Đường nứt San Andreas có thể gây động đất 8.1
Oct 12, '10
LOS ANGELES (LA Times) - Đường nứt San Andreas chạy dọc bờ
biển từ miền Nam lên miền Bắc California, vốn là thủ phạm hay
ṭng phạm trong nhiều trận động đất lớn ở đây, nay có vẻ rộng ra
hơn và có thể gây động đất cực lớn.
Trận động đất San
Francisco năm 1989 là do đường nứt San
Andreas gây ra. (H́nh: Adam Teitelbaum/AFP/Getty Images)
Kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy một đoạn của đường nứt
này đang đến thời kỳ có thể tạo ra động đất lớn và một số nhà
khoa học nói rằng đường nứt này có thể gây ra động đất với 8.1
độ Richter trong khoảng cách 340 miles (544 km) chạy từ quận
Monterey cho đến khu vực Salton Sea, một hồ nước rộng khoảng 970
km vuông ở quận Riverside trong vùng Nam California.
Liệu một trận động đất có cường độ lớn như vậy sẽ xảy ra trong
thời đại của chúng ta hay không, hiện là một đề tài được tranh
căi gay gắt giữa các khoa học gia. Đó là v́ các chuyên gia trước
đây tin rằng một đoạn lớn ở phía Nam của đường nứt San Andreas,
đi ngang qua vùng Carrizo Plain, nằm cách Los Angeles 100 miles
(160 km) về phía Tây Bắc, sẽ ở yên trong ít nhất một thế kỷ nữa.
Nhưng giả thuyết lạc quan này có vẻ bị bác bỏ bởi một báo cáo
đưa ra gần đây trong tạp chí Geology, theo đó nói rằng ngay cả
khu vực đó của San Andreas cũng đă đến hạn có động đất lớn. Nay,
theo tiến sĩ địa chất học Lucy Jones, một chuyên gia về địa chấn
làm việc cho cơ quan thăm ḍ địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological
Survey USGS), hoàn toàn có khả năng là toàn thể khu vực dài 340
miles ở phía Nam đường nứt San Andreas này có thể chuyển động
bất cứ lúc nào. Điều này có thể đưa đến một cuộc động đất ở mức
8.1 Richter, theo lời ông Thomas Jordan, giám đốc Trung Tâm Địa
Chấn Nam California (Southern California Earthquake Center), một
ước tính mà Tiến Sĩ Jones cũng đồng ư.
“Cả đoạn đó đều có dư sức ép để xảy ra điều này,” theo lời Tiến
Sĩ Jones. “Điều quan trọng nhất của bản báo cáo là nếu có động
đất lớn, điều này có thể sự nứt rạn lớn lao - bà Jones dùng từ
ngữ “wall-to-wall rupture.”
Các bức tường (wall) bà Jones nói đến ở đây là các vùng ranh
giới của khu vực phía Nam đường nứt San Andreas Fault, vốn kéo
dài từ Saltson Sea đến thị trấn Parkfield ở quận Monterey.
Các khoa học gia coi khu phía
Nam
của đường nứt San Andreas là một phần liên tục v́ có đặc tính
giống nhau - nghĩa là ít khi rung chuyển nhưng nếu xảy ra có thể
gây tàn phá nặng nề.
Trong hơn một thế kỷ qua chưa từng có các trận động đất lớn ở
khu phía Nam
đường nứt San Andreas, điều này có nghĩa là các sức ép không
được giải tỏa nên có thể bung ra bất cứ khi nào.
“Điều làm tôi lo ngại là chúng ta sẽ gặp phải một loạt các trận
động đất lớn dọc theo đường nứt San Andreas,” ông
Jordan
nói. Trận động đất lớn sau cùng xảy ra ở vùng Nam California là
vào năm 1857, khi một trận động đất có cường độ vào khoảng 7.9
Richter làm nứt một đoạn dài 200 miles (khoảng 320 km) ở giữa
Monterey và San Bernardino. Lần đó chưa được gọi là
“wall-to-wall” v́ ngừng ở gần đèo Cajon, gần khu vực xa lộ I-15
ngày nay, một phần có lẽ v́ có vụ động đất vài thập niên trước
đó vào năm 1812, nên tạo ra tác dụng như một cái “thắng” giúp
cho động đất năm 1857 không tiến xa hơn về phía Nam.
Nhưng với khu vực quận San Bernardion của đường San Andreas nay
có sức ép dồn nén của hai thế kỷ, có thể sẽ không c̣n có cái
thắng nào nữa.
Đường nứt San Andreas từ lâu nay vẫn được coi là một trong những
đường nứt nguy hiểm nhất ở vùng Nam California v́ chiều dài của
nó. Đường nứt này không chỉ có khả năng tạo các trận động đất
lớn mà có có sức chấn động đi rất xa, ảnh hưởng đến nhiều khu
vực.
Năm 2008, các nhà địa chấn học đưa ra một giả thuyết sẽ có một
cuộc động đất lớn từ đường San Andreas, với cường độ 7.8
Richter, khởi sự từ Salton Sea và tiến về phía hướng Tây Bắc dọc
theo đường nứt, nhắm vào hai quận San Bernardino và Los Angeles.
(V.Giang)
Từ đầu năm nay nhiều trận động đất lớn đă xảy ra:
Haiti với cường độ 7.0 gây nhiều thiệt hại
nhân mạng và tài sản, rồi
Chile
với 8.8 cũng làm hư hại nhiều nhà cửa. Tuần rồi động đất ở biên
giới Mexico - Hoa Kỳ với độ rung 7.2 nên từ Los Angeles, San
Diego qua đến Las Vegas các ṭa nhà cao đều đong đưa. Trận mới
nhất xảy ra ngoài biển gần đảo
Sumatra , Indonesia
với cường độ 7.7 Và mơi nhất ở tây tạng.
Nói một cách khoa học th́ chúng ta lúc nào
cũng bồng bềnh trôi nổi - như cuộc đời của mỗi người - v́ bề mặt quả đất
là những mảng đá lớn đang chầm chậm trôi trên khối nham thạch nóng bỏng
trong ḷng địa cầu, sôi sục như nội tâm một người. Những tảng đá đụng
vào nhau, cọ sát và thỉnh thoảng v́ sức ép bên trong quá cao nên phải xả
năng lượng, như khi một con người nổi giận. Sống gần những đường nứt,
lúc đó chúng ta sẽ cảm nhận được độ rung, gọi là động đất và nhà cửa, đồ
đạc, chén bát giao động. Nếu độ rung mạnh và kéo dài th́ đồ đạc văng
xuống đất, nhà cửa nghiêng ngả và có khi sụp đổ.
Nguyên vùng biển Thái B́nh Dương là một
mảng đá lớn, tṛn tṛn xoay quanh từ Châu Mỹ qua Châu Á. Các nhà khoa
khọc gọi đây là “Ring of Fire” – một ṿng tṛn lửa. Nằm ven bên đường
tṛn là những quốc gia Nam Mỹ, Nhật Bản,
Indonesia và các bang
California , Oregon ,
Alaska là những xứ sở của chấn động địa dư.
Sống quanh vùng Vịnh San Francisco chúng ta
chắc đă ít nhiều lần cảm nhận được độ rung của đất, thường chừng 4.0 hay
cao hơn một chút. Một trận địa chấn khá lớn xảy ra hơn 20 năm trước, vào
lúc 5 giờ chiều ngày 17.10.1989 với độ rung 6.9 và trọng tâm của nó nằm
gần Santa Cruz
. Tuy xa trung tâm chấn động cả trăm dặm thế mà trên vùng
Oakland , San
Francisco cầu đường, xa lộ, nhà cửa sập.
Nhưng đó chưa phải “Big One”, tức một trận
động đất có cường độ 8.0 hay cao hơn mà những nhà khoa học đă dự đoán và
đang lo sợ nó sẽ xảy ra trong một ngày không xa. Ai đă cảm nhận được độ
rung của trận động đất năm 1989 th́ sẽ hiểu được nỗi lo sợ của người dân
Mexico , Haiti
, Chile hay
Indonesia mà họ đă trải qua.
Theo các báo cáo khoa học, trong ṿng 30
năm tới California
sẽ có một “Big One”. Vấn đề không phải là chuyện có sẽ xảy ra hay không,
mà chỉ c̣n là vấn đề thời gian khi nào thôi.
Nh́n vào bản đồ địa chất, nhiều đường đất
nứt cắt California theo chiều nam bắc
của tiểu bang vàng, dài nhất là đường nứt San Andreas Fault kéo từ
Los Angeles lên San
Francisco. Lái xe trên xa lộ 280 từ
San Francisco xuống
San Jose
là bạn đang chạy dọc theo triền núi và những thung lũng chính là đường
nứt San Andreas đấy. Đi ngược lên mạn bắc, đường nứt vẫn theo những dăy
núi trước khi đâm ra biển, chỗ đèn hải đăng ở mũi
Point Reyes
. Đường nứt này xuyên qua nhiều khu vực có đông cư dân nên chính phủ rất
quan ngại về thiệt hại sinh mạng khi có động đất xảy ra. Chính v́ thế
các trường ở California
thường cho học sinh thực tập báo động động đất, làm sao để được an toàn
một khi cảm thấy đất rung.
Đường nứt thứ hai ở miền Bắc
California
có tên Hayward Fault v́ chạy ngang thành phố này. Ai có nhà ở đây, nhiều
chỗ sẽ thấy đất di chuyển chầm chậm chừng 2 cm một năm làm cho cửa bị
gay khi mở, lề đường nứt nẻ trông thấy nhất là trên đường Mission. Ngoài
ra c̣n li chi đường nứt ngắn ở những khu vực Alum Rock,
Alamo và Calistoga bên phía tây và phía bắc của vịnh.
Có biết trước được khi nào
có động đất
Saturday, April 10, 2010
L'AQUILA, Italy - Đoán biết được
bao giờ có động đất hiển nhiên không phải là chuyện dễ, tuy nhiên báo
cáo cho thấy, trước khi mặt đất bắt đầu rung chuyển, một số động vật có
phản ứng như chim bay tứ tán, chó trở nên khích động không chịu nằm yên
trước cả hằng giờ, có khi nhiều ngày, theo LiveScience.com.
Hầu hết những sự kiện này chưa hề
được khoa học ghi nhận măi cho đến gần đây. Cóc có thể nhận biết được
những đổi thay trong môi trường sống, khiến chúng nhảy đi đến nơi khác
an toàn hơn, dựa theo một bản nghiên cứu mới được công bố trong tuần.
LiveScience trích dẫn một nghiên
cứu cho thấy, ở L'Aquila, Italy hồi Tháng Tư, 2009, cóc bỏ nơi cư trú
của chúng năm ngày trước khi có động đất và chỉ trở lại vài ngày sau đó,
điều mà thông thường chúng không hề làm.
Toán khảo cứu c̣n nhận thấy, những
xáo trộn trên thượng tầng khí quyển trước khi động đất cũng có liên hệ
đến sự di chuyển của cóc.
Toán khảo cứu trong khi đang
nghiên cứu về ảnh hưởng của chu kỳ Mặt Trăng đối với loài cóc nơi một
vũng nước cạn nằm ở đáy hồ tại Ư, th́ t́nh cờ chú ư đến sinh hoạt của
chúng khi có động đất. Cóc thường hay sinh sản vào một tháng nhất định
trong năm.
Rachel Grant, nhà động vật học
thuộc Open University ở Anh nói với LiveScience rằng, trong quá tŕnh 29
ngày nghiên cứu, bà cùng các cộng sự viên đă có cơ hội thấy được sinh
hoạt của cóc ở địa điểm sinh sản, trước, trong lúc và sau khi động đất.
Năm ngày trước khi có động đất và
cũng sau khi mùa đẻ mới bắt đầu, số cóc đực tại địa điểm giảm bớt đi
96%. Sáu ngày sau khi có cơn hậu chấn quan trọng cuối cùng, cóc kéo nhau
trở lại và sinh sản tiếp.
Cóc thường rất nhạy cảm khi có sự
thay đổi thời tiết, tuy nhiên không hề có sự đổi thay nào trước khi có
động đất khiến chúng phải bỏ nơi sinh sản kéo đi nơi khác. Tuy nhiên sự
thay đổi mà chúng nhận thấy chính là từ trường của Quả Đất và lượng khí
radon có trong nước ở dưới đất mà hành tinh chúng ta tiết ra trước khi
có động đất.
Cũng theo LiveScience, các nhà
khảo cứu không biết chắc yếu tố nào đă khiến cho thượng tầng khí quyển
bị xáo trộn, điều mà họ ḍ được bằng cách dùng đến âm ba ở tần số cực
thấp. Bất kể nguyên nhân là đâu, phản ứng của loài cóc cho thấy loài
động vật lưỡng cư có khả năng nhận biết được sự thay đổi và có hành động
tức thời để tự bảo vệ chúng.
Loài cóc với khả năng nhận biết
trước được động đất, khiến chúng chậm chạp di chuyển hằng giờ, hoặc suốt
nhiều ngày để t́m một nơi an toàn, tránh khỏi được thiên tai như lụt lội
hoặc đất chuồi.
Bà Grant nhận xét rằng, ư thức
được cóc có thể linh cảm khi nào động đất sắp xẩy ra chứng tỏ là một
điều hay cho tương lai về sau. Bà nói:
“Một ngày nào đó sẽ có một hệ
thống gồm các động vật lưỡng cư được dùng làm hệ thống báo sớm về động
đất, phối hợp với các máy đo địa chấn khác.” (T.P.)
Hành vi bất thường của động
vật trước thiên tai động
Trận động đất vô cùng khủng khiếp vừa xảy ra tại
Haiti ngày 12/1/2010 đă làm mọi người hết sức bàng hoàng và xúc
động.
Ngày nay, ngành địa chấn học rất tiến bộ. Khoa học có thể
biết chuyện ǵ đang diễn ra sâu trong ḷng đất, vùng nào trên thế giới
nằm trong diện nguy hiểm có thể bị động đất, v.v.
Cái mấu chốt của vấn đề là câu trả lời: thời điểm nào
th́ động đất sẽ xảy ra, và tại nơi đâu?
Cho tới ngày nay, các nhà khoa học đành chịu thua,
không thể trả lời câu hỏi trên được, nhưng họ có thể tiên đoán khá chính
xác nhiều ngày hoặc nhiều giờ trước khi các thiên tai xảy ra, chẳng hạn
như sương mù, băo tố, cuồng phong, tornados, núi lửa trỗi dậy...
Từ ngàn xưa tới nay, trong dân gian thường lưu truyền
những huyền thoại, những mẩu chuyện và tin đồn về các loài động vật hay
côn trùng nói chung, đôi khi chúng biểu lộ những hành vi lạ thường một
thời gian trước khi thiên tai xảy đến.
Đây là những tin rất khó kiểm chứng được về mặt khoa học,
nhưng ngược lại hầu như dân gian, đặc biệt là tầng lớp người có tuổi th́
cả quyết đó là những dấu hiệu chúng ta không nên xem thường được!
Vụ động đất Haiti vừa qua
Thảm kịch to tát của trận động đất cấp độ 7.0 ở Haiti
ngày 12/1/2010 vừa qua đă làm gần cả trăm ngàn người thiệt mạng và hơn
1,5 triệu người phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Người ta tự hỏi liệu các nhà khoa học có cách nào để dự
báo, và tiên đoán trước một cách chính xác thời gian cùng địa điểm thiên
tai sắp xảy ra hay không?
Trong thực tế, động đất là một hiện tượng thiên nhiên rất
phức tạp, rất khó tiên đoán được trong thời gian ngắn hạn.
Nó có thể xảy ra không báo trước ở bất cứ đâu, bất cứ một
quốc gia nào, giàu cũng như nghèo.
Dựa vào các dữ kiện khoa học, các nhà chuyên môn lỗi lạc
về điạ chấn học chẳng hạn như Michael Blanpied của US Geological Survey
(USGS) đă tiên đoán từ lâu là Haiti trước sau ǵ thế nào cũng sẽ nếm mùi
một trận động đất rất quan trọng.
Could the Haiti Earthquake have been predicted?
http://www.time. com/time/ health/article/
0,8599,1953347, 00.html
The plates are shearing the island, grinding it and
crushing it,” says geophysicist Michael Blanpied of the U.S. Geological
Survey (USGS). “As that happens, earthquakes pop off.”
Lư do nêu ra là Haiti nằm ngay trên hai địa khối di
chuyển kề nhau hay c̣n gọi là hai mảng kiến tạo địa tầng plates tectonic
quan trọng, có tên là North American và Caribean để tạo thành đới đứt
găy Enriquillo-Plantain Garden Fault.
Theo nhà địa chấn Roger Musson, đới đứt găy nầy xuất phát
từ biên giới phía nam giữa Haiti và Dominican Republic và chạy về hướng
Tây đến tận Jamaica. Đặc biệt là có rất nhiều hệ thống toạc mẫu trợt
ngang strike-slip faults chạy vào những vùng đông dân cư.
Theo ông th́ trận động đất Haiti có thể xem là The Big
One như người ta thường hay nói.
Bà con Việt Nam ḿnh sống tại Hoa Kỳ đều biết đới đứt găy
nổi tiếng San Andreas Fault dài 600 miles (950 km) chạy dọc theo bờ biển
California.
The San Andreas fault is the border between two tectonic
plates—the North American Plate and Pacific Plate. Los Angeles is
located on the Pacific Plate, and San Francisco is on the North American
Plate. In a few million years, the two geographic areas will be right
next to each other because the western side of the fault (the Pacific
Plate) is moving northward with respect to the rest of the state. The
fault is moving at about 2 centimeters (just under an inch) per year.
Cali là vùng động đất từ xưa nay nhưng đồng thời cũng là
miền đất hứa của đại đa số người tị nạn Việt Nam . Thôi th́ tới đâu th́
tới. Sống chết đều do số mạng cả!
Động đất xảy ra bằng cách nào
http://www.seismo. unr.edu/ftp/ pub/louie/ class/100/
seismic-waves. html
Khi đới đứt găy bị cắt ra ra nó sẽ tạo nên hai biến đổi
về h́nh thái: một tĩnh và một động
1)- Biến đổi tĩnh (static deformation) : làm thay đổi,
biến dạng vĩnh viễn vị trí của các vùng trên mặt đất.
Chu kỳ của một trận động đất xuất phát từ đới đứt găy
không bị áp lực (fault not under stress) sang cho đới đứt găy dưới áp
lực (stressed fault) khi có sự di chuyển của điạ tầng plate tectonic.
Tất cả đường sá hay xa lộ hoặc cầu đường cũng như kiến trúc chẳng may
bắt ngang vết đứt đó, đều sẽ bị găy ra.
2)-Biến đổi động (dynamic deformation)
Chủ yếu là các luồng sóng chấn động gây ra khi có sự đứt
găy của trận động đất. Chúng được gọi là seismic waves.
+ luồng sóng P (P waves or Primary waves): là sóng nén
ép. Chúng di chuyển nhanh nhất từ 1.5-8km trong một giây trong vỏ địa
cầu. Luồng sóng P làm rung chuyển theo hướng đi của chúng.
Dưới 3.5: Không thể cảm nhận, nhưng ghi nhận được trên
biểu đồ
3.5 - 5.4 :Thường cảm nhận được nhưng hiếm thấy gây thiệt
hại
Dưới 6.0:Thiệt hại nhẹ đối với các kiến trúc mới xây.
Thiệt hại nặng nề đối với các nhà cửa xưa, cũ kỹ trong
những vùng nhỏ hẹp.
6.1 - 6.9: Có thể gây thiệt hại những vùng dân cư rộng
lớn cả trăm cây số.
7.0 - 7.9: Động đất lớn. Thiệt hại rất quan trọng cho một
vùng rộng lớn.
8 hoặc hơn: Động đất khủng khiếp, thật lớn.Thiệt hại vô
cùng quan trọng trong một vùng rộng lớn.
Một số trường hợp hành vi khác thường của thú vật
Trận Tsunami ngày 25/12/2004 đă giết hại trong khoảnh
khắc cả trăm ngàn người tại Indonesia, Thái Lan, và Sri Lanka.
Sau trận Tsunami, có nhiều nguồn tin giựt gân được lưu
truyền như tại một vườn thú nọ hay lâm viên ở Sri Lanka các thú lớn như
cọp, beo và voi đều cảm nhận được tai họa sắp đến nên đều bộc lộ ra
những hành vi khác thường, như la rống thảm thiết, chạy nhảy lung tung
và có vẻ hốt hoảng.
Voi không ngớt quất ṿi vào các thanh sắt quanh chuồng,
rồi bức xiềng và tông phá rào chạy thoát thân về những vùng cao. Thậm
chí có tin đồn rằng, nhiều trẻ em nhờ bám vào lưng voi nên đă sống sót
được...
Rồi báo chí, internet hè nhau tung tin là các toán cấp
cứu chỉ thấy toàn là xác người mà rất ít thấy xác thú vật. Những tin đại
loại như thế chỉ trong 1-2 ngày là phổ biến đi khắp thế giới.
Người ta nghĩ rằng thú vật thoát chết được là nhờ chúng
có giác quan thứ sáu.
Các nhà khoa học th́ không tin việc thú vật có giác quan
thứ sáu. Họ nói, các thú lớn như voi, đều biết lội một cách tự nhiên nên
thoát chết th́ cũng dễ hiểu mà thôi!
Ngày 4 tháng giêng 2005, Associated Press cho biết có vô
số xác thú vật trôi dạt theo bờ biển Sri Lanka và đoán là toàn bộ thú
vật sống trong lâm viên Calimere Wildlife Sanctuary có thể đă chết đuối
hết?
Ngày 3 tháng 3/2005, Tổng giám đốc Daily New Sri Lanka đă
bác bỏ các tin đồn ban đầu do phụ tá của ông loan truyền trước kia về vụ
không có thú vật chết trong trận Tsunami.
Theo ông Tổng giám đốc, th́ Tsunami đă giết đi hầu hết
toàn bộ các loài thú nhỏ trong vùng như rắn rết, chuột, thỏ, v.v.
C̣n thú lớn như voi, cọp, vân vân...có thể thoát được nhờ
có sức chịu đựng lớn với sóng nước.
Theo tài liệu, th́ trận động đất xưa nhất đă thấy xảy ra
vào năm 373 trước Công nguyên tại Hy Lạp. Trong biến cố nầy các thú nhỏ
như chồn, chuột, rắn rết biết trước động đất sắp xảy ra nên chúng đều bỏ
hang, bỏ ổ chạy thoát thân trước khi thiên tai giáng xuống...
Chắc các bạn, cũng như người viết đều thường có nghe nói
về những câu chuyện đại loại như trên.
Hai năm trước đây, có rất nhiều huyền thoại, tin đồn liên
quan đến trận động đất khóc liệt ở tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan)Trung Quốc chỉ
vài tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội 2008.
Đây là một trận đông đất lớn cấp 7.9 theo thang
Richter... Có 70.000 chết và trên 18.000 người mất tích.
Đầu tiên hồ nước tại thành phố Enshi thuộc tỉnh Hồ Bắc
(Hubei) cách trung tâm địa chấn (epicentre) 500km đột nhiên cạn queo 3
tuần trước ngày động đất.
Ba ngày trước khi xảy ra động đất, hàng trăm ngàn cóc
nhái phải vọt lên đường phố sầm uất của thành phố Miên Châu (Mianzhu) để
t́m đường lánh nạn.
Các cụ già th́ cho rằng đây là điềm dữ, báo hiệu sắp có
thiên tai ǵ đó sẽ xảy ra?
Giới trẻ th́ cười khoái chí, và nói cóc diễn hành để đón
rước đuốc Thế Vận, vậy chuyện ǵ phải lo?
Các giới chức chuyên môn về động đất Trung Quốc cũng
chẳng màng phải quan tâm đến các hiện tượng trên, v́ họ cho rằng đó là
dị đoan mê tín và phản khoa học!
Và giới trách nhiệm về lâm vụ địa phương của nhà nước th́
cả quyết hiện tượng cóc nhảy là chuyện b́nh thường mà thôi!
Sau đó chỉ ba giờ trước khi động đất, thú vật tại sở thú
Vũ Hán (Wuhan) cách tâm điểm động đất lối 1.000 km về phía Đông bắt đầu
biểu lộ những hành vi khác thường. Chúng có vẻ rất lo âu, hoảng hốt cùng
cực về một chuyện ǵ ghê gớm sắp xảy ra... Ngựa rằn đập đầu liên hồi vào
chuồng... Voi quất ṿi loạn xạ tứ phía... Hai mươi con cọp và sư tử đúng
ra là giờ ngủ trưa của chúng, nhưng có vẻ bồn chồn đi rảo không ngơi
nghỉ quanh chuồng. Vài phút trước khi xảy ra động đất, cả chục con công
đều đồng loạt ré lên kêu thất thanh.
Theo Roger Musson, một nhà nghiên cứu quốc tế của Anh
Quốc về địa chấn học th́ tất cả nhận xét về các hành vi lạ bên trên có
thể là do tác động thay đổi vị trí của các lớp đá trong ḷng địa cầu, đă
làm sản sinh ra sóng điện từ mà một số thú vật có thể cảm nhận được dễ
dàng.
Cũng có giả thuyết khác cho rằng, một vài loài vật có khả
năng thiên bẩm cảm nhận được những luồng sóng có tầng số rất nhỏ ngoài
sự cảm nhận của loài người.
Mùa Đông 1975, căn cứ trên hành vi lạ thường của thú vật,
giới chức Trung Quốc cho di tản khẩn cấp cư dân thành phố Haicheng thuộc
Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh (Liaoning) chỉ một ngày trước khi có trận động
đất cấp độ rất mạnh 7.3 theo thang Richter. Thiên tai nầy đă giết hại
2.000 người thay v́ 200.000 người như dự đoán trong trường hợp không có
di tản.
Thay đổi trong môi sinh chẳng hạn
như mực nước giếng, nước ao hồ cạn đi lạ thường cũng được ghi nhận trong
trận động đất mực độ 7.6, xảy ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1976 tại
Tangshan nằm về phía Đông BắcTrung Quốc và đă làm thiệt mạng 240.000
người.
Điểm trớ trêu là vài ngày trước đó chánh phủ trung ương
có gởi chuyên viên về địa chấn đến thẩm định t́nh h́nh động đất vùng nói
trên, nhưng họ không ghi nhận được dấu hiệu ǵ khác thường hết. Trên
đường về, phái đoàn ghé ngủ đêm tại Tangshan nhưng chẳng may chính đêm
hôm đó một trận động đất lớn xảy ra làm toán chuyên viên phải bỏ mạng.
Dân chúng Nhật Bản cho biết vài ba ngày trước trận động
đất Nemuro Oki xảy ra vào năm 1973, họ nhận thấy có rất nhiều chó hoang
hơn thường lệ đi thơ thẩn trên các đường phố.
Thú vật có giác quan thứ sáu không?
Khoa học không bao giờ tin rằng thú vật có giác quan thứ
sáu để dự đoán thiên tai.
Nhưng thú vật có những khả năng và những giác quan đặc
biệt mà con người không có.
Và cũng chính nhờ vào những giác quan đặc biệt nầy mà các
thú như voi, hươu cao cổ, cá voi, trâu nước, tê giác, cá sấu, vân
vân...có thể cảm nhận được hạ âm infrasounds tức là những âm thanh thật
thấp dưới 20 Hz (mức âm thanh thấp nhứt mà con người chỉ có thể nghe
được là 20Hz).
Đó là chưa nói đến việc thú vật có thể cảm nhận được sự
thay đổi điện từ trong ḷng đất. Bồ câu bay đúng được nhờ biết định
hướng vào từ trường.
Chắc chắn là thú vật như voi chẳng hạn cảm nhận được sóng
P waves (đi rất nhanh trong ḷng đất) vài giây trước sóng S waves tiếp
nối theo sau làm sụp đổ nhà cửa.
Sóng infrasounds di chuyển trong đất, trong nước và trong
không gian.
Voi có thể dậm chân để liên lạc với đồng loại ở cách xa
hằng chục km. Tiếng rống của voi cao vút trên 117 Decibels và được các
voi khác nghe dù chúng ở rất xa nhau cả nhiều cây số. Đây là cách voi
liên lạc với nhau để tập hợp đàn trong lúc di chuyển cũng như để t́m “ư
trung vật” để làm t́nh.
Các đàn chim trời cũng thế. Tại Canada, vào đầu mùa Xuân
hay cuối Thu, vịt trời thường bay thành đội h́nh chữ ^ hay đội h́nh
thẳng rất có kỷ luật và rất đẹp mắt. Lúc bay chúng thuờng phát ra những
hạ âm infrasounds để thay đổi đội h́nh mỗi khi gặp chướng ngại, như núi
non hay luồng gió bất ngờ phía trước.
Dơi bay bằng sonar nghĩa là phát ra những vi âm đặc biệt
để xác định chướng ngại vật hoặc con mồi.
Kết luận
Tạo hóa đă phú cho thú vật những giác quan đặc biệt để tự
vệ và sinh tồn.
Chúng ta không nên xem thường những hành vi bất thường
của thú vật được!
Một số quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản đă bắt đầu
quan tâm tới các hành vi của động vật trong việc dự đoán thiên tai.
Chuyện không phải dễ, nhưng đây là một sự khởi đầu đáng khích lệ.
Khoa học nh́n nhận động đất là một hiện tượng thiên nhiên
từ thuở khai thiên lập địa, và có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu và bất cứ
lúc nào.
Có người th́ cho rằng đây là một sự trừng phạt, quyền rủa
malediction của thần linh và của Trời đất.
Một tôn giáo lớn th́ cho rằng đây là lẽ vô thường của vạn
vật, một sự cộng nghiệp mà các nạn nhân phải gánh chịu.
Có nhiều người đặt nghi vấn vào việc thử bom nguyên tử
trong ḷng đất, và kỹ nghệ khai thác dầu hỏa có thể ảnh hưởng ít nhiều
trong vấn đề động đất, nhưng đều bị các nhà khoa học cực lực bác bỏ hết.
Tùy theo nhận thức và tín ngưỡng của mỗi người, mà cái nh́n về hiện
tượng động đất có thể khác nhau./.
NGUYỄN THƯỢNG
CHÁNH
|