BẢN GÓP Ư XÂY
DỰNG DỰ THẢO
NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ
ĐỊNH SỐ 22/ 2005/ NĐ-CP
VRNs (19.05.2011) – Sài G̣n – Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam được ban hành cuối năm 2004, và Nghị định 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ban hành 01/03/2005. Sau 6 năm thực hiện các văn bản thuộc lập pháp và hành pháp này vẫn chưa thực hiện được Quyền tự do tôn giáo theo Hiến pháp quy định.
Ngày 13/05/2011 vừa qua, theo đề nghị của Ban tôn giáo Chính phủ, quư vị hữu trách thuộc Giáo tỉnh Sài G̣n gồm đại diện các giáo phận Sài G̣n, Xuân Lộc, Phan Thiết, Đà Lạt, Phú Cường, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ đă nhóm họp dưới sự chủ tọa của Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Sài G̣n.
Sau cuộc họp đó, cả Giáo tỉnh đă chính thức gởi đến Ngài thủ tướng chính phủ qua Ban tôn giáo một bản góp ư. Văn bản này được Đức hồng y ấn kư và thư kư buổi họp là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Trưởng Ban Công lư và Hoà B́nh Tổng giáo phận Tp.HCM cùng kư ngày 13/05/2011.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu văn bản này đến quư bạn đọc.
—————–
BẢN GÓP Ư XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/ 2005/ NĐ-CP
Kính Gửi : Ngài Thủ Tướng Chính Phủ
Qua Ban Tôn Giáo Chính Phủ
Chúng tôi nhận được Lời mời của Ban Tôn Giáo Chính phủ tới dự Hội thảo góp ư xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Về Tín ngưỡng, Tôn giáo, vào lúc 8 giờ, ngày 26/04/2011 tại Hội trường C8, Nhà khách T8, 145 Lư Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi đến dự chúng tôi hoàn toàn bị động v́ không có thời gian đủ để t́m hiểu bản dự thảo (lần 5). Theo ư kiến của mọi người dự cuộc hội thảo, chúng tôi về t́m hiểu, nghiên cứu bản Dự thảo để góp ư kiến xây dựng.
Ngày 13/05/2011 với sự hiện diện của đại diện các Giáo Phận Xuân Lộc, Phan Thiết, Đà Lạt, Phú Cường, Tp. HCM, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ thuộc Giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đă có buổi hội thảo đóng góp ư kiến thẳng thắn và nhất quán.
Trải qua thực tế các sinh hoạt tôn giáo từ sau khi Pháp Lệnh Năm 2004 Về Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị Định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh ra đời, có những mặt tích cực nhưng cũng có nhiều bất cập thậm chí gây bất công cho các Tôn Giáo và các chức sắc trong các sinh hoạt tôn giáo thuần tuư và các nỗ lực trong việc tham gia xây dựng phát triển đời sống con người, xă hội và Đất nước. V́ thế, xin gửi đến quí vị bản ư kiến chung của Giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. “Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xă hội (Xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI). Khẳng định này đặt con người làm mục đích và trọng tâm của mọi hoạt động, đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống Pháp Luật trên nền tảng Pháp trị mà Đảng và Nhà Nước đang nỗ lực phát triển. Luật phải thực sự “vị nhân sinh”, mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự b́nh đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xă hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xă hội, hướng đến một trật tự xă hội nhân bản hơn.
2. Từ Hiến Pháp đến Pháp Lệnh Về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định : “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Nhưng thực tế ngay trong các điều khoản của Pháp Lệnh năm 2004 và nghị định 22/2005/NĐ-CP đă có nhiều bất cập và bất b́nh đẳng đối với các Tôn giáo và các chức sắc. Đó là Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo nhưng không công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức sắc. Do đó, chức sắc tôn giáo không được hưởng nhận những quyền công dân như các công dân khác và quyền đại diện cho tổ chức tôn giáo trước mặt pháp luật. Đồng thời, tổ chức tôn giáo không được hưởng quyền pháp nhân như các tổ chức xă hội hợp pháp khác theo hiến pháp và pháp luật. V́ thế, pháp luật cần phải xác định rơ ràng tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức sắc. Các tổ chức tôn giáo và chức sắc bị hạn chế; thay v́ được hưởng những quyền lợi chính đáng th́ phải đi xin những quyền đó như tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, đào tạo, phong chức …
3. Pháp lệnh qui định tài sản hợp pháp thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật “bảo hộ”; nhưng trong thực tế không có văn bản pháp qui nào tŕnh bày rơ ràng thế nào là bảo hộ và quyền lợi về phía tôn giáo được bảo hộ như thế nào. Từ đó dẫn tới t́nh trạng nhiều cơ sở và đất đai của các tôn giáo bị chiếm dụng bất công. Luật về đất đai tuy đă sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn c̣n bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xă hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. V́ vậy, cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đă khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng ḿnh hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của ḿnh cách độc đoán” (số 17). ( Xem Quan Điểm Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Về Một Số Vấn Đề Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay công bố ngày 25.09.2008). Các tổ chức tôn giáo có quyền làm chủ tài sản và đất đai, đồng thời họ cũng phải nhận trách nhiệm của ḿnh đối với xă hội về những tài sản đó.
4. Các tôn giáo đều có lư tưởng phục vụ con người và xă hội ngày càng thăng tiến hơn. Do đó, các tổ chức tôn giáo đều có các hoạt động xă hội, đặc biệt trong lănh vực y tế và giáo dục. Theo Pháp Lệnh và Nghị định, các Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật nhưng lại chỉ hạn chế trong một số lănh vực. Trong khi đó, với đường hướng phát triển xă hội hoá ngày nay, ngay cả công dân và tổ chức nước ngoài cũng được phép mở bệnh viện, mở trường học tới cấp đại học. Do đó, chúng tôi đề nghị các tổ chức tôn giáo phải được pháp luật nh́n nhận b́nh đẳng với các pháp nhân khác, trong lănh vực y tế và giáo dục.
5. Nh́n chung Dự thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với Nghị Định 22/2005, Pháp Lệnh Về tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến Pháp. Thực chất, những dự định thay đổi của Nghị định muốn tái lập t́nh trạng Xin – Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin – Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Như thế cơ chế Xin – Cho vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và v́ dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của ḿnh.
Trên đây là môt số góp ư căn bản với ḷng chân thành, Giới Công giáo chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng tiến bộ, thực sự v́ dân, do dân, nhờ đó mà đất nước ngày càng phát triển cách bền vững. Chúng tôi hiểu rằng mọi vấn đề trong xă hội đều phải có quá tŕnh phát triển khách quan của nó. Tinh thần thượng tôn Pháp luật cũng thế, muốn có sự phát triển cần phải can đảm thay đổi năo trạng, cần phải có sự tôn trọng chân lư khách quan và thực sự thay đổi từ chính nền tảng căn bản của nền pháp trị chứ không chỉ ở các qui định hay nghị định dưới luật.
Trân trọng kính chào.
Làm Tại Toà Tổng Giám Mục TP.HCM ngày 13 tháng 05, năm 2011
Gioan Baotixita PHẠM MINH MẪN
Hồng y Tổng giám mục