lớn toàn mạo danh, thậm xưng,
làm bạc giả!
Trong bài này, hậu sinh chúng
tôi trong việc t́m hiểu lịch-sử,
chỉ nói đến sự phản trắc một cơ
cấu dân chủ, hợp pháp, hợp hiến
- tổng-thống Ngô đ́nh Diệm là
người đại diện được dân cử. Hội
đồng Cách-mạng cũng chỉ là một
thiểu số của một cơ cấu là quân
đội, hơn nữa các ủy viên đứng
đầu phần lớn đă đi lính cho Pháp
thời Pháp thuộc. C̣n Quân đội
Việt Nam Cộng Hoà so với bộ đội
miền Bắc nói chung anh hùng và
nhiều bậc đáng kính hơn! Tai hại
về lâu dài của vụ đảo-chánh phản
bội, là đă làm yếu các chế độ
sau đó v́ vẫn xây trên nền
không-dân-chủ, và di hại hơn nữa
v́ chứng đă thành bệnh khi ra
đến hải-ngoại: năo trạng phản
bội, chia rẽ, không tôn trọng
dân chủ, cứ nh́n Văn Bút
hải-ngoại, các cơ cấu cộng đồng
Atlanta, Nam Cali và Bắc Cali
đều chia làm 2 với thủ lănh khác
nhau, rồi các cựu tù binh, tị
nạn chính-trị, ngay cựu học sinh
cũng thành nhiều hội mà danh
xưng chỉ là một tṛ ... chơi chữ!
Bài học nếu có cho thế hệ tương
lai theo tôi là hăy quên quá-khứ
nhưng hăy công b́nh với lịch-sử
xét xử công tội cố gắng khách
quan. Chân lư và công lư phải là
những mục đích cần có trong việc
t́m cho ra những nguyên nhân của
năo trạng tinh thần và chính-trị
người Việt Nam đă khiến cho nước
Việt và con người Việt phải như
hôm nay, t́m cho ra sự thực từ
những khúc mắc chính-trị, gián
điệp, tuyên truyền, v.v. Và
thoát khỏi tâm địa thời thuộc
địa và cả tư duy hậu thuộc địa!
Tóm, tất cả người Việt chúng ta
đều là nạn nhân của chính-trị
nội bộ Hoa-Kỳ, của truyền thông
và báo chí Hoa-Kỳ, của các cường
quốc nói chung, của chiến-tranh
lạnh, nhưng chúng ta cũng là nạn
nhân chính chúng ta mà trong
chúng ta kẻ nhiều tội nhất là
những kẻ tự xưng là người của Mỹ,
của Pháp, của Cộng sản quốc tế,...!
Montréal, 16-10-2003
Chú Thích:
1. Số tiền 3 triệu đồng Việt Nam
tức 42,000 Mỹ kim do Lucien
Conein đưa đến bộ Tổng Tham mưu
cho các tướng đảo-chánh. X.
Nguyên Vũ. Ngàn Năm Soi Mặt: tâm
bút (Houston: Văn Hóa, 2002),
tr. 114; Đỗ Mậu. Việt Nam Máu
Lửa Quê Hương Tôi (Mission Hills
CA: Quê Hương, tb 1987), tr.
816; v.v…
2. Hội đồng Quân nhân Cách-mạng
chỉ thành lập từ ngày 3-11-1963.
3. Cao Văn Luận. Bên Gịng
Lịch-Sử 1940-1965 (Sài-G̣n: Trí
Dũng, 1972; Sống Mới tái bản,
s.d.), tr. 256.
4. Phạm Kim Vinh. Việt Nam Tự Do
Từ Ngô Đ́nh Diệm Đến Lưu Vong.
Tủ Sách PKV, 1987.
5. Trần Văn Đôn. Việt Nam
Nhân-Chứng (Los Alamitos CA:
Xuân Thu, 198?), tr. 249.
6. Tôn Thất Đính. 20 Năm Binh
Nghiệp, tức Nghĩa Biển T́nh Sông
(San Jose CA: TB Chánh Đạo,
1998), tr. 455.
7. Đỗ Mậu. Sđd, tr. 789.
8. Trần Văn Đôn. Sđd, tr. 250.
9. Trần Văn Đôn. Sđd, tr. 238.
10. Trần Văn Đôn kể Nhung đă
khoe với con trai ông con dao
găm lịch-sử (Sđd, tr. 236-8).
11. Trần Văn Đôn. Sđd, tr. 236.
Ngô Đ́nh Châu xác nhận điều này
trong Những Ngày Cuối Cùng Của
Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam (s.l.:
Holly Graphics, 1999), tr. 19.
12. Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị
Nhân Đức. Những Ngày Cuối Cùng
Của Tổng-Thống Ngô đ́nh Diệm
(San José CA: Quang Vinh, Kim
Loan & Quang Hieu, 1994), tr.
532.
13. Ngô Đ́nh Châu. Sđd, tr. 41.
Ông Ngô Đ́nh Châu đă hỏi trung
sĩ trưởng chiến xa M-113 chở anh
em tổng-thống Diệm.
14. Diễn Đàn Phụ Nữ, 148, 1996,
tr. 59.
15. Nguyễn Hữu Duệ. Nhớ Lại
Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô
đ́nh Diệm (Tác-giả xuất-bản, CA
2003), tr. 170-171.
16. Huỳnh Văn Lang. Nhân Chứng
Một Chế Độ (Tác-giả xuất-bản,
2000), tập 3, tr. 256-8.
17. Tập 2, tr. 70. Lại có tin
ông DV Minh không nộp đủ, giấu
đi một thùng phuy vàng (X.
Nguyên Vũ. NNSM, Sđd, tr. 13).
18. Nguyễn Hữu Duệ. Sđd, tr. 74
& 78. Ông Quan trước khi chết đă
xin trở lại đạo Công giáo do TGM
Nguyễn Văn B́nh rửa tội, điều
ông muốbn từ trước đảo-chánh
nhưng không làm v́ sợ hiểu lầm
hoặc giống những người khác!
19. Tr. 258. Nguyễn Kỳ Phong
dịch, Vietnam Bibliography ở
Centreville VA xuất-bản, 2003.
Nguyên bản tiếng Anh xuất-bản
năm 1985. Trong Bốn Mươi Năm
Văn-Học Chiến-tranh (Đại Nam,
1997, tr. 140), chúng tôi có
trách là các tướng sang Hoa-Kỳ
viết report và study xuất-bản
hạn chế cho bộ Quốc pḥng Mỹ mà
quên đồng bào người Việt, nay có
bản dịch này nằm trong số những
tài liệu đó.
20. Trong nước cũng làm một cuộc
kỷ niệm 40 năm “cách-mạng
1-11-1963 thành công”, Nguyễn
Đắc Xuân làm một cuộc “tham quan”
dinh Gia Long và nhân đó tiết lộ
tướng Dương Văn Minh đă “nạt nộ
tướng Đôn “André! Giờ này mà anh
c̣n muốn phản tôi hả? Nhung đưa
súng đây”. Tướng Đôn sợ quá muốn
xỉu luôn! “ (Bốn Mươi Năm Nh́n
Lại, tuyển tập 1963-2003. Garden
Grove CA: Giao Điểm, 2003).
Chuyện tướng Đôn chiều ngày 1-11
điện thoại với tổng-thống Diệm
đă có người nói đến, nhưng việc
ttướng Minh giựt điện thoại và
câu nói “lịch-sử” trên th́ chưa,
chúng tôi ghi lại với dè dặt v́
chưa biết! Xuân kể theo lời KTS
Nguyễn Hữu Đống mà theo ông là
“người đại diện dân sự độc nhất
có mặt bên cạnh tướng DV Minh
lúc ấy”(?).
21. Anne Blair. Lodge in
Vietnam. New Haven: Yale
University Press, 1995, tr. 190.
22. Bùi Tín. “Nhân vật lịch-sử
Ngô đ́nh Diệm và hậu quả cuộc
đảo-chánh 1-11, 63”, Ngày Nay,
513, 15-10-2003, tr. A5 & B6.
23. Theo cuộn băng 37 tiếng đồng
hồ tàng trữ ở JFK Library
(Boston) được giải mật ngày
24-11-1998.
24. X. David Antonel et al. Les
Complots de la CIA. Paris:
Stock, 1976 (Chương “Un suicide
accidentel” - lấy lại lời tuyên
bố với báo chí của tướng Trần Tử
Oai, ủy viên báo chí, nghe theo
lời dặn của tướng Trần Văn Đôn).
25. Trích theo F X Winters. Sđd,
tr. 183. Trong khi đó, tờ New
York Herald Tribune th́ bênh vực
chế độ Ngô đ́nh Diệm!
26. Chính Đạo. Tôn Giáo Và
Chính-Trị: Phật Giáo, 1963-1967.
Houston: Văn Hóa, 1994, trích
theo bản cập nhật 2003 (phần C.
Thay đổi đại sứ Mỹ).
27. X. Marguerite Higgins. Our
Vietnam Nightmare, 1965; Ellen
J. Hammer . A Death in November:
America in Vietnam, 1963. 1987;
Nguyễn Ngọc Tân. “The Miracle of
Vietnam: the Establishment and
Consolidation of Ngo Đinh Diem
's Regime, 1954-1959”. Ph. D.
Thesis, Monash University.
28. X. Nghiên cứu của chúng tôi
về các vận động chính-trị của
người Việt hải-ngoại 1975-2005,
sẽ công bố hoặc xuất-bản.
29. Bách Khoa SG, 1969, đăng lại
trong hồi kư Hơn Nửa Đời Hư.
30. Bà Tùng Long. Hồi-Kư (TpHCM:
NXB Trẻ, 2003), tr. 221.
31. Nguyễn Văn Châu ghi nhận
trong Ngô Đ́nh Diệm Và Nổ Lực
Hoà B́nh Dang Dở (Los Alamitos
CA: Xuân Thu, 1989), tr. 95.
32. “Những sai lầm của Đệ Nhất
Cộng Ḥa”. Thời Báo Toronto 202,
11-11-1993; 203, 18-11-1993 (cùng
đăng trên một số báo khác). Ông
Khôi tư lệnh Lữ đoàn Pḥng vệ
Tổng-thống phủ lúc xảy ra
đảo-chánh 1-11, trong bài viết
ông tỏ ra mặc cảm, ghen tương
với nhiều người khác lên lon lên
chức hơn ông và ông muốn đính
chính chối từ liên hệ của ông
với chế độ. Ông phê b́nh ông NV
Châu đem đảng Cần lao vào quân
đội làm mất hiệu lực và làm mất
miền Nam (?). Phê phán ngây thơ
v́ chiến-tranh một sống một c̣n
với guồng máy cộng-sản, đáng ra
c̣n phải đi xa hơn, nếu không
triệt để tổ chức lại quân đội
quốc gia th́ cũng phải cô lập
hoặc cho làm bàn giấy tất cả
những phần tử do Pháp đào luyện
hoặc quá-khứ khả nghi (MH Xuân,
TT Đính, DV Minh, Đỗ Mậu, ...)
là chuyện khả thể ngay cả trong
các xă hội dân chủ như Hoa-Kỳ,
Pháp.
33. Sđd, tr. 97.
34. X. Vĩnh Phúc. Những Huyền
Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô
Đ́nh Diệm. (Westminter CA: Văn
Nghệ, 1998), tr. 337.
35. Chính Đạo. “Cuộc Thánh Chiến
Chống Cộng, 1945-1975” (chưa
xuất-bản, bản Internet ở trang
giaodiem.com).
36. Đó cũng là nội dung của cả
chương XVI, sđd.
37. Một người nghiên cứu trẻ,
Nguyễn Kỳ Phong, tác-giả bộ
Người Mỹ và Chiến-tranh Việt Nam
(Centreville VA: Vietnam
Bibliography, 2001) từng bị
chính trị gia Nhị Lang phê phán
quá dựa theo tài liệu của Mỹ. X.
“Trở lại vụ án 47 năm trước: ai
giết tướng Tŕnh Minh Thế?”. Văn
Nghệ Tiền Phong, 636, 16-7-2002,
tr. 24+.
38. Chính Đạo. Tôn Giáo Và
Chính-Trị: Phật Giáo, 1963-1967.
Houston: Văn Hóa, 1994, trích
theo bản cập nhật 2003.
39. Hải Triều Âm, 2, 30-4-1964,
tr. 5. Trích lại từ Lê Cung.
“T́m hiểu những sự kiện đầu tiên
trong phong trào Phật giáo miền
Nam 1963”. Nghiên Cứu Lịch-Sử,
4, 1994, tr. 10. Chú thêm: Vụ
tṛ Ơn bị giết khiến học sinh
biểu t́nh và làm rớt chính phủ
thời đó!
40. Ngày Nay, 374, 15-9-1997,
tr. A5-6.
41. Đă đăng trên trang Internet
Vietpage.com ngày 6-9-2003.
42. ST. “Dân-tộc Việt Nam hai
lần bị lường gạt”. Bên Kia Bờ
Đại Dương, 45, 6-2002.
43. Dĩ nhiên bị một số người
bênh nhóm tướng lănh “cách-mạng”,
chế độ sau đó và bênh nhóm Phật
giáo bạo động, chỉ trích. Nhưng
khác Vĩnh Phúc, hai tác-giả này
đă phỏng vấn hoặc khiến một số
người trong cuộc phải lên tiếng,
cả sau khi đă xuất-bản như với
trung tá Dương Hiếu Nghĩa (X.
Diễn Đàn Phụ Nữ 148, 1996, tr.
59).
44. The Pentagon Papers: as
published by the New York times,
The Pentagon history was
obtained by Neil Sheehan.
Written by Neil Sheehan [and
others]. New York, Quadrangle
Books [1971]. 810 p.
45. Report of the UN Fact
Finding Mission to South
Vietnam. Washington D.C.:
Government Printing Office,
1964. 254 tr.
46. Bđd. Thời Báo Toronto 202,
11-11-1993; 203, 18-11-1993.
47. Methuen MA: Lê Hồng, 2001.
Chúng tôi đă có lời viết Tựa cho
tập Hồi kư này.
48. Thí dụ không tin lời học giả
Trần Trọng Kim (VNSL) mà tin báo
cáo của Khâm sứ Pháp về việc đào
mă lănh tụ Cần Vương Phan Đ́nh
Phùng. Chính Đạo. Sđd, chú 51.
Để viết tiểu sử Ngô Đ́nh Diệm,
theo lời ông Nguyên Vũ, đă “sử
dụng cơ bản là tập tiểu sử chính
phủ Diệm do cơ quan an ninh Pháp
thành lập ngày 5/7/1954 hiện vẫn
c̣n chưa giải mật” (HCM con
người & huyền thoại, tập III:
1947-1969).
49. Nguyên Vũ. NNSM. Sđd, tr.
135.
50. Bùi Tín. Bđd. Ngày Nay, tr.
A5.
51. X. Trương Phú Thứ. Văn Nghệ
Tiền-Phong, 643, 1-11-2002, tr.
8.
52. Hoặc nói rằng ông Châu về dự
lễ mở tay linh mục của người em
ông (X. Nguyễn Hữu Duệ, Sđd, tr.
97) - thật ra đă xảy ra năm
1960.
53. X. Nghiên Cứu Lịch-Sử, 48,
3-1963, tr. 6.
54. Trong số có ông Đỗ Mậu (X.
Trần Văn Đôn. Sđd, tr. 203),
nhưng ông Mậu không nói đến
trong hồi kư của ông. Người duy
nhất trong số đó c̣n sống là ông
NN Khôi.
55. Ghi lại vài tài liệu c̣n nhớ:
Dennis J. Duncanson: Lessons of
Vietnam: three interpretive
essays, 1971; Indo-China, the
conflict analysed, Conflict
Studies 39, 1973, v.v.; Robert
Thompson: Defeating Communist
insurgency: experiences from
Malaya and Vietnam. 1966;
“Vietnam: the human cost of
communism”. Worldview Nov 1972;
No exit from Vietnam. 1969;
Peace is not at hand. 1974; v.v.
Ngoài ra, nói đến tài liệu, Thư
viện Quốc hội Hoa Kỳ c̣n giữ
cuộn băng ông trả lời phỏng vấn
của nhà báo Neil Sheehan năm
1974 (X. Prof. Nguyen Van Chau,
Oct. 24, 1974, my study, Wash.,
D.C. [sound recording]. 1974;
Call no: RYB 6636-6637
(Recording made or collected by
Neil Sheehan in preparation for
the writing of his book A bright
shining lie: John Paul Vann and
America in Vietnam).
56. Nhà văn Nguyên Sa trong Hồi
Kư (Irvine CA: Đời, 1998) đă
viết lại sự hữu hiệu của công an
miền Trung ở Sài-G̣n (tr. 271+).
57. Minh Vơ. Sđd, tr. 286.
58. Cao Văn Luận. Bên Gịng
Lịch-Sử Việt Nam, 1940-1975
(Sacramento, CA: Tantu Research,
c1983), tr. 6.
59. Ông Tôn Thất Đính và Đỗ Mậu
là hai người bị phê phán nặng nề
nhất, riêng ông Đính ít ra đă có
những lời “thú lỗi” dù tập thể ở
đoạn cuối cuốn hồi kư: “cuộc
hành quân 1-11-63 không phải là
một thành công mà chính là một
thảm bại lớn lao đối với lịch-sử”
(Sđd, tr. 455). Hăy so với đa
ngôn nhưng lời rỗng của Đỗ Mậu:
“ư nghĩa thực sự của ngày
1-11-63 là giải thoát. Trên mặt
lịch-sử, nó chấm dứt những bế
tắc của thế và thời để khai mở
một gịng sinh mệnh mới; trên
mặt dân-tộc, nó chấm dứt một
giai đoạn tŕ trệ và đen tối để
dân-tộc lại trở về với chức năng
của chủ nhân đất nước (!)... “ (Sđd,
tr. 791).