Công Hàm 1958: Từ Lệ Thuộc Chính Trị Trở Thành Bán Nước.
Nguyễn Quang Duy
Trước 1975, miền Nam vẫn lấy ngày 20/7 làm ngày Quốc Hận. Ngày mà thực dân và cộng sản đă chia đôi đất nước.
Ngày 20/7 năm nay, Báo Đại Đoàn Kết lại có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản Công hàm 1958. Nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn sử dụng bức Công Hàm này để lập luận rằng Ḥang Sa, Trường Sa và Biển Đông thuộc chủ quyền Trung cộng. Bởi thế nó xem là Công Hàm bán nước. Thế nhưng vẫn chưa đựơc nhà cầm quyền cộng sản chính thức giải bày.
Bài viết trên Báo Đại Đoàn Kết cố gắng chứng minh Công hàm 1958 không có giá trị pháp lư, chỉ là tuyên bố ngọai giao và chính trị. Tất cả những lập luận trong bài đều đă được Tiến sỹ luật học Đặng Minh Thu tŕnh bày từ những năm 1995. Gần 20 năm sau các lập luận của Tiến sỹ Thu mới xuất hiện trên một bài báo Quốc Nội đủ hiểu sự bưng bít thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Điều lạ là đúng ngày Quốc Hận 20/7 năm nay, bài viết lại có đọan như sau “ … Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nh́n thấy mọi ư đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam v́ ông đă có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đă có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH …” Những tài liệu từ phía cộng sản Việt Nam cho biết v́ lệ thuộc vào Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đă bị đảng Cộng sản Trung Hoa “ép” ngồi vào Bàn Hội Nghị Genève chia đôi đất nước.
Bài viết này xin b́nh luận về việc mất độc lập ngọai giao chính trị đă biến Công Hàm 1958 thành một Công Hàm bán nước và phương cách để hóa giải Công Hàm này.
Chúng ta thường nghe phía nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể tranh căi được”. Chủ quyền này cho phép họ vạch một đường chữ U chiếm đến 80 phần trăm diện tích Biển Đông, bao vây hầu hết bờ biển Việt Nam. Phía Trung cộng lại luôn sử dụng phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho “chủ quyền không thể tranh căi ” này. Đầu tiên xin giới thiệu qúy vị một phần của một bài báo Trung cộng đề cập đến chủ quyền của họ.
Báo Kim Dương Vơng (Trung Cộng) ngày 16/06/2007.
Các đảo ở Nam Hải bao gồm quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (Ḥang Sa) về lịch sử chính là lănh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đă thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lănh sự quán TQ trú tại VN đă bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa nên thuộc về lănh thổ TQ. Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lê Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa đă thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lănh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đă đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN  Phạm Văn Đồng đă bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.
“Bản đồ thế giới” do Pḥng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải , bao gồm cả quần đảo Nam Sa, thuộc lănh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đă viết ở bài “Nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa, Nam Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đă tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.
Nhưng về sau, thái độ của VN đă có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đă thu lại quần đảo Tây Sa từ chính quyền Nam Việt, thái độ của Bắc Việt khi ấy đă có phần thay đổi; sau đó VN nêu một cách rơ ràng, các quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là “lănh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá tŕnh thống nhất VN, VN đă chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đă chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.
Phía Trung cộng c̣n cho biết ngày 9/5/1965, nhà cầm quyền Hà Nội đă chỉ trích Mỹ vi phạm "hải phận Trung Quốc chung quanh các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa)". Thêm vào đó báo Nhân Dân nhiều lần đề cập đến không phận Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa.
Các sự kiện trên đều có chứng minh
Ngày nay bức Công Hàm của Phạm văn Đồng có thể dễ dàng t́m thấy trên mạng ṭan cầu. Công Hàm này đă được phổ biến trên báo Nhân Dân ngày 22/9/1958. Xin xem phóng ảnh của bài báo. Công hàm cũng đă được tuyên truyền rộng răi qua các cuộc họp để ủng hộ “Tuyên Bố về Lănh Hải của Trung Quốc và lên án đế quốc Mỹ xâm lược”. Tuyên Bố này cũng đă được đăng trên báo Nhân Dân ngày 9/9/1958. Báo Nhân Dân là tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam.
Bức Công Hàm chính thức xác nhận “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Nhiều điều trong Bản tuyên bố ngày 4/9/1958 đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung cộng (Xin xem Tuyên Bố để rơ). Năm 1977, Phạm Văn Đồng đă phải xác nhận rằng: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như thế!”.
V́ thiếu độc lập, v́ lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị, v́ xa rời Tổ Quốc Dân Tộc Việt Nam, đảng Cộng sản đă kư kết và tuyên bố những điều vô cùng bất lợi, Trung cộng luôn lấy đó để khai thác nhằm từng bước hợp thức hóa việc chiếm giữ Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông về mặt pháp lư.
Tuần vừa qua trên Mạng Ṭan cầu lưu hành bản sao của trang 274 trong sách với tựa đề "Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa" do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, có in h́nh bản đồ Trung cộng với đường lưỡi ḅ liếm gần hết cả Biển Đông. Đủ thấy sự nguy hại của lệ thuộc ngọai bang.
Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Trung cộng
Đầu năm 1979, Trung cộng đă vượt biên giới Việt Nam để dạy cho đảng Cộng sản Việt Nam một bài học. Khi ấy Bộ Ngoại Giao Việt cộng mới chính thức công bố văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79)”. Văn kiện này vạch rơ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền của Trung cộng.
Để thực hiện chiến lược này, Trung cộng đă nhiều lần tấn công và chiếm đóng biển đảo của Việt Nam. Năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung cộng cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1959, họ lại xâm lựơc một số đảo nhưng bị Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa ngăn chận. Những việc này chắc chắn đă được phía cộng sản Bắc Việt nắm rơ.
Năm 1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam và Bắc Việt leo thang chiến tranh, Trung cộng oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo phía Tây, do quân Việt Nam Cộng hoà đang đóng giữ. Ṭan bộ quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay giặc Tàu xâm lược. Đến năm 1988, khi Liên Sô muốn rời khỏi Đông Dương, Trung cộng lại tấn công quần đảo Trường Sa. Sáu đảo đă bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Từ đó đến nay họ tiếp tục lấn chiếm các đảo nhỏ của Việt Nam khi có điều kiện.
Hành động chiếm đóng bằng quân sự của Trung cộng là bằng chứng hùng hồn nhất hai quần đảo Ḥang Sa và Trừơng Sa không phải là “chủ quyền không thể tranh căi ” được của Trung cộng. Nói rơ hơn Trung cộng chỉ là bọn xâm lược.
Những tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa không giá trị về pháp lư
 
Từ lâu các học giả Việt Nam đă đặt vấn đề Việt Nam nên nhờ quốc tế phân xử. Do đó câu hỏi về giá trị pháp lư của các Tuyên Bố phía cộng sản Việt Nam đều đă được nêu ra tận t́nh xem xét.
Học giả Tạ Quốc Tuấn nghiên-cứu các lập luận của cả hai nhà cầm quyền Bắc-kinh và Đài-bắc liên-quan đến vấn-đề chủ-quyền đă đi đến kết luận: “… cả hai chính-phủ này có luận-cứ vu-vơ, mơ-hồ và vơ-đoán. Họ chỉ nói đi nói lại nhiều lần là Trung-quốc có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị hay chủ-quyền hợp-pháp và chủ-quyền đó có từ xa-xưa lắm rồi, nhưng lại không đưa ra được một bằng-chứng cụ-thể nào, căn-cứ vào các tiêu-chuẩn lịch-sử, địa-lư hay luật quốc-tế, để chứng-minh là chủ-quyền đó thuộc về Trung-quốc.” Chính v́ thế ngay từ thời Pháp, đă hai lần người Pháp đề nghị (năm 1932 và năm 1947) nhờ Quốc Tế phân xử tranh chấp lănh hải đều đă bị Trung Hoa từ chối.
Luật sư Nguyễn Hữu Thống nghiên cứu Công Pháp Quốc Tế cho biết Trung Quốc hoàn toàn không có lư lẽ ǵ để xác minh Hoàng Sa Trường Sa là một phần lănh thổ của họ. Ông cho biết năm 1995 ông đă gửi một Bản Tường Tŕnh đến 7 vị nguyên thủ các Quốc Gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á để tŕnh bày nhận định nêu trên.
Khi phân tích lập luận của hai phía Trung Quốc – Việt Nam, Tiến sĩ Luật học TỪ Đặng Minh Thu đặt biệt chú ư đến việc: Trung Quốc nói rằng Việt Nam đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa v́ những lời tuyên bố trước đây của phiá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Tiến sỹ Đặng Minh Thu lập luận “Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực v́ trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa không quản lư những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lư của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo.” và “…đứng trên phương diện thuần pháp lư, nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lănh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”
Nói tóm lại các tuyên bố của nhà cầm quyền Hà nội khi ấy chỉ có giá trị chính trị và ḥan ṭan không có giá trị về pháp lư. Trước Quốc Tế Trung cộng có thể xem Công Hàm 1958 như một lời hứa. Lời hứa khi chiếm được miền Nam nhà cầm quyền Hà nội sẽ trao hai quần đảo Ḥang Sa và Trường Sa cho Trung cộng để đổi lại phía Trung cộng quân viện cho cộng sản Bắc Việt xâm lấn miền Nam.
Năm 1974, khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đă một ḷng hy sinh cố giữ lănh thổ ông cha. Ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội đă lặng im đồng lơa để thực hiện lời hứa kể trên. Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, ngày 10/2/1994, kư giả Frank Ching viết về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Ḥang Sa nhận xét miền Bắc luôn miệng cho rằng miền Nam là theo đế quốc Mỹ bán nước nhưng hành động của nhà cầm quyền Bắc việt đă chứng minh ngược lại. Theo cách nói của chúng ta Việt cộng là bọn bán nước và Công Hàm 1958 là Công Hàm bán nước.
Kư giả Frank Ching đă kết luận bài viết như sau: “Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lư do rất rơ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nh́n nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đă muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xă hội.
 
Sau Khi Trung cộng tấn công Việt Nam
Năm 1979, khi bị Trung cộng tấn công Việt Nam, đảng Cộng sản mới tuyên bố ngược lại. Điều 4 của Tuyên bố do Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (7/8/1979) nhấn mạnh:
“…Trung Quốc đă chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lư của chính quyền Sài G̣n. Việt Nam Cộng Ḥa lúc đó đă tuyên bố rơ ràng cương vị của họ như sau:
- Chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia;
- Những khó khăn về biên giới lănh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng; và
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, ḥa nhă, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.”
Khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tiếp tục quay về thần phục Trung cộng. Từ đó đến nay họ đă kư những cam kết những mật ước để đổi lấy nền bảo hộ đương thời.
Gần đây nhất là ngày 25/6/2011, Thứ Trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đă gặp Ủy viên Trung Ương Đảng, Ủy Viên Quốc vụ Trung cộng Đới Bỉnh Quốc để “đồng thuận” về vấn đề Biển Đông. Ông Sơn cho biết họ chỉ lập lại những “… nhận thức chung giữa lănh đạo cấp cao hai nước đă được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lănh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.” Nhưng khi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và một số nhân sỹ Hà Nội muốn t́m hiểu thêm th́ Hồ Xuân Sơn và Bộ Ngọai Giao đă từ chối tiếp đón.
Ngày nay dưới mắt người Việt, Bộ Chính Trị Việt cộng đều do chính Trung cộng sắp đặt. Từ đó dẫn đến việc họ phải đối đầu với đ̣i hỏi thay đổi chính trị và thoát ly ách chư hầu Trung Cộng. Từ ngay bên trong đảng Cộng sản, trong quân đội, trong giới khoa bảng trí thức, trong giới ngoại giao. Những đ̣i hỏi này lan rộng đến mọi tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước. Các cuộc biểu t́nh liên tiếp tám tuần qua đă phần nào nói lên nguyện vọng của người dân Hoang Sa – Trường Sa Biển Đông là của Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn do Nhă Trân, phóng viên Á Châu Tự Do thực hiện Luật sư Nguyễn Hữu Thống cho biết : ”Vấn đề lănh thổ - lănh hải là do quốc dân. Dân mới quan trọng chứ không phải đảng. Đảng phải trả lại quyền cho dân th́ dân mới đ̣i lại được chủ quyền đó. Đảng cộng sản như thế là vi phạm quyền của người dân. Đảng cộng sản đă toa rập với Trung Quốc rồi th́ bây giờ phải trả lại cho quốc dân quyền đó. Phải cho người dân trở lại với chế độ dân chủ, với quyền dân tộc tự quyết, cho người dân bầu chính phủ dân cử của họ th́ lúc đó mới có thể đấu tranh trên trường quốc tế được. Tức là trả lại quyền dân tộc tự quyết cho dân, đại diện quốc dân là quốc hội, tức là dân phải bầu lại quốc hội khác. Quốc hội dân cử đó lúc đó sẽ có lập trường về vấn đề đó. Quốc hội phải lên tiếng huỷ bỏ công hàm Phạm Văn Đồng.”
Trong Tuyên bố ngày 7-8-1979, nhắc đến bên trên, đảng Cộng sản Việt Nam đă chính thức xác nhận chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đặt “Chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.”
Ngày 22/7/2011 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lư cho tuyên bố chủ quyền của ḿnh. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số thành viên ASEAN phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Bà cũng cho biết việc giải quyết vụ tranh chấp này bằng đường lối ḥa b́nh là phù hợp với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.
Nhưng khi chế độ cộng sản vẫn c̣n th́ Công Hàm 1958, các Tuyên Bố các hứa hẹn Chính Trị, các mật ước bảo hộ vẫn gắn chặt Bộ Chính Trị Việt cộng với quan thầy Trung cộng. Khi đất nước chưa có tự do th́ sự thực về Ḥang Sa – Trường Sa – Biển Đông vẫn chỉ là nhưng bí mật giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Hoa. Bốn chữ “tốt” và Mười Sáu chữ vàng vẫn ràng buộc hai đảng Cộng sản Việt Trung. Và như thế Ḥang Sa – Trường Sa vẫn bị quân thù chiếm đóng. Biển Đông sẽ vẫn là ao nhà Trung cộng. Chỉ có một thể chế tự do hậu cộng sản th́ mới mong lấy lại được Ḥang Sa – Trường Sa - Biển Đông.
Khi chưa có tự do phát biểu chính kiến th́ ngụy biện yêu nước vẫn là độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Khi chưa có tự do bầu cử, chưa có một Hiến Pháp Tự Do một Quốc Hội Độc Lập, th́ Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường để thu xếp để lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực thi chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền cho Trung cộng.
Đó là chưa kể đến việc giới cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lệ thuộc tư tưởng Tàu. Việc đảng Cộng sản Việt Nam đeo đuổi Mô h́nh phát triển Tàu là một thí dụ điển h́nh. Mô h́nh này lấy kinh tế tự do rừng rú và hệ thống công an sẵn sàng đàn áp mọi bất công hay tiếng nói bất đồng làm căn bản. Một mô h́nh đang dẫn Việt Nam vào con đừơng phá sản. Lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị là mọi căn nguyên tạo ra một tập đ̣an bán nước như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở hải ngọai nhiều cá nhân (như Luật Sư Nguyễn Hữu Thống) hay tổ chức Cộng Đồng Hải Ngọai (như Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali) hậu duệ của Việt Nam Cộng Ḥa vẫn không ngừng lên tiếng trước Quốc Tế để tạo dư luận Ḥang Sa – Trường Sa – Biển Đông thuộc Việt Nam. Nhiều công tŕnh nghiên cứu cá nhân và tập thể đă được thực hiện và phổ biến rộng răi trên mạng lưới toàn cầu nhiều năm nay, cũng do tấm ḷng hướng về quê hương của đàn con nơi đất khách quê người.
Người Việt tự do cũng luôn luôn nhắc nhở nhau hướng về quê cha đất tổ, nơi một phần quê hương đang bị ngọai bang xâm chiếm. Cũng thường xuyên tổ chức các cuộc biểu t́nh để xác nhận một phần đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu xâm lựơc. Cờ Vàng vẫn chính thức sử dụng trong Cộng đồng Người Việt Tự Do là một thách thức cho tính chính danh của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam. Cộng sản Việt Nam không có tư cách đại diện Việt Nam, mọi kư kết công khai hay bí mật với giặc Tàu đều ḥan ṭan không giá trị. Một chính quyền Tự Do sẽ nhờ Quốc Tế phân xử mọi kư kết bán nước mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đă kư với Tàu.
Biểu t́nh lần thứ tám, bà con đặc biệt tri ân những chiến sỹ hải quân quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, cùng các liệt sỹ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã nằm xuống trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988. Một Buổi Lễ tri ân cũng đă được tổ chức tại Sài g̣n. Càng tri ân các chiến sỹ bỏ ḿnh v́ đất nước lại phải càng phải biểu lộ quyết tậm dẹp bỏ bọn tay sai bán nước cho Tàu. Có dẹp được nội thù th́ mới mong chống được ngọai xâm, bảo vệ mảnh đất quê hương do tiền nhân để lại.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2011
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về Lănh Hải
(Được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
1.        Bề rộng lănh hải của nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lư. Điều lệ này áp dụng cho toàn lănh thổ nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
2.        Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lănh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lư tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Đại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
3.        Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc
4.        Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Đài Loan và Penghu hiện c̣n bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. Đài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
 Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands; Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
 
Tài Liệu Tham Khảo Chính:
Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xă hội chủ nghĩa Việt (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79), Nhà Xuất Bản Sự Thật Hà Nội.
TỪ Đặng Minh Thu (1995) Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, Tạp Chí Thời Đại Mới, Số 11 - Tháng 7/2007
Nguyễn Hữu Thống (1995) “Hoàng Sa Trường Sa Theo Công Pháp Quốc Tế.”
Frank Ching, Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa: Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974 (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông - Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
Nhă Trân, phóng viên RFA phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hữu Thống “Sự thật về công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng”.
Quốc Trung (dịch), Báo Kim Dương Vơng (TQ): Việt nam đă từng thừa nhận Nam Sa là của Trung quốc, Nguồn Da Vàng Blog
Tạ Quốc Tuấn, Vấn-đề chủ-quyền đối với hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa: Vài nhận-xét về lập luận của hai chính-phủ Bắc-Kinh và Đài-Loan, mạng Internet. Tham luận đọc tại Hội Thảo Hè “Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông” tại New York City, ngày 15-16 tháng 8, 1998.
Nguyễn Quang Duy, 2010, Đừng để mất Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông. http://www.vidan.info/thamluan/2032-2032.html
 
 
Sách với tựa đề "Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa" do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, ở trang 274 có in h́nh bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi ḅ liếm gần hết cả biển Đông.
 
 
CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đă gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đă chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lư Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,

Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lư rơ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lư lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
nước Việt-nam dân chủ cộng hoà