'VN không chấp nhận nền ḥa b́nh lệ thuộc'

 

Giải quyết vấn đề Biển đông; quan hệ quốc pḥng Việt Nam - Mỹ - Trung Quốc; đánh giá về sức mạnh nội tại của Việt Nam trong vị thế mới... là những vấn đề VnExpress đặt ra trong cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng.

 

- Thưa Thứ trưởng, sau hội nghị ASEAN, ông nhận định "Đối ngoại Quốc pḥng đă đạt đ­ược những thành quả ngoài mong đợi”. Vậy, điều tâm đắc nhất của ông là ǵ?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh:

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đă được các nước tôn trọng thực sự. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Tôi có 3 ấn tượng. Trước hết, đối ngoại Quốc pḥng đă bám sát nhiệm vụ chính trị của Quốc pḥng và Quân đội. Đó là tham gia giữ vững môi trường ḥa b́nh để phát triển đất nước, không để nguy cơ chiến tranh tới gần, đồng thời tăng cường thế trận quốc pḥng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lănh thổ.

Thứ 2, chúng ta đă làm cho thế giới và khu vực thấy rơ một VN ḥa hiếu, yêu ḥa b́nh, có trách nhiệm trong xây dựng t́nh đoàn kết giữa các nước trên thế giới, chống xung đột, nguy cơ chiến tranh. Thứ ba, qua quan hệ với các nước, chúng ta tự hào khi thấy vị thế đất nước ngày càng đi lên. VN có được sự tôn trọng của thế giới, và ḷng mong muốn hợp tác của các nước bạn, cả bạn cũ và bạn mới.

- VN chủ trương đa phương hóa quan hệ, chú trọng đến hợp tác song phương. Song, liệu sự có mặt tại VN trong năm qua của quan chức Quốc pḥng nước này có gây trở ngại trong việc chúng ta hợp tác song phương với nước kia?

- Năm 2010, VN làm Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh thế giới và khu vực đang nóng lên. Nhiều vấn đề an ninh của khu vực là vấn đề nóng của thế giới, ví dụ vấn đề bán đảo Triều Tiên, gần hơn là xung đột lợi ích trên biển Đông… Tất cả các xung đột lợi ích ấy đều có mặt các nước lớn. Chúng ta là một nước nhỏ và làm Chủ tịch ASEAN, chúng ta phải làm dịu đi xung đột, tăng hợp tác, đặc biệt làm sao có sự đối thoại xây dựng của tất cả các nước về những xung đột ấy, để ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định.

Năm 2010 chúng ta đă chủ tŕ 16 cuộc họp ASEAN về Quốc pḥng. Nhưng đặc biệt nhất là việc tổ chức thành công cuộc họp Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM+). Đại diện sức mạnh quân sự của 18 nước trong đó có những cường quốc hàng đầu thế giới về quốc pḥng, quân sự như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ lại ngồi lại với nhau, bàn về ḥa b́nh. Đây là điều chưa từng có kể từ sau Thế chiến 2 đến nay.

Trong Hội nghị này và cả trong quá tŕnh một năm là nước chủ nhà ASEAN, rất nhiều quan chức quốc pḥng của các nước mà cao nhất là Bộ trưởng đă đến với VN. Trong đó, có những nước là bạn, là đối tác của nhau, nhưng cũng có những nước đang có khác biệt về lợi ích với nhau. Đó là khó khăn cho nước chủ nhà. Mục tiêu mà VN đặt ra là họ phải có trách nhiệm đối với t́nh h́nh chung của khu vực, rồi mới tính đến lợi ích riêng của từng nước.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh:

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta không đi với nước này để chống nước kia. Ảnh; Nguyễn Hưng.

Về quan hệ song phương, chúng ta chủ trương độc lập tự chủ, quan hệ với từng nước. Chúng ta không can dự vào mối quan hệ và những vấn đề của các nước khác với nhau, đặc biệt là với các nước lớn, nếu không liên quan tới lợi ích của VN hay ḥa b́nh, ổn định ở khu vực. Chúng ta không đi với nước này, hoặc đồng t́nh với nước này để chống nước kia. Với quan điểm như vậy, chúng ta đă đạt được điều mà các nước dù có bất đồng, khác biệt, thậm chí xung đột, vẫn phải ngồi lại với nhau, trao đổi với nhau những điều mà thế giới mong muốn đó là ḥa b́nh, luật pháp quốc tế, tôn trọng lẫn nhau.

- Trong bối cảnh 2 cường quốc Mỹ ,Trung c̣n nhiều khác biệt về lợi ích. Là một nước nhỏ cần hợp tác với cả 2 nước lớn, Việt Nam chọn hướng đi nào thưa ông?

- (Im lặng một lúc) Đây là câu hỏi lớn, có phạm vi rất rộng và toàn diện, và nếu nói cho đúng đây là kế sách bảo vệ Tổ quốc nên khó có thể khái quát đầy đủ trong một câu trả lời. Tôi chỉ có thể nói thế này.

Chúng ta đang đứng ở một khu vực có sự hiện diện rất gần của nước lớn thứ 2 trên thế giới là Trung Quốc. Và khu vực đó cũng có sự hiện diện mang tính trung tâm càng ngày càng trở nên trọng tâm chiến lược hơn của cường quốc số 1 thế giới là Mỹ. Bên cạnh đó có những sự can dự mới nhưng hết sức có sức nặng là Nga, Ấn Độ... Trong khu vực th́ chúng ta thấy có những nước đang nổi lên về quốc pḥng và quân sự như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đất nước ta có vị trí địa chính trị rất nhạy cảm đối với những mối quan hệ và can dự ấy, nên các nước lớn bao giờ cũng muốn lôi kéo ḿnh về phía họ. Đấy là quy luật.

Tuy nhiên, khi đang đứng trong một khu vực đă, đang và sẽ tiếp tục diễn ra xung đột (và cả thỏa hiệp) lợi ích của nhiều nước lớn cần nhớ một quy luật: “Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp”. Chúng ta không được để các nước khác thỏa hiệp trên lưng ḿnh.

Sự thỏa hiệp không diễn ra vào một thời điểm nhất định mà là cả quá tŕnh zic zăc. Trong lịch sử, chúng ta nhiều lần bị các nước thỏa hiệp, gây phương hại lợi ích đất nước, thậm chí gây thảm họa, gây ra đổ máu cho nhân dân ḿnh. Những bài học ấy chớ có quên.

Trong quan hệ với các nước, Việt Nam tôn trọng bạn bè quốc tế, mong muốn hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, nhưng không bao giờ quên rằng, việc đất nước ḿnh th́ ḿnh phải tự lo. Ngược lại, khi nghĩ tới lợi ích của đất nước ḿnh th́ cũng đừng quên nghĩ tới lợi ích của họ. Họ có lợi ích th́ lúc đó quan hệ của ḿnh với họ mới bền và đáng tin cậy. Có điều, lợi ích ấy không được xâm phạm những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về độc lập tự chủ, và chủ quyền lănh thổ, chế độ chính trị...

- Năm qua, Biển Đông là một chủ đề nóng đối với dư luận trong nước và quốc tế. Việt Nam tuyên bố tuân thủ nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng ḥa b́nh và đối thoại, nhưng có nước lại cho rằng,VN đang quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ông có thể bày tỏ quan điểm?

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng ḥa b́nh và đối thoại là đúng nhưng chưa đủ. Nói đầy đủ phải là ḥa b́nh, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước luật biển năm 1982 và DOC. Ngoài ra, c̣n một yếu tố quan trọng nữa là công khai minh bạch.

Chủ trương của chúng ta là như thế. Khi nói đến bảo vệ chủ quyền lănh thổ biển Đông trước hết phải nói ḥa b́nh, tăng cường đoàn kết hữu nghị với những nước đang có tranh chấp với chúng ta v́ nếu không th́ không thể nào ngồi vào bàn đàm phán “hài ḥa lợi ích”.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh điều này, có thể khó nghe: sự tôn trọng, đoàn kết, hữu nghị ấy chỉ có và chỉ thực chất khi VN mạnh và độc lập tự chủ, VN đủ khả năng tự bảo vệ ḿnh. Không bao giờ có đoàn kết thực sự khi bất b́nh đẳng, khi không tôn trọng nhau, muốn chi phối nhau đẩy chúng ta bị lệ thuộc. Đây là yếu tố mang tính chất nội tại, quyết định đến việc giải quyết các vấn đề an ninh của đất nước.

Chúng ta không quốc tế hóa vấn đề Biển đông

Việt Nam không quốc tế hóa vấn đề Biển đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Yếu tố thứ 3 là công khai minh bạch toàn bộ vấn đề để thế giới thấy đúng sai. Công khai minh bạch đối với nước nhỏ là vũ khí để bảo vệ nước đó, là vũ khí để bảo vệ những quốc gia tự tin là ḿnh có chân lư, và chúng ta có chân lư. Những nước không muốn công khai minh bạch trong quan hệ quốc tế chỉ khi họ không đủ ḷng tin về cái đúng của chính họ.

Trên cơ sở định hướng phát triển quan hệ quốc tế như vậy, vừa qua một số nước, một số người nói rằng Việt Nam đang muốn quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông, lôi nước này để chống nước kia. Để hiểu vấn đề này cần giải đáp hai câu hỏi: Thứ nhất VN có định quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thật không? Và những người nói như vậy sẽ định nghĩa thế nào là quốc tế hóa?

Nếu hiểu quốc tế hóa là lôi kéo những nước không có lợi ích chủ quyền vào việc giải quyết vấn đề, làm trọng tài, thậm chí dựa vào sức mạnh của nước này để lấn lướt tạo lợi thế trong đàm phán và xử lư các vấn đề lănh thổ th́ Việt Nam không bao giờ làm thế.

Nhưng việc chúng ta minh bạch tŕnh bày tất cả vấn đề với thế giới, đồng thời lắng nghe ư kiến cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn song phương, đa phương th́ không thể nói là quốc tế hóa.

Việt Nam chủ trương không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà giải quyết vấn đề biển Đông với những nước có liên quan trực tiếp như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Nếu chỗ nào liên quan đến hai nước th́ hai nước đó bàn, chỗ nào liên quan tới 3-4 nước th́ 3-4 nước đó bàn. Chúng ta không lôi kéo nước khác vào cùng đàm phán hay làm trọng tài. Tuy nhiên, việc đàm phán ấy chúng ta yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, nếu cần th́ đưa ra ṭa án quốc tế. Và phải công khai minh bạch.

- Ông nói rằng, khi có tranh chấp, hoặc thậm chí xung đột với nước nào, th́ điều đầu tiên cần làm là tăng cường hữu nghị với chính nước đó. Điều này liệu có mâu thuẫn với việc bảo vệ tính tự chủ, chủ quyền?

- Tôi muốn nói về khái niệm t́m kiếm ḥa b́nh. Chúng ta đang trong thời b́nh v́ thế phải duy tŕ bằng được ḥa b́nh và hữu nghị với các nước láng giềng. Kể cả trong thời chiến, đánh thắng cũng để t́m kiếm ḥa b́nh, hữu nghị. Tuy nhiên, ḥa b́nh phải gắn với độc lập tự chủ. Một nền ḥa b́nh lệ thuộc, không b́nh đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lănh thổ th́ không bao giờ chúng ta chấp nhận. Khái niệm ḥa b́nh nếu nghĩ sâu hơn chính là động lực để xây dựng sức mạnh bảo vệ đất nước.

Ḥa b́nh của chúng ta không phải là cầu ḥa, Việt Nam không chấp nhận ḥa b́nh lệ thuộc. Khi ta đă làm tất cả những ǵ có thể để ǵn giữ ḥa b́nh mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta th́ lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đă buông dây cung th́ đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc ḿnh.

- Vậy trong t́nh huống phải chọn giữa ḥa b́nh và chủ quyền, ông chọn ǵ?

- Chủ quyền, độc lập tự chủ trước, ḥa b́nh sau, v́ không có độc lập tự chủ, mất chủ quyền lănh thổ th́ c̣n ǵ nữa đâu mà nói ḥa b́nh? Quyền tự quyết của một đất nước là điều quan trọng nhất. Bác Hồ nói rồi, “Không có ǵ quư hơn độc lập, tự do”, mọi nỗ lực của Bác là có độc lập, tự do cho dân tộc. Có mối quan hệ giữa chủ quyền và ḥa b́nh, muốn có ḥa b́nh phải có chủ quyền lănh thổ. Hai cái đó không thiếu được, tôi có một tư duy nhất quán về chuyện này. Ḥa b́nh vừa là động lực để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, vừa là mục đích ta phải giữ. Nhưng chủ quyền phải được đặt lên hàng đầu.

- Ông có tự tin vào tiềm lực của chúng ta để đảm báo mục tiêu ǵn giữ tổ quốc?

- Tự tin để bảo vệ Tổ quốc trước hết căn cứ xu thế thời đại, mong muốn ḥa b́nh ổn định, đây là xu thế quan trọng nhất. Thứ 2, chúng ta tự tin đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội, quốc pḥng an ninh… Nhưng quan trọng nhất là ḷng dân. Nước ta c̣n nhiều vấn đề phức tạp, c̣n nhiều khó khăn nhưng tuyệt đối phải tin vào nhân dân ḿnh.

- Chính sách đối ngoại Quốc pḥng của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể gói gọn như thế nào?

- Tôi có thể nói ngắn gọn là: tăng cường hữu nghị đoàn kết đồng thời tích cực đấu tranh chủ quyền lănh thổ. Đấu tranh trên cả phương diện quan hệ song phương lẫn trên các diễn đàn đa phương. Trong quan hệ giữa 2 nước cần tăng cường hiểu biết, giảm xung đột không đáng có, cùng giải quyết mọi phức tạp biên giới, biển..., tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, hợp tác về khoa học công nghệ. Mối quan hệ quốc pḥng giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang phát triển tốt, nhưng vẫn c̣n chậm so với quyết tâm chung của hai nước và cả hai c̣n phải cố gắng rất nhiều.

Chủ quyền phải đặt lên hàng đầu.

Chủ quyền phải được đặt lên hàng đầu.

- Vậy c̣n quan hệ với Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói “nâng tầm hợp tác VN”. Tuyên bố này có hàm ư cả lĩnh vực quốc pḥng?

- Có chứ! Hợp tác nói chung th́ có hợp tác quốc pḥng. Đây là điều quan trọng để giữ ḷng tin. Quan hệ quốc pḥng giữa VN và Mỹ sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Chúng ta hợp tác quốc pḥng với mỗi nước khác nhau, với những nội dung và mức độ khác nhau. Với Mỹ trước hết là xây dựng ḷng tin. Thứ hai, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau, cả những điểm đồng và cả những sự khác biệt để cùng phát triển.

Có những người hỏi tôi là VN rất muốn mua sắm trang bị của Mỹ, liệu bao giờ và với điều kiện nào Mỹ cho phép VN mua? Tôi trả lời là VN không có mối quan tâm lớn trong việc mua những trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán th́ tốt, không bán th́ VN vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác. Tôi tin rằng, sẽ có ngày các nhà kỹ nghệ Mỹ sang VN mời chúng tôi mua và lúc đó chúng tôi sẽ xem xét cái ǵ cần, tiện lợi và rẻ th́ mua. C̣n đắt th́ không mua.

- Việc mua sắm trang bị khí tài vừa qua được hiểu là chúng ta tăng cường tiềm lực quân sự để bảo vệ chủ quyền hay c̣n mang ư nghĩa răn đe?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă khẳng định, Việt Nam mua sắm vũ khí không phải để chạy đua vũ trang. Đây là quan điểm nhất quán. VN không chạy đua vũ trang v́ chạy đua vũ trang là tăng cường tiềm lực nhằm tạo áp lực răn đe đối với nước khác. Ta không tăng cường tiềm lực quân sự theo nghĩa ấy.

Việc mua sắm vũ khí của quốc gia là điều đương nhiên và hết sức cần thiết. Những năm vừa rồi, trong khi nền kinh tế thế giới đi xuống th́ kinh tế của Việt Nam lại có bước phục hồi nhanh. Ta trích ra mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống pḥng không hiện đại S300… Sắp tới sẽ tiếp tục mua theo khả năng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, tỷ lệ mua sắm Quốc pḥng chỉ khoảng 1,8% GDP, vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực.

Chủ trương của chúng ta là tiếp tục mua sắm khí tài quân sự, trang bị quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Với những quân binh chủng mũi nhọn và những ngành cần thiết như không quân, hải quân, thông tin th́ đi thẳng lên hiện đại.

- Vậy điều ông lo ngại nhất là ǵ?

- Điều tôi lo ngại nhất là một quốc gia bị sự lệ thuộc về chính trị. Bị nước khác chi phối về chính trị th́ sẽ dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập tự chủ, mất chế độ xă hội và dẫn đến mất nước. Sự lệ thuộc chính trị có thể đến từ nhiều hướng, theo nhiều cách, trên nhiều lĩnh vực, nếu chúng ta không cảnh giác th́ sẽ bị lệ thuộc, mất luôn cả chủ quyền đất nước.

Phạm Hiếu - Nguyễn Hưng