Bán đỉa sang Trung Quốc
 
Nhiều tháng nay, khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Pḥng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Đỉa được được mua với giá hời làm nông dân ra sức bắt và có ư định nuôi với số lượng lớn. Sự việc bắt nguồn từ thông tin thương lái Trung Quốc đang tích cực thu mua đỉa về làm thuốc. Thực tế, đỉa là một trong những loài gây hại, nếu không được kiểm soát về số lượng sẽ gây họa như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ...
Câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, c̣n các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường.

Giới truyền thông Trung Quốc cho hay, thời điểm hiện tại ở nước này đỉa là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất. Vào cuối năm 2009, giá đỉa là 280 tệ/kg, song vào đầu tháng 4.2010, người ta phải chi 500 tệ để mua, c̣n hiện tại giá khoảng 800 tệ/kg.

Theo t́m hiểu của NTNN hiện nay phía đối tác Trung Quốc liên tục thúc giục các thương lái Việt Nam cung cấp hàng, tuy nhiên theo những thương lái thu mua đỉa như chị Thuỷ (Hải Pḥng), chị Thanh (Lào Cai), khó khăn là họ chưa đủ khả năng để có thể thu gom hàng và cung cấp ổn định cho đối tác Trung Quốc với số lượng từ 400-500kg đỉa khô mỗi lần.

Sau khi có thông tin đỉa được thu mua với giá trên 1 triệu đồng một kg, ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc và cả miền Trung, nông dân thi nhau đi bắt đỉa. Thậm chí nhiều người c̣n cho biết: “Nếu đỉa được mua với giá cao như vậy th́ chúng tôi có thể lập trại nuôi đỉa, v́ ngoài tự nhiên gần như là cạn kiệt rồi”. Anh Lê Anh Tuấn ở huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: anh làm giáo viên ở Trường THCS Liên Hoà. Ở quanh chỗ anh sống vẫn c̣n rất nhiều đỉa. Nay nghe được thông tin này, anh có ư tưởng vận động người dân bắt đỉa; khi bắt hết rồi th́ sẽ nuôi để cung ứng.
 
Dư luận chỉ nghe đồn đỉa thu mua làm thuốc chứ không biết rơ thực hư như thế nào.

Khi được hỏi về khả năng nuôi đỉa để cung cấp cho thương lái và đại lư thu mua đỉa, nhiều người dân đăng kư cung cấp đỉa trên mạng đều khẳng định nếu bắt hết đỉa mà chưa đáp ứng được nhu cầu của thương lái th́ họ sẽ chuyển sang nuôi đỉa v́ đỉa dễ sống dễ nuôi và sinh sản nhanh.

Nông dân Phan Anh Cường ở huyện Quảng Trạch, Quảng B́nh cho hay: “Ở quê tôi đỉa nhiều vô kể, nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 - 2 triệu đồng, tội ǵ chúng tôi không làm”.

Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Hội này cảnh báo, nếu v́ thấy lợi trước mắt người dân sẽ thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi thương lái không thu mua nữa, vậy xử lư như thế nào? Trường hợp xấu, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên th́ lúc đó hậu hoạ sẽ không thể tính hết được.

Thực tế, hiện nay nhu cầu thu mua đỉa lớn hơn rất nhiều so với nguồn cung, do đó để cung cấp với số lượng lớn không loại trừ khả năng ng¬ười dân sẽ tổ chức nuôi đỉa.

Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) - PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông v́ lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt th́ đỉa mới chết hẳn. C̣n các phương pháp như chặt chỉ càng khiến loài này sinh sản nhanh hơn”.

Trong Đông Y đỉa được coi là bài thuốc tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng...tuy nhiên, các loại thuốc có thành phần từ đỉa phải được làm rất cẩn thận v́ chúng rất nguy hiểm nếu sơ suất, tự ư dùng bừa băi sẽ gây những tác hại khôn lường. Nếu trong quá tŕnh đốt đỉa không kỹ, khi người bệnh uống, tế bào c̣n sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh".

Originally Posted by Phó thường dân