Đại Hội Đảng Quyết Tâm Đổi Mới Kinh Tế Để Theo Kịp Trung Quốc.

 

Nguyễn Quang Duy

 

 

Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nhức nhối nhất trong việc điều hành một quốc gia. Các chính phủ dân chủ nếu không làm tṛn nhiệm vụ để lạm phát tăng, thất nghiệp nhiều th́ người dân bằng lá phiếu sẽ chọn lựa những người xứng đáng hơn. Đây là ưu điểm của hệ thống dân chủ, một hệ thống ngày nay được áp dụng tại hầu hết quốc gia trên thế giới.

 

C̣n tại vài quốc gia cộng sản, khi đảng Cộng sản mất khả năng kiểm sóat kinh tế cũng dẫn đến bất ổn chính trị và cũng là lúc để người dân vùng lên giành lại chính quyền. Đă có lần nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam phải thét to khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”.

 

Báo cáo khai mạc Đại hội lần này, Tổng Bí Thư cộng sản Nông Đức Mạnh cũng nhắc đi rồi nhắc lại hai từ “đổi mới”. Ông Mạnh cho biết chiến lược phát triển kinh tế trong 10 năm tới gồm ba bước đột phá là thúc đẩy quá tŕnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô h́nh tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Về việc đổi mới mô h́nh tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, ông Mạnh giải thích là “... từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủ yếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn gắn với phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xă hội, bảo vệ môi trường...

 

Chiến lược mà ông Mạnh đọc trước Đại Hội thực ra đă được Thủ tứơng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cho đăng trên Tạp Chí Cộng Sản (online) chừng hai tuần trước ngày khai mạc Đại Hội. Điều lạ chính là vịêc con rể của Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng trả lời cơ quan truyền thông Reuters như sau “Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở tŕnh độ của Trung Quốc vào những năm ’97-’98, th́ Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng.” Ông Ḥang c̣n cho biết ông mất mất ngủ v́ việc quản lư và nạn tham nhũng của chế độ do cha vợ ông đang cầm quyền.

 

Đúng như ông Ḥang nhận xét mô h́nh “...tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ...” mà ông Mạnh đề cập đến chính là mô h́nh tăng trưởng Trung Quốc và Việt Nam đang đi sau và cố chạy để theo kịp Trung Quốc.

 

Bài viết này xin phân tích hiện t́nh Việt Nam để cho thấy mô h́nh tăng trưởng Trung Quốc đă ḥan ṭan thất bại tại Việt Nam, trong khi ấy những yếu tố căn bản để xây dựng chiến lược đổi mới lần này gần như không có và do đó đảng Cộng sản đă và đang mất dần khả năng kiểm sóat nền kinh tế Việt Nam.

 

Thiếu tài nguyên, thiếu lao động rẻ, thiếu vốn đầu tư

 

Cho đến nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa không ít vào việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam . Trên thực tế nguồn tài nguyên này càng ngày càng vơi cạn. Phần khác v́ đảng cộng sản Việt Nam đă quá lệ thuộc vào Trung Cộng, lại thiếu khả năng quân sự để bảo vệ thềm lục địa nên Việt Nam khó có thể tiếp tục tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

 

Để tiếp tục tăng trưởng kinh tế đảng Cộng sản không c̣n lựa chọn khác hơn phải để Trung cộng khai thác Bauxit Tây Nguyên . Điều cần nói là việc khai thác không chắc mang lại lợi nhuận và gặp nhiều chống đối từ mọi tầng lớp nhân dân.

 

Việt Nam đi sau nên các nguồn tài nguyên và môi trường chưa đến nỗi cạn kiệt. Trung Quốc th́ ngược lại. Để duy tŕ tăng trưởng kinh tế đă phải ḥan ṭan lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên ngọai quốc. Chả thế Trung Quốc phải thúc đẩy Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Vịêt Nam bằng mọi giá khai thác Bauxit Tây Nguyên .

 

Để thu hút giới đầu tư ngọai quốc, đảng Cộng sản cho kềm hăm mức lương công nhân và ra sức quảng cáo Việt Nam có thị trường “lao động rẻ”. Mặc dù lương công nhân Việt Nam vẫn thua xa lương công nhân các quốc gia trong vùng, nhưng Việt Nam đă mất đi sức thu hút đầu tư. Thậm chí nhiều công ty ngọai quốc đă rời Việt Nam v́ những yếu tố khác như tệ nạn tham nhũng, năng suất lao động thấp, giá thuê mướn đất đai cao, cơ sở hạ tầng yếu kém … và niềm tin vào khả năng ổn định kinh tế và chính trị đang mất dần.

 

Do mức lương quá thấp và nạn lạm phát phi mă, tiền lương càng ngày càng không đủ để bồi ḥan công sức lao động, nhiều công nhân bỏ việc, các xí nghiệp lâm vào t́nh trạng thiếu công nhân. T́nh trạng thiếu công nhân lại trực tiếp ảnh hưởng đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

 

Muốn có mức lương cao th́ năng suất lao động cần tăng, nếu không việc tăng lương chỉ dẫn đến việc tăng chi phí lao động và tạo ra lạm phát. T́nh trạng lạm phát phi mă tại Việt Nam chủ yếu phát xuất từ lư do này và là hậu quả trực tiếp của mô h́nh tăng trưởng Trung Quốc.

 

Chênh lệch giàu nghèo

 

Cũng như tại Trung Hoa , nhiều lănh đạo cộng sản Việt Nam và gia đ́nh đă lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đ̣an tư bản đỏ. Nhiều đảng viên cộng sản nhờ lợi dụng quyền thế tham nhũng cũng đă nhanh chóng trở nên giàu có. Khác với Trung Hoa một số đảng viên cao cấp đă bị xử bắn để làm gương, tại Việt Nam nếu trừng phạt đảng viên tham nhũng th́ đảng sẽ không c̣n người kiên định lập trường chính trị và chấp nhận bán nước cho Tầu.

 

T́nh trạng tham nhũng gắn liền với quyền lực và quyền thế. Chả thế khi được báo Pháp Luật phỏng vấn, ông Nguyễn Chí Dũng, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận, và là đại biểu Đại hội đảng cộng sản lần này cho biết: “Tôi rất đồng t́nh với việc đưa tiêu chí không tham nhũng, lăng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lăng phí để lựa chọn nhân sự khóa này. Nhưng bây giờ t́m được người gọi là ‘sạch sẽ’ một tí th́ chắc là cũng khó, cũng hiếm”.

 

Trong khi tham nhũng lạm quyền tràn lan trong guồng máy đảng Cộng sản, th́ mức lương công nhân lại quá thấp, nên khỏang cách chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng mở rộng giữa tầng lớp công nhân và giới cầm quyền cộng sản.

 

Mô h́nh tăng trưởng dựa vào đầu tư và bảo trợ công nghiệp bỏ mặc nông thôn cũng tạo ra một sự chênh lệch đáng kể giữa nông thôn và thành thị. Việc đảng Cộng sản biến đất nông thôn thành khu vực công nghệ, du lịch hay cư trú liên tục tạo ra những điểm nóng tại nông thôn.

 

Nhiều tầng lớp xă hội khác như những người về hưu, quân nhân, công chức, dân nghèo thành thị, mức sống trực tiếp chịu ảnh hửơng từ nạn phát phi mă do mô h́nh tăng trưởng Trung Quốc gây nên. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam , sự bất b́nh đẳng và chênh lệch giàu nghèo giữa một thiểu số cầm quyền cộng sản và đại đa số dân tộc sẽ là ng̣i nổ cho trái bom ổn định chính trị mà hai đảng Cộng sản bằng bạo lực đang cố công dẹp tắt.

 

Thực chất con số thống kê

 

Chúng ta vẫn thường nghe về con số thống kê tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên đến 7 hay 8%, hay b́nh quân mười năm qua lên đến 7,2 % /năm. Những con số trên được đem ra tuyên truyền nhằm đánh bóng chế độ. Ở đây chúng ta không bàn đến độ chính xác của con số mà chỉ xin lấy 1 ví dụ để diễn giải thực chất con số này.

 

Sài G̣n , Hà Nội hay nhiều thành phố Việt Nam cứ mỗi lần mưa là một lần ngập lụt. Ngập lụt th́ xe cộ sử dụng thêm nhiên liệu, xe hư phải sửa, phải mướn người dọn dẹp, phải vân vân … Tất cả những chi tiêu do ngập lụt đều được tính vào con số tổng sản lượng quốc gia.

 

Ai cũng biết ngập lụt v́ hệ thống cống rănh thóat nước thiếu hay không được bảo tŕ đúng mức. Chúng ta thường thấy nhiều cảnh đường cống được đào lên sửa chữa rồi tráng lại vội vàng với cát và ít xi măng, chỉ cần một cơn mưa lớn là cống rănh lại hư. Hư th́ một thời gian sau lại có việc để sửa. Có việc sửa là có công ăn việc làm và có sinh họat kinh tế để tiếp tục tính vào con số tổng sản lượng quốc dân.

 

Làm vậy thực chất là tạo công ăn việc làm giả tạo để giải quyết thất nghiệp, mà quên hẳn phẩm chất và hiệu quả công việc. Chỉ lănh phí tài lực quốc gia. Người công nhân sửa đường cũng không hiểu rằng nếu dưới một hệ thống tốt hơn, công việc họ làm có phẩm chất hơn, họ có nhiều cơ hội để lănh một mức lương cao hơn và cuộc sống sẽ tốt hơn.

 

Đó là chưa kể hệ thống cống rănh thuộc vệ sinh công cộng người dân phải đựơc chính phủ phục vụ tốt nếu không đây là nguồn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và do đó khả năng lao động của người dân trong vùng. Có điều theo thời gian sống dưới chế độ cộng sản, người Việt dường như chấp nhận hay không c̣n quan tâm đến những thực tế đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tư tưởng mặc kệ nó như vậy đă đang và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến họ, gia đ́nh và xă hội.

 

Ví dụ nêu trên cũng chẳng khác ǵ chiến lược đổi mới, đổi mới, đổi mới … rồi lại đổi mới một cách nửa vời mà nhà cầm quyền cộng sản luôn đeo đuổi và tuyên truyền.

 

Kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc

 

Cả hai đảng Cộng sản Trung Quốc – Việt Nam đều theo một mô h́nh tăng trưởng mà họ gọi là “kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa (mang màu sắc Trung Quốc )” theo đó "định hướng xă hội chủ nghĩa" là "kinh tế nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo".

 

Trước Đại Hội lần này chúng ta được chứng kiến vai tṛ chủ đạo của kinh tế nhà nước qua quyết đinh vỡ nợ của Tập Đoàn Kinh Tế Vinashin. Các công ty tài chính Moody’s và S&P’s đă phải hạ bậc tín nhiệm quốc gia và hệ lụy là chi phí vay mượn vốn quốc tế của Việt Nam cũng phải tăng, việc vay nợ sẽ gặp khó khăn hơn. Nhiều doanh nghiệp cả tư nhân lẫn nhà nước đă lên tiếng thiếu vốn kinh doanh nghĩa là thiếu khả năng kinh doanh và không thể tăng trưởng theo kế họach.

 

Khi thiếu vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như điện lực, th́ sẽ thiếu điện cho sản xuất và như thế sẽ tiếp tục thiếu thu hút đầu tư nước ng̣ai vào Việt Nam . Cái ṿng lẩn quẩn cứ thế bám theo khả năng điều hành kinh tế của đảng Cộng sản Việt Nam .

 

Nợ

 

Nhắc đến Vinashin là phải nhắc đến nợ. Chỉ riêng tập đ̣an kinh tế này đă có khỏan nợ lên đến 5 tỷ Mỹ Kim . Tại Việt Nam , con số nợ quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước và của nhà nước cộng sản thường chỉ được biết đến khi có vấn đề như trường hợp của Tập Đ̣an Kinh Tế Vinashin.

 

Theo ước lượng chính thức từ nhà nước cộng sản, th́ Việt Nam nợ Quốc Tế chừng 60 tỷ Mỹ Kim. Số thực có thể lên tới 100 tỷ. Hầu hết được vay mượn gần đây khi Việt Nam gia nhập WTO. Với một lăi xuất trung b́nh 7 phần trăm, hằng năm Việt Nam sẽ phải trả 7 tỷ tiền lời. Để tiếp tục vay mượn Việt Nam sẽ phải trả thêm khỏan nợ cơ bản. Như thế hằng năm ít nhất Việt Nam sẽ phải trả hằng chục tỷ Mỹ kim nợ quốc tế.

 

Trở lại Vinashin, chỉ với 60 triệu Mỹ kim đă không có khả năng ḥan trả, th́ với hàng chục tỷ Mỹ kim phải trả Quốc Tế hằng năm, Việt Nam chỉ có nước đi vay nợ để trả nợ lời. Kiểu làm ăn kết hợp vừa của Công Ty Minh Phụng và vừa của Công ty nước hoa Thanh Hương ngày trước. Xin nhắc bạn đọc một điều là nợ quốc gia là nợ mà chúng ta, mà con cháu chúng ta phải trả, ngay cả khi chính quyền cộng sản đă bị giải thể.

 

Ngược với Việt Nam , Trung Quốc lại là nước chủ nợ thế giới. Số Nợ của Trung Quốc cho thế giới vay có thể lên đến vài ngàn tỷ Mỹ kim . Trung Quốc là chủ nợ của Hoa kỳ. Trung Quốc là chủ nợ của Việt Nam . Khỏan nợ mà đảng Cộng sản Việt Nam mượn đảng Cộng sản Trung Quốc là những kư kết bí mật nhằm trói buộc Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam trong ṿng quỹ đạo của Trung Quốc . Đây là nỗi đe dọa trực tiếp cho nền độc lập quốc gia dân tộc.

 

Từ những năm 1980, cán cân thương măi quốc tế của Trung Quốc luôn luôn thặng dư để Trung Quốc có thể trở thành chủ nợ quốc tế. Áp dụng cùng một một mô h́nh tăng trưởng mà một thành chủ nợ, một vỡ nợ th́ đủ thấy tŕnh độ quản lư kinh tế của Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào.

 

Cán cân thương măi

 

Áp dụng cùng một mô h́nh tăng trưởng, nhưng Trung Quốc ng̣ai khuyến khích sản xuất để xuất cảng cũng quan tâm đến sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Ngược lại Việt Nam chủ yếu chỉ khuyến khích tăng gia xuất cảng. V́ vậy ngày nay nhiều sản phẩm đă phải nhập cảng từ Trung Quốc, cán cân thặng dư thương măi nghiêng về phía Trung Quốc hằng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm.

 

Gần đây Bộ Chính trị ra một chiến dịch vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”. Chiến dịch này không gặt mấy kết quả v́ người tiêu thụ chọn lựa món hàng dựa trên giá cả, phẩm chất, h́nh thức, … của món hàng, thay v́ dựa trên “ḷng yêu hàng Việt Nam ”. Nói cách khác hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc cũng như không có khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa. Điều buồn cười là giới lănh đạo cộng sản lại là những người thích hàng ngọai (Tây Phương) ra mặt.

 

Chiến lược mười năm tới

 

Tóm lại, t́nh h́nh kinh tế Việt Nam là thiếu đầu tư ngọai quốc, thiếu tài nguyên, thiếu lao động rẻ, thiếu khả năng cạnh tranh, vỡ nợ, … đă buộc đảng Cộng sản phải đổi mới một lần nữa. Chiến lược đổi mới đă được ông Mạnh giải thích ở đầu bài chủ yếu sẽ cần vốn và chuyên viên kỹ thuật cao cấp.

 

Nếu đảng Cộng sản vẫn tiếp tục cai trị kiểu đàn áp chính trị, vận hành thiếu minh bạch, không học hỏi cách hành xử đúng đắn (như không để vỡ nợ), giảm tham nhũng … th́ Việt Nam khó có thể được tiếp tục dễ dàng vay nợ hay vận động đầu tư từ thế giới. Như vậy việc đầu tiên là “tiền đâu” để thực hiện chiến lược đột phá như Bộ Chính Trị Cộng sản đă đề ra.

 

Gỉa thử có tiền th́ guồng máy cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đặt hồng (cộng sản) trên chuyên (chuyên môn). Nghĩa là mọi quyết định chuyên môn đều bị guồng máy đảng kiểm sóat và áp đặt. Kiến thức chuyên môn của các sinh viên đại học cũng thấp v́ phải dành không ít thời gian học các môn chính trị. Số sinh viên được đào tạo trong nước th́ thiếu. Số sinh viên được du học hải ngọai th́ ít người quay về. Nói chung guồng máy chính trị hiện tại tạo ra một môi trường cực xấu cho nhân tài Việt Nam .

 

Nhu cầu đổi mới chính trị

 

Thực ra, các Chiến lược đột phá của Bộ Chính Trị do ông Mạnh đọc trước Đại Hội Đảng Cộng Sản lần này cũng chỉ là bản sao của mô h́nh tăng trưởng từ lâu đă được áp dụng tại Trung Quốc. Nói cách khác Đại Hội Đảng Cộng sản lần này quyết tâm đổi mới kinh tế để theo kịp Trung Quốc.

 

Có điều Bộ Chính Trị Cộng sản không chịu t́m hiểu là so với Việt Nam, Trung Quốc đă thành công trên nhiều mặt, thế mà giới cầm quyền Trung Quốc c̣n phải ưu tư về nhu cầu thay đổi chính trị để sống c̣n. Ngày 03/10/2010 vừa qua trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền h́nh CNN, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết: “Nguyện vọng và đ̣i hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự… Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hành động theo đúng hiến pháp và pháp luật, chứ không thể đứng trên hiến pháp và pháp luật như trong thời kỳ c̣n là một đảng cách mạng đang đấu tranh để giành chính quyền. … “ Điều mà thể chế hiện nay cần có là một sự thay đổi lớn về các nguyên tắc, chứ không phải chỉ là những sự sửa đổi lẻ tẻ, vụn vặt. Điều này có nghĩa là những nguyên tắc từ trước tới nay của chính thể độc tài toàn trị, như những nguyên tắc của thời Mao Trạch Đông, cần phải được thay thể bởi những nguyên tắc dân chủ pháp trị. Xét theo khía cạnh này th́ điều mà chúng ta cần có là một cuộc cách mạng chính trị chứ không phải là cải cách chính trị.

 

Trên cũng là đ̣i hỏi của người Việt Nam , v́ thay đổi thể chế chính trị là đ̣i hỏi bức thiết cho sự phát triển của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam .

 

Kết

 

Lại một Đại Hội đảng Cộng sản kết thúc, lại một Bộ Chính Trị được thành h́nh, lại một Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra. Hầu hết kết quả h́nh thức đều đă được các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo trước. Các Chiến lược to lớn và sáng suốt được Bộ Cựu Chính Trị trao cho Bộ Tân Chính Trị th́ lại tiếp tục sao chép rập khuôn của mô h́nh Trung Quốc.

 

Đại Hội chỉ là tṛ hề chia chác quyền lợi và quyền lực của nhóm chóp bu cầm quyền. Lần này Đại Hội c̣n học theo đảng Cộng sản Triều Tiên khi thu xếp để con Nông Đức Mạnh và con Nguyễn Tấn Dũng tham gia Trung Ương Đảng.

 

Trước Đại Hội khai mạc, phản ứng lời lại kêu gọi giải thể chế độ cộng sản của linh mục Nguyễn văn Lư, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng đă vội vă ra Công điện hỏa tốc số 2402/CĐ-TTg ra lệnh cho công an sẵn sàng bảo vệ an ninh Đại Hội. Hai nạn nhân đầu tiên của Nguyễn Tấn Dũng lại chính là Tùy viên chính trị của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ông Christian Marchant và Dân biểu Liên Bang Úc ông Luke Simpkins . Sự thật về cái gọi là ổn định chính trị của đảng Cộng sản đă được phơi bày trước thế giới.

 

Ngày 19/1 là ngày mà giặc Tầu đă cướp Ḥang Sa của Việt Nam . Lại cũng là ngày mà đảng Cộng sản tấn phong một ông vua mới, Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục con đừơng mà Mao Trạch Đông, mà Đặng Tiểu B́nh đă vạch cho Trung Quốc. Đảng Cộng sản thật càng ngày càng “hèn với giặc ác với dân”. Quyết định của Đại Hội là đảng Cộng sản vẫn tiếp tục làm tay sai cho giặc để độc quyền cai trị Việt Nam . Một quyết định càng ngày càng xa dần dân tộc.

 

Nhưng thực tế lại chứng minh đảng Cộng sản đang mất dần khả năng kiểm sóat kinh tế, kiểm sóat chính trị. Và như tại các quốc gia tiền cộng sản Đông Âu và Liên Sô, cũng là lúc để người dân Việt Nam liên kết vùng lên giành lại chính quyền. Việt Nam phải có Tự Do Dân Chủ.

 

 

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

19/1/2011