Tấp nập hàng mă

Thị trường hàng mă Tết năm nay xuất hiện nhiều loại xa xỉ, “độc” như: xe Lexus, xe Rolls-Royce, iPhone, tivi LCD, thẻ ATM, hoa hậu, ôsin... với giá bạc triệu

 

 

Trong không khí tất bật những ngày cuối năm, nhiều người đă săn lùng các loại hàng mă “độc”, cao cấp để đốt cho người cơi âm. Thị trường hàng mă Tết v́ vậy cũng xôm tụ hẳn.

 

Khách hàng chọn mua hàng mă dịp Tết. Ảnh: XUÂN THẢO
 
Cơi trần có ǵ, cơi âm có nấy
 
Các khu vực bán hàng mă ở TPHCM như tại chợ B́nh Tây, chợ Thiếc, chợ Bà Chiểu... những ngày này luôn tấp nập mua bán. Ở những nơi này có rất nhiều hàng “độc”, đắt tiền như: đồ vest, hộp quẹt Zippo, bộ nữ trang, nhà lầu, xe hơi, tivi, tủ lạnh, máy giặt, laptop... bằng giấy đủ kích cỡ.
 
Tại một sạp ở chợ Thiếc, người bán hàng tên Trang đưa cho chúng tôi xem một album h́nh lớn bảo chọn hàng “độc”. Album có khoảng 60 tấm h́nh. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên v́ sự phong phú của sản phẩm cho người cơi âm: từ nhà vườn, nhà phố, biệt thự đủ phong cách đến những vật dụng cao cấp như xe SH, ô tô, dàn âm thanh hifi, tivi LCD, iPhone..., giá từ vài trăm ngàn đồng đến trên 1 triệu đồng/món. Trong đó, một nhà lầu cổ sơn son dát vàng giá tới 1,6 triệu đồng; dàn âm thanh hifi hiệu Sony giá 1 triệu đồng, xe hơi Mercedes 600.000 đồng. Chúng tôi ngỏ ư muốn mua một “biệt thự kiểu Pháp” giá ghi 1,2 triệu đồng, bà Trang liền gọi điện thoại cho ai đó, xong bảo tôi 3 ngày sau mới có hàng và yêu cầu đặt cọc 500.000 đồng.
 
Khu bán hàng mă cao cấp trên đường Chu Văn An (quận 6) cũng bày bán rất nhiều hàng “độc”. Khi chúng tôi hỏi mua hàng mă “không đụng hàng”, ông chủ một cửa hàng tên V. cho biết các loại máy tính để bàn, tivi LCD, iPhone, điện thoại 3G, 4G đều có sẵn, giá khoảng 50.000 - 300.000 đồng/cái; c̣n ô tô Rolls-Royce, Lexus, xe SH loại to như thật, biệt thự lớn, tủ lạnh, máy giặt... th́ phải đặt trước, giá cả tùy kích thước và độ khó.
 
Ở khu bán hàng mă tại chợ Bà Chiểu, người bán c̣n tư vấn cho chúng tôi mua thẻ ATM để đốt cho người quá cố, chỉ cần đốt th́ “tiền sẽ tự động chuyển vào tài khoản của người thân ở dưới ấy, họ muốn mua sắm ǵ th́ cứ đến ngân hàng âm phủ rút, không th́ để lấy lăi”. Thẻ được làm bằng giấy dày, kích thước bằng với thẻ ATM thật, giá 100.000  – 120.000 đồng/cái. Bà Nga, một người bán hàng mă lâu năm ở chợ Bà Chiểu, cho biết gần đây, xu hướng khách chọn hàng mă “độc” ngày càng tăng. Một số “đại gia” c̣n vẽ sẵn mẫu, yêu cầu làm theo đúng kiểu dáng, kích thước thật và sẵn sàng trả 5-10 triệu đồng để có món hàng vừa ư.
 
“Mới đây, một khách hàng đặt tôi làm một bộ máy tính để bàn màn h́nh LCD, một bộ trang phục của phái vơ Thanh Thành, một h́nh mẫu cô gái mặc trang phục phái Hoa Sơn... tổng cộng hơn 8 triệu đồng để đốt cho cậu con trai 20 tuổi vốn nghiện game Vơ Lâm truyền kỳ vừa qua đời v́ tai nạn giao thông. Ông ta c̣n tuyên bố là chỉ cần làm đẹp, đúng theo yêu cầu th́ bao nhiêu tiền cũng không thành vấn đề” – bà Nga kể.
 
Theo nhiều người bán hàng mă, khách ngày càng thích mua các sản phẩm giống y như thật nên hàng mă cũng phải... chạy theo. Năm 2010, giá vàng tăng cao nên vàng miếng, vàng thỏi hàng mă được ưa chuộng. Có người c̣n đặt làm cả váy cưới, hoa hậu, siêu mẫu... với kích thước như thật.
 
Đốt càng nhiều càng làm ăn phát đạt!?
 
Hàng mă, nhất là loại xa xỉ, đang lên ngôi. Đó không chỉ là nhận định của người dân phố Hàng Mă, Hàng Chiếu - Hà Nội, nơi bán nhiều sản phẩm cho người cơi âm, mà c̣n là ư kiến của nhiều nghệ nhân các làng nghề cổ truyền đang chuyển dần sang làm loại hàng này.
 
Những ngày qua, ở phố Hàng Mă, Hàng Chiếu, hàng mă là thứ được tiêu thụ nhiều nhất. Chị Lê Thị Oanh, ngụ số 21 Hàng Mă, tiết lộ: “Hàng mă hiện được làm theo hướng đổi mới. Khách hàng giờ chuộng ô tô, nhà lầu, xe máy đắt tiền, tivi, tủ lạnh, điều ḥa... nhiều hơn”. Bà Lan, chủ một cửa hàng kinh doanh hàng mă trên phố Hàng Chiếu, dẫn chúng tôi lên kho chứa hàng với rất nhiều ô tô Mercedes, xe máy SH..., thậm chí cả h́nh nộm là ôsin! “Đốt ôsin cũng b́nh thường thôi, cho thân nhân có người chăm sóc, đỡ vất vả dưới suối vàng”- một người mua hàng mă giải thích. “Đầu năm, các “đại gia”, kể cả công ty, doanh nghiệp, đốt hàng mă dữ lắm. Họ không tiếc tiền v́ quan niệm đốt càng nhiều càng làm ăn phát đạt hơn” - chị Lan ở phố Hàng Chiếu cho biết.
 
Cụ Bé (86 tuổi) lớn lên trong một gia đ́nh có nhiều đời làm nghề bán hàng mă ở phố Hàng Mă ngao ngán: “Trước đây làm ǵ có đốt nhà lầu, xe hơi như bây giờ. Tôi cũng không hiểu ai nghĩ ra những thứ như thế nhưng rơ ràng chúng không đúng với truyền thống tâm linh của việc đốt hàng mă mà đó chỉ là do một số người thừa tiền nghĩ ra”.
 

Bỏ tranh Đông Hồ, làm hàng mă

 
Làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, nơi nổi tiếng với tranh Đông Hồ, đă và đang chuyển sang làm hàng mă nhiều hơn bất cứ làng nghề nào khác. Người Đông Hồ nay quan tâm đến các loại giấy xanh, đỏ để làm đồ hàng mă. Ông Nguyễn Văn Đức, một người từng làm tranh Đông Hồ, cho biết: “Làm tranh bây giờ không bán được trong khi hàng mă lại có đầu ra, làm bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu nên chúng tôi phải tính toán để mưu sinh”. 
 
Người dân Đông Hồ vẫn c̣n nhớ măi câu chuyện về một “đại gia” trong ngành xây dựng cách đây 2 năm đă đặt nhiều gia đ́nh ở làng này làm hàng mă với hàng trăm ngựa, voi, h́nh nhân..., mất gần 400 triệu đồng. Mới đây, một chủ doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội đă đặt người dân làng Đông Hồ làm nhiều đồ hàng mă để đốt với giá không dưới 100 triệu đồng...
  
Những ngày này, người dân làng Cót (phường Yên Ḥa, quận Cầu Giấy – Hà Nội) cũng chạy đua với thời gian để kịp làm những đơn hàng hàng mă do khách đặt.