ĐẢO CHÍNH 1963 - VẤN ĐỀ LÀO VÀ TRUNG CỘNG

DẪN NHẬP


Nhân nhớ lại thảm kịch đảo chính 1-11-1963, thế mà đă 47 mùa Thu, HNV trích đăng một phần "Hồi kư Cao Xuân Vỹ" do tác giả Cao Thế Dung chấp bút, thực hiện từ thập niên 1980-1990 qua các bản ghi chép và trên 50 cuốn tapes, do sự đồng ư của cụ Vỹ, nay đă trên 90 tuổi, sức khỏe suy yếu, lại mắc bệnh ung thư dạ dầy nhưng tinh thần vẫn c̣n minh mẫn, tinh tường, giọng nói c̣n sang sảng của một ông già xứ Nghệ.

Qua hồi kư, nhân sĩ Cao Xuân Vỹ cho biết, tháng 9-1963, ông Nhu đă nắm được nhiều tin tức Mỹ sẽ đảo chính, chủ yếu là nhóm Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng liên quân (quân ủy đảng Cần Lao gốc Đại Việt và đảng Con Ó của Pháp qua Trần Đ́nh Lan, Trưởng pḥng 6-Bộ TTM QĐQGVN - phản gián). Đáng ngạc nhiên, Mỹ đă móc nối được Bs. Trần Kim Tuyến, trùm t́nh báo chiến lược dưới danh nghĩa Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị và xă hội phủ Tổng thống. Mỹ cũng đă móc nối Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân khu II ở Pleiku. Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu (NĐN) vẫn yên tâm, vẫn tin vào Mỹ qua những quan hệ với CIA mà ông đă gắn bó từ lâu, đáng kể như tướng Lansale và Colby, một giáo dân nhiệt tín, nói thông thạo tiếng Pháp, rất gần gụi với NĐN và CXV. Nhóm đảo chính do Mỹ tổ chức qua Lu Conein, Trung tá, Cố vấn bộ nội vụ, rút lại chỉ c̣n Khiêm. Bs. Tuyến "tỵ nạn" ở nhà ông Vỹ v́ Ls. Trần Văn Khiêm em ruột bà Nhu âm mưu thanh toán, đă cho ném lựu đạn vào nhà Gs. Tuyến. Sau, do đề nghị của ông Vỹ, Bs. Tuyến được bổ làm Tổng lănh sự VNCH tại Cairo, Ai Cập (TT Nasser từ chối không nhận với lư do Bs. Tuyến là trùm t́nh báo), ông Tuyến trở lại Hồng Kông. Tướng Khánh ở măi trên cao nguyên nên chỉ c̣n lại một Trần Thiện Khiêm, tay chân tin cẩn của nhóm đảo chính Lu Conein, gốc Bạch Nga, cha là người trong Bảo hoàng Bạch Nga chống Bôn sơ vích (Lênin), thất bại lưu vong qua Pháp, lấy vợ Pháp rồi sau di cư qua Mỹ ở St. Louis, bang Missouri. Lu Conein sinh trưởng ở thành phố này. Sau ṭng quân gia nhập cơ quan t́nh báo chiến lược OSS, qua Hoa Nam hoạt động với cấp thiếu úy. Thời gian ở Hà Nội, ông bà Đại tá Nguyễn Văn Vỹ làm mối cho Lu Conéin lấy một cô gái Pháp lai Việt, học sinh trường Sainte Marie, Hà Nội. Không rơ lư do, vợ chồng Lu Conéin rất ghét bà NĐN. Theo cụ Vỹ, trước quốc khánh 26-10, ông Nhu đă chuẩn bị hành lư qua Mỹ, hẹn bà Nhu đang công du Mỹ, vợ chồng sẽ gặp nhau ở thủ đô Mỹ. Không có chuyện ông Nhu chuẩn bị lưu vong. Dù t́nh huống như thế nào ông cương quyết sống chết với anh và quê hương, không sờn ḷng. Cố vấn Nhu qua Mỹ đem theo chương tŕnh và kế hoạch cho Miền Nam cải tổ chính trị xă hội để đương đầu với CSBV, trọng điểm là nguy cơ Tầu Cộng và một giải pháp mới đối với HCM và CSBV. Ông dự định sẽ tŕnh bày với Bạch Ốc và bộ ngoại giao Mỹ.
 

VN-NHẬT VÀ ĐẤT HIẾM

Do vụ tranh chấp Điếu Ngư, Bắc Kinh không bán đất hiếm cho Nhật với thủ đoạn để cho cục quan thuế không thông qua giấy phép xuất cảng đất quí qua Nhật. Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích và phản đối. Nhật lẳng lặng ch́a lá bài đất quí VN. Th́ ra đă bao nhiêu lâu nay, Mỹ và Nhật đă khám phá ra các mỏ đất quí VN. Từ trước 95% đất quí Nhật và Âu Mỹ nhập cảng từ Tầu. Chắc hẳn Bắc Kinh đinh ninh yên trí, TQ độc quyền đất quí (rare earth) loại đất này cần dùng cho kỹ nghệ xe hơi, chế tạo máy tính, cell phone v.v... Các mỏ đất quí VN được Mỹ-Nhật giấu kín. VN lanh tay đón nhận "cơ hội vàng - đất vàng", Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi đón tiếp các phái đoàn Nhật qua VN "khai thác mỏ đất quí". Cuối cùng, Thủ tướng Nhật đến Hà Nội để cụ thể hóa. Suốt dăy Trường Sơn và Tây Nguyên, VN c̣n nhiều mỏ quặng quí dưới ḷng đất núi rừng. Trước năm 1945, Pháp chưa kịp t́m kiếm nên chỉ có Mỹ là nước duy nhất biết được (như đă biết các địa điểm có mỏ đất quí). Thí dụ, trong sách Hải Dương phong vật chí có nói đến mỏ đất son, nhưng rồi không có phương tiện khai thác, dù có khác được cũng chẳng biết để làm ǵ. Mỏ bị ch́m lấp theo thời gian không c̣n dấu tích. Có ai ngờ mỏ đất quí VN nay trở thành mỏ vàng. Chả trách chi TQ ham VN cũng là phải. Với mỏ đất quí VN, Nhật Bản đương nhiên phải dấn sâu vào VN. Tuần trước, chính phủ Nhật băi bỏ lệnh cấm xuất cảng vũ khí ra nước ngoài. Nay th́ Nhật có thể bán cho VN vũ khí đủ loại, kể cả tàu chiến.

ĐỈNH CAO CỦA HÀ NỘI ĐỎ

VNCS đă gặp rất nhiều may mắn. Năm 2010 là đỉnh cao. Cùng một lúc diễn ra 2 thượng đỉnh ASEAN và Á Đông, có cả Nga Sô tham dự. Với 2 thượng đỉnh này, một TQ vĩ đại lu mờ hẳn. Tổng thư kư LHQ đến thăm Hà Nội trùng vào 2 thượng đỉnh trên đường đi Bắc Kinh. Bà Hillary gặp Ngoại Trưởng Nhật Bản ở Hawaii trước khi bay qua Hải Nam và Hà Nội, hai bên Mỹ Nhật họp bàn về t́nh h́nh Á Đông, đảo Điếu Ngư và "vấn đề đất hiếm", đă trở thành vấn đề nóng bỏng. Hiện Nhật chỉ c̣n tồn kho đất hiếm quí cho đến tháng 3-2011. Kỹ nghệ xe hơi, máy tính, điện thoại di động sẽ như thếnào? TT Ôn Gia Bảo chối không bán đất hiếm cho Nhật nhưng quan thuế không cấp giấy phép làm sao đất hiếm qua Nhật (gần như Nhật tùy thuộc 100%)? Hành động trả thù Nhật của Bắc Kinh đă gây tổn hại cho uy tín của Bắc Kinh rất nhiều. Âu Mỹ coi là tṛ chơi xấu lại vi phạm luật lệ của Tổ chức mậu dịch thế giới WTO. Cũng nhờ đất quí mà VN "lên giá". Thủ tướng Nhật tất tả qua Hà Nội họp với VN ngày Chủ nhật 31-10 ngay sau Thượng đỉnh Đông Á. Theo nghị tŕnh, Nhật thảo luận với VN về việc Nhật sẽ giúp VN dựng các nhà máy hạt nhân nhưng chủ yếu vẫn là khai thác đất quí.

Vai tṛ của Nhật càng ngày càng trở nên quan trọng. Và mặc nhiên đă có 3 thế lực lớn ở VN đối đầu với Bắc Kinh: Mỹ - Nhật và Ấn Độ, chưa kể Liên Hiệp Âu Châu và Úc. Liệu TC có khoanh tay thụ động chăng? Thưa nhất định là không. Một là họ đang nỗ lực khuynh đảo nội bộ ĐCSVN để nắm thế chủ động trước đại hội ĐCSVN đầu năm 2011. Hai là bám sát thượng du, miền đáát sinh tử của Đại Hàn bành trướng. Ba là nắm Lào quốc, dưới cái mũ đầu tư và giúp Lào phát triển, loại ảnh hưởng VN ra khỏi Lào, khuynh đảo biên giới Lào, từ Tây Nguyên VN và phía Tây Trường Sơn thuộc Lào. Sau thượng đỉnh ASEAN - Á Đông, 29-10-2010, chưa bao giờ chế độ VNCS mạnh và kể cả hung dữ như bây giờ! Nhưng cũng chưa bao giờ VN bị Tầu Cộng áp đảo mạnh như bây giờ từ Lào.

Hơn một lần HNV đă tŕnh bày trên mục này, Bắc Kinh tiếp tục "thuê" đất Lào, lập các cộng đồng người Hoa. Làng Hoa kiều ở phía Đông Nam Viên Chăn rộng tới 6.000 km2, c̣n phát triển thêm nữa, đến tận Sầm Nứa sát nách VN. Bắc Lào, như tỉnh Phông Saly chẳng hạn, TC nắm 100%. Toàn bộ lực lượng vũ trang của tướng Vang Pao và vùng dân tộc H'Mông Lào nằm gọn trong ảnh hưởng Bắc Kinh. Do bị Mỹ bỏ rơi sau năm 1975, tàn dư của đội quân đánh thuê của CIA lọt vào ṿng tay TC trong một t́nh thế tuyệt vọng, họ không c̣n biết nương tựa vào đâu trước Pathe và quân đội CSVN. Bản thân Vang Pao, định cư ở Mỹ (Fresno) cũng chạy theo Bắc Kinh. Thập niên 1980-1990, Vang Pao đi về Bắc Lào qua ngả Hồng Kông, bay vào Côn Minh, Vân Nam rồi về căn cứ Bắc Lào. Mặc dầu dân H'Mông ta gọi là Mèo, Tầu gọi là Miêu - Tam Miêu, căm thù Hán tộc từ trong máu. Tổ tiên Tam Miêu những ngàn năm xưa sống ở đồng bằng phía Nam sông Hoàng Hà, khu vực đệm giữa Hán tộc du mục và Việt tộc ở đồng bằng sông Dương Tử xuôi Nam, cho nên ngôn ngữ Tam Miêu pha trộn Việt và Hán. Dần dần Tam Miêu bị Hán tộc tiêu diệt, một số chạy chết về phương Nam rồi định cư ở Bắc Lào và thượng du Bắc Việt. Dân tộc Lào gốc Thái (Vân Nam), khác H'Mông về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục... Vang Pao là tướng của CIA mà không phải là tướng của QĐ Hoàng gia Lào. Lực lượng vũ trang H'Mông đến nay vẫn coi VNCS là tử thù. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản và Đài Loan biết rất rơ thế lực của TC ở Bắc Lào và nay th́ đă lớn mạnh khắp nước Lào. Trong 5 năm qua, số đầu tư của TC vào Lào và Cao Miên gia tăng tốc độ, cao hơn số đầu tư vào VN đến trên 50%. Đó là "đầu tư chính trị".

NGÔ Đ̀NH NHU VÀ VẤN ĐỀ LÀO

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Lào là một quốc gia độc lập, quân đội ngoại nhập Pháp và VM phải rút khỏi Lào. Một thất bại lớn cho CSBV. Nhưng VM đâu có rút, biến h́nh ẩn náu, rút vào bóng tối. Pathet Lào vẫn là CSBV. VNCH thiết lập bang giao với Lào và lập ṭa đại sứ ở Viên Chăn, ông Tôn Thất Hối là đại sứ tiên khởi, kế tiếp là Đại sứ Kỳ Quân Thân với nhiệm vụ bí mật xây dựng hệ thống t́nh báo và cán bộ tuyên vận trong cộng đồng Việt kiều, mở đường hàng không Air VN Sàig̣n - Viên Chăn. Đồng thời tổ chức mạng lưới t́nh báo ở Bắc Thái, tiếp giáp Lào từ ngả Vọng Các, phối hợp với Viên Chăn. CSBV ở Lào ở vào thế bị động, bị cô lập ở Viên Chăn và các thành phố như Paksé. Tuy nhiên, CSBV vẫn bảo toàn được chủ lực ở các tỉnh biên giới Việt - Lào từ Phong Saly đến Séno, Sầm Nứa, mỗi ngày phát triển mạnh thêm. Cái nh́n về Lào của bộ ngoại giao Mỹ và CIA khác VN từ căn bản. Ông Nhu nói rất đúng: "Mỹ không hiểu ǵ về thực tại Lào quốc". Phe Quốc gia Lào rất yếu, lại thêm ảnh hưởng chống Pháp chống Mỹ. Đầu năm 1960, cán bộ và quân "t́nh nguyện" CSBV xâm nhập Lào ào ạt, nhất là khu vực trải dài bên kia Trường Sơn từ đường số 9, Quảng Trị đến Kontum-Pleiku. Chính phủ hoàng gia Lào càng ngày càng suy yếu, không thể nào liên hiệp hợp tác với phe Pathet Lào do CSBV chỉ đạo bí mật. Phe Hữu phái Lào mỗi ngày thêm mạnh và chống Cộng do Mỹ và VNCH viện trợ thúc đẩy. Liên hiệp Lào lung lay, chính phủ Lào phải đưa "vấn đề Lào" ra HĐBA LHQ để yêu cầu Hà Nội phải rút hết quân về nước. Tháng 5, 1959, t́nh h́nh Lào căng thẳng rồi tê liệt, Pathet Lào quyết định ly khai, rút quân về chiến khu cũ. Đây là dịp tốt nhất để CSBV tung quân và cán bộ vào Lào nấp dưới cái mũ Pathet Lào. Hà Nội c̣n gửi các sư đoàn thiện chiến vào Lào, dọc theo biên giới. Tháng 8, 1960, Đại úy Nhảy dù Khong Le làm đảo chính. Chính phủ liên hiệp Lào tan vỡ. Khong Le gốc Việt tức Lê Công Lễ, mẹ Lào, thân phụ là công chức của Pháp, người Hà Đông. Chính phủ trung lập Lào ra đời do Hoàng thân Souvana Phouma lănh đạo, ông hoàng này là anh em cùng cha khác mẹ với Souvanouvong. Hoàng thân Phouma cầm đầu Hữu phái.

Mỹ bắt đầu trực tiếp can thiệp vào Lào, CIA thành lập đạo quân đánh thuê người H'Mông do Vang Pao cầm đầu. Ảnh hưởng của VNCH lu mờ hẳn trước những sai lầm đến ngớ ngẩn ngây thơ của bộ ngoại giao Mỹ và cả HP Kennedy về thực tại Lào. Mấu chốt vẫn là CSBV và Pháp đứng phía sau giật dây. Tháng 5, 1962, Sàig̣n triệu hồi Đại sứ Kỳ Quân Thân và đóng cửa ṭa đại sứ khi CP Phouma công nhận Hà Nội và để cho họ lập ṭa đại sứ ở Viên Chăn. T́nh h́nh càng căng thẳng. HP Kennedy tiến hành giải pháp trung lập hóa Lào quốc. Hội nghị quốc tế về nền trung lập Lào được triệu tập ở Giơ-ne. Phía VN, nhà ngoại giao Phan Văn Thính, làm Tổng thư kư phái đoàn VN (Tiến sĩ Thính từng là Đệ I Tham vụ ṭa Đại sứ VNCH ở Luân Đôn, hiện đang hưu dưỡng ở Maryland). Hội nghị về Lào với 13 nước gồm Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, Ấn Độ ... VNCH và VNDCCH (Bắc Việt) họp nhiều ngày mới đạt được thỏa hiệp chung. Với áp lực của Mỹ, VNCH phải kư cùng với VNDCCH.

Hội nghị đang họp ở Giơ-ne-vơ, ông Nhu đi Ma rốc đại diện bào huynh NĐD dự lễ đăng quang tân quốc vương Hassam II, ông CXV tháp tùng. Thực ra th́ phó tổng thống hay bộ trưởng ngoại giao đại diện cũng đủ nhưng ông Nhu lấy cớ này để ghé Paris với một sứ mệnh tối mật. Ông Vỹ là tổng giám đốc Tổng nha thanh niên, dù là Tổng ủy viên TNCH cũng không đúng tư cách tháp tùng tham dự lễ đăng quang. Tại sao lại có mặt ông Vỹ? Cũng là do sứ mệnh tối mật liên quan đến HCM-CSBV và một giải pháp cho "vấn đề VN". Hai ông Nhu-Vỹ từ Ma rốc trở lại Ba Lê, lưu lại một tháng rưỡi. Sao lại lâu quá vậy trong khi ở quê nhà t́nh thế đang cấp bách, công việc bề bộn? "Ở lại ngày nào, ông Vỹ cứ như lửa đốt ruột". Nhưng tin đi với về giữa Hà Nội - Paris không dễ dàng mau chóng. Dịp ở Paris cho sứ mệnh tối mật, ông Nhu đi Giơ-ne-vơ, họp với phái đoàn của ta, nghe báo cáo chi tiết diễn tiến của hội nghị và đưa ra những chỉ thị cần thiết. Quan điểm của NĐN về nền trung lập Lào trái ngược với quan điểm và cái nh́n chủ quan cao ngạo của Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Harriman, được TT Kennedy tin cẩn và mến mộ bậc nhất. Ông Nhu gặp và thảo luận với Harriman nhiều giờ. Có lúc ông ta mặt đỏ bừng bừng tức giận ông Nhu phản bác quan điểm và lập trường của ông ta. Harriman thất bại không thuyết phục nổi NĐD, trước sau vẫn cho rằng Pathet Lào là con đẻ của CSBV và chừng nào quân đội và cán bộ CSBV c̣n hiện diện ở Lào như hiện nay (1962) th́ không thể có nền trung lập Lào, kư kết cũng là vô ích.


Trái lại ngay trong thời gian hội nghị, quân đội CSBV tiếp tục xâm nhập và tăng cường các hoạt động ở Lào. NĐN đưa ra một số đề nghị, dĩ nhiên Harriman làm ngơ. Harriman thù ghét NĐN từ cuộc gặp gỡ sóng gió này. Ai cũng biết Harriman chủ trương lật đổ chế độ NĐD và trao cho Cabot Lodge thực hiện. Thời gian dài ở Paris, ông Nhu làm ǵ? Không có việc ǵ khác hơn là sứ mệnh tối mật qua trung gian của Pháp De Gaulle với gạch nối Paris-Hà Nội. De Gaulle vẫn một đầu óc cao ngạo "Pháp quốc vĩ đại - Grandeur de la France", ông không tiếp NĐN do nghi lễ quốc gia, ông Nhu chỉ là cố vấn riêng của TTD. Mà thực vậy, Tổng thống Diệm (viết tắt TTD) chưa từng kư một sắc lệnh nào bổ nhiệm Cố vâán Nhu, ông Nhu không có lương và phụ cấp chức vụ của ngân sách quốc gia. Chi tiêu (ăn uống) của gia đ́nh ông bà Nhu, sở nội dịch tính vào lương và phụ cấp của tổng thống. De Gaulle liên lạc thảo luận với NĐN về "giải pháp VN" qua Bộ trưởng phủ Tổng thống Antoine De Pinay (cựu Thủ tướng, cựu Tổng trưởng tài chính), một cộng sự thân tín của De Gaulle. Pinay gặp NĐN nhiều lần và chuyển ư kiến của De Gaulle đến ông Nhu. Ông Nhu có đủ tin tức bên trong để biết rằng Thủ tướng CP trung lập Lào, HT Phouma là con bài của Pháp. Đại úy Khong Le đảo chính là người của t́nh báo Pháp qua đặc vụ ACTION Pháp. Không phải NĐN ảo tưởng bỏ Mỹ chạy theo Pháp nhưng ông biết rơ, trong thực tế, các vấn đề Đông Dương, Pháp vẫn có một vai tṛ trọng yếu. Đại sứ Pháp ở Sàig̣n LaLouette khá thân với NĐN. Có thể nói, NĐN đă kết giao với một nhóm các nhà ngoại giao ở Sàig̣n như Đại sứ Ư Đại Lợi Gioxanni Orlandi, Trưởng phái bộ ủy hội quốc tế kiểm soát đ́nh chiến (QTKSĐC), Đại sứ Ấn Độ Goburdhum, sau thêm Đại sứ Ba Lan Maneli trong Ủy hội QTKSĐC do Khâm mạng Ṭa Thánh Vatican làm trung gian. Đại sứ CS Ba Lan Maneli là "đầu dây mối nhợ" NĐN và Maneli kết giao trong mục tiêu lập đầu cầu giữa Hà Nội và Sàig̣n. Ông Nhu ở Paris lâu ngày cũng do mục tiêu "sinh tử" này. Qua tin tức mật của Maneli, CSBV gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, khó thoát khỏi một trận đói đang gần kề. Goburdhun và Maneli cũng cho NĐN biết, HCM rất giao động lo âu trong thế đi dây giữa Liên Xô, TQ. Quan trọng hơn cả, Maneli cho biết, HCM rất ngán sợ Mỹ đổ quân vào miền Nam tham chiến tạo cớ cho Mao Trạch Đông đè nặng áp lực lên Hà Nội. Và, TC có thể đổ quân vào Bắc Việt, điều mà HCM đă rất sợ hăi do kinh nghiệm 10,000 cố vấn TQ và Lă Quư Ba ở thượng du trước HĐ Giơ-ne 1954. Tuy vẫn giữ trục giao liên với Maneli, dù ông ta là đảng viên cao cấp ĐCS Ba Lan nhưng với bảo đảm "an toàn" của Khâm sứ Salvatore d'Asia, NĐN thấy rằng qua cuộc đảo chính của Khong Le và CP trung lập Lào Phouma, vai tṛ của Pháp rất quan trọng. Hoa Kỳ vẫn là sức mạnh chủ yếu, thế tựa của VNCH nhưng phải có một giải pháp thực tế cho miền Nam VN. Ông Nhu nhận được điện tín của TTD gọi về gấp với nhiều công việc trong đó có việc soạn thảo một thông điệp của tổng thống đọc trước quốc hội và quốc dân "quốc gia lâm nguy". Cuộc trao đổi giữa De Gaulle - NĐN qua Pinay đang đến hồi quan trọng nhất, ông Nhu phải ở lại Paris. TTD đồng ư và chỉ thị cho ông những điểm chính trong bản thông điệp. Ông Nhu cặm cụi viết rồi trao cho ông CXV đích thân đem bản thảo về trao tận tay TTD. Do đó, ông Vỹ phải rời Paris, may được bộ quần áo mới do thợ Paris cắt đo cũng không kịp mang về. Vụ NĐN bất đồng với Harriman về giải pháp trung lập hóa Lào quốc là một trong mấy nguyên nhân đưa đến vụ đảo chính 1963 mà Harriman chủ động. Cabot Lodge chỉ là người đồng t́nh và thực hiện. Ông Nhu thường nhắc đi nhắc lại với ông CXV và mấy cán bộ thân tín: "Nếu CSBV khống chế Lào. miền Nam sẽ lâm nguy. Nếu CS chiếm được miền Nam, cả nước VN sẽ thành một tỉnh của Tầu!"

Năm 2010 này VN đang trong ṿng tay Bắc Kinh, nô lệ từ văn hóa đến kinh tế. Chế độ Lào Cộng hiện nay và đảng CS Lào là công lao sinh thành của ĐCSVN từ thuở VM năm 1945-46. Nguy cơ VN bị loại ra khỏi Lào quốc đang thành sự thực. Cho dù Biển Đông có sóng yên biển lặng, Trường Sa được Hoa Kỳ che chở th́ nếu TC khống chế toàn bộ Lào, VN sẽ cực kỳ lâm nguy như VNCH trước đây. Đó là bài học lịch sử cho VN hôm nay và ngày mai (kỳ sau tiếp theo). Hoa Kỳ trước đây đă sai lầm nghiêm trọng về Lào nay lại tái diễn chăng?

MẤY NÉT VỀ NHÂN SĨ CAO XUÂN VỸ


Suốt gần 10 năm nhân sĩ Cao Xuân Vỹ được ông NĐN rồi TTD coi như con, tin cẩn tín nhiệm không phải do chính trị hay đảng phái (đảng Cần Lao) mà do t́nh nghĩa sâu đậm giữa họ Cao và họ Ngô. Thân phụ ông Vỹ, cử nhân Cao Xuân Tảo, bạn học với NĐD cùng lớp ở trường Hậu Bổ - Pháp chính Huế. Khi Tuần vũ NĐD về Huế làm Thượng thư Bộ Lại th́ mời bạn Cao Xuân Tảo làm Tả Thị Lang tức Tổng thư kư bộ. Ông ngoại cụ Vỹ là Thân thần Tôn Thất Hân, Nhiếp chính vương lại là ân nhân của họ Ngô. Thượng thư Ngô Đ́nh Khả, Phụ đạo, Lưu kinh đại thần do vụ "đầy vua không khả" chống lại Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái, cúp hết lương bổng, gia đ́nh th́ đông con, lại chưa người nào thành đạt, sống trong cảnh túng quẫn, Thân thần Tôn Thất Hân lấy tiền nhà chu cấp cho gia đ́nh cụ Khả mỗi tháng 5 đồng bạc (trị giá bằng gần nửa lương Thông phán bấy giờ là 12$ một tháng). Do đó họ Ngô nhớ ơn măi măi.

Về Hồi kư Cao Xuân Vỹ: do Cao Thế Dung chấp bút, thêm phần biên chú ngày tháng năm, đối chiếu với các biến cố theo sử biên niên và sử sách liên hệ. Một phần sẽ được trích dẫn ở mục này theo các biến cố lịch sử với sự đồng ư của tác giả Cao Xuân Vỹ. Bản quyền là của ông bà CXV & Thanh Lan và các con. Tác gia Cao Thế Dung chỉ tự nguyện văn bản hóa. Mọi sự trích dịch cần được tác giả CXV đồng ư (chưa in thành sách).

HÀ NHÂN VĂN